Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM FOCUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.81 MB, 32 trang )

Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Chương I:
Phương pháp luận để học đại học hiệu quả:
Ngày nay, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, hầu hết học sinh đều chọn cho
mình con đường đại học. Song thực ra, không ít bạn cắp sách đến trường mà
không có chút khái niệm gì về mục đích học của mình. Họ chỉ thụ động vâng
theo sự chỉ bảo của cha mẹ, người thân hay đơn thuần chỉ theo xu hướng, quan
niệm truyền thống của xã hội.
Tuy nhiên khi đã bước chân vào giảng đường đại học, việc xác định được mục
tiêu học tập đóng vai trò rất quan trọng. Liệu bạn có thể cố gắng học tập hết
mình và có được hướng đi riêng nếu như không có được một mục tiêu cụ thể
không? Chính vì thế sinh viên cần phải hiểu “học để biết, học để làm, học để
cùng chung sống và học để tự khẳng định mình”. Đây là bốn trụ cột trong
tầm nhìn về giáo dục cho thế kỉ XXI, được Ủy ban quốc tế về Giáo dục của Liện
Hiệp Quốc đưa ra năm 1996. Suy rộng ra, mục đích của việc học là để hiểu biết,
để tiếp cận với tri thức của nhân loại, để biết cách tư duy, biết tự rèn luyện bản
thân. Từ đó, ta có thể áp dụng kiến thức vào thực tế và công việc tương lai sau
này, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Ngoài ra, “học để cùng chung
sống” nghĩa là thông qua việc học, sinh viên sẽ có thái độ ứng xử thích hợp,
phát triển khả năng đánh giá và nghị lực đương đầu với thử thách. Qua đó, tăng
cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ, sống có trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau
và chung sống hòa bình. Trên hết, học còn là để “tự diễn đạt mình”, có thể tự
do khơi niềm đam mê, khám phá, bộc lộ năng lực bản thân và có thể khẳng định
cái tôi bản lĩnh của mình trong xã hội.
“Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”
(Ngạn ngữ Gruzia). Nhận thức được tầm quan trọng của học tập, ta mới có thể
trang bị cho mình những phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả nhất. Bởi:
“Những gì học được có thể bị lạc hậu nhưng cách học sẽ có giá trị mãi
mãi”
Sau đây, nhóm chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp, kỹ năng học
đại học hiệu quả:


1. Kỹ năng tự học hiệu quả
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm nòng
cốt”.
Tự học nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Nó đóng vai trò
quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Trong tự học, bước đầu
thường có nhiều lúng túng. Nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc
đẩy sinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã
thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến việc có
thể phát triển đề tài để nghiên cứu.
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 1
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn
phương pháp, hình thức tự học hợp lí là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn hết là
mỗi sinh viên phải có kỹ năng tự học, đây là cơ sở cho kỹ năng làm việc độc lập
rất cần thiết cho công việc sau này. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn
nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện kỹ năng tự học một cách
thường xuyên và nghiêm túc cần được chú trọng.
Chu trình tự học có thể chia làm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1 - Tự nghiên cứu: mô tả, giải thích vấn đề, định hướng giải
quyết vấn đề, tự mình tìm ra kiến thức mới (mới đối với người đọc).
• Giai đoạn 2 – Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản,
bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban
đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy,
tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
• Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự
hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự
kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều
chỉnh thành sản phẩm khoa học.
Chu trình tự nghiên cứu


tự thể hiện

tự kiểm tra, tự điều chỉnh thực chất
cũng là con đường phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề
của nghiên cứu khoa học.
Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ học
tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong
nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình
nhận thức của sinh viên. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và
độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn
luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu
quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy thì phương
pháp tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
Phương pháp tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp học tập.
Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả, sinh
viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật
chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho
sinh viên tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính
tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của mình.
2. Kỹ năng quản lý thời gian thời gian hiệu quả:
Thời gian là nguồn tài sản vô giá, một khi đã trôi qua thì không thể lấy lại được.
Có nhiều bạn cảm thấy 24 giờ trong một ngày là quá ít cho những mục tiêu của
mình. Song, cũng chừng ấy thời gian nhưng có nhiều người đã làm được nhiều
việc và thành công rực rỡ. Vì vậy, vấn đề ở đây không phải là việc có nhiều hay
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 2
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
ít thời gian mà chính là cách chúng ta sử dụng, quản lý thời gian như thế nào
cho hiệu quả.

Biết cách quản lý thời gian khiến bạn có thể lựa chọn công việc nào để làm
trước, công việc nào làm sau và việc gì không nên làm, giúp bạn phân bổ thời
gian vào những hoạt động mang lại giá trị cao cho mình. Để làm được điều đó
thì bạn cần hiểu rõ năng lực của bản thân, mục tiêu muốn đạt được và biết xác
định mức độ ưu tiên. Một khi bạn đã xác định được việc bạn phải ưu tiên thực
hiện, hãy tập trung toàn bộ tâm trí để hoàn thành những việc đó. Khi bạn làm
việc vì những mục tiêu quan trọng bạn sẽ thấy hài lòng và tự hào về bản thân
mình hơn.
Đối với sinh viên, quản lý thời gian tốt sẽ giúp chúng ta sắp xếp việc học tập,
tham gia hoạt động ngoại khóa, giải trí sao cho hợp lý. Đây là một kỹ năng cần
thiết không những cần thiết cho sinh viên mà còn là một kỹ năng cốt lõi cần thiết
cho mọi thành công trong cuộc sống.
3. Kỹ năng tập trung hiệu quả

Trong quá trình học trên lớp và tự học, khả năng tập trung là rất quan trọng. Bạn
có thể đọc nhiều sách, rất siêng năng học bài nhưng nếu không có sự tập trung
thì sự cố gắng của bạn không mang lại kết quả. Vì thế, tập trung là một trong
những cách thức quan trọng dẫn đến thành công.
Sự phân tâm là nguyên nhân chính dẫn đến sự kém tập trung. Xét theo nguyên
nhân, có hai loại phân tâm:
- Phân tâm do nguyên nhân bên ngoài: liên quan đến môi trường học tập
của bạn. Một khi bạn đã xác định được những yếu tố gây phân tâm này,
bạn sẽ dễ dàng giải quyết chúng. Một vài yếu tố đó như: tiếng ồn, tiếng
nói chuyện; ánh sáng không phù hợp; người khác quấy rầy, điện thoại, ti
vi, công việc, internet, email,…
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 3
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
- Phân tâm do nguyên nhân bên trong: liên quan đến cơ thể, suy nghĩ và
cảm xúc của bạn. Ta có thể thông qua rèn luyện hoặc sự giúp đỡ của bạn
bè, người thân để khống chế sự phân tâm. Một số yếu tố gây nên phân

