ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013
Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D.
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
(Ngữ văn 11), anh/chị thấy nhà văn đặc biệt quan tâm tới hai loại ánh sáng nào? Ý nghĩa của
hai loại ánh sáng đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật Liên?
Câu 2 (3,0 điểm)
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống
được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Frank A.Clark)
Hãy viết một bài nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn(5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật
Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết
“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình
mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm)
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
( Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12)
Phân tích đoạn thơ trên để làm nổi rõ đặc điểm bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang
Dũng.
----------Hết---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích
gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………; Số báo danh: ….............
……
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013
Môn: NGỮ VĂN
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam, anh/chị thấy nhà văn đặc biệt quan tâm tới hai loại ánh
sáng nào? Ý nghĩa của hai loại ánh sáng đó trong việc thể hiện tâm
trạng nhân vật Liên?
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và chi tiết ánh sáng. 0,5
2 Nhà văn đặc biệt quan tâm tới hai loại ánh sáng:
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng”
0,5
3 Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc
ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. Đó là ánh sáng biểu trưng cho
cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc,
buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống
lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng”
là nổi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của
ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu
cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc bằng một thế giới
khác,…của Liên.
1,0
2. “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra
rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Frank
A.Clark)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung:
1 Giải thích ý kiến:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: Khát vọng vươn tới những
cái đích lớn của mỗi con người, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi
lên, tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những
điều rất nhỏ: song không ý thức được những việc lớn bao giờ cũng
phải bắt đầu từ những việc nhỏ, như dòng sông được tạo từ nhiều con
suối…
=> Ý cả câu: con người luôn có khát khao làm những điều lớn lao, kì
vĩ mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình
thường.
0,5
2 kBình luận ý kiến:
- Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của
mỗi người, cần được hoan nghênh, khuyến khích.(hs lí giải lấy dẫn
chứng)
- Nhưng phải luôn ý thức được rằng:
+ Cuộc sống con người vốn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhân
cách con người cũng được tạo nên bởi sự kết hợp mọi bình diện từ nhỏ
đến lớn những hành vi, đạo đức, lối sống,…ý nghĩa, hạnh phúc của
cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.(hs lấy
dẫn chứng thực tế)
- Phê phán lối nghĩ, cách nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ,
muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình
thường.
2,0
0,75
0,75
0,5
3 Bài học nhận thức và hành động:
- Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức
rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích kiên quyết làm…
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc
làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
0,5
3a Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí
Phèo – Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi
hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A
Phủ - Tô Hoài)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học
- Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung:
1 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.
- Nam Cao, cây bút hiện thực xuất sắc và thấm đẫm tinh thần nhân
đạo. Chí Phèo (1941) là kiệt tác đã kết tinh cao nhất cho đặc điểm
nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”
là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo của tác
phẩm.
- Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông
đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ khi viết đề tài miền núi, trong đó có tác
phẩm Vợ chồng A Phủ - đạt giải Nhất, Giải thưởng hội văn nghệ Việt
Nam 1954-1955. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng
lại, thiết tha bổi hổi”.
0,5
2 Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” trong tác phẩm
Chí Phèo của Nam Cao:
- Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ
có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lí.
+ Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say,
hoàn toàn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được
những âm thanh quen thuộc của c/s. Những âm thanh ấy chính là tiếng
gọi tha thiết của cuộc sống trong anh.
+ Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người.
Chí nhớ về quá khứ, ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai.
- Về Nghệ thuật:
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện,
khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút
Nam Cao.
1,5
1,0
0,5
3 Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân
vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài)
- Về nội dung:
+ Mùa xuân trên miền núi Tây Bắc được miêu tả rất đẹp, sắc màu của
những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc
biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của
Mị.
+ Mị nhớ về quá khứ; nhận thức được hiện tại, thấm thía thân phận và
hành động (uống rượu, xắn mỡ,…)
+ Âm thanh đó đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu, hạnh phúc
và lòng khát khao cuộc sống tự do.
- Về nghệ thuật:
+ Là một chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật.
+ Tài nghệ miêu tả tâm lí sống động cũng như tấm lòng nhân đạo (phát
hiện ra sức sống tiềm tàng…) của nhà văn
1,5
1,0
0,5
4 So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Đó là những âm thanh hết sức diệu kì, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn
vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham
sống và khát khao sống mãnh liệt.
+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị
nhân đạo sâu sắc mới mẽ trong hai tác phẩm.
- Sự khác biệt:
+ Ở tp Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung
quanh “hôm nào chả có”. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì bây
giờ mới hết say...đây là âm thanh của khát khao được sống, được làm
người lương thiện của một người không có quyền làm người.
+ Chi tiết ở tác phẩm VCAP đến trong mùa xuân trên bản Hồng Ngài.
Là âm thanh Mị từng nghe thủa chưa về nhà Thống Lí Phá Tra. Đây là
tác nhân quan trọng giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về
tâm hồn giờ đã “thấy phơi phới trở lại”,…
1,0
5 Đánh giá về giá trị. 0,5
3b Phân tích đoạn thơ trên (SM xa rồi…thơm nếp xôi) để làm nổi rõ đặc
điểm bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng