-
1
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4 Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 8 trang)
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.
Câu 1: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các
cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu
gen của quần thể.
C. Di – nhập gen là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra
đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu
gen của quần thể.
Câu 2: Kiểu gen của P là
AB
ab
x
AB
ab
. Biết mỗi gen qui định một tính trạng. Các gen A và B là trội hoàn
toàn. Khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai locut gen A và B là 8 cM. Tỉ lệ kiểu hình (A-B-) được
mong đợi ở thế hệ F
1
là bao nhiêu?
A. 51,16%. B. 56,25%. C. 66,25%. D. 71,16%.
Câu 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do
một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn
thuần chủng (P), thu được F
1
gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F
1
tự thụ phấn, thu được F
2
gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát
sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết
luận nào đúng với phép lai trên?
(1) F
2
có 10 loại kiểu gen.
(2) F
2
có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
(3) Ở F
2
, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F
1
chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F
1
xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F
2
, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2) và (5). D.(2), (3) và (5).
Câu 4: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một
cặp nuclêôtit
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Mã đề thi : 123
-
2
-
(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thảinhững cá thể mang
tính trạng chệch xa mức trung bình gọi là:
A. Chọn lọc ổn định B. Chọn lọc phân hóa
C. Chọn lọc vận độn D. Chọn lọc định hướng
Câu 6: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới
diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong
quần thể.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của
môi trường.
C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít
Câu 7: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai
alen. Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen về các gen đang xét?
A. 5832. B. 192. C. 24576. D. 2916.
Câu 8: Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể?
(1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Giao phối ngẫu nhiên. (4) Chọn lọc tự nhiên.
(5) Di – nhập gen. (6) Các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 9: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể sinh vật?
(1) Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ: hoặc hỗ trợ,
hoặc cạnh tranh.
(2) Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.
(3) Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường,
làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
có hai alen: alen A quy định lông vằn, trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông
vằn mang kiểu gen dị hợp tử giao phối với gà mái lông vằn thu được F
1
; cho F
1
giao phối với nhau, thu
được F
2
. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường,
dự đoán nào sau đây phù hợp với kết quả ở F
2
?
A. Tất cả các gà lông đen đều là gà trống.
B. Gà mái lông đen có tỉ lệ gấp đôi gà trống lông đen.
C. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ tương ứng là 13 : 3.
-
3
-
D.Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen
Câu 11: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau.
B. đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
C. sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra đối với những quần
thể có kích thước lớn.
D. cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể trong quá trình hình thành loài mới.
Câu 12: Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là C = 9,6
0
C, trong điều kiện ấm nóng của Miền
Nam sâu hoàn thành chu kỳ phát triển của mình sau 56 ngày. Nhưng ở các tỉnh Miền Bắc nhiệt độ trung
bình lạnh hơn 4,8
0
C nên sâu cần 80 ngày. Vậy nhiệt độ trung bình của mỗi miền là:
A. Nam là 23,6
0
C - Bắc là 18,8
0
C B. Nam là 24,6
0
C - Bắc là 19,8
0
C
C. Nam là 25,6
0
C - Bắc là 20,8
0
C D. Nam là 26,6
0
C - Bắc là 21,8
0
C
Câu 13 : Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là
A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao
B. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp
C. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp.
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao
Câu 14: Người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong
giai đoạn sớm, trước sinh?
A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST thường.
B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST giới tính.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
Câu 15: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài
các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nuclêôxôm là 12,41 μm. Khi tế bào này
bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nuclêôxôm của cặp nhiễm
sắc thể này là
A. 4000 B. 2000 C. 8000 D. 6000
Câu 16: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 locut gen sau: Locut gen I có 3 alen (quan hệ các alen:
a1>a2=a3) nằm trên cặp NST thường số 1; Locut gen II có 5 alen (quan hệ các alen: b1>b2=b3=b4>b5)
và Locut gen III có 4 alen (quan hệ các alen: d1=d2>d3>d4) cùng nằm trên cặp NST thường
số 3. Trong trường hợp không xảy ra đột biến.
Cho các nhận định sau:
(1) số kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 1260.
(2) Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen trên.
(3) Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể.
(4) Xuất hiện 6000 loại kiểu giao phối trong quần thể.
