Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.18 KB, 5 trang )

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I. (2 điểm)
1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
2. Nêu các thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Việc phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng
bằng với trung du, miền núi gây ra những khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Câu II. (3 điểm)
1. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. Tại sao
việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp
nhiệt đới nước ta?
2. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? Việc đánh bắt hải sản
của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về
tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng?
Câu III. (2 điểm)
Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của chúng ở
vùng Đồng bằng Sông Hồng
.
2. Giải thích tại sao
Hà Nội lại trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu
cả nước?
Câu IV. (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tấn)
Vùng Năm 2005 Năm 2010
Cả nước 35832,9 39988,9
Đồng bằng Sông Hồng 6398,4 6803,4
Đồng bằng Sông Cửu Long 19298,5 21569,8


Các vùng khác 10136,0 11615,7

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta
năm 2005 và 2010.
2. Nhận xét và giải thích về sản lượng và cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước
ta.
Hết
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong khi làm bài




HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu Ý Nội dung Điểm

I
(2,0đ)

1 Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh
học ở nước ta.
1,0
a. Biểu hiện:
- Suy giảm các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. Nhiều loài có
nguy cơ tuyệt chủng.
b. Biện pháp bảo vệ:
- Xây dựng, mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen ĐTV quý hiếm khỏi nguy cơ
tuyệt chủng.
- Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài (gỗ, động vật, thuỷ sản…)
0,25


0,75




2 Nêu các thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Việc phân bố dân cư chưa
hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi gây ra những khó khăn gì cho
phát triển kinh tế - xã hội?
1,0
a. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, mỗi năm bổ sung hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sx phong phú, chất lượng lao
động ngày được nâng cao .
b. Khó khăn
- Gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí lao động và khai thác tài nguyên của mỗi
vùng.
- Diễn giải:
+ Đồng bằng: thừa lao động dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm; thiếu tài
nguyên để khai thác dẫn đến suy giảm các nguồn tài nguyên TN, ô nhiễm MT.
+ TD-MN: tài nguyên giàu có nhưng thiếu nguồn lao động để khai thác, nhất là
lao động có tay nghề.
0,5



0,5
II
(3,0đ)


1 Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nền nông nghiệp nhiệt
đới nước ta. Tại sao việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lại góp phần
phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
1,5
a. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước
ta.
* Thuận lợi:
- Sản xuất được nhiều nông sản nhiệt đới có giá trị XK cao, đặc biệt là lúa gạo,
cà phê, cao su, hồ tiêu…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng theo chiều B-N và theo
độ cao, tạo điều kiện đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá các sản phẩm
0,75






nông nghiệp.
- Sự phân hóa về điều kiện địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống
canh tác khác nhau giữa các vùng: Đồng bằng thế mạnh là cây hàng năm, nuôi
trồng thuỷ sản; miền núi thế mạnh cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
* Khó khăn:
- Tính mùa vụ rất khắc khe trong nông nghiệp, thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…đã
làm tăng tính bấp bênh vốn có của NN.
b. Tại sao việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lại góp phần phát huy thế
mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên(địa hình, đất, khí hậu, nước…),
khắc phục tính mùa vụ của khí hậu, bảo vệ MT
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo nguồn hàng xuất khẩu,

góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước, thúc
đẩy sự phát triển KT-XH ở những vùng khó khăn.




0,25


0,5
2 Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? Việc
đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa –
Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã
hội và an ninh - quốc phòng?
1,5
a. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo?
- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu
quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm
sẽ gây thiệt hại rất lớn.
- Môi trường đảo do sư biệt lập và diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động
của con người.
b. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa
– Trường Sa có ý nghĩa:
- Góp phần giảm sức ép đến tài nguyên ven bờ vốn đang bị khai thác ngày càng
cạn kiệt.
- Tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhâp, phát triển kinh tế hộ gia đình và
kinh tế địa phương nói chung, giải quyết việc làm.
- Kẳng định chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo và vùng biển, thềm lục địa

xung quanh; góp phần bảo vệ AN-QP vùng biển nước ta.
0,75








0,75
III
(2,0đ)

1
Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của chúng ở
vùng Đồng bằng
Sông Hồng

1,0
- Rất lớn: Hà Nội
- Lớn: Hải Phòng
- TB: Bắc Ninh, Phúc Yên
- Nhỏ: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định
2
Giải thích tại sao
Hà Nội lại trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu
cả
nước?
1,0

- Vị trí địa lí thuận lợi: nằm ở trung tâm ĐBSH, trong vùng KTTĐ phía Bắc. Là
đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất nước ta.
- Nằm gần nguồn nông sản, thủy sản, khoáng sản, thủy điện phong phú dồi dào.
- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao; thị trường tiêu
thụ rộng lớn.
- CSHT, CSVC-KT tốt, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn bậc nhất cả
nước.
- Có nhiều khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước (đứng thứ 2 sau
TPHCM).
- Có nền CN phát triển sớm, cơ cấu ngành CN đa dạng, tập trung nhiều ngành
trọng điểm của cả nước.



IV
(3,0đ)

1 Vẽ biểu đồ
2,0
a. Xử lí số liệu
* Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta (%)
Vùng
Năm 2005 Năm 2010
Cả nước
100,0 100,0
ĐBSH
17,9 17,0
ĐBSCL
53,9 53,9

Các vùng khác 28,2 29,1

* Tính quy mô bán kính:
Cho R
2005
= 1 đơn vị bán kính thì R
2010
= 1,1 đơn vị bán kính
b. Vẽ biểu đồ hình tròn
* Yêu cầu:
- Vẽ chính xác số liệu
- Có ghi số liệu trên biểu đồ.
- Có tên biểu đồ và chú giải.
0,5














1,5
2 Nhận xét và giải thích

1,0
* Nhận xét:
- Sản lượng: sản lượng lúa cả năm của cả nước và các vùng đều tăng (dẫn chứng)

- Cơ cấu:
+ ĐBSH và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm SX lương thực, chiếm hơn 70% SL lúa
cả nước. Các vùng còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ.
+ ĐBSCL chiếm tỉ trọng rất lớn và khá ổn định, ĐBSH chiếm tỉ trong thấp hơn
và có xu hướng giảm, các vùng còn lại có xu hướng tăng (dẫn chứng)
* Giải thích:
- SL lúa cả năm cả nước và các vùng tăng, chủ yếu do đẩy mạnh thâm canh, tăng
vụ và tăng năng suất.
- ĐBSCL có sản lượng lúa lớn nhất do có diện tích lớn, điều kiện sản xuất lúa
thuận lợi, khả năng mở rộng diện tích và tăng vụ còn nhiều.
- ĐBSH mặc dù gần đây diện tích lúa giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng do
trình độ thâm canh và năng suất lúa cao nhất nước ta.
- Các vùng còn lại do điều kiện sinh thái nông nghiệp không thật thuận lợi cho
cây lúa phát triển nên tỉ trọng và sản lượng lúa thấp hơn nhiều so với ĐBSCL và
ĐBSH.
0,5








0,5


HẾT



×