VAI TRÒ CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
I. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
1. Định nghĩa.
Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật.
Nguồn của pháp luật biểu hiện dưới 2 dạng thành văn và bất thành văn.
Liên quan đến nguồn của LQT có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo nghĩa hẹp: nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các
quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế. Theo đó, LQT gồm 2 loại nguồn cơ bản
là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Theo nghĩa rộng: nguồn của LQT là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm quyền
có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật.
Vấn đề nguồn của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực
tiễn vì nó liên quan chặc chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ quốc tế nói
riêng và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung.
Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật
quốc tế. Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách
xác định truyền thống như khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế quy định,
theo đó, luật quốc tế có hai loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế), và nguồn
bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế,
trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ
quốc tế.
Về lý luận, nguồn của luật quốc tế là phạm trù là pháp lý gắn liền với quá trình
hình thành các quy định của luật này. Do đó cần có sự phân biệt giữa nguồn của luật
quốc tế (để chứa đựng quy phạm luật quốc tế) với những phương tiện hỗ trợ việc xác
định quy phạm luật quốc tế, cũng được đề cập tại khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án quốc
tế liên hợp quốc (bao gồm án lệ, các học thuyết của các luật gia có trình độ cao) và một
số hình thức khác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như nghị quyết
không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia…
Về tổng thể, hai dạng nguồn thành văn và bất thành văn như trên được chủ thể
của luật quốc tế viện dẫn, áp dụng khác với cách viện dẫn, áp dụng của luật quốc gia.
Chẳng hạn, các chủ thể của luật quốc tế có thể thỏa thuận trong viện viện dẫn đến
nguồn nào trong số những điều ước mà các bên kết ước hiện là thành viên hoặc tập
quán quốc tế hiện hành khi áp dụng giải quyết một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể
phát sinh giữa các chủ thể đó, với diều kiện sự thỏa thuận này không làm ảnh hưởng
đến lợi ích của bên thứ ba hoặc lợi ích của cộng đồng quốc tế. Hoặc như, trong luật
quốc tế, một quy phạm điều ước hoàn toàn có thể được chủ thể luật quốc tế việ dẫn để
áp dụng với giá trị pháp lý của quy phạm tập quán quốc tế (phát sinh từ thực tiễn xây
dựng và thực thi điều ước quốc tế ).
Riêng loại hình các văn bản có hiệu lực bắt buộc do các cơ quan, thiết chế của tổ
chức quốc tế ban hành, về pháp lý, có giá trị là luật quốc tế đối với phạm vi chủ thể
chịu sự điều chỉnh của nhừng văn bản này (như các quyết định của liên minh châu Âu).
2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn.
Khoản 1 điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của LHQ quy định"Tòa án có
trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến tòa án trên cơ sở công pháp
quốc tế theo:
- Các công ước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc
được các bên đang tranh chấp thừa nhận.
- Các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận là
một tiêu chuẩn pháp lý.
- Những nguyên tắc pháp lý được các dân tộc văn minh thừa nhận.
- Các Nghị quyết xét xử và các luận thuyết của các chuyên gia có chuyên môn
cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là các
phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý."
Như vậy, Điều 38(1) Quy chế tòa án công lý quốc tế đã đưa ra danh sách các
nguồn truyền thống của LQT như:
Các công ước quốc tế chung hoặc cụ thể, tập quán quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của LQT, các quyết định của tòa án.
Các bài giảng của các học giả có chuyên môn cao.
Tuy nhiên, Điều 38(1) chưa đề cập một cách đầy đủ các loại nguồn bổ trợ của
luật quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngoài các loại nguồn đã nêu trong điều
38(1) các chủ thể LQT còn thừa nhận một số các nguồn khác, có tính chất là nguồn bổ
trợ cho nguồn cơ bản của LQT như: Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ,
hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia...Do đó, ngoài điều 38(1), thực tiễn áp
dụng nguồn của các chủ thể LQT cũng là cơ sở để hình thành các loại nguồn của LQT.
