Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Ngữ Văn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.75 KB, 4 trang )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015
Sở GD&ĐT Phú Thọ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên
liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân
buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một
cách vô cùng tàn nhẫn.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục,
2008, tr. 39 - 40)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?
3. Nội dung chính của văn bản là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn
Khoa Điềm có đoạn:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.121)
Phân tích đoạn thơ trên. Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”,
anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trong giới trẻ hiện nay.


Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015
Sở GD&ĐT Phú Thọ
A. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ
văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài
viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải
đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong Hội
đồng chấm thi.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ
0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Câu 1 (0,5 điểm)
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2 (1,5 điểm)
- Các dạng phép điệp: điệp từ, điệp cú pháp.
- Tác dụng: Nhấn mạnh, tạo giọng điệu đanh thép, hùng hồn cho văn bản khi tố
cáo những tội ác của thực dân Pháp.
Câu 3 (1,0 điểm)
Nội dung chính của văn bản: Vạch trần những tội ác về kinh tế của thực dân Pháp
đối với nhân dân ta.
II. Làm văn (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn

đề của đời sống xã hội.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước,
thí sinh có thể phân tích đoạn thơ và trình bày suy nghĩ của bản thân theo những
cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
2.1. Phân tích đoạn thơ
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
* Phân tích
- Về nội dung: Triển khai tư tưởng Đất Nước của Nhân dân từ bản sắc văn hóa.
+ Nhân dân là người sáng tạo, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau
những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần (hạt lúa, lửa, giọng điệu, đắp đập, be
bờ, tên xã, tên làng, …)
+ Nhân dân là những người không tiếc máu xương sẵn sàng đứng lên
chống thù trong, giặc ngoài (có ngoại xâm…có nội thù…)
=> Từ đó, khơi dậy lòng biết ơn, niềm tự hào về những đóng góp của nhân dân
và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước.
- Về nghệ thuật:
Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa giản dị, gần gũi vừa mang tính khái quát; các
biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt; có sự hòa quyện giữa chất chính luận và
chất trữ tình.
2.2. Phần liên hệ, bày tỏ suy nghĩ
Thí sinh trình bày được ý kiến của mình về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trong giới trẻ hiện nay, trong đó cần nêu được: Thế nào là sự trong sáng của
tiếng Việt? Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay? Làm thế nào để
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? …
3. Cách cho điểm
- Điểm 6 - 7: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ một cách

thuyết phục, bày tỏ được suy nghĩ sâu sắc của bản thân về việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập
luận chặt chẽ; có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một vài sai sót không đáng
kể về chính tả, dùng từ.
- Điểm 4 - 5: Cơ bản phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ,
bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
trong giới trẻ hiện nay. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương
đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2 - 3: Phân tích được một phần những giá trị nội dung và nghệ thuật của
đoạn thơ; phần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.

×