tâm bên trong như: đói, mệt, bệnh, thiếu động lực, chán, thiếu hứng thú,
lo lắng cá nhân, căng thẳng, hồi hộp, suy nghĩ tiêu cực, mơ mộng, thiếu tổ
chức, sắp xếp…
Đây là một số kinh nghiệm để tăng hiệu quả tập trung:
- Mỗi lần học nên lập ra một kế hoạch thật cụ thể để giúp cơ thể tập trung
hơn.
- Có sẵn mọi thứ bạn cần trên bàn, bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi
buổi học.
- Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ ánh sáng gần giống tự nhiên.
- Học dựa theo đồng hồ sinh học. Bạn hoạt động tốt nhất là vào lúc nào?
Hãy sắp xếp những công việc khó nhất khi bạn đang ở trạng thái tốt nhất,
và những công việc dễ hơn khi bạn không minh mẫn.
- Học vào cùng một thời gian và địa điểm chỉ dành cho việc học. Điều này
sẽ giúp bạn tạo ra mối liên hệ về thời gian và không gian giữa việc học và
tập trung. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn tập được thói quen học khi ngồi
xuống.
- Trước khi học bạn nên dành một ít phút để thư giãn đầu óc và cơ thể, bạn
có thể tập hít sâu, cung cấp nhiều oxy cho não hoạt động tốt hơn.
- Chia nhỏ công việc của bạn và sau đó tập trung vào từng phần nhỏ. Viết
một đoạn văn không đág sợ bằng việc viết một bài tiểu luận.
- Hãy đảm bảo trong quá trình học đa dạng hóa hoạt động: ghi chú, tự đặt
câu hỏi, chuẩn bị câu hỏi thảo luận, liên hệ tài liệu cũ,…
- Thay đổi môn học hoặc chủ đề bạn đã học suốt 2 tiếng để duy trì sự hứng
thú.
- Nghỉ giải lao đều đặn. Nghỉ giải lao khi bạn cảm thấy mệt và hoàn toàn
mất tập trung là rất quan trọng. Những phút nghỉ giải lao đều đặn ít nhất
một giờ một lần giúp giữa nguyện khả năng tập trung.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một
nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng của tất cả các

thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì
thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như
trong cuộc sống.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu
phân công lao động, chuyên môn hóa là cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy
kĩ năng làm việc theo nhóm là một đòi hỏi cấp thiết phải có ở mỗi sinh viên. Vì
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 4
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
mỗi người đều có một thế mạnh riêng, làm việc theo nhóm sẽ giúp tập trung
được mặt mạnh của mỗi người và bổ sung cho nhau.
Ở môi trường đại học, làm việc nhóm được xây dựng trong quá trình thảo luận
trên lớp cũng như các bài tiểu luận hay bài nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải
khảo sát. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng kỹ năng này là
phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo. Tuy nhiên đặc điểm của các lớp
học ở Việt Nam hiện nay là quá đông nên việc ứng dụng thảo luận nhóm cho các
bài giảng chưa đem lại hiệu quả cao.
Kỹ năng làm việc theo nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ sau:
- Xây dựng vai trò chính trong nhóm; hay nói cách khác, cách chọn người lãnh
đạo nhóm.
- Kỹ năng quản lí hội họp
- Phát triển quá trình làm việc nhóm
- Sáng tạo và kích thích tiềm năng
Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết của sinh viên và ngay cả những người đã đi
làm. Những công việc mang tầm vóc lớn, đòi hỏi sự khách quan, thì vao trò của
nhóm phát huy hiệu quả rất cao. Ngoài ra, nhóm còn giải quyết lượng bài tập
nhanh hơn một cá nhân với nhiều phương pháp hơn. Làm việc theo nhóm còn
rèn luyện cho mỗi thành viên nhiều kỹ năng mềm hữu ích cho công việc sau này
như : thảo luận nhóm, lập kế hoạch, trình bày trước đám đông…
Để làm việc nhóm đạt hiệu quả cao, phải dựa trên sự tôn trọng và khích lệ lẫn
nhau. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải nhận thấy trách nhiệm của mình

trước từng nhiệm vụ được giao, nỗ lực hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo
chất lượng của công việc. Tất cả thành viên phải vì mục đích chung của nhóm.
5. Kỹ năng ghi chép hiệu quả
Ghi chép sao cho hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập. Vì
ghi chép sẽ giúp không quên những gì ta vừa tiếp thu được, ta sẽ có cơ hội xem
lại nó nhiều lần về sau. Hơn nữa, biết cách ghi chép bài sẽ giúp ta vừa ghi nhận
lại thật tốt những kiến thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi
thẳng vào đầu" mình một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Nhưng để cải thiện
việc ghi chép của mình và tiết kiệm thời gian khi xem lại, cần phải ghi chú đúng
phương pháp.
Ghi chép bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp đã được áp dụng phổ biến và
mang lại hiệu quả rất cao. Nó cho ta một cái nhìn toàn diện, hệ thống về vấn đề.
Dựa vào các mối liên hệ, kết nối giữa các ý, các hình ảnh sẽ giúp ta dễ dàng
nắm bắt và ghi nhớ vấn đề hơn. Để thực sự trở nên sáng tạo, ta cần phải sử
dụng trí tưởng tượng – chức năng hoạt động của bán cầu não phải. Các chức
năng thần kinh của bán cầu não phải gồm có sự tri nhận màu sắc, hình ảnh, nhịp
điệu và khả năng không gian. Bản đồ tư duy không chỉ sử dụng chữ và số mà nó
còn sử dụng cả màu sắc và hình ảnh; nhờ vậy, nó kết hợp hoạt động của cả hai
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 5
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
bán cầu não trái và phải. Điều này giải thích vì sao ta có thể phát huy toàn bộ
khả năng sáng tạo của mình khi sử dụng bản đồ tư duy. Mỗi bán cầu não đều
đồng thời nhận sự hỗ trợ và củng cố cho nửa kia nhằm đem đến một khả năng
sáng tạo vô biên.
• Cách thức để vẽ một bản đồ tư duy
- Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý hay hình ảnh
trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những
ý chính và đều được nối với ý trung tâm.
- Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên
cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được

phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu
hơn nữa. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết
dựa trên mối liên hệ của bản thân các ý, điều này khiến bản đồ tư duy có
thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt
kê các ý tưởng thông thường không thể làm được.
- Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy
khiến tư duy của bạn cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng
của bạn sẽ phát triển và chẳng bao lâu bạn sẽ nảy nở các ý tưởng sáng
tạo – bạn sẽ là nguồn cảm hứng cho bản thân và những người xung
quanh. Trí tưởng tượng của bạn sẽ rộng mở.
- Bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng, khái niệm,
hoặc vấn đề, từ việc lên kế hoạch cho một bản báo cáo, một bài thuyết
trình, một chiến lược kinh doanh cho đến việc tìm ra nghề nghiệp mà bạn
muốn theo đuổi. Về khía cạnh cá nhân, bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy
để sắp xếp kế hoạch trong ngày, trong tuần, tháng hoặc năm, hoặc thậm
chí cho cả cuộc đời bạn. Trong học tập, bản đồ tư duy sẽ giúp bạn nổi trội
trong bất kì lĩnh vực nào đòi hỏi sự rành mạch và tính sáng tạo.
6. Kỹ năng giao tiếp:
Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên
quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Do đó, kỹ năng giao tiếp cực
kì quan trọng và là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của một sinh viên.
Việc tham gia các câu lạc bộ Thanh niên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện
nâng cao kỹ năng này.
Thông thường trong trường Đại học sinh viên thường ứng dụng kỹ năng giao
tiếp qua các hoạt động sau:
- Kỹ năng truyền đạt, lắng nghe và thu thập thông tin là phương tiện
cho phép bạn xây dựng cầu nối với bạn bè,đồng nghiệp, người thân, ,
thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu
cầu của bạn.
- Thuyết trình là việc truyền đạt thông tin, nội dung đến đối tượng nghe.

