Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM E SODOKU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.69 KB, 27 trang )

Cuộc thi 1
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO NHÓM
Nhóm bao gồm một nhóm nhỏ những người cùng làm một
công việc, gặp gỡ để cùng nhận dạng, phân tích và giải quyết
các vấn đề được đặt ra. Nhóm không phải là một cơ chế, hay
một tổ chức mang tính hình thức, một thứ mốt nhất thời, một
chương trình, mà là một cách làm việc, một sự thay đổi thói quen
bảo thủ trong suy nghĩ của con người. Nhóm làm thay đổi mối
quan hệ giữa người với người trong công việc.
“Nghiên cứu đã cho thấy sinh viên làm việc theo
nhóm có thể phát triển khả năng giải quyết các vấn đề và
chứng minh được sự hiểu biết” (Davis, 1993).
I. CHỨC NĂNG CỦA NHÓM
1. Tạo môi trường làm việc thân thiện:
a) Cải thiện hành vi giao tiếp:
Nhóm giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra
thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao
động trở nên sôi động hơn, theo chiều hướng tích cực và thiện chí. Từ đó, vấn đề
hóc búa thường được giải quyết dễ dàng hơn.
Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để hướng đến tập thể, để cùng
giải quyết các vấn đề lớn mà một người hoặc một nhóm người làm việc độc lập,
riêng rẽ không thể hoàn thành được.
b) Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển:
Sau quãng thời gian lao động và học tập, đặc biệt là những công việc lặp đi
lặp lại, hoặc các vấn đề cần giải quyết quá phức tạp, việc tham gia nhóm làm cá
nhân trở nên hưng phấn, họ chờ đón các hoạt động của nhóm và khi tham gia
nhóm, họ bị thu hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong nhóm có sự hỗ trợ của
đồng đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn
những thành viên khác và mọi việc trước đây được xem là nhàm chán thì bây giờ,


dưới cái nhìn ở một góc độ khác từ nhóm, vấn đề trở nên mới và hấp dẫn hơn.
c) Mở rộng hợp tác và liên hệ giữa tất cả các cấp:
Khi tham gia nhóm, các thành viên có xu hướng mở rộng hợp tác với nhau để
tạo sự thống nhất của tổ chức, giúp xóa bỏ ngăn cách trong các mối quan hệ. Nhóm
là một trong những cách kết nối tất cả mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc.
Khi mọi người cùng bắt tay cùng giải quyết các vấn đề đặt ra, lúc đó bức
tường ngăn cách bị phá toang, mọi người hòa nhập, gần gũi nhau, hỗ trợ nhau cùng
phát triển.
2. Huy động nguồn nhân lực
a) Thu hút mọi người vào công việc:
Nội dung học tập và làm việc nhóm luôn đa dạng, mối quan hệ giữa các
thành viên được củng cố, vấn đề mà nhóm thường giải quyết là các vấn đề liên
Cuộc thi 2
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên, vì vậy họ bị hấp dẫn bởi công việc
được tạo ra từ quá trình sinh hoạt nhóm.
b) Nâng cao tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự
tiến bộ
c) Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy năng lực của mình
Quá trình sử dụng kiến thức, sức lao động, máy móc, nguyên liệu… để giải
quyết vấn đề nào đó luôn xảy ra những bất trắc, khi đó vận dụng chất xám, hơn nữa
là chất xám tập thể, là phương thức tối ưu nhất để khắc phục những bất trắc. Nhóm
tạo ra cơ hội vô hạn cho thành viên giải quyết khó khăn, đồng thời khiến mỗi thành
viên nhận thấy mình là một phần hữu cơ của tổ chức.
3. Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của toàn tổ chức, thông qua:
a) Thảo luận nhóm, kích thích sáng tạo của mọi người
Nhóm tạo ra môi trường kích thích sự sáng tạo của mọi người. Người ta sẽ
không mạnh dạn nêu ra các ý tưởng hay ý kiến của riêng mình nếu bị bác bỏ, hay bị
chế nhạo. Thường các giải pháp khả thi nhất lại xuất phát từ những ý tưởng có vẻ
lộn xộn, không tuân theo các qui phạm thường thấy.

b) Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập.
Hiệu quả học tập hay năng suất lao động bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lí. Khi
tham gia vào nhóm, tâm lí của mỗi thành viên được cải thiện, do đó hiệu quả học
tập, năng suất lao động cũng được nâng lên đáng kể.
Mặt khác, khi tham gia hoạt động nhóm, các vấn đề khó khăn của mỗi thành
viên được đưa ra và giải quyết bởi tập thể, do đó áp lực công việc giảm bớt, đồng
thời họ nhận thấy nhiều khía cạnh chưa tích cực trong lao động và học tập của
chính mình để tự khắc phục và thay đổi cho phù hợp.
II. THÀNH LẬP NHÓM
1. Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau:
- Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số
lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn.
- Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng có chí
hướng thực hiện một vấn đề nào đó; tuy nhiên để dễ dàng cho việc hoạt động và
trao đổi, tốt nhất là nên thành lập nhóm từ những thành viên có cùng điều kiện về
hoạt động (thời gian, vị trí, công việc ).
- Các thành viên được kết nạp vào nhóm không có bất đồng riêng tư từ
trước, nếu có hãy giải quyết bất đồng hoặc tham gia vào một nhóm khác nếu có thể.
2. Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng
Các nhóm bầu nhóm trưởng trên cở sở tự thỏa thuận với nhau. Tiêu chí để
bầu nhóm trưởng là:
- Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân
thiện với các thành viên trong nhóm.
- Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề.
Cuộc thi 3
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
- Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành
viên, đánh giá vấn đề…, ngoài khả năng chuyên môn, khả năng này cũng rất quan
trọng, nó đảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Ngoài công việc như các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng còn phải

đảm nhận các công việc:
- Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm
- Chủ trì các cuộc họp
- Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra
- Kiểm tra, phân tích, khắc phục sai sót
- Là đại diện chính thức của nhóm
- Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên
III. LÀM VIỆC THEO NHÓM
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm. Thời gian và địa điểm do
nhóm tự thống nhất và quyết định. Các buổi họp nhóm càng diễn ra thường xuyên
càng tốt.
1. Xây dựng mục tiêu cho nhóm
Việc xây dựng mục tiêu cho nhóm có thể tuân theo nguyên tắc SMART trong
Quản trị học, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:
Cuộc thi 4
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
Measurable: Đo đếm được, gắn với những con số cụ thể.
Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.
Realistic: Thực tế, không viển vông.
Timebound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.
Xây dựng các qui tắc, qui định riêng cho nhóm, thực hiện trong nhóm và mọi
thành viên trong nhóm phải thực hiện nghiêm túc các qui định đó, tất cả nhằm tạo
điều kiện để đạt được mục tiêu của nhóm.
2. Tiến hành họp nhóm
a) Chuẩn bị: Các thành viên tự chuẩn bị các vấn đề cần trao đổi trước, hoàn
thành các công việc được giao, vạch ra những vấn đề mới cần được trao đổi. Các
vấn đề được bàn luận khi họp nhóm là các vấn đề mới, khó giải quyết, các bài tập
lớn cần nhiều người cùng làm.
Không ỷ lại vào nhóm, trước khi họp nhóm các thành viên phải chuẩn bị kĩ

lưỡng cho nội dung cần bàn luận, mặc dù không tìm ra được giải pháp tốt nhưng đã
có sự chuẩn bị và hình dung được vấn đề cần giải quyết, đồng thời tiết kiệm thời
gian chuẩn bị đó cho những công việc khác.
Khi bắt đầu, các thành viên phải có vị trí ổn định, tắt chuông điện thoại hoặc
các thiết bị khác để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhóm. Nhóm
trưởng hoặc một thành viên nào đó trong nhóm nêu ra các vấn đề cần được giải
quyết trong buổi họp. Sau đó các thành viên thống nhất thứ tự giải quyết các vấn đề.
b) Tiến hành giải quyết vấn đề trong khi làm nhóm:
Brainstorming
Đặc điểm, phương pháp và kỹ thuật của brainstorming
* Định nghĩa vấn đề:
Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng, phải đưa ra được
các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ
được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn.
** Tập trung vào vấn đề: Đây là bước tập kích.
Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm
việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các
từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết. Những ý kiến này
đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ.
Cuộc thi 5
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
*** Loại bỏ các chi tiết cảm tính không liên quan:
Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay
ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành
kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi tập
kích não.
Ngoài ra, thành viên tham gia không được dù chỉ là tỏ thái độ cử chỉ chán
chường, lãng ý, hay khinh khỉnh đối với các ý kiến đóng góp. Thành viên cung cấp ý
kiến không nên dùng các câu có đại từ xưng hô mà thay vào đó là các câu chỉ có
các động từ chỉ hành động hay thao tác.

**** Khuyến khích tinh thần tích cực:
Mỗi thành viên cần thực sự cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy
theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành
viên.
***** Cuối cùng là phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi brainstorming
Giới hạn hợp lý giúp bạn tập trung vấn đề và kiếm thật nhiều ý tưởng hữu
dụng mà không mất quá nhiều thời gian, nhưng nếu giới hạn quá nhỏ có thể sẽ giới
hạn luồng suy nghĩ của bạn.
Các bước tiến hành
Tổng thời gian cho một buổi công não sẽ tùy theo tầm cỡ và độ sâu của vấn
đề, tùy trình độ và sự phân tán về chuyên môn, và tùy số lượng người tham gia
thường kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng.
Nhóm trưởng sẽ là người điều khiển và có một người thư kí để ghi lại tất cả ý
kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện).
* Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được tập kích.
Cả nhóm phải giúp tất cả thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
** Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm:
- Người trưởng nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.
- Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình
hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.
- Không có câu trả lời nào là sai!
- Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lặp lại, đều sẽ
được thu thập ghi lại bởi thư kí
- Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
Kết thúc tập kích, xem lại tất cả các câu trả lời và đánh giá sơ bộ, xóa bỏ những ý
kiến hoàn toàn không thích hợp, tìm những ý tương đồng và thu gọn lại.
Cuộc thi 6
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Sau khi đã có những ý kiến được xem là tương đối phù hợp, cả nhóm
có thể áp dụng “6 thinking hats” (6 chiếc mũ tư duy) để tìm ra đáp án cuối

cùng cho vấn đề.
(ngoinhachung.net)
Đối với một nhóm, sử dụng “6 thinking hats” (6 chiếc mũ tư duy) sẽ giúp
nhóm có cái nhìn khái quát toàn diện về vấn đề ở nhiều khía cạnh và trên quan điểm
của nhiều cá nhân, từ đó, hoàn thành công việc tốt hơn, quản trị được những rủi ro
có thể xảy ra.
Cách thức tiến hành:
Hoặc cả nhóm cùng đội chiếc mũ giống màu nhau và xem xét vấn đề ở khía
cạnh đó, sau đó, lần lượt thay đổi màu của những chiếc mũ.
Hoặc phân nhóm thành 6 nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm nhỏ đội một chiếc mũ với
màu khác nhau, sau đó lần lượt thay đổi màu trên mũ của các nhóm.
Lưu ý: thời gian dành cho mỗi chiếc mũ khác nhau phải tương đối đồng đều
và hợp lí, tránh sa đà vào một màu mũ để không dẫn đến thiên hướng chủ quan
hoặc những mâu thuẫn không đáng có.
3) Kết thúc:
a) Ghi nhận và đánh giá các kết quả đã thực hiện được trong buổi họp nhóm.
Đánh giá tiến độ thực hiện công việc. Nhóm nên có một cuốn sổ để ghi chép quá
trình thực hiện.
b) Nêu vấn đề sẽ giải quyết trong lần họp nhóm lần sau, phân chia nhiệm vụ
và công việc cần chuẩn bị cho từng thành viên.
c) Thông báo những thông tin liên quan đến nhóm và các công việc ngoài lề
khác.
Lưu ý:
Cuộc thi 7
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
- Khi họp nhóm cần tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ
lẫn nhau. Làm việc theo hướng hiểu biết lẫn nhau: khuyến khích trao đổi cởi mở.
- Cố gắng sắp xếp các nhiệm vụ phù hợp với tính cách của thành viên, để
thành viên lựa chọn hơn là cố ép thành viên đó vào một nhiệm vụ. Nên nhớ rằng
mỗi thành viên, mỗi cá nhân có một cách nghĩ, tư duy riêng, không ai giống ai, vì thế

không nên áp đặt lối suy nghĩ của bản thân cá nhân lên các thành viên khác trong
nhóm.
- Mỗi thành viên cần nhận rõ trách nhiệm của cá nhân đối với hoạt động của
nhóm.
- Chấp nhận thách thức đối với công việc mà mình đảm nhận.
(giaoduc.net)
P H Ư Ơ N G
P H Á P
H Ọ C
Đ Ạ I
H Ọ C
H I Ệ U
Q U Ả
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Cuộc thi 8
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC HỌC
Khi nói đến sinh viên, người ta liền nghĩ đến khía cạnh học tập. Vì thế chân
dung của SV phải được phác họa qua thái độ học tập của họ. Vậy làm thế nào để
xây dựng lại một phương pháp học tập thật hiệu quả, phù hợp với thời đại và trên
hết là làm tiền đề xây dựng thế và lực mới cho đất nước sau này?
Năm học vừa mới bắt đầu và ai cũng hào hứng đặt cho mình những mục tiêu
và cái “đích” cần đạt được. Như một quy luật, chúng ta chỉ thành công khi đạt được
những cái “đích” mà chúng ta đã hướng tới. Vì vậy, đặt mục tiêu học tập đóng vai trò
hết sức quan trọng để có một năm học thực sự “bội thu”.
Ngày xưa ông chúng tôi học để nâng cao hiểu biết đóng góp vào công cuộc
cứu nước trong hai cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc. Ngày xưa cha chúng tôi học
để làm người cán bộ hữu ích với quê hương làng xã. Ngày xưa thầy chúng tôi học
để thực hiện ước mơ đào tạo một thế hệ trẻ biết ham học hỏi.

Còn chúng ta, ngày nay học để làm gì? Đó là câu hỏi mà chúng tôi tự dành
cho nhau. Khi còn bé, ta thường được ba mẹ khuyên rằng: “Con ơi cố học để biết
thật nhiều, để thi tốt, để điểm cao…”. Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức,
học để biết, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm và
làm chuyên nghiệp?
Hãy thử làm một phỏng vấn nhỏ với câu hỏi: Bạn học để làm gì?
Đáp số thật đa dạng. Học để kiếm thật nhiều tiền. Một mục đích không sai.
Nhưng, với vài bạn trẻ, mục đích ấy trở thành tối thượng, thành ra không thể đúng!
Học để trang sức. Cũng đúng! Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp
con người mà! Song cũng cần nhắc mình tỉnh táo để không là kẻ mang lỉnh kỉnh các
thứ bằng mà chẳng thứ nào là nhọn cả! Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý
nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên chúng tôi luôn được coi là biết
rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự
đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại
chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những
bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã
biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này.
Có thành ngữ Tiếng Anh rất hay rằng: “A rolling stone gathers no moss”,
đó cũng chính là lời dạy từ xưa của ông cha ta: “Một nghề thì sống, đống nghề thì
chết”. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương
là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương.
Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia
laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia lazer đó không
tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không. Việc học cũng vậy,
nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.
Riêng đối với nhóm E-Sudoku, chúng tôi đều có cùng câu trả lời: học để tạo
cho mình một tương lai tươi sáng, để không phụ công ơn nuôi dưỡng của ba
mẹ, để không phụ niềm tin nơi bè bạn, và mong mỏi thầy cô gửi gắm nơi
chúng tôi. Và hơn thế nữa, chúng tôi học để làm người – một con người có tâm
tốt, biết trưởng thành hơn qua những khó khăn trở ngại gặp trên đường đời. Chúng

Cuộc thi 9
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều
hết sức hoan nghênh. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Trước đây chưa có
hệ thống mạng Internet, chưa có công cụ tìm kiếm như Google, Bingo…, người biết
nhiều sẽ rất có lợi ích nhưng ngày nay thì đã khác. Học không chỉ để biết, học còn
để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp.
Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình
đẳng với nhau. Chúng ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến
một vấn đề nào đó mà chúng ta quan tâm. Chúng ta có thể giao tiếp với những
chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số và có thể tiếp cận lượng kiến thức
khổng lồ bằng tất cả phương tiện truyền thông. Khi đó con người không thể hơn
nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra
cứu thông tin mà thôi.
Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến
thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành “sản phẩm” dùng
được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta
biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp
dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của
chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong
xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần
những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng
chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành
động bằng mười suy nghĩ.
Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư
duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự
cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó
ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều
đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội

cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc
trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày
một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện
nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc
không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án. Khi ta tư duy học để làm ta sẽ
quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn
sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp
giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và
những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì
kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với
môi trường làm việc sau này.
Biết mình học cái gì đã khó. Biết mình học để làm gì lại càng khó hơn. Biết
mình học cái gì là cần thiết, biết học để làm gì lại càng cần thiết hơn. Vì vậy, mục
đích cũng là ước mơ và rất cần nỗ lực để thực hiện ước mơ. Bi kịch không phải là
không đạt mục đích, mà bi kịch là chỗ chúng ta không có mục đích, và hơn thế nữa
là xác định sai để rồi sau bao xây dựng lại phải quay lại từ đầu.
Sự học là hành trình vô tận, và nếu không leo lên tới đỉnh của những ngọn
núi bạn sẽ không thấy những cánh đồng. Và khi đạt được mục đích rồi cũng đừng
Cuộc thi 10
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
nên dừng lại, bởi vì “Không có mục tiêu cụ thể nào có thể duy trì mãi khi ta
giành được nó” (Adam Smith). Và chúng tôi biết mình đang cố gắng! Cố gắng với
những gì mình đang làm và sẽ làm.
Từ khi còn là một học sinh, thậm chí là ở những lứa tuổi nhỏ hơn nữa các
bạn cũng như chúng tôi đều có những ước mơ cho riêng mình, đó là nguồn động
lực thúc đẩy chúng ta nỗ lực phấn đấu hết mình để biến những ước mơ đó thành sự
thật. Đối với chúng tôi có lẽ ước mơ đó đang tới gần hơn khi chúng tôi bắt đầu bước
chân vào giảng đường đại học. Có thể nói đó là môi trường với nhiều thuận lợi để
giúp chúng tôi thực hiện ước mơ của mình.

