Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học ngữ văn 8 kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.6 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
TRƯỜNG THCS ĐẠ LONG Môn: Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I/ Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm)
Chọn và khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh sáng tác theo thể thơ nào dưới đây?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B.Thất ngôn tứ tuyệt
C.Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn.
Câu 2: Câu thơ “ Trong tù không rượu cũng không hoa” là kiểu câu gì?
A.Cầu khiến B.Trần thuật
C.Nghi vấn D.Phủ định.
Câu 3: Điều đặc biệt nhất trong hoàn cảnh ngắm trăng của Bác là:
A.Không có tự do B.Không có rượu
C.Không hoa D.Không có bạn hiền.
Câu 4.Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là:
A. Nét mặt B. Điệu bộ C. Cử chỉ D. Ngôn từ.
Câu 5: Câu “ Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” thực hiện kiểu hành động nói gì?
A.Trình bày B.Bộc lộ cảm xúc
C.Điều khiển D.Hỏi.
Câu 6: Yếu tố không thể thiếu khi trình bày một luận điểm
A.Câu chủ đề B.Câu liên kết đoạn văn
C.Các quan hệ từ D. Dẫn chứng.
Câu 7: Đoạn 1 trong văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp trình bày luận điểm
gì?
A.Mục đích chân chính của việc học B.Thực trạng học hình thức trong xã hội
C.Phương pháp học đúng đắn hiệu quả D.Tác dụng của việc học chân chính.
Câu 8: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Giải bày tình cảm của người viết B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua
C. Công bố kết quả của một sự nghiệp D.Cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân.
Câu 9: Xét về địa vị xã hội, Lí Công Uẩn và nhân dân nhà Lí có mối quan hệ gì về vai?


A. Quan hệ ngang hàng B. Quan hệ thân – sơ
C. Lí Công Uẩn là vai trên D. Lí Công Uẩn là vai dưới.
Câu 10: Câu văn “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ
thế nào?” cho thấy Lí Công Uẩn là người như thế nào?
A. Tự ý dời đô không quan tâm ý kiến của nhân dân
B. Ra lệnh dời đô về Đại La theo ý muốn riêng của mình
C. Dân chủ, tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của nhân dân
D. Không quyết đoán, không có chủ kiến.
Câu 11:Tìm từ thích hợp điền vào dấu ba chấm trong câu sau: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục
mà…biết lo, thấy nước nhục mà…biết thẹn.”
A.Đã B.Chưa C.Không D.Đừng.
Câu 12: Cho biết tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu “ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao
đời gây nền độc lập” ?
A. Thể hiện trình tự xuất hiện của các triều đại phong kiến nước ta
B. Nhấn mạnh thời đại Bà Triệu
C. Tạo ra sự hài hòa về âm, mang lại tính nhạc cho sự diễn đạt.
D. Liên kết với câu đằng trước.
II/Phần tự luận (7.0 điểm )
Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là câu cảm thán? Viết lại và gạch chân từ ngữ cảm thán trong câu sau:
Đẹp xiết bao cảnh mặt trời đội biển nhô lên vào lúc hừng đông!
Câu 2: (5.0 điểm) Cảm hứng yêu nước được thể hiện sâu sắc trong văn học trung đại. Em hãy
chứng minh nhận định trên?
PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút
I/Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đáp án B D A D B A A B C C C A
II/Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
- Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, thay, xiết bao,…dùng để
bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết ); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng
ngày hay ngôn ngữ văn chương. Câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than.(1.0 điểm)
- Đẹp xiết bao cảnh mặt trời đội biển nhô lên vào lúc hừng đông!. (1.0 điểm)
Câu 2:(5.0 điểm)
a,Yêu cầu chung
- Xác định đúng vấn đề đặt ra: Cảm hứng yêu nước.
- Biết sử dụng một số văn bản để chứng minh: Hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta, chiếu dời đô,
- Xây dựng được bài văn nghị luận văn học.
b,Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
* Mở bài: (0.75 điểm)
- Giới thiệu cảm hứng yêu nước: Là nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học Trung đại.
- Giới hạn phạm vi chứng minh, nhiệm vụ cần làm.
* Thân bài: (3.5 điểm)
- Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cảm hứng yêu nước (0.25 điểm)
- Văn bản “ Chiếu dời đô”: Yêu nước thể hiện ở khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, tự
cường, hưng vượng. (0.5 điểm)
- Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn (1.25 điểm)
+ Mỉa mai, khinh miệt kẻ thù, vạch trần tội ác của kẻ thù: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều
đình, đem thân dê chó…hổ đói.
+ Đau đớn trước tình cảnh đất nước bị xâm lăng, sẵn sàng xả thân, hy sinh anh dũng vì nước.
+ Phân tích phải trái, đúng sai, cổ vũ tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc.
- Văn bản “Nước Đại Việt ta”: (1.25 điểm)
+ Yêu nước là thương dân, vì nhân dân mà trừ bạo, đánh kẻ có tội.
+ Yêu nước là tự hào dân tộc: khẳng định nền độc lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt.
+ Chứng minh sức mạnh của chiến tranh chính nghĩa sẽ chiến thắng chiến tranh phi nghĩa.
- Văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp: Quan tâm đến nền giáo dục của đất nước,

muốn đạo tạo những con người vừa có đức vừa có tài để xây dựng nước nhà. (0.25 điểm)
* Kết bài: (0.75 điểm) Khằng định lại cảm hứng yêu nước là thành tựu của của văn học Trung đại.
Lưu ý: Dàn ý, thang điểm chỉ mang tính chất tương đối. Học sinh chọn bất cứ văn bản văn học
Trung đại nào cũng được tính điểm. Tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên cho điểm phù hợp.

- Hết -
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Trắc
nghiệm
Câu 1 0.5 0.5
Câu 2 0.5 0.5
Câu 3 0.5 0.5
Câu 4 0.5 0.5
Câu 5 0.5 0.5
Câu 6 0.5 0.5
Câu 7 0.5 0.5
Câu 8 0.5 0.5
Câu 9 0.5 0.5
Câu 10 0.5 0.5
Câu 11 0.5 0.5

Câu 12 0.5 0.5
Tự luận
Câu 1 1.0 1.0 2.0
Câu 2 1.5 3.5 5.0
Tổng số câu 4 1 6 2 2 1 12 2
Tổng số điểm 2.0 1.0 3.0 1.0 2.5 3.5 3.0 7.0


×