Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử đại học môn Văn 2015 lần 1 THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.12 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu I (2,0 điểm)
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta
điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã
khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn
ta cùng Huy Cận.
(Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh,
Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, tr.102)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn văn có gì đặc sắc. (0,5 điểm)
2. Chủ đề bao trùm của đoạn văn là gì? Chủ đề đó được triển khai thành mấy phần? (0,5
điểm)
3. Văn phong tác giả trong đoạn văn có gì đáng chú ý? (1,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
Có người khuyên: Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Anh/Chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ấy? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình
bày chủ kiến của mình?
Câu III (5,0 điểm)
Bàn về thơ Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng: Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm
hồn của Hồ Chí Minh.( Sách Ngữ văn 12,Tập một, NXB Giáo dục, tr 28). Lại có ý kiến khác
nhấn mạnh: Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú, tinh tế
trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người. ( Sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, tr


34).
Từ cảm nhận của mình về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:



1/3
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đáp án gồm có 03 trang)
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN VĂN

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I

Đọc đoạn văn trích trong bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh và thực
hiện các yêu cầu
2.0


Yêu cầu chung


- Câu này nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải
huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể văn xuôi nghị
luận để làm bài.
- Để không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số
khía cạnh. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được dụng ý
chính của tác giả, hiểu được cấu tứ và văn phong của tác giả.


Yêu cầu cụ thể


1
Đặc sắc của đoạn văn là ở những khái quát rất chính xác, súc tích lại được viết bằng
một lối văn giàu hình ảnh và nhịp điệu. Điều đó khiến cho văn phê bình mà chẳng
khác gì thơ.
0.5

2
- Chủ đề bao trùm của đoạn văn là luận giải về lỗ lực đào sâu mà cũng là trốn chạy
vào ý thức cá nhân của thơ mới.
- Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: Một là, khái quát về hướng tìm tòi và
hệ quả chung; hai là, điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa riêng
tiêu biểu của thơ mới qua một số nhà thơ, để thấy được sự phân hóa đa dạng cùng sự
quẩn quanh, bế tắc của ý thức cá nhân.
0.5

3

Đoạn văn sử dụng ngôn từ phi khái niệm (không phải là những khái niệm trừu tượng)
dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Cách cấu tứ
của tác giả rất độc đáo: tạo ra hình ảnh một độc giả cứ theo chân của những nhà thơ
tiêu biểu bước vào cõi riêng của mỗi người. Đặc biệt nhịp điệu câu văn hết sức mềm
mại, uyển chuyển, phong phú, linh hoạt.
1.0
II

Bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình về lời khuyên: “Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể
chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm”.
3.0


Yêu cầu chung



- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả
năng bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác
đáng; được tự do bày tỏ ý kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm
túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.



Yêu cầu cụ thể


1

Giải thích ý kiến:
0.5


“Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm”.
- Tuổi trẻ: lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, tuổi năng động, say
mê học hỏi và khát khao lý tưởng, song cũng rất dễ chao đảo, dễ bị ảnh hưởng bởi
những tư tưởng quá khích, những thú vui không lành mạnh. Tuổi trẻ là thế hệ nối tiếp
là chủ nhân tương lai của gia đình, xã hội. Lời khuyên nhấn mạnh đến tính thống
nhất, cân bằng trong quá trình phát triển, lớn lên theo thời gian của mỗi con người.
- Trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm: Về thể chất phải sống
khoa học, lành mạnh, điều độ; Về tinh thần cần siêng năng học tập, rèn luyện, tu
dưỡng nâng cao kiến thức, nhận thức, làm chủ suy nghĩ, hành vi.


2
Bàn luận
1.5


- Thí sinh cần làm rõ lời khuyên trên có ý nghĩa như thế nào: Tuổi trẻ năng động,


2/3
sáng tạo khao khát lý tưởng nhưng dễ bị chao đảo, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nên cần
thiết phải trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Nếu không
trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm sẽ dễ dàng rơi vào mâu
thuẫn lớn dẫn đến những kết quả tồi tệ.
- Thí sinh có thể có những kiến giải khác nhau, nhưng dù trình bày thế nào cũng phải
có lý lẽ xác đáng, có thái độ bàn luận nghiêm túc.


3
Bày tỏ quan điểm của bản thân
1.0


- Từ nhận thức và trải nghiệm riêng thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về những yêu
cầu đối với tuổi trẻ, về sự cần thiết phải giữ được sự cân bằng, trong sạch từ thể chất
đến tinh thần.
- Đánh giá cao khi thí sinh làm rõ được vai trò, tác dụng, hệ quả của sự cân bằng và
mất cân bằng giữa thể chất và tinh thần, giữa lời nói và việc làm.

III

Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh và làm sáng tỏ ý kiến .
5.0


Yêu cầu chung



Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh
phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn
bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí
lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.