Với thật nhiều ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ, các bạn sinh viên nói chung
và nhóm E-Sudoku nói riêng trước hết là muốn được thể hiện mình, đặt mục tiêu
học thật tốt, rèn luyện mình thật tốt để vững bước vào cuộc sống tự lập sau khi tốt
nghiệp. Bước đi đầu tiên để thực hiện mục tiêu đó chính là việc chúng tôi đã lựa
chọn ngành Kinh Tế Đối Ngoại. Học trong một môi trường năng động và cũng
nhiều thử thách. Nhưng ngay từ những học kỳ đầu tiên chúng tôi đã vạch ra cho
mình một kế hoạch học tập thật cụ thể: lên thời gian biểu cho từng môn học, từng
hoạt động của đoàn hội trường tổ chức, sắp xếp thời gian để hoàn thành từng mục
tiêu cho từng môn học và có thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa để trau dồi
thêm kiến thức về ngành học, kỹ năng mềm cần thiết cũng như đề ra kết quả đạt
được trong từng học kỳ với điểm số cụ thể. Kết quả đạt được tuy quan trọng nhưng
một điều cũng không kém phần quan trọng là nhìn lại và thấy những gì bản thân đã
tiếp thu và rút ra cho mình những kinh nghiệm sau mỗi học kỳ.
II. THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN
Mỗi sinh viên có xuất phát điểm khác nhau nên hình thành những thói quen,
cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên
sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số sinh viên học tập tích cực,
chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh luận.
Từ đó đặt ra câu hỏi là: Phong cách học tập của SV có mối liên hệ như thế
nào đến thành tích học tập? Những phong cách học tập nào giúp SV dễ dàng gặt
hái sự thành công học đường? Có sự khác nhau đáng kể về phong cách học tập
giữa SV học các ngành học khác nhau?
Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và
trong đó, có không ít con số rất “giật mình”:
64% SV chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức
của cá nhân
Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp học phù hợp và
hiệu quả khi học các loại tài liệu khác nhau tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể.
Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự quản lí việc học của mình

sao cho hiệu quả. Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các
phương pháp học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể.
Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố
gắng thực hiện đúng thời gian biểu; và cũng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng
mình đã tìm được những phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá
nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học.
Cuộc thi 11
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Mẫu điều tra SV được chọn theo phương pháp phân tầng theo cụm bán ngẫu
nhiên gồm 448 SV của 4 khoa: Toán, Lí, (182 SV Đại học khoa học tự nhiên), Văn
và Sử (266 SV Đại học khoa học xã hội và nhân văn). Cấu trúc của mẫu phân theo
giới tính gồm 155 SV nam (chiếm 34,6%) và 293 SV nữ (chiếm 65,4%). Cấu trúc
của mẫu phân theo năm học: năm thứ hai 247 SV (55,1%); năm thứ ba 171 SV
(38,2%); năm thứ tư 30 SV (6,7%).
Những lí thuyết, những cơ sở lí luận chúng tôi đã đề cập chương I chính là
những phương pháp học mà chúng tôi cho là sẽ mang lại hiệu quả ở bậc Đại học.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp học đó, chúng tôi đã gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học của mình.
Giảng đường đại học thật khác so với bục giảng thời trung học rất nhiều. Môi
trường trung học đã khiến chúng tôi có những thói quen mà hoàn toàn không phù
hợp khi bước chân vào giảng đường đại học. Những tư tưởng cũ, những lối học cũ,
những phương pháp cũ dường như đã thấm sâu vào chúng tôi, không phải ngày
một ngày hai mà có thể xóa bỏ dễ dàng được.
Trước hết, có thể khẳng định rằng, khối ngành kinh tế là khối ngành mở và
năng động, vì lẽ đó, sinh viên kinh tế được học trong một môi trường thân thiện, đòi
hỏi sự chủ động, tính thực tế và sự tự rèn luyện để có thể áp dụng ngay kiến thức
vào đời sống hằng ngày.
Sinh viên Khoa Kinh tế - ĐHQG HCM cũng không ngoại lệ.
Bước vào ngôi trường này ngay từ năm nhất, chắc hẳn mỗi bạn sinh viên đều
cảm nhận được một không khí học tập và thực hành của sự trao đổi, giao tiếp, của

việc nắm bắt thông tin. Đó là một thuận lợi lớn đối với những ai đã chọn, đã đam mê
lĩnh vực năng động này.
Thế nhưng, thực tế là không phải sinh viên nào cũng tìm được cách học để
tận dụng tốt nhất lợi thế đó. Thật không sai nếu có thể nói rằng, khó khăn lớn nhất
đối với sinh viên Khoa Kinh tế khi bước vào giảng đường là việc tìm ra phương pháp
học thích hợp với mình trong thời gian nhanh nhất.
Như đã đề cập ở trên, môi trường học tập kinh tế đòi hỏi nhiều về sự trao đổi,
giao tiếp, nhưng hầu hết các bạn sinh viên lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lối học ở
cấp phổ thông.
Trong giờ học chúng ta chỉ biết ngồi lắng nghe giáo viên giảng bài, tiếp nhận
những kiến thức mà giáo viên truyền đạt mà đôi khi không dám hỏi những điều thực
sự không hiểu. Bởi bản thân chúng ta luôn bị ám ảnh bởi cái thuyết: giáo viên luôn
luôn đúng. Rất nhiều trong số chúng ta hoàn toàn không có khái niệm tìm tòi hay
khám phá.
Vẫn mang tư tưởng và lối học ấy vào giảng đường đại học, các bạn và chúng
tôi hoàn toàn bị động. Trên giảng đường, giảng viên chỉ giảng những gì cần thiết và
trọng tâm, phần còn lại đó là nhiệm vụ của chúng ta: tự tìm lấy tư liệu, tự tìm lấy
những giáo trình, những cuốn sách, những nguồn tài liệu để nghiên cứu về vấn đề
ấy. Ban đầu chúng ta chỉ nghĩ, những việc làm đó cũng giống như việc giáo viên bắt
chúng ta đọc thêm sách tham khảo như hồi trung học. Nhưng những gì mà chúng ta
nghiên cứu ấy lại chính là những kiến thức nền tảng, cơ bản cho môn học. Chúng ta
hoàn toàn lạ lẫm và bỡ ngỡ, và vì thế mà gặp nhiều những khó khăn không lường
trước được khi mới bắt đầu học.
Cuộc thi 12
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Chúng ta không biết tìm tư liệu ở đâu, tìm những nguồn tư liệu nào là đáng
tin cậy. Tìm ra nguồn tư liệu rồi lại không biết đọc như thế nào, đọc cái gì, cái gì là
cần thiết, cái gì là không cần thiết. Nghĩa là chúng ta vẫn chưa định hình được cho
mình cách đọc và cách nắm lấy kiến thức từ những tư liệu mình đã tìm ra. Điều này
làm cho các bạn thực sự bối rối và cảm thấy học Đại học thật là khó khăn và phức

tạp và là một trở lực lớn đến việc phát huy tối đa sức học của các bạn để đạt được
thành tích tốt nhất có thể. Hơn nữa, thời gian để các bạn nhận ra được phương
pháp thích hợp và áp dụng nó có hiệu quả khá dài, dẫn đến xuất phát điểm của các
bạn sinh viên chậm hơn nhiều so với sự đòi hỏi của chương trình học. Cũng phải
thừa nhận rằng, các giảng viên trong Khoa đã thông qua những bài tiểu luận, những
đề tài hướng các bạn đến các phương pháp nhưng có lẽ, điều tốt nhất đối với sinh
viên Khoa Kinh tế là một sự hướng dẫn chuyên sâu và chính quy về những phương
pháp học để các bạn có thể khái quát hóa và ứng dụng nhuần nhuyễn, là sự chia sẻ
kinh nghiệm áp dụng các phương pháp học một cách thực tế từ các anh chị sinh
viên khóa trước.
Ở một khía cạnh khác, ta cũng xem xét trường hợp của một bộ phận nhỏ các
bạn sinh viên có sự chủ động học hỏi và nắm được khá nhiều các phương pháp
học, nhưng thực sự các bạn chưa có được sự hướng dẫn chính quy để áp dụng có
hiệu quả những gì tìm hiểu được, để biến một sự hỗn độn các phương pháp thành
một phương pháp có tính khái quát và áp dụng hiệu quả cho riêng mình.
III. THỰC TRẠNG CỦA E-SUDOKU
Nhìn nhận vấn đề này để nói rằng E-Sudoku cũng không ngoại lệ khi phải
mất hơn một năm để tìm ra phương pháp học thích hợp.
Chúng tôi nộp đơn và thi đỗ vào ngành Kinh Tế Đối Ngoại của Khoa Kinh
tế - ĐHQG TP.HCM, một ngành tuyển đầu vào cao nhất và sinh viên các khóa học
tốt nhất tại trường, hiển nhiên, chúng tôi đều có một nền tảng kiến thức tốt, nhưng
môi trường mới, cách học mới đã phản lại phương pháp học của chúng tôi. Nền
tảng kiến thức, khả năng tiếp thu, sự tự rèn luyện nỗ lực học tập, chúng tôi có,
nhưng chúng tôi thiếu phương pháp.
Mặt khác, vấn đề về đời sống khi học tại Đại học cũng là một trở ngại.
Chúng tôi quá bỡ ngỡ vì lần đầu tiên xa nhà, chúng tôi bị chi phối bởi quá nhiều cái
mới được tiếp xúc, chúng tôi bị “quyến rũ” bởi cuộc sống tự do, không bị “quản lí”.
Chúng tôi cũng đi học, trò chuyện, kết bạn nhưng chúng tôi chưa biết cách để tạo
cho chính mình môi trường dành cho việc học, môi trường của cùng nhau đầu tư
học tập, của sự chia sẻ kiến thức.

