Câu I. (2,5 điểm)
1. Nêu thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng
phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?
Câu II. (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta diễn ra như thế nào? Sự chuyển dịch đó có ý
nghĩa gì?
Câu III. (2,5 điểm)
1. Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới.
2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Câu IV. (3,0 điểm)
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
(Đơn vị: %)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
1990 79,3 17,9 2,8
1995 78,1 18,9 3,0
1999 79,2 18,5 2,3
2001 77,9 19,6 2,5
2005 73,5 24,7 1,8
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời
kì 1990 – 2005.
2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì
1990 – 2005.
……………….Hết……………….
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh:………
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2015
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPTQG LẦN 1 NĂM 2015
Môn: Địa lí
I. LƯU Ý CHUNG:
Dưới đây chỉ là sơ lược nội dung đáp án và cách cho điểm từng ý của các câu. Bài làm của học sinh
cần phải chi tiết mới cho điểm tối đa.
II. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Câu Ý Nội dung trình bày Điểm
I 1
Nêu thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi trong phát
triển kinh tế - xã hội.s
1,5
Thế mạnh:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá,
vật liệu xây dựng… thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
0,25
+ Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa… có tiềm năng thuỷ điện
lớn.
0,25
+ Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động
thực vật, cây dược liệu, lâm sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia… nên thuận lợi
cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…
0,25
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây
công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc), vùng
đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các
loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
0,25
+ Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái… thuận lợi
cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
0,25
Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn;
nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối… khó khăn cho sinh hoạt và sản
xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
0,25
2
Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng
trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?
1,0
- Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn với
nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú.
0,25
- Biển Đông chính là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra
biển, đại dương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi.
0,25
- Biển Đông cũng là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới.
0,25
- Biển Đông là biển chung giữa nước ta với nhiều nước láng giềng và trong khu
vực, đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm… 0,25
II 1
Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta.
1,0
- Giới hạn: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
0,25
- Đặc điểm :
+ Miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ hệ thống đai cao. Địa hình núi
ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trong vùng núi có
nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng từ đó
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, nông - lâm
kết hợp.
+ Các dãy núi thuộc Trường Sơn Bắc ăn lan ra biển đã thu hẹp diện tích đồng
bằng, đoạn từ đèo Ngang đến Hải Vân có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.
0,25
+ Khí hậu: ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc suy yếu, ở Bắc Trung Bộ mùa mưa vào
thu đông mùa hè gió tây khô nóng.
+ Rừng, khoáng sản phong phú (rừng sau Tây Nguyên; khoáng sản: Sắt,
Crôm ).
0,25
- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phép phát triển đa ngành, công
nghiệp, thuỷ điện, lâm, nông, thuỷ sản.
- Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên.
0,25
2 Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta diễn ra như thế nào? Sự
chuyển dịch đó có ý nghĩa gì? 1,0
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Từ 1995 – 2005:
- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng từ 40,2% (1995) xuống 38,4% (2005), nhưng vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà
nước quản lí.
0,25
- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm từ 53,5% (1995) xuống 45,6% (2005) trong đó
kinh tế tập thể và cá thể giảm, còn tư nhân tăng.
0,25
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ 6,3% (1995) lên 16,0% (2005),
nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế
nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.
0,25
Ý nghĩa: Sự chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng
hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo dịnh hướng
xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đang phát huy sức mạnh và hội nhập
vào nền kinh tế thế giới. 0,25
III 1 Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta
phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới 1,5
Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc- Nam và theo chiều
cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp.
+ Chế độ nhiệt ẩm đồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, xen canh tăng vụ.
+ Sự phân hóa mùa của khí hậu dẫn đến lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng.
+ Mùa đông lạnh phát triển tập đoàn cây vụ đông ở đồng bằng sông Hồng và các
cây trồng vật nuôi cận nhiệt ôn đới trên vùng núi.
0,5
- Sự phân hoá của điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi
phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (đồng bằng, miền
núi…).
+ Trung du miền núi; Chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp.
+ Đồng bằng: sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
0,25
- Nước : Phong phú, cung cấp nước cho sản xuất.
- Sinh vật: Phong phú, là nguồn dự trữ gen cho sản xuất nông nghiệp.
0,25
HẾT
Khó khăn:
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên cành làm tăng thêm tính bấp
bênh vốn có của nền nông nghiệp.
0,25
- Các tai biến thiên nhiên, các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi thường
xuyên xẩy ra.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm cho việc phòng
chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm
vụ quan trọng. 0,25
2 Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. 1,0
a. Thế mạnh:
- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2%
tổng số dân).
- Mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
0,25
- Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua
nhiều thế hệ.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển
trong văn hóa, giáo dục và y tế.
0,25
b. Hạn chế:
- Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
- Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu. 0,25
- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt
động trong nông nghiệp; vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao
động có kỹ thuật. 0,25
IV 1
Vẽ biểu đồ miền: (Nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
Yêu cầu: Có tên biểu đồ, ghi chú, chia tỉ lệ đúng từng miền và thời gian trên
trục hoành, thể hiện khá chính xác số liệu.
(Thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)
1,5
2
Nhận xét:
1,5
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta thời kì 1990 – 2005 có sự chuyển
dịch:
0,25
- Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt từ 79,3% (1990) xuống còn 73,5% (2005).
0,5
- Mặc dù giảm tỉ trọng nhưng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong
cơ cấu giá trị nông nghiệp qua các năm. 0,25
- Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi từ 17,9% (1990) lên 24,7% (2005).
0,25
- Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp còn thấp và không ổn định năm 1990 là
2,8%, năm 1995 tăng lên 3,0%, đến năm 2000 giảm xuống còn 1,8%. 0,25
Tổng điểm: Câu I + II + III + IV = 10,0 điểm