Số nhận định đúng: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 17: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có
khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau
-
4
-
1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. 3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự
A. 1,3,2,4. B. 1,2,3,4. C. 1,3,4,2. D. 2,3,4,1.
Câu 18: Cho các dữ kiện sau: 1- enzim ligaza nối các đoạn exon; 2- mạch gốc của gen làm
nhiệm vụ phiên mã;
3- enzim rectrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon;
4- ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3
/
-OH ở mạch gốc của gen;
5- ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng
xoắn lại đến đó.
Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ
là
A.
2
B.
4
C.
3
D.
5
Câu 19: Cho phép lai P: AaBbDdeeFF x AaBbDdEeff. Các cặp alen phân li độc lập trong quá trình phát
sinh giao tử, không phát sinh đột biến mới. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội ở thế hệ
con (F
1
) là:
A. 21/128 B. 1/128 C. 27/64 D. 5/16
Câu 20: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng
mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng ở thế hệ IV là
A.
1
7
. B.
13
28
. C.
1
14
. D.
9
14
.
Câu 21: Ở người, khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide do alen trội A nằm trên
nhiễm sắc thể thường qui định, không có khả năng này là do alen a quy định. Trong một quần thể người
được xem là cân bằng di truyền, có tới 91% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học
phenyltiocarbamide, số còn lại thì không.
Trong quần thể nêu trên, một người đàn ông có khả năng nhận biết được mùi vị chất
phenyltiocarbamide lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta và cũng có khả năng nhận biết chất
-
5
-
hóa học trên. Tính theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng không có khả năng
nhận biết chất phenyltiocarbamide là bao nhiêu?
A. 2, 21%. B. 5,25% C. 2,66%. D. 5,77%.
Câu 22: Gen I và II lần lượt có 2, 3 alen. Các gen phân li độc lập. Biết gen I ở trên nhiễm sắc thể thường
và gen II trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen tối đa có thể trong quần thể là
A. 9. B. 16. C. 18. D. 27.
Câu 23: Nói về bằng chứng phôi sinh học (phôi sinh học so sánh), phát biển nào sau đây là đúng?
A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của
các loài động vật.
B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triểnphôi của
các loài động vật.
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trìnhphát triển
phôi của các loài động vật.
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giốngnhau ở giai
đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.
Câu 24: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb
DE
de
x ♀ AaBb
De
dE
. Giả sử trong quá trình
giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm
phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Cả hai bên đều xảy ra
hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái
trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?
12. B. 16. C. 24. D. 60.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và
nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ,
các keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học,
tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức
tạp.
Câu 26:
Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,8Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta
thu được ở đời con 12000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen đồng hợp ở đời con là:
A.5760. B. 6240. C. 4320. D. 1920.
Câu 27: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường
có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
-
6
-
Câu 28: Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn
trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3).
Câu 29: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho
biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến
xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai Aaaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 30: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hoá.
- Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
- Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu thông tin trong các thông tin trên đúng với vai trò của đột biến gen?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 31: Một tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 96 nhiễm
sắc thể đơn. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 8 . B. 2n = 12. C. 2n = 24. D. 2n = 48.
Câu 32: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng (P)
thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 cây
hoa trắng : 6 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy ra
đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là
A.1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
B. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng.
C. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng.
D. 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 33: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C.Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 34: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc
điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp
A. dung hợp tế bào trần. B. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.
C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 35: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
-
7
-
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
Câu 36: Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện. Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập
hợp (cặp cha mẹ - con) nào dưới đây là đúng?
Cặp cha mẹ I II III
Nhóm máu A và A A và B B và O
Con 1 2 3
Nhóm máu B O AB
A. I -3, II -1, III -2 B. I -2, II -3, III -1 C. I -1, II -3, III -2 D. I -1, II -2, III -3
Câu 37: Trong thí nghiệm của mình, Miller và Urey đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong
phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, vậy những khí nào được hai ông sử dụng
A. H
2
O, CO
2
, CH
4
, N
2
B. H
2
O, CO
2
, CH
4
, NH
3
C. H
2
O, CH
4
, NH
3
, H
2
D. H
2
O, O
2
, CH
4
, N
2
Câu 38: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen,
trôi, chép, Vì:
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
D. Tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
Câu 39: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
C. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc
dinh dưỡng đó.