Một vấn đề nữa mà E-Sudoku gặp phải đó là thiếu kĩ năng. Môi trường Đại
học đòi hỏi chúng tôi phải biết và sử dụng thành thạo những kĩ năng để bổ trợ việc
học. Rất điển hình và dễ thấy, chúng tôi thường phải làm đề tài thuyết trình trên lớp.
Vậy, tư liệu hay để chúng tôi làm bài ở đâu, chúng tôi phải trình bày bài luận như thế
nào, thuyết trình ra sao, chỉ đơn giản thế mà chúng tôi cần đến kĩ năng tra cứu
thông tin, kĩ năng soạn thảo và sử dụng phần mềm tin học và cả kĩ năng thuyết trình
nữa. Nhưng việc học đâu chỉ có thuyết trình đề tài, còn rất nhiều những đòi hỏi khác
mà thực sự, nếu không được trang bị kĩ năng bạn sẽ bị lúng túng và làm việc kém
hiệu quả. Phải nhìn nhận rằng, những kĩ năng học và kĩ năng sống như việc quản lí
thời gian có hiệu quả, kĩ năng chuẩn bị cho bài kiểm tra, kĩ năng giải tỏa stress… và
còn nhiều nhiều nữa là những công cụ hữu hiệu bổ trợ cho việc học của bạn, việc
làm sau này và theo bạn suốt trong cuộc sống.
Cuộc thi 13
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Tụ chung lại, đối với sinh viên Khoa Kinh tế - ĐHQG HCM nói chung, và
những thành viên E-Sudoku đến từ ngành Kinh Tế Đối Ngoại nói riêng, điểm mạnh
của chúng tôi là một nền tảng kiến thức vững vàng được đào tạo ở trường
phổ thông, nhưng đó chỉ là điều kiện cần để học tốt khi lên Đại học vì khuyết điểm
của chúng tôi là chưa có phương pháp học thích hợp để phát huy tối đa
những điểm mạnh, phát huy cao độ khả năng để tạo bàn đạp cho những thành
công vượt bậc ở môi trường Đại học. Có thể nói rằng vấn đề mà sinh viên hiện
nay quan tâm nhất chính là làm sao và làm như thế nào để có được một phương
pháp học thật sự hiệu quả.
Bàn về phương pháp học tập trong năm qua, bạn Lương Thanh Bình, Trịnh
Thị Hoàng An và Phạm Kiều Nữ Trinh hầu như có phương pháp học gần giống
nhau.
Ưu điểm của bạn Bình chính là phân bổ thời gian học hợp lý, chuyên cần
trong học tập và tích cực tìm hiểu kiến thức để bổ sung cho từng môn học, nhưng
khuyết điểm lớn nhất mà bạn ấy mắc phải là dễ bị yếu tố ngoại tác chi phối đến việc
học, còn thụ động trong giờ học và chưa chuyên sâu, tìm hiểu kỹ vào từng môn học,

chủ yếu chỉ xoay quanh những kiến thức căn bản; bên cạnh đó thì kỹ năng tổng hợp
và chọn lọc kiến thức chưa tốt, chưa kết hợp hiệu quả giữa việc học tập và rèn
luyện thể dục thể thao.
Còn Nữ Trinh, tuy tự tìm và áp dụng nhiều phương pháp học ở cả 2 học kì
nhưng kết quả của bạn ấy thu được gần như là chênh lệch nhau rất lớn. Điểm trung
bình môn của Trinh lúc ấy chỉ xoay quanh điểm trung bình khá. Nhưng học kỳ II đã
hoàn toàn khác, mặc dù đã hoàn thành những bài tập đề tài giảng viên giao, ôn tập
kỹ cho mỗi lần lên lớp cũng như đã tiến hành ôn tập đầy đủ cho mỗi kỳ kiểm tra,
những môn bạn ấy tập trung cao độ vào học lại là những môn có điểm trung bình
môn thấp nhất … và khi kết thúc buổi thi Trinh đã tìm ra được nguyên nhân tại sao
mình làm bài như thế. Những gì giảng viên giao về nhà chỉ là vài bài tập mẫu để bạn
ấy phải tự tìm bài tập làm thêm. Yêu cầu tự học, tự tìm hiểu cao. Và Trinh đã không
theo kịp yêu cầu đó.
Hoàng An cũng không ngoại lệ khi điểm trung bình môn của mình ngày càng
thấp hơn. Việc hạn chế tìm hiểu thêm các thông tin bên ngoài cùng với không tham
khảo thêm các nguồn tài liệu mở làm An không thể nắm vững lượng kiến thức cùng
với cách giảng dạy tại giảng đường đại học. Việc phân bổ thời gian biểu học tập
không hợp lý cũng là nguyên nhân làm bạn ấy khá vất vả trong việc ôn tập lại lượng
kiến thức. Bên cạnh đó còn một số yếu tố khách quan trong phương pháp học tập
không hiệu quả của An như: khả năng tập trung, tư duy không cao, dễ nản trước
những dạng bài tập khó, thiếu tính chủ động bày tỏ quan điểm và quan niệm học
tập tại đại học của hầu hết sinh viên là dồn lượng kiến thức lại đến trước khi thi mới
tiến hành ôn tập lại từ đầu ?!
Riêng đối với Trần Hải Khâm và Huỳnh Nhã Yến thì chính thái độ học tập
độc lập đã tạo ra được những mặt thuận lợi như: chủ động về thời gian và địa điểm
học, ít bị phân tán bởi những câu chuyện ngoài lề khi học nhóm. Nhưng bên cạnh
đó, khó khăn lớn nhất mà hai bạn ấy mắc phải chính là: Tài liệu học tập bị hạn chế,
không có sự hứng khởi và niềm vui trong học tập dễ dẫn đến stress, không có nhiều
hướng giải quyết cho một vấn đề tạo nên lối mòn trong suy nghĩ, thiếu sự tham khảo
về kiến thức và mất nhiều thời gian tìm kiếm những kiến thức đã quên, thời gian để

trao đổi với các bạn cùng lớp không nhiều nên việc giải quyết vấn đề khó trong quá
trình học gặp nhiều hạn chế.
Cuộc thi 14
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Trần Quốc Tuấn không khác các bạn mình, chính bạn ấy cũng đã nhận ra
được những khuyết điểm về phương pháp học của mình: Thái độ học tập quá thụ
động, tùy cơ ứng biến. Nguyên nhân do đâu? Thứ nhất có lẽ do Tuấn vẫn còn tư
tưởng thoải mái của năm nhất, tự thỏa mãn mình sau một chuỗi dài những ngày thi
đại học. Thứ hai là môi trường học tập, nó khá mới mẻ và lạ lẫm so với quá trình
học tập của bạn ấy từ trước tới giờ, khiến chưa hẳn là ai cũng có thể thích nghi
nhanh chóng được. Chương trình đại học nhìn chung phân bố trong một kì thì không
quá nhiều, nhưng lượng kiến thức thì lại rất rộng, một phần do thời lượng tiết học
cho môn học thì rất ít- thường là khoảng 45 phút/tiết, 3 tiết/tuần hoặc 6 tiết/tuần (đối
với các môn Toán thống kê). Bên cạnh đó lại còn cả một chuỗi các kiến thức liên
quan đến nhau, cả từ cấp phổ thông buộc người sinh viên phải nỗ lực rất nhiều để
nắm bắt.
Hiện tại thì nhóm cũng gặp không ít trở ngại chung trong học tập, một phần là
vì phương pháp giảng dạy của thầy cô có nhiều đổi mới tuy nhiên vẫn thiên về mặt
lý thuyết vì chưa có điều kiện ứng dụng thực tế, khối lượng kiến thức của học kỳ này
yêu cầu cao hơn so với phổ thông và năm học trước. Mặt khác, khối lượng bài tập
tăng lên cùng các áp lực khác không chỉ trong học tập cũng ảnh hưởng đến tâm lý
khi học. Và kết quả có thể thấy được rõ ràng là điểm số của các môn học đi xuống.
Từ đó dẫn đến việc nghi ngờ về khả năng của bản thân, nghi ngờ về sự lựa chọn
của chính mình về ngành học, hoang mang về kết quả học tập vì không đạt được
như sự kỳ vọng.
Nhìn thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mỗi cá nhân trước khi
chúng tôi lập nhóm học tập là một trong những tiền đề quan trọng cho chúng tôi để
đề ra một phương pháp học tập hiệu quả mà cụ thể ở đây chúng tôi đã chọn là
phương pháp học nhóm.
Là sinh viên của ngành Kinh Tế Đối Ngoại, chúng tôi tự đòi hỏi mình phải luôn

cập nhật, luôn chủ động trong học tập và cả rèn luyện, đón đầu thử thách, thậm chí
chấp nhận thất bại trong học tập và cả công việc. Tuy khó khăn trước mắt còn khá
nhiều nhưng nhóm chúng tôi đã tìm thấy được cách thức nhằm khắc phục một
phần những bất lợi trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, đặc biệt là trong học tập
khi đã tìm ra một phương pháp học tập mà chúng tôi tin là có hiệu quả.
Nhưng khi đã tìm được cho mình một hướng đi, một phương pháp thiết thực,
thật sự mà nói thì việc áp dụng vào thực tế cũng không hề dễ dàng. Với phương
pháp học tập nhóm mà chúng tôi đã chọn, chúng tôi không phủ nhận tầm quan trọng
của cách dạy truyền thống cũng như hình thức thảo luận theo sự hướng dẫn của
giảng viên ở các trường đại học nhưng phải nói rằng, nó không còn phù hợp để giải
quyết triệt để những khó khăn trong việc học của sinh viên hiện nay. Vì thế, phần
lớn giảng viên đã thấy được giá trị của việc phân công sinh viên để học và làm theo
nhóm. Trong một cuộc nói chuyện gần đây về chủ đề Những Giáo viên được trao
Giải thưởng có tên là “Hãy để sinh viên tự học - theo nhóm”, GS Khoa học Sinh
học - Hiệu trưởng. Emeritus Donald Kennedy đã phát biểu về vấn đề này. Ông
nhắc người nghe rằng: sinh viên ĐH Stanford “giúp đỡ nhau rất nhiều” trong việc
học tập. Điều quan trọng là các giảng viên phải biết cách tận dụng bằng cách tạo cơ
hội và hình thành thói quen cho sinh viên thực hành các phương pháp học tập
nhóm.
Quả thực sau một thời gian dần tiếp cận với phương pháp học tập và làm
việc theo nhóm, chúng tôi đã dần cảm nhận được hiệu quả của phương pháp này.
Thông qua những lúc thảo luận nhóm, các thành viên đề ra cách giải quyết một vấn
Cuộc thi 15
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
đề, rồi bàn về khúc mắc nào đó của một thành viên, vấn đề dần dần được làm rõ
ràng hơn, nó cũng là một việc tạo cho chúng ta sự hứng thú khi một vấn đề được
giải quyết ngay, nhưng nếu không giải quyết được ngay nó cũng là một sự tò mò
khiến chúng ta phải tìm hiểu thêm để nêu ra cho các thành viên trong nhóm hiểu
được. Phương pháp học tập này không những giúp phát triển kiến thức bản thân,
mà còn giúp mọi người cùng tiến bộ hơn.

