Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.4 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Hôn nhân là
liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, liên kết đó phải được
Nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý, đó là đăng kí
kết hôn. Như vậy, đăng kí kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở
để hình thành gia đình. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào
của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì
vậy, Nhà nước luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện
pháp nhằm ổn định quan hệ này. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật như
thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc hai bên nam nữ khi kết hôn.
Nhằm góp phần làm rõ hơn và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về trường
hợp kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối, chúng em xin lựa chọn đề tài: “Kết hôn
trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối
xử lý”. Bài làm của chúng em gồm hai phần lớn:
Phần I Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa
dối.
Phần II Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị
cưỡng ép hoặc lừa dối.
Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn để giúp chúng
em hoàn thiện đề tài tốt hơn. Chúng em xin cảm ơn!
1
BÀI LÀM
I. Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa
dối.
Hôn nhân trong thời đại ngày nay được hình thành dựa trên tình cảm
lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn gắn kết bên nhau trọn
đời mà tiến đến hôn nhân. Tự nguyện hoàn toàn trong kết hôn là việc một
nam một nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí mong muốn trở
thành vợ chồng của nhau. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải một


nghĩa vụ. Vì vậy, về nguyên tắc không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của
người kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng, được pháp luật hầu hết
các nước phát triển, văn minh trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích
thực của hôn nhân. Không thể duy trì hôn nhân bền vững khi không có sự tự
nguyện và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng
trên cơ sở sự hoà hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ. Chính vậy cho nên,
nguyên tắc kết hôn tự nguyện là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, được pháp
luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình đặc biệt coi trọng và bảo vệ. Điều 64 –
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “…Nhà nước
bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…” Điều 39 – BLDS 2005 cũng quy
định: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đồng
thời là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000, nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ của
gia đình phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ
nghĩa. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (Khoản 2 –
2
Điều 9 – Luật HN&GĐ năm 2000). Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với
nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình, xã hội đều không thể đem lại
hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng kết hôn
do cưỡng ép hoặc lừa dối vẫn diễn ra với vô vàn hình thức khác nhau, khiến
các nhà tư pháp đau đầu trong việc xử lý các vụ việc phức tạp đó. Vậy đâu là
căn cứ để xác định một cuộc hôn nhân là không tự nguyện, hình thành trên sự
cưỡng ép hoặc lừa dối? Để minh bạch rõ ràng, xin được tách rời hai vấn đề
kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép và kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối.
1, Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép.
Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với
nguyện vọng của họ. Cưỡng ép có thể do một trong hai bên ép buộc bên kia

phải kết hôn với mình hoặc một trong hai bên nam, nữ hay cả hai bị người
khác ép phải kết hôn với nhau. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì
hành vi cưỡng ép kết hôn được xác định như sau:
ﻫ Một bên dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về mặt tinh
thần, dùng vật chất, sử dụng thủ đoạn… để ép buộc bên kia đồng ý kết hôn.
Hành vi dùng vũ lực có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn
về thể xác cho một người hoặc thân nhân của họ khiến họ phải chấp nhận kết
hôn; việc bắt cóc một người rồi ép họ kết hôn với mình cũng được tính vào
trường hợp này. Một người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về tinh thần là có
hành vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại
lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự… cho người đó, cho thân
nhân của họ hoặc thậm chí có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn. Dùng vật
chất để cưỡng ép ví dụ như cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ
kết hôn để trừ nợ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện
trao đổi hôn nhân… Sử dụng thủ đoạn như dùng mọi cách để khiến đối
3
phương khiến mình mang thai rồi lấy đó như cái “cớ” để ép người đó phải
“chịu trách nhiệm”…
ﻫ Một bên hoặc cả hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người
bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Cha mẹ buộc con phải kết hôn để trừ nợ - đây là trường hợp khá phổ
biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo (mặc dù hiện nay
giảm đáng kể). Đây không chỉ là đơn thuần là việc ép buộc trong hôn nhân
mà còn là hành vi đáng lên án vì con người bị đem ra trao đổi như một món
hàng, bị tước đoạt đi mọi quyền tự do dân chủ. Nạn nhân của những cuộc gả
bán như thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số họ đã tìm đến
cái chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với
nhau. Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao hảo

từ lâu của hai bên cha mẹ hoặc gia đình hai bên lấy hôn nhân để liên kết hai
dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị. Một trường hợp nữa có thể
kể đến là cha mẹ ép con cái phải kết hôn với một người đã được “chấm” từ
trước hoặc ngăn cản con mình không được kết hôn với người mà cha mẹ
không thích. Tất cả những hành động ép buộc trên đều xuất phát từ tư tưởng
phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược với tinh thần của pháp
luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa “ép buộc” và “thuyết phục”. Có thể
ban đầu cha, mẹ hướng con đến một đối tượng kết hôn không hợp ý của con
nhưng sau một thời gian nghe cha mẹ mình khuyên nhủ, thuyết phục, người
con đã thuận theo mà tiến đến hôn nhân thì đây không thể coi là kết hôn
không tự nguyện. Bởi lẽ, một người bị “cưỡng ép” tức là về mặt ý chí người
đó không thể tự làm chủ, chịu người khác điều khiển, áp đặt do bị lệ thuộc về
mặt nào đó. Các trường hợp nêu lên trước đó, người bị ép buộc đều phải chịu
áp chế về sức khỏe, tính mạng, vật chất hoặc tinh thần hay vì hiếu nghĩa mà
4
phải kết hôn; còn trường hợp bị thuyết phục thì hoàn toàn tự do về mặt ý chí,
thoải mái trong tư tưởng. Nói một cách khác, để xem xét một cuộc hôn nhân
có sự cưỡng ép hay không, hoàn toàn dựa vào ý chí chủ thể tham gia mong
muốn hay không mong muốn việc kết hôn đó.
2, Kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối.
Lừa dối để kết hôn là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về
người đó làm cho người kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc một trong hai người
kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng
ý kết hôn. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì có hành vi lừa dối kết hôn
khi:
ﻩ Một bên hứa hẹn nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc bảo lãnh
ra nước ngoài nhưng sau đó không thực hiện.
ﻩ Một bên không có khả năng sinh lí hoặc bị nhiễm HIV nhưng cố tình

che dấu…
Hành vi lừa dối khác với sự nhầm lẫn nên cần phân biệt rõ hai trường
hợp này. Khác với luật của nhiều nước trên thế giới, luật Việt Nam hiện hành
không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lí do để yêu cầu tuyên bố hôn
nhân vô hiệu. Nếu một người chỉ nhầm lẫn về một số yếu tố về người kia như:
nhầm lẫn về nghề nghiệp, về địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình, v.v.., thì
không coi là thiếu tự nguyện khi kết hôn. Ví dụ như một người vì lầm tưởng
đối tượng của mình là một người giàu có hay có địa vị cao trong xã hội mà
quyết định đi tới hôn nhân nhưng sau khi kết hôn mới phát hiện ra sự thật
hoàn toàn trái ngược với những gì đã tưởng tượng, cho rằng mình bị lừa dối
thì điều này không được pháp luật công nhận. Nếu một người do nhầm lẫn mà
chấp nhận kết hôn, thì người đó có quyền xin ly hôn.
5

×