Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 20 trang )

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU 5
NĂM GIA NHẬP WTO
PGS,TS. Nguyễn Thị Quy.
Tóm tắt.
Bước sang năm 2011, mọi rào cản đối với ngân hàng nước
ngoài theo cam kết năm 2007 khi Việt nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO, được tháo dỡ. Nhìn lại
chặng đường 5 năm qua, những thành tựu mà thị trường tài chính
Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng thu được từ
hội nhập là đáng kể, song những khó khăn, thách thức không phải
là ít. Bài viết này, một lần nữa, nhằm mục đích nhìn lại toàn cảnh hệ
thống ngân hàng Việt nam trước một thời mốc lịch sử quan trọng,
khi mà các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết
được dỡ bỏ, các ngân hàng trong nước đang và sẽ đối mặt trước
những thách thức mới gì và đánh giá xem mức độ sẵn sàng của
toàn hệ thống đã thực sự chuẩn bị cho một cuộc lột xác mới hay
chưa? Và hành động tiếp theo của chúng ta là gì trước áp lực cạnh
tranh mới?
Từ khoá: hệ thống ngân hang, thách thức
1/ THÁCH THỨC TỪ CHÍNH NHỮNG YẾU KÉM CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC
1.1. Năng lực tài chính
Đến tháng 6/2011, không kể các ngân hàng nước ngoài, cả nước có
43 ngân hàng trong đó có 5 NHTMNN ( 2 ngân hàng đã CPH nhưng
Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chính), 1 Ngân hàng chính sách xã
hội VN, 37 NHTMCP. Riêng 5 NHTMNN chiếm gần 70% thị phần
tổng thể các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, năng lực tài chính của
ngân hang còn yếu, thể hiện ở một số điểm
1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của NH thương mại
thấp
Hệ số an toàn vốn tối thiểu là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá


mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại. Theo Hiệp ước Basel 1 hệ số này phải đảm bảo được ở
mức 8%, theo hiệp ước Basel 2 tỷ lệ này đã tăng lên ở mức 12%.
Tuy nhiên, một số thống kê cho thấy, tại các ngân hàng thương mại
khu vực châu Á- Thái Bình Dương, hệ số CAR bình quân hiện nay đã
là 13,1%, còn của khu vực Đông Á là 12,3%.
Tại Việt nam, CAR của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt 9% mà
NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Ví dụ, đến thời điểm 31/12/2010 :
VCB xấp xỉ 10%; ACB: 10,6%; Eximbank: 17,8% : Hahubank:
12,29%; Techcombank: 13,1% Nhưng, nếu theo cách tính hệ số an
toàn vốn tối thiểu của Basel (có tính đến vốn dành cho rủi ro thị
trường) thì số các NHTMVM đạt chuẩn chắc chắn sẽ không nhiều.
1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) không ổn
định
Theo một nghiêncứu của IMF năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) trung bình của các ngân hàng thương mại trên
thế giới trong giai đoạn 2003 – 2008 hầu hết dưới 20%/năm, trừ
các ngân hàng ở Indonesia. Nghiên cứu này không bao gồm các
ngân hàng thương mại của Việt Nam.
ROE của hầu hết các NHTMVN niêm yết đều dưới 20% trong năm
2010. Cụ thể, ngoại trừ VCB, ACB có ROE lần lượt đạt 20,39%,
20,52%, thì các ngân hàng niêm yết khác chỉ đạt ROE ở mức dưới
15%như EIB đạt 13,43%, HBB đạt 13,48%, STB đạt 13,35%, và SHB
đạt 11,81%.
Điều này cho thấy các NHTM của Việt Nam chỉ đạt được mức lợi
nhuận trung bình so với các NHTM trên thế giới trong giai đoạn
nền kinh tế ổn định
1. Quy mô vốn điều lệ không cao
-Nhóm NHNN: Tại thời điểm 2000, trước khi 2 ngân hàng thương
mại lớn là VCB và Vietinbank tiến hành quá trình cổ phần hoá, các