Một bài thuyết trình hoàn hảo sẽ gồm có 3 giai đoạn. Trong từng giai
đoạn, sẽ có những yêu cầu, kĩ năng như sau:
Giai đoạn chuẩn bị :
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 6
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
• Nội dung: nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài và
phát triển thành các ý tưởng.
• Cách tổ chức bài diễn thuyết : sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần
mở bài, thân bài, kết luận một cách logic.
• Thẻ ghi chú : làm các tấm thẻ ghi chú những ý chính một cách ngắn gọn
sẽ nói trong bài diễn văn. Chúng sẽ giúp ta nhớ lại nhanh chóng các ý
chính mà không cần phải đọc nhiều.
• Thực hành : Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi người
thuyết trình cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình.
Giai đoạn trình bày :
• Phong thái tự nhiên : Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, tránh nói
một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài
thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
• Sự nhiệt tình : Chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về
chủ đề bạn đang nói thông qua thông qua giọng nói và các biểu hiện nét
mặt, đôi tay. Khi sử dụng có hiệu quả, các cử chỉ và điệu bộ có thể làm
tăng thêm khả năng thuyết trình của bạn, người thuyết trình càng kích
thích và thu hút được sự chú ý của khán giả.
• Giao tiếp bằng mắt : phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để
tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có
thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ nơi khán giả đối với bài thuyết
trình của mình.
• Sự rõ ràng : phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả.
• Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự
tin, chuyên nghiệp và đáng tin cậy của người thuyết trình.

• Sử dụng phương tiện trợ giúp (visual aid): Powerpoint, tranh ảnh, đồ thị,
…Các phương tiện này cần đáp ứng yêu cầu: đủ lớn để khán giả có thể
thấy rõ, được đặt tại vị trí dễ nhìn, đơn giản và dễ hiểu.
Giai đoạn nhận sự phản hồi từ phía khán giả
Nhận sự đánh giá, phê bình từ phía khán giả cũng như giải quyết những thắc
mắc của họ về nội dung thuyết trình.
Một số bí quyết giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp:
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
- Không tỏ ra bồn chồn.
- Phát âm một cách chính xác.
- Lắng nghe rồi mới đánh giá. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết
luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.
- Thông tin đơn giản và dễ hiểu, sử dụng ngữ pháp thông thường. Dùng từ
ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 7
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa
bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp.
- Tiếp nhận phản hồi: Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích
người kia phản hồi. Phản hồi giúp ta biết được người đối thoại có thực sự
nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không.
Từ đó ta sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh
việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.
- Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau: Với niềm tin và sự tôn trọng,
bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn.
Ngoài ra, cần phải học cách thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình. Khả
năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện
của chúng ta. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối
với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.
Khi ta đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và

chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính
cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.
Một điểm cuối cùng nhưng lại là nhân tố quyết định để có thể giao tiếp thành
công đó là tỏ thái độ tự tin. Đó là một trong những cách để gây ấn tượng tốt với
một người khác. Người ta thường nói chỉ cần tự tin là giành được 50 % thành
công. Trau dồi cho bản thân một kiến thức vững chắc, tin vào năng lực của bản
thân, đứng dậy sau những lần vấp ngã,…là một trong những phương cách hữu
hiệu.
7. Kỹ năng quản lý áp lực – tư duy tích cực
Cuộc sống luôn vận động không ngừng và đôi khi những điều không mong đợi
sẽ bất ngờ đến, chúng làm ta căng thẳng, mệt mỏi; đó là áp lực - một phần của
cuộc sống. Nếu không thể thoát khỏi áp lực thì tốt nhất ta nên học cách sống
chung và quản lí nó.
Bản chất của áp lực là đến từ xã hội, gia đình và chính chúng ta. Ngày nay, các
chuyên gia y học nhận thấy sự căng thẳng triền miên để lại hậu quả là mất cân
bằng hoocmon, suy giảm hệ thống miễn dịch và các bệnh liên quan đến tim. Đối
với sinh viên, căng thẳng và lo sợ là hai thành phần ức chế gây ảnh hưởng tiêu
cực đến việc nghiên cứu và học tập hiệu quả. Nghiên cứu mới đây tại trường
Đại học Ohio của tiến sĩ David Beverdorf đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ trực
tiếp giữa sự căng thẳng với sự suy yếu về khả năng giải quyết vấn đề.
Thế nhưng, sinh viên ngày nay phải đương đầu với không ít những áp lực. Thực
tế xã hội phát triển như hiện nay yêu cầu sinh viên càng phải ôm đồm một khối
lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại. Theo kết
quả khảo sát ở một số trường đại học trên địa bàn trên TP. HCM, hầu hết sinh
viên đều cho rằng đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay.
Bên cạnh những áp lực trên giảng đường Đại học, chi phí để trang trải cho cuộc
sống trong suốt quá trình học tập cũng đang là một gánh nặng kinh hoàng đối
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 8
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
với nhiều sinh viên. Khi cuộc sống đòi hỏi phải chi tiêu cho nhiều thứ trong khi

gia đình chu cấp không đủ, nhiều sinh viên phải bươn trải làm thêm dẫn đến
không có đủ thời gian dành cho việc học, gây nên áp lực. Ngoài những áp lực
thường nhật trên, mối quan hệ tình cảm phát sinh mạnh mẽ ở sinh viên cũng là
một trong những tác nhân khiến cho không ít người cũng gặp phải hoàn cảnh bế
tắc.
Để đối mặt với áp lực, ta phải tập suy nghĩ tích cực và lạc quan; đó là cách
chúng ta quý trọng bản thân mình. “Hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn
là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Hãy nghĩ rằng, những vấn để rắc rối sẽ mang
đến cho chúng ta kinh nghiệm, chúng rèn luyện ta những phẩm chất như sự kiên
nhẫn, lòng quyết tâm, lòng can đảm, tính bền bỉ,…
• 5 lời khuyên để trở nên tích cực và lạc quan hơn
Thứ nhất, hãy xác định rằng dù có chuyện gì xảy ra thì bạn cũng không nản chí.
Bạn sẽ phản ứng một cách tích cực. Bạn sẽ hít thở sâu, thư giãn và tìm những
khía cạnh tích cực trong vấn đề.
Thứ hai, trung hòa những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực nhờ tự nhủ với bản thân
những điều tích cực.
Thứ ba, hãy coi những trở ngại tất yếu bạn gặp phải là những điều xảy ra tức
thời, trong hoàn cảnh cụ thể và vì những lý do khách quan. Hãy coi những hoàn
cảnh không thuận lợi là ngẫu nhiên, không liên quan tới tương lai và do những
yếu tố bạn không thể kiểm soát được gây nên.
Thứ tư, hãy nhớ rằng chúng ta không thể phát triển và thành công nếu không có
những khó khăn, trở ngại. Hãy nhìn thấy mặt tích cực trong mọi tình huống xấu.
Cuối cùng, hãy tập trung suy nghĩ vào mục tiêu và ước mơ của bạn, vào mẫu
người bạn mong muốn. Hãy phấn chấn và tránh những cảm xúc tiêu cực, thất
vọng. Hãy coi thất vọng là cơ hội để bạn mạnh mẽ hơn.
8. Sự kì diệu của âm nhạc:
Âm nhạc là nguồn dinh dưỡng tinh thần vô giá, là công cụ có sức mạnh lớn hơn
rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng, không cần phải có khả năng âm
nhạc trời phú mới có thể hưởng thụ những lợi ích của âm nhạc. Vậy chúng ta
nên nghe những loại nhạc nào, lúc nào, với thời lượng là bao nhiêu là thích hợp