D. Sử dụng quá nhiều nhiên liệu hoá thạch sẽ nhấn chìm dần các vùng đất thấp ven biển.
Câu 40: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh
vật nhân sơ là
A. Không có vùng mở đầu
B. Ở vùng mã hoá, xen kẻ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin.
C. Tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen.
D. Các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen.
Câu 41: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác
nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc
1 trong 2 bệnh trên là:
A. 1/2 B. 1/8 C. 3/8 D. 1/4
Câu 42: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 5 lần tự sao sẽ có
bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G - X bằng A - T
A. 31. B. 15. C. 7. D. 3.
-
8
-
Câu 43: Để cải tạo năng suất của một giống lợn Ỉ, người ta đã dùng giống lợn Đại bạch liên tiếp qua 4 thế
hệ. Tỉ lệ hệ gen của Đại bạch trong quần thể ở thế hệ thứ 4 là
A. 75%. B. 56,25%. C. 87,25%. D. 93,75%.
Câu 44 . Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B
qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập.
Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng;
12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A. A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4. B. A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4.
C. A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5. D. A = 0,5; a =0,5; B = 0,7; b =0,3.
Câu 45: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay
số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến
nào là đột biến nhiễm sắc thể?
A. 1,2,4,5. B. 1, 3, 7, 9. C. 1, 4, 7 và 8. D. 4, 5, 6, 8.
Câu 46: Phân tử mARN của vi rut khảm thuốc lá có 70%U và 30%X. Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và
1X trên mARN là:
A. 18,9%B. 44,1% C. 34,3% D. 2,7%
Câu 47: Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể là
A đột biến giao tử hoặc đột biến xôma. B .đột biến tiền phôi hoặc đột biến xôma.
C đột biến xôma hoặc thường biến. D.đột biến tiền phôi, đột biến xôma hoặc thường biến.
Câu 48: ở lòai đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B
cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính
trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép; d : dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F
1
dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F
2
: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5%
hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền
của cây F
1
A.Kiểu gen của F
1
Bb
ad
AD
, fA/D = 20% B.Kiểu gen của F
1
Aa
bd
BD
,fB/D =20%
C. Kiểu gen của F
1
Bb
Ad
aD
, fA/D = 20% D. A hoặc B
Câu 49: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit
A trong vùng điều hòa của gen. B trong các đoạn êxôn của gen.
C trên ADN không chứa mã di truyền. D trong vùng kết thúc của gen.
Câu 50 Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt.
C. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
D. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng.
Hết
-
9
-
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: SINH HỌC
MÃ ĐỀ THI 567 MÃ ĐỀ THI 789
Câu
Đáp
án Câu
Đáp
án
Câu
Đáp
án Câu
Đáp
án
1 B 26 D 1 A 26 C
2 C 27 C 2 C 27 C
3 B 28 D 3 B 28 D
4 D 29 C 4 C 29 D
5 B 30 B 5 C 30 A
6 A 31 A 6 A 31 A
7 A 32 D 7 B 32 D
8 C 33 A 8 A 33 D
9 B 34 D 9 A 34 C
10 A 35 B 10 B 35 C
11 A 36 B 11 C 36 C
12 C 37 B 12 B 37 B
13 C 38 C 13 D 38 A
14 B 39 A 14 C 39 D
15 B 40 C 15 B 40 A
16 A 41 C 16 C 41 C
17 C 42 A 17 B 42 B
18 A 43 B 18 A 43 B
19 C 44 A 19 A 44 B
20 D 45 D 20 C 45 C
21 C 46 C 21 C 46 B
22 D 47 B 22 D 47 A
23 A 48 B 23 D 48 D
24 C 49 D 24 B 49 B
25 C 50 D 25 D 50 A
MÃ ĐỀ THI 123 MÃ ĐỀ THI 345
Câu
Đáp
án Câu
Đáp
án
Câu
Đáp
án Câu
Đáp
án
1 C 26 B 1 B 26 D
2 D 27 B 2 A 27 A
-
10
-
3 A 28 A 3 A 28 C
4 B 29 D 4 D 29 A
5 A 30 A 5 C 30 B
6 A 31 C 6 D 31 A
7 D 32 A 7 A 32 D
8 C 33 B 8 C 33 D
9 B 34 A 9 B 34 B
10 C 35 B 10 A 35 B
11 B 36 B 11 B 36 B
12 C 37 C 12 C 37 C
13 A 38 A 13 B 38 A
14 A 39 D 14 A 39 C
15 C 40 B 15 C 40 C
16 B 41 C 16 A 41 B
17 A 42 B 17 C 42 B
18 C 43 D 18 B 43 D
19 A 44 C 19 C 44 C
20 D 45 C 20 D 45 C
21 C 46 B 21 C 46 D
22 D 47 B 22 D 47 B
23 C 48 D 23 C 48 C
24 D 49 C 24 B 49 B
25 D 50 C 25 A 50 D