NHTMNN nói chung đều rơi vào trạng thái nợ xấu cao, có nguy cơ
dẫn đến phá sản. Để cải thiện tình hình, các NHTMNN đều đã xây
dựng chương trình tái cơ cấu thông qua việc tăng quy mô vốn tự có
và tập trung giải quyết nợ xấu, đồng thời sử dụng lãi thu được
trong kinh doanh nhằm bổ sung vốn tự có vào các quỹ. Chính nhờ
vậy mà vốn của các NHTMNN đã được tăng lên đáng kể so với
trước đây ( tính đến tháng 6/2011): Agribank: 20.708 tỷ VND
(1.001 tr USD); BIDV:14.600 tỷ VND (706tr USD ); NHPTNĐBSCL :
3.056 tỷ VND (148tr USD)
- Nhóm NHTMCP: Đối với các NHTMCP, ngoài áp dụng những biện
pháp tăng vốn tự có như các NHTMNN, nhóm các ngân hàng này
còn liên tục bổ sung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu mạnh
mẽ, làm tăng nhanh vốn tự có và từ đó nâng cao hệ số an toàn về
vốn của các NHTMCP: Nhóm trên 10.000 tỷ : VCB: 17.587 tỷ VND
(851tr $); Vietinbank 18.173 tỷ (879tr$ ); Nhóm trên 5.000 tỷ:
Sacombank (9.179 tỷ); ACB (9.376tỷ); Seabank (5.335 tỷ);
Techcombank (8.788 tỷ); Liên Việt (5.650 tỷ); Nhóm trên 1000 tỷ
( NH An Bình, Dầu khí toàn cầu, ngân hàng Phương nam).
Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong việc cải thiện tình hình tài
chính nhưng so với vốn điều lệ của một số ngân hàng ở các quốc gia
trong khu vực năm 2010 thì quy mô vốn điều lệ của các NHTMVN
vẫn ở mức thấp:
Malaysia : Maybank : 4.102 tr $; Thái lan : Bangkok bank : 3.178 tr
$ ; Indonesia: Bank Mandiri : 2.122 tr $ , trung bình từ 1.500 tr $ - 2
tỷ $.
1. Nợ xấu có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Thống kê tổng nợ xấu của tám ngân hàng (VietinBank,
Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Sài Gòn - Hà
Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Nam Việt) tại thời điểm 30-9-2011 đã lên tới

gần 15.018 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các NHTM là
2,5% ( 2010), năm 2004 là 2,48% và năm 2003 là 4,74%.
• Rủi ro thanh khoản vẫn là hiện tượng phổ biến
Tình trạng huy động ngắn hạn cho vay dài hạn vẫn diễn ra sau
nhiều năm gia nhập WTO. Đơn cử như ngân hàng Nam Việt:
91,76% tiền gửi của khách hàng là các khoản tiền gửi dưới một
năm, trong đó 25,17% là tiền gửi dưới một tháng, còn lại là tiền gửi
từ một đến sáu tháng, không có khoản tiền gửi nào trên năm năm.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội: 99,85% khoản tiền gửi đến hạn của
khách hàng là tiền gửi dưới một năm trong đó tiền gửi dưới một
tháng chiếm tới 71,7%.
1.2. Sản phẩm dịch vụ đơn điệu
Dễ dàng nhận thấy một sự lệch pha nhau trong chiến lược kinh
doanh của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài.
Trong khi các NHTM trong nước vẫn tiếp tục cuộc chiến cạnh tranh
khốc liệt nhằm phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất để thu được
lợi nhuận cao thì các NH nước ngoài đi sâu phát triển các lĩnh vực
tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn trên thị trường ngoại hối;
nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, TTQT và cung ứng dịch vụ lưu ký
chứng khoán, vốn vẫn được coi là thế mạnh của ngân hàng ngoại.
Chỉ riêng 10 tháng/năm 2010 chênh lệch thu chi của các tổ chức tín
dụng nước ngoài đạt gần 3.500 tỷ đồng. Mục tiêu hướng tới của các
ngân hàng nước ngoài là tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân
hàng bán lẻ, thường xuyên tung ra nhiều sản phẩm, dịch vụ nhiều
tiện ích đạt chất lượng hàng đầu. Cho đến nay, 5 ngân hàng 100%
vốn nước ngoài đã phát triển 14 chi nhánh trên cả nước. Riêng
HSBC mạng lưới dịch vụ từ 2 chi nhánh (2009) nay đã lên tới 12
điểm giao dịch, có hơn 1300 nhân viên làm việc tại tất cả các vị trí
so với con số hơn 1.000 nhân viên vào năm trước.
1.3. Công nghệ lạc hậu

Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói, hạ tầng công nghệ ngân hàng
và hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt nam vẫn còn
rất lạc hậu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất
lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại và năng lực quản lý
điều hành của NHNN.
Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên cũng rất dễ hiểu. Đó là, do
quy mô vốn nhỏ bé và tỷ suất lợi nhận không cao dẫn đến đầu tư
cho công nghệ hiện đại bị hạn chế. Trong khi đó mức đầu tư nâng
cấp công nghệ ngân hàng bình quân một năm của các ngân hàng
lớn trên thế giới như Citibank, Mizuho, HSBC, JP Morgan, Standard
Chartered Bank từ 800tr USD đến 1,2 tỷ USD ( theo Fitch Ratings),
lớn hơn vốn của 4 NHTM nhà nước cộng lại.
Trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng, việc chuyển dữ liệu từ
phần mềm cũ sang phần mềm mới là trở ngại lớn nhất đối với một
số ngân hàng lạc hậu, đặc biệt là những ngân hàng lớn, khối lượng
dữ liệu cần chuyển đổi lớn - sức ép về công nghệ lạc hậu càng cao.
Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế tuyệt đối về công
nghệ, vốn đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng
ngoại phát triển mạnh dịch vụ thanh toán và chuyển tiền , công tác
dự báo và quản trị rủi ro.
1.4. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, điều hành
còn nhiều bất cập
Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và của các
ngân hàng thương mại nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên
tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin
quản lý và công tác quản lý rủi ro chưa hiệu quả.
2/ ÁP LỰC TỪ NHỮNG VỤ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC
NGÂN HÀNG NGOẠI ĐẾN CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM DẦN
DẦN
2.1. Bắt đầu là những vụ mua lại và sáp nhập

Từ 1-1-2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình
đẳng quốc gia theo cam kết của Việt nam khi gia nhập WTO, dỡ bỏ
những ràng buộc được coi là hàng rào bảo hộ hiện nay như hạn chế
về nhận tiền gửi VND, phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ ATM. Cụ thể:
các NHNN sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam từ các cá
nhân Việt nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không bị
hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh ( trước đây
hạn chế chỉ 25%)…
Trong cuộc chạy đua để giành dật thị trường, các ngân hàng nước
ngoài đang cố gắng nắm giữ thị phần trên thị trường Việt Nam,
trong khi các ngân hàng trong nước lại đang đi ngược lại xu hướng
đó. Hoạt động sáp nhập-mua lại từ trước đến nay đang rất sơ khai
trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong ngành ngân hàng. Tuy
nhiên,cũng cần thừa nhận thấy một thực tế là, do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và 2009, số lượng các vụ
sáp nhập thành công trong vòng hai năm rất khiêm tốn. Nhưng đến
năm 2010-thời điểm mà cuộc khủng hoảng đã trải qua giai đoạn tồi
tệ nhất, con số này đã tăng nhanh đột biến. Có đến 9 thương vụ có
liên quan đến 20% các ngân hàng vốn nhà nước và các ngân hàng
thương mại cổ phần.
Có hai lý do chính dẫn tới việc gia tăng đột biến các thương vụ mua
lại và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng thời gian vừa qua. Thứ
nhất, nhu cầu của các ngân hàng Việt Nam tìm kiếm các đối tác
chiến lược thông qua các thương vụ bán cổ phần cho các ngân hàng
khu vực và toàn cầu đang có chiều hướng gia tăng. Lý do thứ hai
quan trọng hơn, đó là động thái của Ngân hàng nhà nước khi yêu
cầu tăng vốn tối thiểu trong các NHTM lên 3000 tỉ đồng (tương
đương với 142.9 triệu USD).
2.2. Số lượng ngân hàng ngoại tại Việt Nam ngày một tăng
Trong năm 2010, không có một ngân hàng Việt Nam nào tham gia