để âm nhạc có thể mang lại những kết quả kì diệu nhất?
Có một thể loại nhạc giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc tăng sự tập trung
của bán cầu não phải, từ đó phát huy tính thông minh và tăng cường trí nhớ. Đó
là dòng nhạc Baroque, hay còn gọi là nhạc giao hưởng thế kỉ XVII – XVIII. Nhạc
Baroque có những tác dụng cụ thể về mặt sinh lý học. Khi chúng ta lắng nghe
theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết
áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi,
sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí
nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo
(relaxed alertness) – trạng thái tối ưu cho học tập và làm việc. Nghe những thể
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 9
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
loại nhạc thích hợp sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích khác nhau. Sau đây là
một số tác dụng tích cực mà âm nhạc đem đến và đã được nhiều nghiên cứu
khoa học chứng minh:
- Tăng trí nhớ
- Tăng sự tập trung
- Giúp bạn sáng tạo hơn
- Giảm stress
- Tăng chỉ số thông minh IQ
- Giúp cơ thể mau hồi phục
- Giúp học sinh giỏi ghi điểm cao hơn trong các kỳ thi
- Kích thích cả hai bán cầu não (não trái và não phải) khi học tập
Và đây là một số tác giả có những tác phẩm âm nhạc thuộc thể loại Baroque có
tác dụng tích cực với việc học: J.S.Bach, Vivaldi, Pachelbel, Mozart, Beethoven,
Schubert, Tchaikovsky,…
9. Ăn uống dinh dưỡng, rèn luyện thể chất:
Ăn uống dinh dưỡng là một yếu tố khá quan trọng trong quá trình học tập. Ta
không thể duy trì được việc học nếu không có một cơ thể khỏe mạnh. Vì thế cần
ăn thức ăn có nhiều dưỡng chất, cân bằng các chất đạm, đường, béo, các

vitamin và muối khoáng. Bữa ăn nên bao gồm: sữa và các thức ăn làm từ sữa;
ngũ cốc, tinh bột (gồm các sản phẩm như bánh mì, cơm, các loại đậu…); các
loại thịt (như thịt gà, cá, heo, bò… ); các loại rau, quả, củ. Đặc biệt sinh viên
thường có thói quen ăn uống qua loa, ăn cho xong bữa trong quá trình thi cử, để
giành thời gian cho việc ôn thi, trong khi đây lại là khoảng thời gian ta tiêu tốn
một lượng calories khá lớn.
Ngoài ra dù học hành căng thẳng nhưng cũng đừng quên dành thì giờ để nghỉ
ngơi, giải trí thư giãn đầu óc và cho bộ não được nghỉ ngơi, nếu không sẽ bị
“tẩu hỏa nhập ma”. Nên ngủ đủ giấc từ 6 - 8 giờ mỗi ngày, buổi trưa dù bận
cách mấy cũng nên chợp mắt ít nhất 30 phút vì người ta nhận thấy giấc ngủ buổi
trưa dù ngắn nhưng giúp ích rất nhiều cho sự tiếp thu kiến thức và công việc cho
buổi chiều và tạo sự sảng khoái cho công việc và học tập.
Mặt khác, không nên dùng chất kích thích như trà đặc, cà phê, thuốc lá
hoặc thuốc gây hưng phấn vì nó có thể giúp ích nhất thời ngay lúc đó, ta có thể
thức suốt đêm để học bài nhưng sau đó thì sẽ rơi vào trạng thái uể oải, mỏi mệt,
ngầy ngật ngày hôm sau, học hoài mà không nhớ, chưa kể nếu dùng kéo dài có
thể gây nghiện.
Ngoài ra, còn phải dành thời gian để luyện tập thể dục, duy trì sức khỏe và sự
dẻo dai cho cơ thể. Hiện nay, có những môn thể thao rất phù hợp với sinh viên
như: cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bơi lội… Hay đơn thuần những bài tập thể dục
tay không đơn giản cũng giúp bạn rất nhiều trong việc duy trì thể lực tốt.
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 10
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Chương II:
THỰC TRẠNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN Ở BẬC ĐẠI HỌC
CỦA NHÓM FOCUS
1. Ưu điểm
“Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến” –
A.Moravia. Bất cứ một thành công nào cũng là một chặng đường đầy khó khăn.
Và để có thể vượt qua, cần phải có một quá trình cố gắng không ngại khó, ngại

khổ. Mỗi người đều có một cuộc hành trình riêng nhưng ai cũng cần trang bị cho
mình một chìa khóa cần thiết. Đó là tri thức.
Bản thân việc trang bị tri thức cũng là một chặng đường đầy gian nan, thành
công không ít nhưng thất bại cũng thật nhiều. Để có thể trang bị cho mình một
hành trang tri thức mỗi người đều có một phương pháp riêng hiệu quả nhất. Và
nhóm FOCUS chúng tôi – một nhóm gồm năm bạn nữ sinh đại học Ngoại
Thương cơ sở II tại TP.HCM - mỗi người cũng tự rút ra được một phương pháp
cụ thể và phù hợp nhất để có thể đạt được kết quả mình mong đợi. Song, vẫn có
những khó khăn mà chúng tôi cần phải đối mặt.
“Sự học như con thuyền ngược dòng, không tiến ắt sẽ lùi”
Thật vậy, học tập là một quá trình nỗ lực không ngừng, luôn phải cố gắng, luôn
phải hoàn thiện. Ông cha ta đã từng nói “văn ôn võ luyện”, không có thành công
nào đến một cách dễ dàng mà không trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu
dài. Những trở ngại mà chúng tôi gặp phải có cả những bất lợi khách quan và
chủ quan.
Trong quá trình đưa con thuyền của mình đến bến bờ của tri thức nhân loại,
nhóm chúng tôi đã vượt qua những khó khăn ban đầu để thu về những tiến bộ
trong học tập được, xem như là những viên gạch ban đầu xây nên ngôi
nhà thành công.
Mỗi thành viên trong nhóm, mỗi người một phương pháp riêng nhưng đều đem
lại một kết quả học tập khá tốt. Học kì nào, kết quả học tập, điểm phẩy của các
thành viên nhóm FOCUS cũng cao. Ví dụ như: học kì đầu của năm thứ nhất,
mặc dù còn rất nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với môi trường đại học, nhưng với
cách học có phương pháp, bạn Huỳnh Thị Thọ, Lê Vũ Trâm Anh, Lã Thị Thu
Phương, Vũ Hoàng Giang đã được nhận học bổng của trường. Tiếp theo đó,
trong học kì II của năm đầu, với sự nổ lực, phấn đấu không ngừng, bạn Phan
Thanh Hậu, Huỳnh Thị Thọ lại tiếp tục nhận được học bổng. Tất nhiên, học bổng
có thể không phải là tất cả nhưng đó là một minh chứng cho sự cố gắng của mỗi
thành viên trên bước đường học tập. Sở dĩ đạt được thành tích như vậy là vì
chúng tôi biết kết hợp nhịp nhàng giữa việc học, nghe giảng trên lớp với việc