Yêu cầu cụ thể


1
Vài nét về tác giả, tác phẩm
0.5


- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người
là anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đóng góp to lớn nhất
của Người là sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh Hồ Chí Minh - nhà cách mạng, còn có
Hồ Chí Minh - nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn.
- Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: Nhà thơ không trực
tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật
khách quan. Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn và tài năng thơ Hồ Chí Minh.


2
Giải thích ý kiến
0.5


- Ý kiến thứ nhất: Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí
Minh. Qua những bức tranh thơ đẹp đẽ, sinh động thấy được những nét đẹp tâm hồn
của một nhà thơ chiến sĩ. Đó là lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống,
phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên trên mọi
hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm của cuộc sống.
- Ý kiến thứ hai: Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ phong
phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người. Thơ Hồ Chí Minh có thể chia làm
hai loại, mỗi loại có những nét phong cách riêng. Những bài thơ thơ tuyên truyền

cách mạng hình thức, lời lẽ giản dị, mộc mạc dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện
đại. Những bài thơ viết theo cảm hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, có sự
kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.


3
Cảm nhận khái quát về bài thơ Chiều tối
1.0


Thí sinh có thể có những cảm nhận phong phú, nhưng cần bám sát các ý kiến nêu
trong đề. Dưới đây là những ý tham khảo:



- Bài thơ có vẻ đẹp sinh động của bức tranh thiên nhiên (hai câu đầu) và bức tranh
đời sống con người (hai câu sau).
- Qua bức tranh cảnh vật thấy được những nét đẹp tâm hồn của nhà thơ: Lòng yêu
thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung, nghị lực phi thường
vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt
- Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển: thể thơ tứ tuyệt hàm súc, hình ảnh đậm tính ước lệ,
tượng trưng, bút pháp gợi tả, chấm phá. Tính hiện đại thể hiện ở việc miêu tả con
người như là trung tâm của bức tranh cuộc sống, mạch thơ có sự vận động hướng về
sự sống và ánh sáng.


3/3

4
Chứng minh ý kiến

3.0


Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái
nhìn khái quát về thơ Hồ Chí Minh.
Từ bài thơ Chiều tối thí sinh có thể trình bày cảm nhận và làm sáng tỏ một cách linh
hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau. Dưới đây là những ý tham khảo:
- Ý kiến thứ nhất: Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí
Minh.
Bài thơ Chiều tối trước hết là một bức tranh phong cảnh: cảnh rừng núi vào lúc
chiều tối, ánh sáng ban ngày lụi dần đến khi tắt hẳn; bút pháp diễn tả rất chân thật, tự
nhiên. Cảnh vật mang đậm tính ước lệ của thơ xưa: buổi chiều chim bay về tổ, trời tối
dần. Màn đêm buông xuống người ngắm cảnh hướng về phía có ánh sáng - không
phải là ánh sáng thiên nhiên mà là ánh sáng của cuộc sống con người. Nơi xóm núi
cô gái nhà ai đang xay ngô. Nhà thơ không nói trời tối mà lấy ánh sáng để tả bóng
tối. Ngọn lửa đỏ rực lên nghĩa là trời đã tối hẳn.
Nhưng bài thơ không chỉ tả cảnh thiên nhiên. Cần thấy ở bài thơ ngoại cảnh cũng là
tâm cảnh. Hai câu đầu phảng phất buồn phần nào thể hiện tâm trạng người tù phải
trải qua một ngày đi đường mệt mỏi, đường xa, đi từ lúc gà gáy lần thứ nhất, đêm còn
tối đến khi chiều tối vẫn còn phải đi giữa rừng hoang xóm vắng nơi đất khách quê
người. Nhưng bài thơ không dừng lại ở đấy: giữa núi rừng, một lò lửa rực đỏ, soi
sáng một cô gái lao động đang chuẩn bị bữa ăn chiều. Cùng với hình ảnh ấy ta cảm
thấy tâm hồn nhà thơ như cũng reo vui cùng ngọn lửa hồng. Người tù bỗng quên đi
nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh ngộ, cảm thông với niềm vui nho nhỏ của một người
dân lao động. Có thể gọi đây là lòng nhân ái đã đạt đến độ quên mình.
- Ý kiến thứ hai: Đây là bằng chứng của một tài thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ phong
phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người.
Bài thơ Chiều tối có vẻ đẹp cổ điển (thể thơ tứ tuyệt hàm súc, bút pháp chấm phá,
ước lệ), rất gần gũi với thơ Đường. Thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh
thơ bao quát rộng lớn, chỉ vài nét chấm phá đã thu được cả linh hồn tạo vật. Nhưng

bài thơ cũng rất hiện đại (bút pháp tả thực, hình ảnh bình dị) nếu thơ xưa thường tả
cảnh tĩnh thì ở bài thơ lại có sự vận động theo một hướng thống nhất hướng về sự
sống, ánh sáng và tương lai.


Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức
điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu
đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có
những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả./.

HẾT

×