mua cổ phần của các ngân hàng nước ngoài. Với con số tăng
trưởng tín dụng năm 2010 là 28%, các ngân hàng trong nước vẫn
đang có xu hướng tập trung phát triển nội tại doanh nghiệp và chú
trọng vào thị trường trong nước.Đó cũng là điều kiện tiền đề dẫn
đến quy mô và phạm vi hoạt động của các ngân hàng ngoại ngày
càng mở rộng trên sân nhà, đặc biệt năm 2010. Cho đến nay, tại thị
trường Việt nam đã có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100%
vốn nước ngoài, 48 chi nhánh NHNN, 8 Công ty cho thuê tài chính,
56 văn phòng đại diện.
Mặc dù thị phần hoạt động còn khá khiêm tốn ( 10%-15 %) nhưng
sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính đã
có vị trí quan trọng trong hệ thống TC-NH Việt nam, bởi lẽ:
Thứ nhất, các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh ; thứ hai, là
kênh truyền dẫn công nghệ ngân hàng hiện đại ; thứ ba, kinh
nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến, và thứ tư, bổ sung nguồn tài
chính không nhỏ cho TTTC VN.
2.3. Chiến lược thâu tóm
Ngoài những hoạt động ban đầu với mục đích kinh doanh tiền tệ,
gặt hái lợi nhuận đơn thuần, các ngân hàng nước ngoài đang bộc lộ
rõ chiến lược “ Thâu tóm dần dần”. Trong thời gian gần đây, làn
sóng mua lại cổ phần của các NHTMCP Việt nam khá mạnh mẽ: Các
NH lớn như HSBC, Standard Chartered Bank, ANZ…hiện diện tại
Việt nam dưới cả 2 hình thức là chi nhánh và ngân hàng 100% vốn
nước ngoài.
Điều đáng lưu ý là, mặc dù mới gia nhập thị trường tài chính Việt
nam, nhưng hết quý III/2010 các ngân hàng có 100% vốn nước
ngoài đã huy động được 77.444 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 93.511 tỷ
đồng, tăng 29,8% so với thời điểm cuối 2009; dư nợ tín dụng đạt
38.322 tỷ đồng, tăng 11,9 % so với năm 2009. Chiến lược của các
ngân hàng nước ngoài hiện nay là : Mở rộng quy mô thông qua