P H Ư Ơ N G
P H Á P
H Ọ C
Đ Ạ I
H Ọ C
H I Ệ U
Q U Ả
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Cuộc thi 16
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN
I. GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN CÁ NHÂN
Khi đã nhận ra được những khó khăn với việc học như trên, các thành viên
trong nhóm đã tìm ra biện pháp và khắc phục được những vấn đề mà mình gặp phải
bằng phương pháp học nhóm. Cụ thể:
Với bạn Hoàng An, đầu tiên bạn vẫn tiếp tục phát huy những mặt mạnh mà
thời gian trước có được như chuyên cần trong học tập, làm và thực hiện đầy đủ
những bài tập, những yêu cầu của giảng viên…
Tiếp theo đó là ngay từ khi có thời khóa biểu trên lớp cũng như các hoạt động
thì bạn đã lên một kế hoạch, một lịch học thật rõ ràng, chi tiết với hướng phân bổ
thời gian hợp lý cho từng tuần, từng tháng, từ đó đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc với nhóm học tập.
Ngoài ra nhờ vào việc học nhóm thì Hoàng An đã tìm ra hướng giải quyết cho
việc nắm bắt kiến thức trên giảng đường. Một điều quan trọng là bạn thường xuyên
ôn tập lại lượng kiến thức cũ và liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức mới, tìm hiểu
thêm thông tin bên ngoài, tham khảo các nguồn tài liệu, cùng trao đổi, thảo luận với
các thành viên trong nhóm. Nhờ vào quá trình học nhóm, An đã xác định công việc
cần làm ở từng môn, khi học, tập trung tư tưởng, động não, đào sâu suy nghĩ, nắm
bắt ý chính chứ không phải nhớ máy móc từng câu, từng chữ như trước.
Vì học nhóm là một phương thức hiệu quả nhằm góp phần xây dựng tinh thần

đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của
cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng nhỏ” như chúng tôi đã từng đề cập,
khi tham gia học nhóm thì Hoàng An đã nâng cao được ý thức, tinh thần tự giác, tự
nhận thấy trách nhiệm, chủ động tìm hiểu và cố gắng hoàn thành tốt phần việc của
mình cũng như giúp đỡ các thành viên khác để tiến độ công việc không bị trì hoãn
và hoàn thành tốt đẹp, thường xuyên học hỏi cách tự đánh giá và so sánh mức độ
thực hiện công việc với tiêu chuẩn đề ra.
Đồng thời nhóm còn giúp đỡ bạn ấy khắc phục được các khó khăn trong hoạt
động giao tiếp, tạo ra các kĩ năng cần thiết cho bản thân như khả năng thuyết trình,
kĩ năng thuyết phục, trình bày ý kiến một cách logic, rõ ràng…
Một vấn đề nữa Hoàng An đã chú trọng là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện
tập thể dục thể thao, giải trí tích cực… để có một thể lực tốt, một tinh thần sảng
khoái, minh mẫn cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Đối với Thanh Bình, trước hết vì còn thụ động trong mỗi giờ lên lớp nên khi
học nhóm Bình chủ động trao đổi nhiều hơn với các bạn, đưa ra ý kiến cũng như
suy nghĩ của bản thân về những vướng mắc trong việc học tập và hơn nữa, trong
những giờ học trên lớp, bạn ấy đã tích cực hơn trong việc phát biểu ý kiến, trao đổi
với giáo viên. Bên cạnh đó, để giải quyết được khuyết điểm học chưa chuyên sâu,
Bình thường xuyên xem lại bài ngay sau mỗi giờ học bằng cách vẽ mindmap hoặc
nhờ các bạn trong nhóm nhắc lại nội dung chính của bài học ngày hôm đó, vì mỗi
thành viên sẽ nắm bắt được những lượng kiến thức khác nhau, khi cùng chia sẻ sẽ
giúp nhau hiểu bài sâu hơn, nắm bắt vấn đề chắc hơn. Trong quá trình học nhóm thì
bản thân Bình còn có thể học hỏi thêm từ chính các bạn của mình với các thế mạnh
khác nhau, từ đó có thể rèn kỹ năng chọn lọc và tổng hợp.
Cuộc thi 17
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Một trong những điểm yếu của Bình nữa là việc chưa kết hợp việc học và rèn
luyện thể dục thể thao, giải pháp mà bạn ấy đã chọn ở đây là rủ các bạn trong nhóm
học tập tham gia cùng mình những hoạt động thể thao như chơi bóng chuyền hoặc
chạy bộ vào mỗi buổi sáng, vừa rèn luyện sức khỏe lại có thể chia sẻ với nhau

những vấn đề ngoài việc học, động viên nhau trong cuộc sống, khi đó nhóm sẽ hiểu
nhau hơn, gần gũi hơn, và khi học nhóm bầu không khí càng thân mật hơn.
Với bạn Hải Khâm, sau khi đã tìm ra phương pháp học nhóm, thấy được cái
hay của nó, bạn đã xác định đây là phương pháp tốt nhất mình sẽ theo trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện ở bậc Đại học.
Trước hết, với phương pháp này, bạn ấy đã tìm ra giải pháp cho sự hạn chế
về nguồn tài liệu tham khảo của mình. Bất cứ sinh viên nào cũng không thể có khả
năng tài chính để mua hết tất cả những tài liệu, sách tham khảo trên thị trường và
Khâm cũng vậy. Bạn ấy bắt đầu nghĩ đến việc mượn sách của bạn bè, đó là hình
thức tiền đề sơ khai của việc học nhóm nhưng bạn ấy chưa nhận thức rõ về nó. Khi
áp dụng học nhóm, Khâm và các bạn không cần mượn sách của nhau nữa, mọi
người cùng đem theo tài liệu của mình trong mỗi buổi học, chia sẻ cho nhau, nguồn
tài liệu trở nên phong phú, việc trao đổi kiến thức trở nên dễ dàng và hữu ích hơn
rất nhiều.
Điều lợi thứ hai mà Khâm nhận ra khi học nhóm là môi trường làm việc.
Khâm tham gia nhiều các hoạt động đoàn thể tại trường. Nếu như lúc trước, sau khi
hoạt động phong trào, bạn ấy lại trở về cặm cụi ôm mớ sách vở mà đọc mà học và
trong đầu lúc nào cũng căng thẳng thì giờ đây, cùng với cả nhóm học của mình,
Khâm đã tạo ra bầu không khí vui vẻ, thân thiện, suy nghĩ tích cực và thiện chí.
Nhóm học tập không chỉ là môi trường tri thức nữa mà là nơi để giải tỏa những căng
thẳng trong cuộc sống, để chia sẻ, cảm thông, cùng nhau phát triển.
Cũng chính trong việc học nhóm, Khâm nhận ra sự thay đổi trong tư duy của
mình. Ngày trước, vì chỉ có một mình tự học, bạn ấy thường suy nghĩ theo lối mòn,
rất khó khăn để tìm ra hướng giải quyết vấn đề một cách hay nhất, sáng tạo nhất.
Làm việc trong nhóm, mỗi người đều có cách suy nghĩ riêng làm cho bạn ấy nhận ra
rằng, vấn đề còn có thể xem xét ở nhiều khía cạnh khác nữa. Từ đó, Khâm tập thói
quen đặt mình vào trường hợp của các bạn cùng nhóm, tập suy nghĩ đa chiều để
phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tư duy của chính bản thân mình.
Mặt khác, học nhóm đã khắc phục được hạn chế của Khâm trong việc giải
quyết những vấn đề khó. “Chín người mười ý”, mỗi người nhớ một phần kiến thức,

cùng chia sẻ cho nhau, một mặt là giúp nhau ôn lại kiến thức đã qua, mặt khác là
tạo ra một môi trường thuận lợi để giải quyết những vấn đề nan giải. Gặp vấn đề
khó, mọi người cùng nhau ngồi lại, đưa ra quan điểm để rồi cùng nhau tìm ra giải
pháp hay chỉ là hướng đi cho những giải pháp sau đó. Điều này đã làm nổi bật lên
hiệu quả của phương pháp học nhóm so với cách tự học độc lập mà Khâm đã áp
dụng trong suốt thời gian qua và học kỳ vừa rồi, điểm tổng kết của Khâm tiến bộ rõ
rệt.
Về phần Nữ Trinh, kịp thời nắm bắt và phát hiện ra nhược điểm của mình,
bạn ấy đã biết tìm thêm tài liệu phù hợp với chương trình dạy của giảng viên trên
giảng đường. Vẫn hoàn thành các yêu cầu giảng viên, nhưng từ những bài tập đó,
Trinh tiếp tục làm thêm những bài tập tương tự ở các nguồn tài liệu khác để có thể
có sự thành thạo, quen dần với các dạng bài hơn. Với các bài làm thêm, những gì
còn vướng mắc thì bạn ấy đã biết tìm đến nhóm học tập của mình để giải quyết nó!
Cuộc thi 18
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Đồng thời, cùng chia sẻ những gì mình làm được với các thành viên trong nhóm và
hỏi thêm những tài liệu mà bạn mình tham khảo.
Khi tham gia học nhóm, nhóm đã tạo cho Nữ Trinh một động lực học tập, thúc
đẩy não bộ hoạt động linh hoạt hơn. Với bạn ấy, nhóm không chỉ là nơi để cùng học
mà nhóm còn là môi trường tạo ra sự cạnh tranh, sự cầu tiến. Nữ Trinh không muốn
mình tiếp nhận một chiều mà là sự trao đổi đa chiều giữa các thành viên trong
nhóm. Chính vì vậy, việc học nhóm đã giúp Nữ Trinh cải thiện đáng kể hơn kĩ năng
giao tiếp của mình.
Ngoài ra, sự thiếu khả năng tập trung của bạn đã làm cho việc hoàn thiện một
ý tưởng nào đó là một khó khăn lớn nhưng khi vào nhóm, Trinh nêu ý tưởng sơ khai
của mình, cùng với cách làm việc brainstorming, thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều.
Trong học kỳ vừa rồi, với việc tham gia vào các nhóm học tập, tinh thần đồng
đội và trách nhiệm của Quốc Tuấn với tập thể dần được nâng cao. Chính điều này
đã làm cho việc học của bạn ấy ngày càng được cải thiện, tinh thần học chủ động

