GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TỪ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT
NAM
1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.1. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mới.
Chính sách tiền tệ mới cần đảm bảo vững chắc mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
trên cơ sở xóa bỏ các công cụ quản lý hành chính, xây dựng và hoàn thiện các công
cụ mới của các chính sách tiền tệ đưa toàn bộ hệ thống từng bước tham gia có hiệu
quả vào quá trình hội nhập quốc tế, cụ thể:
-Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do
hoá có sự điều tiết gián tiếp của Nhà nước thông qua lãi suất định hướng của
ngân hàng Nhà nước (lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản).
-Hoàn thiện cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái theo hướng vừa linh hoạt trong ngắn
hạn, vừa ổn định trong dài hạn, khuyến khích xuất khẩu, góp phần ổn định thị
trường tiền tệ và đặc biệt là thị trường vốn.
-Hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên hàng
về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc
biệt là các công cụ, các giao dịch giúp hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái
Forward, Future, Option.
-Xây dựng và phát triển thị trường mở, phát triển một số trung tâm giao dịch
nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách
tiền tệ giúp ngân hàng Nhà nước điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền
cung ứng phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong từng thời kỳ.
-Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá các
giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng các biện pháp kiểm
soát chu chuyển vốn quốc tế đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soát nợ nước
ngoài. Kiểm soát tiến tới xoá bỏ việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán nội
địa, tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ thanh toán và tiết kiệm bằng đồng
Việt Nam.
-Kiểm soát, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đôla hoá trên cơ sở nâng cao
vị thế đồng tiền Việt Nam, đa dạng hoá các công cụ tài chính, các hình thức
đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với các biện
pháp quản lí ngoại tệ nói trên.
1.2. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bù trừ.
-Hệ thống thanh toán bù trừ của ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong
việc cơ cấu lại và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Hệ thống thanh toán bù
trừ sẽ nối mạng các trung tâm giao dịch lớn ở các vùng với ngân hàng thương
mại, các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng và phi ngân hàng trên từng vùng.
Hệ thống thanh toán của ngân hàng Nhà nước cũng cung cấp dịch vụ thanh
toán có hiệu quả chi hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường tiền tệ và các
giao dịch khác.
-Các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, cung ứng, thu hồi và điều hoà tiền mặt
phải được cải tiến đảm bảo an toàn, thuận tiện và phù hợp với điều kiện của
từng vùng.
1.3. Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng.
Việc Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế để cam kết mở cửa thị trường
tài chính (từ 2006 đối với ASEAN, từ 2008 đối với Mỹ và tiếp đó đối với WTO) sẽ
khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường tài chính nội địa trở nên gay gắt hơn. Rủi ro
của các ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính trên thị trường nội địa và
quốc tế cũng tăng lên rõ rệt. Vì vậy, công tác thanh tra cần được cải tiến cả về nội
dung và mô hình tổ chức đảm bảo hạn chế rủi ro nói trên. Hướng cơ cấu lại và cải
tiến cơ bản công tác thanh tra là tiến hành giám sát và thanh tra, phân tích các hoạt
động tài chính tín dụng theo phương pháp CAMEL mà các tổ chức tài chính quốc
tế đang áp dụng. Việc xây dựng và thực hiện quy trình thanh tra theo Camel, với
tính chất là quy trình giám sát từ xa và cảnh báo sớm, sẽ góp phần không nhỏ giúp
các nhà quản trị ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác giám sát, điều hành, quản lý,
đánh giá ngân hàng mình.
Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế bắt buộc nói trên vào thanh tra ngân
hàng Việt Nam đòi hỏi phải đào tạo một đội ngũ thanh tra viên có trình độ cao, xây
dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước không thanh tra chi nhánh các
ngân hàng Thương mại mà chỉ tập trung thanh tra tại các hội sở chính nhằm nâng
cao vai trò và hiệu lực của cơ quan thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ của các
NHTM cũng như trách nhiệm quản lý của Hội đồng quản trị và ban giám đốc các
ngân hàng này.
1.4. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN.
Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN để phù hợp với vai trò độc lập tự
chủ của NHNN, phân định lại chức năng nhiệm vụ của HĐTW với thống đốc
NHNN, chức năng nhiệm vụ của các cục vụ nên được điều chỉnh lại bằng việc
giảm bớt cách điều hành tập trung sự vụ chuyển qua việc đi sâu nghiên cứu, tư vấn
về hoạch định các chính sách, cơ chế, tác nghiệp liên quan đến hoạt động tiền tệ,
tín dụng, hối đoái gắn với tổ chức hoạt động các thị trường tài chính- tiền tệ- hối
đoái. Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần bố trí lại cơ sở hoạt động theo khu
vực. Các cơ sở này có nhiệm vụ: quản lý tài khoản của các ngân hàng và tổ chức
tài chính trên địa bàn; giao dịch thanh toán tiền mặt và không tiền mặt; giám sát
thường xuyên việc tuân thủ nghĩa vụ dự trữ bắt buộc các tổ chức tín dụng trên địa
bàn; thanh tra các TCTD ở khu vực.