thảo luận nhóm và việc tự học ở nhà. Hơn thế nữa, chúng tôi luôn đào sâu, tìm
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 11
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
tòi những tri thức mới bằng cách đọc sách ở thư viện, đọc tin tức trên các tạp
chí, website…
Tra cứu tài liệu trên mạng
Học nhóm ở thư viện
Tự học ở nhà
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 12
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Nhóm chúng tôi đã biết đến Sơ đồ tư duy qua sự giới thiệu của thầy cô giáo và
đã bắt đầu biết cách áp dụng vào việc học tập của mình. Nhưng với cách tiếp
cận mới mẻ nên cách sử dụng bản đồ tư duy còn khá đơn giản. Và vì vậy, hiệu
quả đem lại chưa cao.
Hình: Sơ đồ tư duy về việc học tiếng Anh
Cùng nhau học nhóm ngay từ những ngày đầu bước vào trường đại học, chúng
tôi nhận thấy học nhóm là phương pháp học tập mang lại hiệu quả rất cao.
Trong quá trình học, không phải bất cứ vấn đề nào ta cũng có thể nắm vững
nhưng không phải lúc nào cũng có điều kiện tham khảo ý kiến thầy cô giáo. Thế
nên tự học và học nhóm có thể xem là giải pháp tối ưu. Trong nhóm, mỗi thành
viên đều có điểm mạnh riêng vì thế nên tận dụng những điểm mạnh đó giúp đỡ
nhau cùng học tập. Ví dụ như: Giang có năng khiếu về các môn học tính toán,
trong khi đó, Thọ lại có khả năng về các môn học kinh tế, Trâm Anh lại cần cù và
hiểu biết nhiều, Hậu giỏi ngoại ngữ Vì thế, mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau
giải quyết những vấn đề còn thắc mắc, bổ sung kiến thức cho nhau. Mỗi người
có một ý tưởng riêng nên có thể khiến các kiến thức trở nên mới mẻ hơn, bài
học trở nên sáng tạo, hấp dẫn hơn.
Trong khi tham gia học trên lớp các thành viên luôn giữ một thái độ học tập chủ
động: chủ động suy nghĩ, chủ động trình bày ý kiến, tích cực phát biểu ý kiến.
Đồng thời tích cực tiếp thu những hướng dẫn, góp ý của thầy cô. Nhóm chúng

tôi ý thức được rằng: trong quá trình học đại học, việc tự học được đặt lên hàng
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 13
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
đầu, nếu tồn tại suy nghĩ lệ thuộc vào thầy cô sẽ không bao giờ tiến bộ được.
Ngoài những kiến thức thầy cô cung cấp trên lớp, nhóm còn tìm đọc nhiều sách
báo liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và làm nhiều bài tập thực hành để hiểu
rõ vấn đề và từ đó ghi nhớ tốt hơn.
Bên cạnh việc học, chúng tôi cũng năng nổ tham gia các cuộc thi và xem các
cuộc thi như những cơ hội thật sự cho chúng tôi trải nghiệm và tự đánh giá chính
bản thân mình. Hơn nữa, các cuộc thi còn là sự mở rộng giao lưu hiểu biết lẫn
nhau giữa các bạn sinh viên và là sân chơi để chúng tôi áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn. Chính vì thế, các thành viên trong nhóm đã nhiều lần tham gia và đoạt
giải những cuộc thi trí tuệ như: “Rung chuông vàng”, “Tìm hiểu tư tưởng Mác
Lênin”, “Nhà kinh tế tương lai”, “Tour guide contest”, “an toàn giao thông”, “tìm
kiếm CEO tương lai” và đặc biệt là cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”.
Hình: FOCUS nhất vòng bán kết cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 14
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”


Giải nhì cuộc thi “An toàn giao thông”
Tham gia thi “Rung chuông vàng”
Ngày nay, tiêu chí đánh giá môt sinh viên tốt, không những phải tốt trong học tập
mà còn phải năng nỗ trong rèn luyện. Hơn thế nữa, chúng tôi xác định được
trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và cộng đồng. Vì vậy, ngoài việc học
tập, nhóm còn tham gia vào đội “công tác xã hội” và tổ chức nhiều hoạt động từ
thiện. Là những thành viên tích cực, chúng tôi không bỏ sót bất cứ một hoạt
động nào của đội. Đó có thể là những công việc rất ý nghĩa nhằm giúp đỡ những
con người thiếu may mắn trong cuộc sống như những em nhỏ bị mắc bệnh hiểm
nghèo, những người dân ở vùng sâu vùng xa thiếu thốn hay những cụ già neo

đơn không ai chăm sóc; đó cũng có thể là những “Đêm trăng cổ tích”, những
“Xuân tình nguyện”, hay “bữa cơm nhân ái”. Ngoài ra, chúng tôi còn thường
xuyên đến các mái ấm, nhà mở như: mái ấm Bình Lợi, Nhật Hồng, Gò Vấp. Đó
thực sự là những trải nghiệm có ý nghĩa trong quãng đời sinh viên. Nó đã nhăn
nhóm trong lòng mỗi thành viên FOCUS về tình yêu, sự cảm thông, chia sẻ đối
với những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống; làm bùng chúng đức tin và niềm
hy vọng trong cách nhìn cuộc đời. Thông qua những hoạt động này, chúng tôi có
cơ hội tiếp xúc, giao lưu và học hỏi với nhiều bạn bè. Chúng tôi cũng mở rộng
được nhiều mối quan hệ, tạo nhiều cơ hội cho chính mình. Cũng chính từ nơi
này, chúng tôi được rèn luyện những kĩ năng mềm cho cuộc sống như: nghệ
thuật lắng nghe, nghệ thuật thuyết phục Từ các chuyến đi từ thiện, tình
nguyện, chúng tôi trở nên dạn dĩ hơn, cởi mỡ hơn và tự tin ở chính mình hơn.
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 15
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”

Hình ảnh nhóm tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện
Nhưng để có thể học tập thật tốt, chúng tôi cũng cần những hoạt động giải trí
hay những buổi sinh hoạt với bạn bè, với đội nhóm. Đó vừa là những buổi đi
chơi thú vị, bớt đi căng thẳng trong học tập cũng là một dịp để hiểu nhau hơn; từ
đó tạo nên sự hiệu quả trong công việc cũng như học tập.

Đi tập huấn với CLB “Sinh viên nghiên cứu khoa học” tại Cần Giờ
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 16
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”

Hình: tổ chức đi dã ngoại nhân ngày 8/3
Một hoạt động khác cũng không thể thiếu đó là hoạt động thể dục thể thao. Một
đầu óc minh mẫn luôn cần một cơ thể tráng kiện. Đó chính là lý do nhóm chúng
tôi thường xuyên có những hoạt động thể dục thể thao nhằm rèn luyện sức khỏe
như đá bóng hay nhảy hiện đại. Không những thế sau những giờ học căng thẳng

thì thể dục thể thao cũng là một hoạt động giải trí lành mạnh, khiến cho chúng tôi
trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát vui vẻ hơn và bỏ được sức “ì” trong sinh viên.
2. Nhược điểm
Nhưng bên cạnh những mặt tốt đã làm được thì vẫn còn những mặt hạn chế mà
nhóm cần khắc phục.
Trong quá trình làm việc nhóm vẫn có những lúc các thành viên không thống
nhất với nhau. Thay vì góp ý, chúng tôi lại bắt bẻ lỗi lầm của nhau. Từ đó dẫn
đến mâu thuẫn nội bộ và kết quả bài tập nhóm không được như mong muốn.
Ngoài ra, trong khi làm việc nhóm, chủ nghĩa cá nhân vẫn còn tồn tại. Mỗi người
đều có một ý kiến của riêng mình. Song ai cũng cho rằng ý kiến mình là hợp lý
nhất và bác bỏ ý kiến của các thành viên khác, khiến cho công việc bế tắc,
không hiệu quả.
Trong quá trình học tập trên lớp các thành viên vẫn có những lúc không tập
trung, không chú ý nghe thầy cô giảng, nói chuyện riêng, hay thậm chí vẫn có
những lúc cúp học. Một căn bệnh khá trầm trọng trong nhóm là tư tưởng chủ
quan trong học tập vì cho rằng đó là kiến thức cũ, không cần nghe giảng, không
có thái độ tích cực trong học tập, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán nản, có
tâm lý không muốn học.
Mặc dù đã lên kế hoạch làm việc chi tiết nhưng vấn đề quản lý thời gian vẫn
chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhóm chưa biết sắp xếp những công việc quan trọng
lên trước, chưa sắp xếp thời gian cụ thể dẫn đến tình trạng “nước đến chân rồi
mới nhảy”. Khi đã lập ra thời gian biểu thì không thực hiện đúng. Thường lập ra
nhiều kế hoạch nhưng lại lười biếng, lấy cớ và không thực hiện đúng kế hoạch
đã định.
Sự tự nghiên cứu của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học
tập bậc đại học. Thế nhưng, thực tế thì trong lúc học ở nhà vẫn chưa thực sự
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 17
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
tập trung, vẫn còn phân tán tư tưởng, có tâm lý sẽ học sau, chưa muốn học, lúc
sau học vẫn chưa muộn. Không học từ từ mà ỷ lại, khi nào gần thi mới học dồn.