hơn. Khi tham gia vào nhóm cùng nhau học tập, nhìn các bạn học tập tích cực,
dành rất nhiều thời gian cho việc học tập, Tuấn đã nhìn nhận lại quá trình học tập,
đưa ra định hướng học tập cho chính mình. Nhóm học tập đã giúp bạn ấy phải tích
cực trong việc học của mình, chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu trước tài liệu. Vì vậy khi
Tuấn lên lớp nghe bài giảng của thầy cô, các kiến thức đó in lại rất sâu trong trí nhớ,
việc vận dụng các kiến thức đó cũng khá dễ dàng hơn.
Mặt khác, khi tham gia vào nhóm học tập, tiếp xúc với nhiều người hơn, bạn
ấy dần dà làm quen với các điều kiện học tập khác nhau, các hình thức học đa
dạng. Việc học nhóm đã làm bạn ấy dành nhiều thời gian hơn cho việc học, từ đó
góp phần thúc đẩy giải quyết các vấn đề về quỹ thời gian, để có điều kiện học tập
thêm các kỹ năng cần thiết. Tiến bộ rõ nét nhất là Tuấn, bằng cách áp dụng phương
pháp này, điểm tổng kết của Tuấn đã tăng lên đáng kể.
Đối với Nhã Yến, vì là một cán bộ Đoàn xuyên suốt nên hầu như thời gian
của Yến được dành cho hai mảng chính là học tập và hoạt động. Nắm được vấn đề
đó, từ khi lập nhóm học tập, bạn ấy phân bổ thời gian tốt hơn, lập thời gian biểu cụ
thể hơn, chuyên tâm áp dụng một cách khoa học và chặt chẽ. Bên cạnh việc học
cùng nhóm, Yến cũng đã dành cho mình một khoảng thời gian nhất định trong tuần
để tự học tại nhà, ôn tập lại những gì mà cả nhóm đã học được trong tuần qua. Có
vấn đề nào phát sinh thì sẽ ghi ra giấy và trong lần học tiếp theo trình bày những ý
kiến của mình, cả nhóm cùng trao đổi và giải quyết khúc mắc. Vì chủ động về thời
gian hơn nên Yến cũng đã dành riêng cho mình những khoảng thời gian giải trí phù
hợp nhằm làm giảm căng thẳng cho bản thân.
Vì nguồn tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình học tập
nên Yến cũng đã chủ động hơn trong việc hỏi mượn những giáo trình cũ của các
anh chị, tham khảo ý kiến của thầy cô những quyển sách mình sẽ cần và trao đổi với
các bạn trong cùng nhóm nên bây giờ bạn không còn bận tâm nhiều về vấn đề này
và nguồn tài liệu tham khảo của bạn trở nên phong phú hơn.
Ghi chép trên lớp cũng là một khía cạnh không thể thiếu. Vì môi trường đại
học khác với phổ thông nên không còn hiện tượng giáo viên đọc và học sinh chép.
Trên lớp Yến đã tích cực và chủ động nghe giảng, ghi lại những ý chính bằng sơ đồ

cây và được hệ thống hóa lại khi học nhóm vì thế bạn có thể nhớ lâu hơn những vấn
đề này.
Cuộc thi 19
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Gặp khó khăn trong quá trình học, Yến đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhóm học tập cùng với cố gắng của bản thân, học kỳ vừa rồi điểm tổng kết của bạn
đã có sự tiến bộ rõ nét dù không như mong muốn.
Cùng với những nỗ lực của bản thân, xác định mục tiêu rõ ràng và môi
trường tiến hành học nhóm được đề cập ở phần sau đây, các thành viên E-Sudoku
đã giải quyết được những khó khăn của bản thân.
II. THỰC TIỄN CÁCH THỨC TIẾN HÀNH HỌC NHÓM
MỤC TIÊU:
“Chúng ta sống để làm gì nếu ta không biết cách làm cho cuộc sống dễ
dàng hơn cho nhau?”- George Eliot. Việc học nhóm cần nhất chính là sự tương
tác, hỗ trợ lẫn nhau để co thể đạt đến trạng thái cao nhất “ WIN-WIN”.
Chúng tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc học đối với sinh viên
nói chung và vấn đề học nhóm nói riêng. Đồng thời, chúng tôi cũng biết giải pháp có
thể nói là tốt nhất tại thời điểm này để khắc phục những khó khăn đối với nhóm là
tìm ra một phương pháp thực sự hiệu quả đối với tất cả các thành viên trong nhóm.
Sau thời gian tìm hiểu cũng như áp dụng những cơ sở lý luận vào việc học của
nhóm thì chúng tôi nhận thấy được những ưu điểm tích cực từ phương pháp học
nhóm và phương pháp brainstorm và việc quyết định ứng dụng các phương pháp
trên vào hướng đi trong quá trình học tập của mình.
Trước hết, chúng tôi xác định thành viên trong nhóm. Nhóm lựa chọn số
lượng thành viên phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của từng môn học. Khả năng của
mỗi thành viên trong nhóm có thể tương đồng hoặc khác nhau tuy nhiên chúng tôi
chọn thành viên hợp ý, mỗi người có những khả năng khác nhau tạo nên sự đa
dạng trong kiến thức, kinh nghiệm sẽ phát huy phương pháp giải quyết vấn đề.
Bước kế đến khi tiến hành lập nhóm chúng tôi đã trả lời câu hỏi sau “Mục tiêu
của nhóm là gì?” Và câu trả lời tất yếu là chúng tôi mong muốn với phương pháp

học mới này tất cả các thành viên đều có kết quả học tập tốt nhất, cũng như việc
thông qua quá trình học nhóm chúng tôi có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Bên cạnh mục tiêu lớn của nhóm thì từng thành viên cũng đã tự xác định cho mình
những mục tiêu riêng như sau:
• Bạn Trịnh Thị Hoàng An
- Giữ vững và đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên.
- Trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân
- Cải thiện trình độ Anh văn.
- Đạt giải cao trong cuộc thi Phương pháp học Đại Học hiệu quả và đề xuất
nhân rộng mô hình trong toàn thể Sinh viên Khoa Kinh tế (mà sau này là ĐH
Kinh Tế - Luật) ĐHQG HCM.
- Hiểu biết thêm về văn hóa, du lịch trong nước cũng như trên thế giới.
• Bạn Lương Thanh Bình :
- Kết quả học tập đặt loại khá trở lên:7.5
- Xếp loại rèn luyện đạt loại giỏi: 0.8
Cuộc thi 20
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
- Đạt giải cao trong cuộc thi Phương pháp học Đại Học hiệu quả và đề xuất
nhân rộng mô hình trong toàn thể Sinh viên Khoa Kinh tế (mà sau này là ĐH
Kinh Tế - Luật) ĐHQG HCM.
- Lấy chứng chỉ bằng B tin học
- Lấy Bằng TOEIC 500
• Bạn Trần Hải Khâm
- Điểm TB học tập học kì 4 trên 8.0
- Đạt giải cao trong cuộc thi Phương pháp học Đại Học hiệu quả và đề xuất
nhân rộng mô hình trong toàn thể Sinh viên Khoa Kinh tế (mà sau này là ĐH
Kinh Tế - Luật) ĐHQG HCM.
- Lấy chứng chỉ B tin học.
- Hoàn thành hai khóa học TOEFL.
- Học tập 3 kĩ năng mềm.

- Sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG.
- Cuối năm có được Bằng khen của TW Hội Sinh viên Việt Nam về Công tác
Hội và phong trào Sinh viên.
• Bạn Phạm Kiều Nữ Trinh
- Điểm trung bình kì này tăng hơn so với kì trước.
- Đạt giải cao trong cuộc thi Phương pháp học Đại Học hiệu quả và đề xuất
nhân rộng mô hình trong toàn thể Sinh viên Khoa Kinh tế (mà sau này là ĐH
Kinh Tế - Luật) ĐHQG HCM.
- Tạo được sân chơi thông qua các hoạt động Đoàn trong lớp
• Bạn Trần Quốc Tuấn
- Điểm TB tích lũy sau học kì 4 trên 7.0
- Có sự cân đối tốt giữa việc học và những mối quan tâm khác
- Đạt giải cao trong cuộc thi Phương pháp học Đại Học hiệu quả và đề xuất
nhân rộng mô hình trong toàn thể Sinh viên Khoa Kinh tế (mà sau này là ĐH
Kinh Tế - Luật) ĐHQG HCM.
- Đạt được chứng chỉ TOIEC 500
• Bạn Huỳnh Nhã Yến
- Cân đối tốt hơn giữa việc học và công tác Đoàn – Hội
- Cố gắng phấn đấu đạt kết quả học tập từ 7.5 trở lên.
- Rèn luyện thêm các kỹ năng mềm cần thiết.
- Đạt giải cao trong cuộc thi Phương pháp học Đại Học hiệu quả và đề xuất
nhân rộng mô hình trong toàn thể Sinh viên Khoa Kinh tế (mà sau này là ĐH
Kinh Tế - Luật) ĐHQG HCM.
- Hướng vào con đường phát triển sau này.
Cuộc thi 21
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
Khi đã có nhóm ổn định và mục tiêu cụ thể chúng tôi xác định rõ các yêu cầu
chung của nhóm cũng như đối với từng thành viên trong nhóm về giờ học, địa điểm,
thời gian học một buổi là bao lâu? Từ đó nhóm cần có một nhóm trưởng với kiến
thức chuyên sâu nhất, khả năng tư duy tốt, giải quyết vấn đề hợp lý cũng như liên