2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Nhóm giải pháp thị trường
2.1.1. Về sản phẩm ngân hàng.
a. Thực hiện các giải pháp khơi tăng nguồn vốn.
Các giải pháp chung
-Khuyến khích dân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng dưới nhiều hình thức
như: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có hạn chế số lần rút trong tháng, khống
chế số dư tối thiểu được trả lãi, tiền gửi sổ tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm dùng
cho mục đích cụ thể, tiền gửi với dịch vụ tự động chuyển thẳng vào tài
khoản, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hoá đơn tự động, tiền gửi có số dư nhất
định được trả lãi theo lãi suất thị trường tiền tệ, phát hành kì phiếu gửi tiền
với lãi suất cố định được trả lãi định kì. Áp dụng các biện pháp kích thích
gồm cấp séc miễn phí, sử dụng ATM, gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, quay xổ
số có thưởng...
-Thu hút các doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi không kì hạn có các
dịch vụ tiện ích như thanh toán trong hệ thống ngân hàng miễn phí, trang bị
hệ thống nối mạng trực tiếp với ngân hàng để quản lí điều hành vốn chủ
động, nhanh chóng, được vay với lãi suất ưu đãi, cấp séc thanh toán miễn
phí, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán séc nhanh, tư vấn doanh
nghiệp miễn phí về các dịch vụ và các biện pháp chống rủi ro, tư vấn nghiệp
vụ tài sản có sinh lời cho doanh nghiệp...
Các giải pháp cụ thể
-Tăng vốn tự có: Đối với các NHTM quốc doanh thì Nhà nước cấp vốn đều đặn
hằng năm. Ngoài vốn pháp định đã được duyệt và cấp đủ, hàng năm các
NHTM quốc doanh cũng cần tự nâng cao vốn điều lệ cho ngân hàng mình.
Để nâng cao vốn điều lệ cho các nhân hàng nói chung thì các ngân hàng phải
mở rộng kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận để bổ sung vốn tự có
cho ngân hàng mình.
-Tăng vốn huy động: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu
vực, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta giảm, môi trường đầu tư bất lợi
hơn. Tuy nhiên, theo mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đến
năm 2020, hoạt động kinh tế của nước ta nhộn nhịp trở lại từ năm 2000.
Ngoài ra dự kiến đến năm 2006 vốn vay nước ngoài giảm dần để thay thế
bằng vốn huy động trong nước. Vì vậy từ nay đến năm 2010 vốn huy động
trong nước vẫn là chính. Do đó các ngân hàng cần có giải pháp để tăng
nguồn vốn huy động theo các kênh như sau:
Huy động vốn từ các thành phần kinh tế, gồm:
+ Huy động vốn từ dân cư:
-Áp dụng các biện pháp hấp dẫn để tăng tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tài khoản
cá nhân.
-Chấn chỉnh nơi giao dịch tiền gửi của dân cư thuận tiện, lịch sự, khang trang,
sạch đẹp.
-Trang bị công nghệ tiên tiến tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền một nơi, rút
tiền nhiều nơi.
-Tổ chức làm việc ngoài giờ để tiếp nhận tiền gửi của khách hàng.
-Tổ chức rút tiền bằng điện thoại cho khách hàng.
-Linh hoạt và đa dạng hoá cách tính và trả lãi cho khách hàng, đảm bảo lợi ích
cho cả hai bên.
-Khuyến khích bằng vật chất, quà tặng mang tính động viên để thu hút khách
hàng.
-Tăng cường quảng cáo những uy tín và ưu thế của ngân hàng với khách hàng.
Nguồn vốn huy động từ dân cư có giá cao nhưng có ý nghĩa kinh tế xã hội
lớn. Vì vậy, các ngân hàng phải chú trọng khai thác nguồn vốn này.
+ Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế.
Nguồn vốn này có giá rẻ, khối lượng lớn. Trong thời gian tới, khi hoạt động
kinh tế sôi nổi trở lại, nguồn vốn này sẽ tăng với tốc độ cao. Do đó các ngân hàng
cũng không thể không quan tâm đến nguồn vốn này.
Huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng
Nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng có đặc điểm là tốc độ tăng
trưởng hàng năm không cao. Tuy nhiên các ngân hàng vẫn phải quan tâm đến
nguồn vốn này để có thể tăng một cách đồng bộ, toàn diện nguồn vốn huy động
cho ngân hàng mình.
b. Đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn.