Mặc dù nhóm có ý thức rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên vẫn khá lười biếng trong
các hoạt động thể thao, không kiên trì tập luyện đều đặn, hay bỏ giữa chừng.
Đó chính là thực trạng học tập và rèn luyện của nhóm trước khi áp dụng những
phương pháp học tập khoa học hơn. Những thành công nhất định cũng có, thất
bại cũng không thiếu. Nhưng chính từ những thất bại đó mà nhóm chúng tôi mới
rút ra kinh nghiệm, mới có động lực để hoàn thiện bản thân mình.
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 18
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Chương III:
ỨNG DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ
1.Ứng dụng phương pháp học nhóm hiệu quả:
Học nhóm hiệu quả là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công đối với
sinh viên trong suốt quá trình học đại học và cả khi đi làm.
Nhóm Focus chúng tôi đã được thành lập từ những ngày đầu học đại học. Ban
đầu là vì yêu cầu của một số môn học do phải thuyết trình, làm bài tiểu luận
nhưng sau này chúng tôi cảm thấy được hiệu quả của việc học nhóm nên vẫn
hoạt động thường xuyên, cùng nhau trao đổi bài học trên lớp và tham gia các
cuộc thi, các hoạt động xã hội.
Thành lập nhóm là việc dễ, nhưng làm thế nào để nhóm hoạt động hiệu quả mới
chính là cái cốt lõi. Dưới đây là một số cách thức thực hiện mà nhóm chúng tôi
đã tiến hành trong thời gian vừa qua:
- Mỗi người đều có những nhiệm vụ rõ ràng và có mốc thời gian hoàn
thành để kiểm soát được tiến độ hoạt động của công việc. Các thành viên
trong nhóm đều phải đến đúng giờ tại các buổi họp nhóm, chuẩn bị ý
tưởng hay những ý kiến trước mỗi cuộc họp, nỗ lực hoàn thành đúng thời
hạn và đảm bảo chất lượng của công việc.
- Cùng nhau chia sẻ thông tin: các thành viên trong nhóm phải thẳng thắn
đưa ra những quan điểm của mình đồng thời cũng tập cách biết lắng
nghe, tiếp thu ý kiến của người khác; tranh luận dựa trên tinh thần học hỏi
lẫn nhau, giúp từng thành viên giải quyết từng khó khăn để cả nhóm cùng

tiến bộ.
- Khi cùng nhau làm việc, nhóm luôn xác định mục đích chung xuyên suốt
quá trình hoạt động và định hướng công việc cụ thể, hoạt động dựa trên
sức mạnh sự đoang kết. Các thành viên tích cực phát huy phương pháp
thảo luận đối thoại, thông tin đa chiều nhưng cũng hướng vào trọng tâm,
mục đích, yêu cầu của chủ đề thảo luận, tránh nói lan man, dài dòng.
- Chọn một nhóm trưởng có năng lực: nhóm trưởng là người hiểu được sở
trường và năng lực của các thành viên, định hướng các hoạt động cho
nhóm, lên kế hoạch, phân công và tổng hợp công việc chính, khích lệ
động viên các thành viên cùng nhau làm việc.
- Sau một thời gian hoạt động, nhóm thường họp tổng kết, đánh giá những
điều đã làm được và chưa được, mức độ phấn đấu, hoàn thành các công
việc chung của nhóm và từng thành viên từ đó rút ra kinh nghiệm cho
những lần làm việc sau.
2. Xây dựng thái độ học tập tích cực:
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 19
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Nhóm đã tìm ra đươc nhiều cách khác nhau để tạo cho mình động lực vươn lên
trong học tập và trong cuộc sống chẳng hạn như:
- Dành một ít thời gian trong ngày để đọc về những tấm gương tốt trong
cuộc sống để từ đó rút ra những bài học nhỏ nhỏ, bổ ích cho bản thân và
tạo động lực để cố gắng.
- Tự xây dựng cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ và có ý chí vươn lên; tự
đặt ra những mục tiêu “khá cao” để thử thách bản thân.
Chúng tôi quản lí những căng thẳng trong học tập bằng cách xây dựng cho bản
thân một lịch làm việc hợp lí và biết tự lượng sức mình, không ôm đồm quá
nhiều việc cùng một lúc, có những cách thư giãn hiệu quả mà chúng tôi đã làm
như: tập thể dục, nghe nhạc, tham gia những hoạt động tình nguyện vào những
dịp rãnh rỗi, hay đi nghỉ ở một nơi xa Khi cảm thấy căng thẳng hoặc gặp khó
khăn, chúng tôi tự nhắc nhở mình không được chùn bước, tự khích lệ bản thân,

tìm và lắng nghe những lời khuyên, động viên từ bạn bè và người thân.

3. Kỹ năng quản lý thời gian thời gian hiệu quả :
Quản lí thời gian sao cho hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định đến
hiệu quả của việc học tập. Để quản lý thời gian tốt thì cần phải có một thời gian
biểu, một kế hoạch giúp ta có thể phân bổ thời gian và hoàn thành được các
công việc của mình. Nhóm FOCUS chúng tôi đã lập thời gian biểu theo trình tự
sau:
- Trước tiên mỗi người hãy xác định năng lực làm việc của bản thân dựa
trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc; từ đó xác
định những mục tiêu, mong muốn ở hiện tại và trong tương lai. Đạt được
những mục tiêu này chính là đã đạt được mục đích của việc quản lý thời
gian.
- Sau đó, xác định cụ thể hơn những công việc cần phải làm, để chắc chắn
rằng những việc ta làm sẽ phù hợp với những mục tiêu đã đề ra.
- Cuối cùng là xác định mức độ quan trọng và ưu tiên của những công việc
trên. Nhóm chúng tôi đánh giá mức độ của một việc ở hiện tại bằng cách
xem xét ảnh hưởng của nó trong tương lai. Việc nào là cần thiết nhất và
việc nào là ít quan trọng hơn; việc nào cần làm trước và việc nào có thể
để lại sau.
- Hơn thế, mỗi người đều biết rõ khi nào mình làm việc hiệu quả nhất và
tập trung thời gian đó dành cho những việc quan trọng. Ví dụ, với sinh
viên Kinh tế, nhất là sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại như các thành viên
trong nhóm FOCUS chúng tôi thì việc thông thạo tiếng Anh là rất cần thiết
cho công việc sau này. Chúng tôi đã đặt chỉ tiêu ngắn hạn hơn là hoàn
thành xong chứng chỉ TOEIC với điểm số cao, học thêm các chứng chỉ
khác như IELTS hoặc TOEFL. Vì thế, ngay từ bây giờ chúng tôi đã và
đang rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thường xuyên, tận dụng
mọi cơ hội để có thể sử dụng tiếng Anh.
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 20

Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
Chúng tôi thấy rằng, nếu có một kế hoạch để định hướng trong dài hạn, ngắn
hạn; đề ra chỉ tiêu, công việc phải làm và mốc thời gian để hoàn thành và hoàn
thành từ từ từng bước, từng phần của công việc thì công việc sẽ đơn giản và
mang lại hiệu quả cao hơn. Vì thể chúng tôi luôn cố gắng làm việc đến đâu thì sẽ
làm tốt luôn phần đó, tránh lãng phí thời gian khi phải quay lại để sửa sai. Áp
dụng trong quá trình học, khi học tới đâu là nắm ngay được kiến thức tới đó; khi
đến thời gian thi, chỉ cần ôn tập lại và tổng hợp những kiến thức đã có. Trước khi
thi, mỗi thành viên đều lên một kế hoạch ôn tập rõ ràng, ôn tập từng chương,
từng phần trong những khoảng thời gian nhất định và cố gắng hoàn thành xong
trong khoảng thời gian đó. Việc thường xuyên tự theo dõi quá trình ôn tập của
mình, so sánh lượng thời gian và lượng bài còn lại cần phải hoàn thành đã tạo
động lực để mỗi cá nhân cố gắng hơn. Cách phân nhỏ công việc và hoàn thành
trước những mốc thời gian nhất định này cũng giúp nhóm chúng tôi làm việc đạt
được hiệu quả rất cao khi làm việc cùng nhau, nó buộc các thành viên trong
nhóm phải làm việc tích cực và đảm bảo được tiến độ làm việc chung của cả
nhóm.
Một cách nữa rất tốt để sử dụng thời gian đó là biến những khoảng thời gian
nhàn rỗi thành “thời gian ẩn” dành cho học tập. Mỗi người tranh thủ những lúc
ngồi chờ xe buýt, kẹt xe, hay lúc dọn dẹp nhà cửa,… để nghe chương trình dạy
học, luyện nghe tiếng Anh hay nhẩm lại các công thức, mường tượng các bản
sơ đồ tư duy,… bằng việc sử dụng sổ tay, lịch, các giấy ghi chú chúng tôi đã tận
dụng được những khoảng thời gian ẩn này.
Quản lý thời gian giúp ta làm việc khoa học, hiệu quả hơn, nó không những giúp
ích cho việc học tập, thu thập kiến thức mà còn là một kỹ năng cốt lõi trong cuộc
sống.
4. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập
Sơ đồ tư duy rất hữu ích trong công việc nói chung và trong học tập nói riêng;
đây là phương pháp mà bản thân mỗi thành viên nhóm phải nắm rõ và ứng dụng
linh hoạt để việc học tập đạt hiệu quả cao hơn.

Khi mới bắt đầu tiếp cận với bản đồ tư duy, chúng tôi cảm thấy nó rất mới mẻ. Vì
vậy, những lần đầu tập sử dụng bản đồ tư duy cho việc học tập, lên kế hoạch
làm việc, xử lý các vấn đề dường như là cả một thách thức với chúng tôi. Tuy
nhiên, dần dần, nhóm thấy được hiệu quả và tiện ích của bản đồ tư duy; thấy
được tầm khái quát và khơi dậy sự sáng tạo của nó. Chính vì thế, mọi thành viên
trong nhóm đều áp dụng bản đồ tư duy như một công cụ hữu hiệu trong cả việc
học và cuộc sống của mình. Nhóm thường xây dựng sơ đồ tư duy theo các
bước như sau:
- Xác định rõ ý chính ở trung tâm
- Trình bày các đối tượng có liên quan một cách rõ ràng
- Cái quan trọng ở gần tâm và cái ít quan trọng hơn ở các nhánh xa hơn
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 21
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
- Sử dụng thêm các màu sắc khác nhau và hình ảnh minh họa cho các
nhánh.
Đây là một minh hoạt cho việc áp dụng bản đồ tư duy để lên kế hoạch làm việc
trong tuần của một thành viên trong nhóm FOCUS
Ghi chép bằng sơ đồ tư duy đã mang lại hiệu quả trong việc học tập cho các
thành viên của nhóm. Khi lên lớp, mỗi người kết hợp những nội dung cơ bản đã
tự nghiên cứu ở nhà với những bổ sung, gợi ý của giáo viên. Từ đó phác thảo ra
một sơ đồ tư duy và hoàn thiện thêm bằng các ý tưởng, hình ảnh minh họa, màu
sắc,… Sau mỗi chương, mỗi phần chúng tôi lập một sơ đồ tư duy mới hệ thống
hóa lại những nội dung chính.
Bên cạnh đó, nhóm cũng ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá trình làm bài thuyết
trình hoặc bài viết bằng cách: sau khi đã lập sơ đồ với các ý chính thì đánh số
thứ tự và sắp xếp ý tưởng theo thứ tự đó. Trong khi làm bài viết hoặc thuyết
trình thì thường xuyên theo dõi trên sơ đồ để biết được mình đang ở phần nào
để phân bổ thời gian cho hợp lý, tập trung vào nội dung đó để tránh đi lan man,
lạc đề.
Khi nghiên cứu sơ đồ tư duy, chúng tôi cố gắng “nhập” hình ảnh của sơ đồ vào

đầu và ghi nhớ bằng các ý chính và các hình ảnh. Mỗi thành viên có thể tận
dụng những khoảng thời gian ẩn ví dụ như lúc đi xe buýt, lúc giặt quần áo hay
lúc dọn dẹp nhà cửa,… để mường tượng, vẽ lại sơ đồ trong đầu. Sử dụng sơ đồ
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 22
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
bằng cách mường tượng như vậy đã giúp chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời
gian và ghi nhớ rất hiệu quả
Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy kỳ diệu giúp giải phóng trí sáng tạo. vận
dụng tốt nó đã làm cho việc học của nhóm chúng tôi sinh động, hiệu quả.
5. Ứng dụng kỹ năng ghi nhớ trong học tập
Bước vào môi trường Đại học, hằng ngày sinh viên phải tiếp nhận một lượng
kiến thức khổng lồ. Nhóm chúng tôi đã xác định được hiểu bài và nắm vững bài
là cách tốt nhất để có thể tiếp nhận được lượng kiến thức đó.
Để khắc sâu một vấn đề không đơn giản chỉ là sự lặp đi lặp lại nhiều lần mà phải
hiểu rõ bản chất của vấn đề. Thế nên chúng tôi đã cố gắng nhớ chính xác ngay
từ lúc đầu để kiến thức không nhầm lẫn và chồng chất lên nhau. Mỗi thành viên
tự có những cách để ghi nhớ khác nhau, phù hợp với bản thân mình.
Cách mà hầu hết các thành viên trong nhóm đều sử dụng là viết những điều cần
ghi nhớ ra những mảnh giấy nhỏ và dán chúng ở những nơi dễ thấy trong nhà
như: giá sách, tủ quần áo, gương phòng tắm… vì khi những thông tin đó được
đọc đi, đọc lại nhiều lần sẽ giúp bộ não ghi nhớ được lâu. Ngoài ra, vẽ biểu đồ,
hay sơ đồ tư duy cũng là một cách mà chúng tôi đã thực hiện để có thể ghi nhớ
lâu hơn.
“Học đi đôi với hành”, thực hành là một cách ghi nhớ rất tốt vì một khi làm việc gì
bằng chính bản thân mình thì sẽ giúp nhớ được lâu hơn. Chúng tôi thường dùng
những phương pháp đơn giản để đưa những gì đã học vào thực tiễn như: áp
dụng những kiến thức đã học về kinh tế vĩ mô để phân tích sự biến động của giá
xăng dầu ở nước ta trong thời gian vừa qua…
Để có thể có đươc một nền tảng kiến thức vững chắc, chúng tôi cố gắng duy trì
những thói quen sau trong quá trình học tập: xem bài hằng ngày, trước khi đến