kết hiệu quả giữa các thành viên.
Ngoài ra để cho thêm phần sinh động, chúng tôi đặt tên nhóm, slogan để tạo
hứng khởi trong quá trình học.
Trong buổi học đầu tiên nhóm đã trao đổi cho nhau nghe về phong cách làm
việc của từng thành viên để có sự hợp tác tốt.
Về phương pháp, điều quan trọng chúng tôi nhắc đến ở đây là cần có sự
phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng chỉ
đạo của nhóm trưởng. Khi công việc được phân công rõ ràng cho từng thành viên
họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc.
Thuận lợi chính của chúng tôi là việc chúng tôi dễ dàng trao đổi với nhau
trong cả giờ học cũng như giờ giải lao về những vấn đề còn thắc mắc, thời gian học
các môn tương đối giống nhau đặc biệt là đối với những môn mang tính chất chuyên
ngành. Tuy nhiên, trong nhóm hầu hết đều là thành viên nòng cốt của tổ chức Đoàn
- Hội trong lớp và trong trường, trong khi đó, một vài thành viên còn hoạt động trong
các câu lạc bộ đội nhóm, chúng tôi tham gia với tính thường xuyên nhằm trau dồi
những kỹ năng khác ngoài việc học nên việc sắp xếp lịch học nhóm cũng gặp không
ít khó khăn.
Nhìn nhận lại thì chúng tôi không thể nói rằng vì mình không có thời gian bởi
thời gian là thứ duy nhất công bằng với tất cả mọi người – ai cũng có một ngày với
24 tiếng nên việc than phiền là bản thân không có thời gian thì thật sự phi lý, nói
chính xác là chúng tôi chưa sắp xếp một cách hợp lý và khoa học giữa việc học
cũng như các hoạt động khác, dễ dẫn tới việc ôm đồm, sa đà vào những nhiệm vụ
khác mà thi thoảng quên đi nhiệm vụ học. Vậy giải pháp chúng tôi lựa chọn ở đây để
giải quyết tình trạng đó là đưa ra thời gian biểu thật cụ thể cho các hoạt động đoàn
thể với việc học, chọn lựa những việc thật sự quan trọng, đưa nhiệm vụ đó vào từng
ngày trong mỗi tuần cụ thể. Bạn có thể hình dung một cách đơn giản là những việc
quan trọng như những viên đá to khi bạn chơi trò xếp đá vào một cái bình, luôn luôn
cho vào bình những viên đá lớn sau đó mới đổ hết những viên đá nhỏ còn lại vào
trong bình. Bạn sẽ thấy rằng khi các viên đá lớn đã nằm gọn gàng trong bình thì
những viên đá nhỏ có thể tự sắp xếp được với nhau để tìm cho mình vị trí thật thích

hợp. Khi thời gian học được sắp xếp thì vấn đề tâm lý của từng thành viên trước khi
tiến hành học đối với nhóm cũng rất quan trọng. Nếu trước khi học nhóm mà có
thành viên mâu thuẫn với nhau thì việc học nhóm cũng rất căng thẳng không thể
cùng học, cùng giải quyết vấn đề hiệu quả được. Nếu như mục tiêu của nhóm như
kim chỉ nam dẫn đường đến tới thành công thì việc xác định rõ nhiệm vụ cần thực
hiện như từng bước chân bạn bước đi trên con đường hướng tới sự thành công đó.
Trong số những bước đi cần thiết chính là vấn đề tiến hành họp nhóm. Trước
khi học nhóm chúng tôi liên lạc với nhau về thời gian, địa điểm, nội dung học để các
thành viên chuẩn bị. Bên cạnh đó xác định rõ buổi học sẽ học gì, cần chuẩn bị
những kiến thức, tài liệu nào.
Khi họp nhóm thì nhiệm vụ được phân công sao cho phần việc của các cá
nhân có liên hệ chặt chẽ với nhau mang tinh thần tự giác và trách nhiệm cá nhân.
Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác về thời gian, bài vở,
Cuộc thi 22
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
tự giác “phát biểu”… và chủ động tìm hiểu cũng như đọc kỹ nội dung các vấn đề sẽ
học trong buổi đó, làm đầy đủ bài tập trước giờ học.
Trong buổi học, chúng tôi trình bày những gì mình đã chuẩn bị, tự đặt ra các
câu hỏi và suy nghĩ phương án trả lời đồng thời ghi chép ra giấy những vấn đề, thắc
mắc chưa tự giải quyết được hay những bài tập chưa làm được để có thể dễ dàng
thảo luận với nhóm. Phương châm của cả nhóm là “Không ngại hỏi những điều
mình chưa biết hoặc còn thắc mắc”. Khi thảo luận các thành viên trong nhóm lắng
nghe ý kiến cũng như ý tưởng của các bạn khác với thái độ hợp tác tích cực, cả
nhóm cùng đưa ra những nhận xét, đánh giá, cùng tìm ra biện pháp giải quyết
khuyết điểm định ra phương thức mới thật sự hiệu quả khi thật sự lắng nghe và thấu
hiếu. Ở mỗi câu hỏi và bài tập giải quyết xong, chúng tôi kết luận, rút kinh nghiệm
cho cả nhóm để thấy rõ mỗi người yếu ở mảng kiến thức nào, cần lưu ý gì cho
những bài tập tương tự về sau, kiến thức mới nào học được qua câu hỏi, bài tập đó.
Quan trọng hơn nữa, để có nguồn thông tin lớn tất cả các thành viên trong
nhóm đều chủ động tìm tài liệu, đặc biệt những thành viên có khả năng tìm kiếm tài

liệu, thông tin cho môn học.
Vào mỗi buổi học, chúng tôi dành khoảng ¼ thời gian ôn lại kiến thức cũ,
cùng nhau xem xét những vấn đề còn chưa rõ ràng nhằm hướng tất cả thành viên
đến mục tiêu hiểu sâu, hiểu tốt vấn đề cũ trước khi qua nội dung mới. Sau đó dành
phần lớn thời gian trả lời câu hỏi ôn tập và làm bài tập, chúng tôi giải quyết những
vấn đề cơ bản, đơn giản trước sau đó cùng nhau làm việc với những vấn đề khó
hơn. Đối với vấn đề khó, trước hết, mọi người dành ra 5-10 phút đọc kĩ lại lần nữa
yêu cầu của vấn đề, những kiến thức có liên quan để tạo nền tảng tốt. Và cuối cùng
nhóm dành ¼ thời gian để xem trước bài học sắp tới.
Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập
chúng tôi. Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong
nhóm chúng tôi sẵn sàng động viên, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau những niềm riêng.
Khi làm việc trong nhóm, chúng tôi đề cao sự tin tưởng để mọi người cảm thấy họ
có thể nói ra khả năng của mình, những gì họ có thể làm được… Tuy nhiên, sẽ có
một số phần việc không ai muốn nhận nên nhóm phải trao đổi với nhau xem họ cần
phải học, chuẩn bị những gì để thực hiện phần việc đó. Và trong quá trình làm việc
chúng tôi đề ra kế hoạch, các bước phải thực hiện. Vấn đề ở đây chúng tôi xác định
được là “không phải là ai giỏi hơn ai, ai học chăm hơn ai mà là đạt được kết quả
cuối cùng ra sao”.
Mọi thứ đều được sáng tạo hai lần và nhóm E-SUDOKU chọn phương pháp
để kích thích sự sáng tạo cũng như tư duy của nhóm khi cùng làm việc nhằm hạn
chế thời gian là brainstorming. Khi đó sự động não của từng thành viên sẽ cho ra
nhiều kết quả khá bất ngờ về cách thức giải quyết công việc. Khi brainstorming thì
nhóm trưởng sẽ điều khiển cả nhóm và kiêm luôn chức vụ thư kí. Lúc ấy mọi người
bắt đầu công não, nêu ra bất cứ ý tưởng nào mà mình có thể nghĩ ra liên quan đến
vấn đề hoặc cách giải quyết vấn đề. Vì nhóm chỉ có 6 thành viên nên buổi công não
thường kéo dài khoảng 10-15 phút. Và sau cùng nhóm trưởng sẽ làm công việc tổng
hợp ý kiến, loại bỏ những ý kiến lạc đề, viết tất cả ý tưởng còn lại vào một tờ giấy.
Ngoài ra, khi có nhiều sự lựa chọn để giải quyết một vấn đề, chúng tôi chọn
ra câu trả lời tốt nhất bằng Phương pháp “6 thinking hats”. Trước hết cả nhóm xem