Các giải pháp chung
Ngoài các nghiệp vụ tín dụng truyền thống, các ngân hàng nên mở rộng các
nghiệp vụ mới:
-Đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, mua cổ phần công ty, hùn vốn
liên doanh, lập quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư.
-Liên kết với bảo hiểm, bưu điện để mở rộng bán sản phẩm.
-Cho vay tư nhân dùng cho mục đích tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng để
trả tiền mua hàng hoặc bằng việc ghi nợ tài khoản tiền gửi, cho vay trả góp ...
-Áp dụng các sản phẩm và dịch vụ thương mại như: cho vay chiết khấu các
chứng từ có giá, cho vay bù đắp vốn lưu động, cho vay ngắn hạn bù đắp vốn
tạm thời do nguồn phải thu chưa về kịp, cho vay thu mua hàng xuất khẩu
hoặc làm hàng xuất khẩu, cho vay xây dựng nhà cửa, trụ sở bán hoặc cho
thuê, dịch vụ Factoring ...
Các giải pháp cụ thể:
-Chính sách đầu tư tín dụng trong thời gian tới của các ngân hàng là chủ động
tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, hiệu quả để đầu tư tín dụng, tập trung
các nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án lớn có vai trò chủ đạo, quan
trọng của nền kinh tế, các ngành chế biến hàng hoá xuất khẩu (thuỷ sản, cây
công nghiệp xuất khẩu, lương thực ...).
-Có chính sách lãi suất, phí dịch vụ linh hoạt hấp dẫn để cạnh tranh giữa các
ngân hàng với nhau tạo điều kiện cho người đi vay, cải tiến quy trình nghiệp
vụ, thủ tục, đẩy mạnh các nghiệp vụ tư vấn nghiệp vụ, thông tin thị trường
cho khách hàng.
-Mở rộng tín dụng đi liền với củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng.
Kiến nghị với NHNN và Bộ Tài chính về các giải pháp khoanh nợ, xử lý nợ
khó đòi thông qua quỹ rủi ro tín dụng.
-Các ngân hàng dành một lượng vốn thoả đáng đầu tư chung, dài hạn cho các dự
án có công nghệ tiên tiến, có vai trò quan trọng trong nền kinh té quốc dân
(điện lực, hàng không, bưu điện dầu khí ...)
-Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Bên cạnh loại hình cho
vay truyền thống nên mở rộng các nghiệp vụ thuê mua tài chính, bao thanh
toán, liên doanh, liên kết, mua cổ phần, đấu thầu trái phiếu kho bạc, đầu tư
chứng khoán, tài trợ xuất nhập khẩu, thẻ tín dụng, cho vay trả góp...
-Đa dạng hoá các hình thức đầu tư gắn liền với việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, quản lý vốn
vay, thẩm định dự án, đánh giá rủi ro tín dụng ...
-Mở rộng tín dụng đi liền với việc củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín
dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi
xuống tỷ lệ cho phép. Có các giải pháp về khai thác tài sản xiết nợ, xử lý nợ
khó đòi, kể cả các giải pháp khoanh nợ, xin cấp bù ... nhằm thu hút dần vốn
về cho ngân hàng. Tăng cường cơ chế thông tin tín dụng, nắm chắc tình hình
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, tình hình biến
động của thị trường, dự đoán kịp thời chính xác những nhân tố tác động đến
sản xuất, kinh doanh, tình hình thị trường tài chính trong nước để chủ động
tư vấn cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.
-Xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định dự án có trình
độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, ngoại ngữ giỏi đáp ứng yêu cầu
phát triển nghiệp vụ tín dụng trong nước và hoạt động tín dụng trên thị
trường tài chính tiền tệ quốc tế.
c. Mở thêm các dịch vụ và sản phẩm đầu tư phục vụ khách hàng như: dịch vụ
quản lý tiền, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging, chiết khấu các giấy tờ có
giá, dịch vụ trả và chuyển tiền tận nhà, dịch vụ cung cấp thông tin ngân hàng bằng
điện thoại ...
d. Mở ngân hàng phục vụ khách hàng cá nhân, ngân hàng tại nhà, ngân hàng
đầu tư và môi giới chứng khoán ...
2.1.2. Giải pháp về giá cả và dịch vụ.
-Quá trình cạnh tranh buộc các ngân hàng phải tính toán rất kỹ chính sách giá cả
và phí dịch vụ để vừa có lợi nhuận, vừa thu hút khách hàng. Xu thế chung là
vừa giảm chênh lệch lãi suất, vừa cung cấp dịch vụ miễn phí đi kèm. Mặt
khác việc định giá phải sát giá thị trường. Tất cả những đòi hỏi đó buộc ngân
hàng phải bố trí nhân lực, sắp xếp tổ chức khoa học sao cho giảm chi phí giá
thành ở mức thấp nhất để có thể tăng thêm lợi nhuận. Việc định giá phải đạt