con đường ngắn nhất là mua lại và sáp nhập các NH , sau đó là
thâu tóm.
Như vậy, các ngân hàng trong nước đang phải đối mặt với làn sóng
mua lại và sáp nhập từ phía các ngân hàng nước ngoài. Sức ép từ
phía ngân hàng ngoại là rất lớn, buộc các ngân hàng nội phải hoặc
bằng mọi cách hoặc là tăng vốn, hoặc sẽ mở đường cho làn sóng
mua bán và sáp nhập. Tuy nhiên, do khả năng cạnh tranh thấp ( chỉ
đạt điểm 4/10), việc dỡ bỏ các rào cản trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng sau khi thời hạn cam kết theo WTO đã kết thúc, sẽ làm tăng số
lượng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính,
công nghệ, trình độ quản lý càng làm cho áp lực cạnh tranh ngày
càng khốc liệt hơn.
Đặc biệt, khi những rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được
tháo dỡ, sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh và bình đẳng hơn cho các
ngân hàng. Đây được xem là một “cú hích” về cạnh tranh. Và dĩ
nhiên, nếu một ngân hàng nội nào đó chưa chuẩn bị kỹ và năng lực
cạnh tranh còn yếu kém chắc chắn sẽ bị đào thải và lúc đó sẽ bị sáp
nhập hoặc bán lại.
1. TRIỂN VỌNG VÀ CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN.
3.1.Xu hướng sáp nhập sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị
Có ba lý do để có thể nói rằng, trong thời gian trước mắt, xu hướng
sáp nhập các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng.
Thứ nhất,ở thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại một vài ngân hàng
thương mại ở Việt Nam chưa tìm được đối tác chiến lược. Hơn nữa,
nhiều ngân hàng nước ngoài chưa thực hiện mua tối đa 15% cổ
phần của các ngân hàng trong nước.
Thứ hai, việc thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của NHNN trong ngắn hạn và trung hạn sẽ dẫn đến việc
mua lại và sáp nhập của các ngân hàng trong nước và tương lai về
sự tồn tại của một vài ngân hàng lớn trong nền kinh tế không phải

là không có cơ sở. Bằng chứng là ngày 6/12 vừa qua, mở màn cho
quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là sự kiện sáp nhập 3 ngân
hàng tại khu vực phía Nam : Ngân hàng Đệ nhất, Việt nam Tín
nghĩa ngân hàng và ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - SCB
do năng lực tài chính yếu, tính thanh khoản kém.
Thứ ba, số lượng các vụ mua lại cổ phần ngân hàng nước ngoài của
các ngân hàng trong nước sẽ không nhiều vì các ngân hàng trong
nước vẫn phải đối mặt với việc NHNN liên tiếp nâng cao các yêu cầu
đối với vốn và xu hướng chú trọng vào thị trường tài chính trong
nước.
3.2. Những nguy cơ tiềm ẩn
1. a. Các ngân hàng nội đang mất dần lợi thế cạnh tranh về
khách hàng và kênh phân phối.
Một thực tế không thể phủ nhận là, lòng tin của người dân ở một số
ngân hàng nội đang giảm sút. Xu hướng “sính” hàng ngoại, trong đó
cá cả ngân hàng ngoại đang là một khó khăn trong việc giữ vững
thị phần trên sân nhà của các ngân hàng nội. Qua khảo sát có 42%
doanh nghiệp và 50% người dân lựa chọn vay tiền từ ngân hàng
nước ngoài mà không phải là ngân hàng trong nước; 50% DN và
62% người dân lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền vào.
Đây chính là nguyên nhân làm cho các ngân hàng trong nước sẽ
mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân
phối. và rủi ro tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền
kiểm soát một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ
phần.
b. Rủi ro tiềm ẩn từ các chính sách đầu tư thiếu chọn lọc
Vẫn còn tồn tại một thực trạng là, trong thời gian qua, các
NHTMVN tập trung đầu tư cho các DNNN có thứ bậc xếp hạng tài
chính thấp thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây chính
là nguy cơ rủi ro lớn đối với các NHTM nói chung và các NHTMNN