xét lần lượt từng ý tưởng. Sau đó chúng tôi đội những chiếc mũ giống màu nhau,
phát triển ý tưởng dựa trên màu mũ đó. Lần lượt thay đổi màu mũ đến khi cả nhóm
Cuộc thi 23
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
đã đội 6 màu mũ, vấn đề được xem xét cùng nhau ở nhiều khía cạnh, những ưu,
khuyết điểm của mỗi ý tưởng đều được ghi nhận để đối chiếu so sánh với những ý
tưởng khác. Thời gian chúng tôi dành cho mỗi ý tưởng không quá 5 phút. Cuối
cùng, so sánh những ý tưởng với nhau về những điểm mạnh và điểm yếu, tìm ra ý
tưởng tốt nhất. Nhưng không phải ý tưởng ấy chắc chắn được sử dụng làm giải
pháp cho vấn đề, nếu cả nhóm đều thấy rằng ý tưởng chưa thật sự hay và thuyết
phục thì có thể bỏ ngõ, cho phép mọi người tự đào sâu và tìm hướng giải quyết tốt
nhất trong buổi học nhóm sau.
Không chỉ vậy, chúng tôi còn sử dụng bí quyết “Crazy thinking” để tạo ra
những khoảng thời gian chơi mà học, từ đó cho bản thân những hướng giải quyết
mới, sáng tạo và độc đáo hơn, tạo sự liên tưởng, hình thành óc phán đoán cho mọi
người. Theo chúng tôi, đây vừa là một phương pháp nhỏ có hiệu quả, vừa có thể
giúp chúng tôi thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
Sau khi trải qua 1 tiếng rưỡi đến 2 giờ ngồi học với nhau, cả nhóm cùng nhau
nghỉ ngơi, thư giãn và chia sẻ cho nhau những vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân
để cùng tạo sự thân thiết cho các cá nhân trong nhóm. Thời gian nghỉ ngơi khoảng
10 – 20 phút.
Cuối buổi học, nhóm trưởng nhắc lại cho mọi người những gì cần phải làm ở
nhà, những kiến thức nào cần xem xét cho vấn đề sắp tới, nguồn tài liệu tham khảo
và thời gian, địa điểm dự kiến cho buổi học sau.
Đặc biệt, sau khi kết thúc buổi học chúng tôi thường cùng nhau đi ăn nhẹ,
mua sách, đi siêu thị hoặc chơi vài trò chơi tập thể để giải tỏa căng thẳng sau buổi
học.
Tóm lại việc học nhóm đã giúp chúng tôi có cơ hội thể hiện khả năng thuyết
trình của mình, khiến các thành viên trong nhóm tự tin hơn rất nhiều. Học nhóm
cũng là cách để mọi người thắt chặt thêm tình đoàn kết. Nhưng chúng tôi luôn lưu ý,

nhắc nhở nhau trong quá trình học đừng thể hiện cái “Tôi” thái quá. Luôn thể hiện
tinh thần khiêm tốn, học hỏi, không thì khi kết thúc học nhóm sẽ là sự ganh ghét, bài
xích lẫn nhau, phương pháp học nhóm trở nên phản tác dụng.
Cuộc thi 24
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
CHƯƠNG IV: MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
Qua các phần trên chúng ta cũng đã thấy giá trị của việc học nhóm đối với
từng sinh viên trong quá trình học tập, nhưng cái gì tốt cũng đi kèm với một điều gì
đó chưa tốt. Phương pháp này cũng vậy, thông qua quá trình rèn luyện học tâp
trong học kỳ vừa rồi, với việc tham gia vào các nhóm học tập trên trường và các
nhóm tự học ở nhà, kết quả đạt được quả là rất cao, học tập có phần tốt hơn. Tuy
nhiên,trong quá trình học nhóm và tiến hành khảo sát 200 sinh viên để lấy mẫu về
phương pháp học nhóm, chúng tôi nhận ra một số vấn đề chưa thật sự hiệu quả.
Có thể tóm gọn những điều khó khăn như sau:
- 40% các bạn không hài lòng về nhóm học hiện tại. Các bạn cho rằng việc
học nhóm không mang lại hiệu quả trong các môn học đạt 33%
- 15% các bạn cho rằng thời gian các buổi học là không đủ, việc họp nhóm
khá là hạn chế, mỗi bạn đều khá bận rộn với nhiều nhóm học tập khác nhau, vì vậy
khi thảo luận nhóm, đôi khi các bạn trao đổi rất qua loa, nhiều lúc không tập trung
chỉ mong sao buổi họp kết thúc nhanh.
- Chủ đề không thích hợp đó là ý kiến của 13% số người được khảo sát. Có
nhiều buổi họp nhóm, việc xác định mục tiêu không rõ ràng, điều đó làm cho buổi
thảo luận thành một buổi tám chuyện, phải sau đó gần đến giờ, gấp gáp, rồi mới bàn
nhau xem là phải làm gì, nội dung thảo luận sơ xài, không rõ ràng => buổi họp nhóm
thất bại, hiệu quả rất thấp.
- Cái tôi của sinh viên quá cao, đa số các bạn đều đồng tình với quan niệm
này – 45%, các bạn thường giấu dốt, hoặc ngại ngùng chiếm 40% và không quen
với việc chia sẻ công việc, bên cạnh đó 35% các bạn cũng nghĩ rằng việc học nhóm
khó khăn do chênh lệch về mặt kiến thức, khi tham gia họp nhóm, tự nhiên sẽ có
một số sinh viên vượt trội và một số kém hơn có khuynh hướng rút lui, điều này sẽ

làm cho việc học nhóm mất đi tính hiệu quả vốn có của nó.
- Các thành viên không tin tưởng vào khả năng của nhau, sinh viên nỗ lực
làm việc theo nhóm nhưng lại chia từng phần việc, giao phó công việc cho từng cá
nhân, cuối cùng một người chịu trách nhiệm tập hợp các ý kiến đó lại. Với 25% ý
kiến này, các bạn cho rằng sự phân công công việc là không hợp lý.
Bên cạnh những yếu tố đó thì nhìn chung các bạn sinh viên đều cho rằng việc
học nhóm khó khăn là do:
- Chưa có phương pháp làm việc hiệu quả - 47%
- Không có 1 ngưởi trưởng nhóm - 20%
- Xung đột giữa các thành viên - 40%
- Sự vô trách nhiệm của thành viên có 38%
- Thời gian biểu khác nhau 20%
- Điều kiện vật chất 8%
Và còn một số lý do nữa mà chúng tôi đã trải qua trong quá trình làm việc
nhóm, thông qua những sự việc như vậy chúng tôi đã tìm ra một số phương pháp
nhằm cải thiện những bất cập này cho việc học được hiệu quả hơn:
1 Vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Nhóm khi tập hợp lần đầu,
Cuộc thi 25
Phương pháp học Đại Học hiệu quả
các giáo viên nên hướng dẫn cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản cần cho làm việc
nhóm. Cần nói rõ cho sinh viên rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cá
nhân. Sinh viên cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp,
mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được lĩnh
hội kiến thức. Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.Vì thế
mỗi thành viên cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó
và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thành viên trong nhóm phải tìm được cho mình
một đáp án đúng. Cần ưu tiên cho những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và
dễ nhất để các bạn này có cơ hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
2 E-Sudoku có một nhóm trưởng kiêm thư ký. Một người lên kế hoạch,
công việc cho cả nhóm là vô cùng quan trọng, người nhóm trưởng sẽ là người giúp

cho các thành viên đều đưa ra ý kiến của mình, thậm chí sẽ là người gắn kết mọi
người, làm cho buổi họp nhóm hấp dẫn, không đi trệch hướng. Với vai trò thư ký,
người nhóm trưởng sẽ là người ghi lại tất cả các ý kiến mà các thành viên đã nêu ra
trong lúc trao đổi, điều này tôi cho rằng vô cùng quan trọng, vì không có ý kiến nào
là sai cả, vả lại có đôi lúc đó như là một ý tưởng lướt qua nhưng lại rất có ích cho
phần sau Người lên kế hoạch có thể là nhóm trưởng hoặc một thành viên nào đó
cũng được, người này chính là bạn sẽ giúp cho công việc của nhóm có tính hệ
thống, không bị rơi vào mơ màng.
3 Lên lịch cụ thể cho các buổi họp, luôn thông báo cho các thành viên
qua mail hoặc điện thoại cho dù lịch trình có thay đổi hay không, đồng thời gửi kèm
theo là outline của buổi họp nhóm.
4 Trong lúc thảo luân, có một nguyên tắc là tất cả ý kiến mà các thành
viên đã nêu ra đều phải được ghi lại.
5 Mỗi thành viên đều phải tập lắng nghe, phát biểu những ý kiến của
mình.
Trong số các ý kiến đã nêu ra thì mỗi cá nhân dần dần hòa nhập, cải thiện
được khuyết điểm của mình là điều hết sức khó khăn, việc này cần có các thành
viên trong nhóm cùng tham gia hỗ trợ. Một điều chắc chắn rằng một nhóm mà không
có một thành viên làm chất trung hòa thì không bao giờ nhóm đó tồn tại được, và
thành viên đó sẽ là mồi lửa ban đầu để nhóm lửa trong các thành viên. Khi đã dần
dần gắn được các thành viên lại rồi thì việc tiếp theo là đặt cho nhóm một mục tiêu,
tổ chức một cuộc đi chơi, ăn uống gì đó, nó sẽ làm cho mọi người gắn kết hơn.
Tuy rằng nói là thế, nhưng mỗi một người đều có tính cách riêng, hoàn cảnh,
cách sống riêng, vì vậy trong quá trình làm việc nhóm không tránh khỏi có những
việc không được tốt. Những lúc có thành viên như vậy thì mọi người phải cùng nhau
tìm cách gắn kết thành viên đó lại với nhóm. Phần lớn việc có thành viên chán nản
không hòa hợp với nhóm thường là do xích mích cá nhân, hoặc họ không cảm nhận
hiệu quả đạt được như các thành viên khác (họ không thỏa mãn với kết quả đạt
được).
Đối với việc xích mích cá nhân thì nó là việc hết sức dễ dàng, nếu các bạn

đánh trúng tâm lý của họ, đó là niềm vui của sự thành công của cả nhóm, khi làm
một viêc gì đó mà đạt được thành công nào đó, tự nhiên các thành viên đều sẽ rất
vui, sẽ mau chóng quên đi những xích mích đã có với nhau. Mặt khác việc này cũng
là một phần của tính cách, nhiều lúc cũng không thể ép buộc, nhưng sinh viên cần
tập cho mình tính cách vì tập thể và công việc chung, khi làm việc nhóm thì quên đi
cá nhân, cùng giúp đỡ để hoàn thành công việc.

×