lớp nên đọc kĩ bài, gạch chân những chố chưa hiểu (có thể ghi sẵn câu hỏi ra
giấy) để nhờ thầy cô giảng giải. Như vậy sẽ giúp những kiến thức đã học trước
đó được ôn lại thường xuyên và giúp nhớ lâu hơn vì kiến thức chỉ có thể nằm
trong não bộ con người một thời gian nhất định, nếu không lặp lại hay sử dụng
thường xuyên sẽ biến mất.
6. “Âm nhạc – chiếc cầu nối giữa tâm hồn và cảm xúc” (Beethoven)
Nhận thấy được sự kì diệu của âm nhạc, nhóm đã áp dụng một số bản nhạc mà
qua thử nghiệm chúng tôi thấy thực sự có hiệu quả. Hai thể loại nhạc chính
chúng tôi sử dụng đó là nhạc giao hưởng và Baroque.
• Những bản nhạc nhóm thường nghe để thư giãn:
- Handle
- Concerto for Harp and Lute Larghetto, op.4 no.6 (Concerto Larghetto cho
đàn hạc và đàn luýt op.4, no.6)
- Concerto for Harp in F Major Larghetto, op.4, no.5 (Concerto Larghetto
cho đàn hạc cung La trưởng, op.4, no.5)
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 23
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
- Concerto Gross in C Major (“Alexander’s Feast”) (Đại Concerto cung Mi
trưởng: “Bữa tiệc của Alexander” trích từ vở nhạc kịch của Alexander)
• Những bản nhạc Baroque để nhóm tập trung ghi lại:
- J.S.Bach Suit 3 (“Air on a G String”) (Tổ khúc 3 “Air on a G String”)
- Vivaldi “Four Seasons” Spring, Largo (Bản Largo Mùa Xuân trích từ Tổ
khúc Bốn mùa của Vivaldi)
- Albinoni Concerto for Oboe in D Minor, op.9 (Concerto cho kèn ô boa
cung Fa thứ)
- J.S.Bach Concerto in F Minor, phần hai ( Concerto cung La thứ, phần hai)
- Pachelbel Canon in D Major (Bản Canon cung Fa trưởng)
- Handle Concerto for Harp and Lute in B-flat Major (Concerto cho đàn hạc
và đàn luýt cung Re giáng trưởng)
- Vivaldi Concerto in C Major for Piccolo (Concerto cho sáo Piccolo cung Mi

trưởng)
• Những bản nhạc nhóm dùng để kích hoạt sự sáng tạo trong học tập:
- Beethoven: Concerto for Violin and Orchestra in D Major, op 61
- Tchaikovsky: Concerto no.1 in B-flat Minor for Piano and Orchestra
- Mozart: Concerto for Violin and Orchestra
- Haydn: Symphony no.67 in F Major; Symphony no.69 in B major
- Beethoven: Concerto no.5 in E-flat Major for Piano and Orchestra, op.73
- Beethoven: Concerto for Piano and Orchestra no.5 in B-flat Major
- Mozart: Symphony in D Major (‘haffner”); and Symphony in D
Mahor(“Prague”)
- Haydn: Symphony in C Mahor no. 101 (“L’Horloge”) and Symphony in G
Major no.54
- Mozart: Concerto for Violin and Orchestra in A Major no. 5; Symphony in
A Nahor no.29l; Symphony in G Minor no.40
- Brahms: Concerto for Violin And Orchestra in D Major, op.77
• Những bản giao hưởng giúp nhóm đạt hiệu quả trong việc ôn lại bài:
- Corelli: Concerti Grossi , op.6, no.2,8,5,9
- Handle: “Water Music”
- J.S.Bach: Fantasy in G Major, Fantasy in C Minor, and Trio in D Minor,
Canonic Variations and Toccata
- Corelli: Concerti Grossi, op.4, no.10, 11, 12
- Vivaldi: Five Concertos for Flute and Chamber Orchestra
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 24
Bài luận dự thi cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả”
- Handle: Concerto for Organ and Orchestra in B-flat Major, op.7, no.6
- J.S.Bach: Prelude in G’Major

7. Ứng dụng phương pháp đọc sách hiệu quả:
Một trong những phương pháp học đại học mà nhóm rất chú trọng là phương
pháp đọc hiệu quả. Cả nhóm ý thức được rằng khi vào môi trường đại học, mỗi

sinh viên phải phát huy tính tự giác, khả năng tự học của mình, thầy cô chỉ là
người hướng dẫn và giới thiệu những nguồn thông tin để sinh viên tìm kiếm. Vì
thế, muốn hiểu sâu hơn về vấn đề, chúng tôi đã luôn tích cực đọc sách, tìm tòi.
Lượng sách là vô vàn nhưng thời gian lại có hạn. Nếu không có phương pháp
đọc sách hiệu quả sẽ làm chúng ta mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không
cao. Nhóm Focus đã áp dụng phương pháp đọc SQ3R trong suốt thời gian học
tập vừa qua.
- Survey: khảo sát
- Question: đặt câu hỏi
- Read: đọc
- Recite: đọc lại
- Review: ghi nhớ
Trước khi đọc một quyển sách hay tài liệu nào đó thì việc đầu tiên chúng tôi làm
là xem tiêu đề, mục chính và phụ, xem phần tóm tắt và xem sơ qua một lượt các
hình vẽ, biểu đồ. Điều đó giúp chúng tôi biết được mình sắp đọc cái gì và định
hướng sẽ đọc như thế nào.
Phương pháp đọc của nhóm là: vừa đọc vừa gạch chân hoặc ghi ra một mảnh
giấy nhỏ những điều cần ghi nhớ hay những điều cảm thấy tâm đắc; có thể đọc
to lên ở những chỗ quan trọng cần lưu ý hay những chỗ khó hiểu; thỉnh thoảng
đọc lại để nhớ lâu hơn; trong quá trình đọc luôn tự đặt ra những câu hỏi dựa trên
những đề mục và trả lời những câu hỏi ấy bởi vì biết cách đặt câu hỏi đúng cách
sẽ giúp quá trình đọc có định hướng và tập trung hơn. Ngoài ra nhóm cũng tích
cực vừa đọc vừa liên kết những kiến thức mới với những cái cũ đã biết, làm như
vậy mỗi cá nhân sẽ có được sự so sánh và có thể nhớ kiến thức mới lâu hơn.
Sau khi đọc, nhóm thường tóm tắt nội dung quyển sách hay một chương nào đó
dưới dạng sơ đồ tư duy.
Chúng tôi đang cố gắng học kỹ thuật 3 trọng điểm của Steve Snyder để tăng tốc
độ và mức độ tập trung khi đọc. Cố gắng không đọc từng từ một mà đọc từng
cụm từ, đọc ý tưởng bằng cách lấy bút chì kẻ 3 vạch dọc theo chiều đứng của
quyển sách. Khi đọc sẽ tập trung vào những từ nằm trên dòng kẻ ấy nhưng vẫn

hiểu hết được nội dung của nhóm từ bên cạnh. Nhóm đã thực hành và cảm thấy
rất hiệu quả, hứng thú.

8.Ứng dụng kỹ năng ghi chép hiệu quả
Nhóm Focus_Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM 25

×