nói riêng. Bởi vì, một khi đã cho vay doanh nghiệp, nếu các doanh
nghiệp tiếp tục kinh doanh thua lỗ thì chính các NHTM cũng sẽ gặp
khó khăn trong việc thu hồi vốn.
Tính đến hết quý 2/2011, một loạt các ngân hàng lớn như
Vietcombank, Vietinbank, ACB, Eximbank, Sacombank và
Techcombank đều đạt tăng trưởng lợi nhuận như kỳ vọng. Trái
ngược với kết quả trên, đa số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị
lỗ hoặc giảm lãi đáng kể do khó khăn cả đầu ra lẫn đầu vào. Vấn đề
được đặt ra là: khi các doanh nghiệp là con nợ lớn của các ngân
hàng vẫn được xếp vào top ngân hàng kinh doanh hiệu quả, liệulợi
nhuận của các ngân hàng này có thực sự cao và bền vững?
c. Nguy cơ rủi ro đến từ chính các khoản lợi nhuận nhờ cơ chế
- Trần lãi suất và bất ổn tỷ giá giúp NHTM
Trong năm 2011, các NHTM của Việt Nam hầu hết đều duy trì kế
hoạch lợi nhuận tương tự năm 2010. Kết quả kinh doanh sáu tháng
đầu năm của các NHTM cho thấy đa số đều hoàn thành trên 50% kế
hoạch. Điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt Nam
không hề giảm trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn do Chính phủ
thắt chặt tiền tệ. Đây là điều khác thường so với hoạt động của các
NHTM trên thế giới. Chẳng hạn, khi FED thực hiện chính sách thắt
chặt tiền tệ vào năm 2007 và 2008, ROE trung bình của các NHTM
của Mỹ đã giảm từ mức 12,3% xuống mức 7,8% và 3,3%.
- Chênh lệch rất lớn giữa lãi suất huy động và cho vay tạo cơ hội
cho các NHTM.
Các NHTMVN duy trì được lợi nhuận trong sáu tháng đầu năm nay
chủ yếu là dosự chênh lệch rất lớn giữa lãi suất huy động và cho
vay. Trần lãi suất huy động 14% khiến chi phí huy động của NHTM
trên thực tế được giảm. Thay vì phải huy động toàn bộ các khoản
vốn với lãi suất cao, tới 17 – 18%, thì chỉ có những khách hàng gửi
lượng tiền lớn và có khả năng đàm phán mới nhận được lãi suất

vượt trần. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với lãi
suất cao lên tới 22 – 25%.
- Kinh doanh ngoại tệ cũng góp phần giúp ngân hàng thương mại
kiếm lợi do biến động tỷ giá lớn
Trong sáu tháng đầu năm 2011, tỷ giá USD/VND tăng nhanh trong
quý 1/2011 rồi giảm dần về mức ổn định 20.600 đồng do các chính
sách điều hành tỷ giá tương đối hiệu quả của ngân hàng Nhà nước
trong thời gian vừa qua. Sự sôi động của thị trường này giúp nhiều
NHTM có được lợi nhuận lớn nhờ làm trung gian với lợi thế là
người chào giá. Trên thực tế, Vietinbank có được lợi nhuận từ kinh
doanh ngoại tệ sáu tháng đầu năm 2011 là 266 tỉ đồng, tăng vọt so
với mức 24 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái, Vietcombank đạt 622 tỉ
đồng tăng gấp ba lần năm 2010.

Tóm lại, trước thềm của ngưỡng cửa trước khi bước vào một sân
chơi bình đẳng với các đối thủ nặng ký hơn mình về mọi phương
diện, thử thách đối với các ngân hàng trong nước quả là vô cùng
lớn. Nghiên cứu trên đây , một lần nữa cho thấy, các NHTMVN phải
thực sự quyết tâm, kể cả chấp nhận những thất bại ban đầu để có
được một hình hài mới, khoẻ mạnh, tự tin và đạt tới những mục
tiêu kỳ vọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước .
2. 2. Báo cáo hàng năm của các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam
3. 3. Các cam kết của Việt nam trong lĩnh vực Tài chính- Ngân
hàng theo GATS.
4. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Đánh giá khu vực Ngân hàng Việt nam,
2002.
5. PGS,TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các

NHTM trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị.
6. Tạp chí Ngân hàng các năm 2005-2011
7. Website Ngân hàng Nhà nước.

×