3. Phân loại: Có 2 loại nguồn.
Điều ước quốc tế (nguồn thành văn)
- Nguồn cơ bản:
Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn).
- Nguồn bổ trợ: đây là các phương tiện bổ trợ nguồn của LQT, bao gồm:
Các phán quyết của tòa án công lý quốc tế.
Các nguyên tắc pháp luật chung.
Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia.
Các học thuyết của các học giả danh tiếng về LQT.
TẬP QUÁN QUỐC TẾ.
• Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số
quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài,
rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những qui phạm pháp lý nên những qui
tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc tế.
Vậy, tập quán quốc tế là những qui tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn
quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những qui
tắc có tính chất pháp lý bắt buộc.
• Đặc điểm: Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể thấy tập quán quốc tế có
những đặc điểm sau:
- Về hình thức: Quy phạm tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng các hành vi xử sự
của các chủ thể LQT. Do đó, tập quán quốc tế luôn ở dạng bất thành văn.
- Về nội dung: tập quán quốc tế có nội dung là các nguyên tắc và quy phạm tập
quán quốc tế, chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể LQT.
Quy phạm tập quán quốc tế được cấu tạo bởi 3 bộ phận là giả định, quy định và
chế tài. Giả định là những yếu tố tạo nên hoàn cảnh thực tiễn. Quy định là tổng thể
hành vi mà chủ thể LQT thực hiện. Khả năng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc
tế khi các chủ thể này xử sự không đúng, hoặc không đầy đủ yêu cầu của quy phạm tập
quán quốc tế là chế tài của quy phạm tập quán quốc tế.
- Về chủ thể: Chủ thể của quy phạm tập quán quốc tế là chủ thể của LQT.
II. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
1. Khái niệm:
Theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa
các quốc gia thì điều ước quốc tế được xác định là "một thỏa thuận quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì".
Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của LQT, điều ước quốc tế là sự thỏa
thuận giữa các chủ thể của LQT với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết
lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm LQT, để ấn định, thay đổi
hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, điều ước quốc tế chủ yếu được trình bày dưới
dạng thành văn, nhưng cũng một số điều ước quốc tế chỉ là thỏa thuận miệng - đó là
các điều ước quân tử. Tuy nhiên, hiện nay các điều ước quân tử hầu như rất ít xuất hiện
trong quan hệ giữa các chủ thể LQT.
2. Điều kiện để một điều ước quốc tế trở thành nguồn của LQT.
Không phải tất cả các điều ước quốc tế được ký kết đều là nguồn của LQT. Một
điều ước muốn trở thành nguồn của LQT phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Điều ước đó phải được ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng;
- Nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các quy
phạm Jus Cogens của LQT;
- Điều ước đó phải được ký kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan
của pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
3. Ý nghĩa, vai trò của điều ước quốc tế.
Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan
hệ pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế có ý nghĩa:
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và
ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.
- Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp
tác quốc tế giữa các chủ thể.
- Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể
LQT.
- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến
hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ TẬP QUÁN QUỐC
TẾ.
Đây là 2 loại nguồn chính, cơ bản của LQT, chúng tồn tại độc lập với nhau
trong hệ thống nguồn của LQT (điều ước không có ý nghĩa loại bỏ hiệu lực áp dụng
của tập quán; quá trình pháp điển hóa tập quán không làm mất đi tập quán đã được
pháp điển hóa trong điều ước quốc tế), nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác,
biện chứng với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:
• Trong quá trình xây dựng quy phạm luật quốc tế .
- Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế thông qua
quá trình pháp điển hóa. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của
LQT cho phép khẳng định rằng, nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc
từ quy phạm tập quán quốc tế.
VD: các quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ
nguyên tắc tồn tại từ thời phong kiến là "không giết hại sứ thần", ban đầu quy