Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.47 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I – Một số khái niệm:
1. Văn bản pháp luật: (VBPL)
2. Văn bản pháp luật khiếm khuyết
3. Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:
II - Những biểu hiện của văn bản pháp luật khiếm khuyết:
1. Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về chính trị:
2. Các VBPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lí:
3. Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về khoa học:
III – Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:
1. Biện pháp hủy bỏ:
2. Biện pháp bãi bỏ:
3. Biện pháp thay thế:
4. Biện pháp đình chỉ thi hành:
5. Biện pháp tạm đình chỉ thi hành:
6. Biện pháp sửa đổi, bổ sung
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà
nước và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật
ngày càng cao thì việc phải xử lý những văn bản pháp luật khiếm khuyết ngày càng
trở nên quan trọng và mang tính cấp thiết hiện nay. Do đó, em chọn đề “Phân tích và
bình luận những biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết” làm đề tài cho bài
tập lớn của mình, hy vọng sẽ giúp ích phần nào trong công tác hoàn thiện pháp luật.
NỘI DUNG
I – Một số khái niệm:
1. Văn bản pháp luật: (VBPL)
VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do
pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí


và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
2. Văn bản pháp luật khiếm khuyết:
Văn bản pháp luật khiếm khuyết được hiểu là VBPL “còn thiếu sót, chưa
hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.
3. Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:
Xử lí VBPL khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc ra phán quyết đối với những văn bản pháp luật khiếm khuyết.
II – Những biểu hiện của văn bản pháp luật khiếm khuyết:
VBPL khiếm khuyết là văn bản có một trong những biểu hiện sau đây:
1. Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về chính trị:
Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về chính trị là các VBPL ( chủ yếu là
các VBQPPL) có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của đảng. Các
VBPL có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng
bị coi là khiếm khuyết về chính trị.
2. Các VBPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lí bao gồm:
a. VBPL vi phạm về thẩm quyền ban hành: bao gồm VBPL vi phạm thẩm
quyền về nội dung và VBPL vi phạm thẩm quyền về hình thức:
- VBPL vi phạm thẩm quyền về hình thức là VBPL có tên gọi không đúng
theo quy định của pháp luật hiện hành: Cơ quan ban hành văn bản sử dụng hình thức
VBPL thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan khác; Sử dụng không đúng vai trò
của văn bản đối với công việc được giải quyết.
- VBPL vi phạm thẩm quyền về nội dung là văn bản mà chủ thể ban hành sử
dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định với chủ
thể đó: Cơ quan ban hành VBPL giải quyết công việc hoàn toàn không thuộc phạm
vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Chủ thể ban hành VBPL giải quyết
công việc vượt thẩm quyền được cho phép.
b. VBPL có nội dung trái với quy định của pháp luật: Các biểu hiện về sự trái
pháp luật trong nội dung của VBPL:
- VBPL không viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lí
của văn bản đó.

- Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cấp dưới trái với nội dung văn
bản quy phạm pháp luật của cấp trên; văn bản hành chính có các quy định mang tính
quy phạm trái với các quy phạm pháp luật hiện hành.
- Các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các văn bản hành chính có nội dung trái
với quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Các mệnh lệnh trong văn bản hành chính không đúng với những mệnh lệnh
trong văn bản áp dụng pháp luật mà nó tổ chức thực hiện.
c. VBPL có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia hoặc ký kết: Văn bản quy phạm pháp luật nào chưa phù hợp với các điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết là lí do để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành xử lí bằng biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ và ban hành
mới những văn bản có liên quan đến điều ước quốc tế đó.
d. Văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban
hành biểu hiện:
- VBPL thiếu những đề mục cần thiết hoặc được trình bày các đề mục không
đúng quy định của pháp luật.
- VBPL có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hoặc không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp
pháp cho văn bản áp dụng pháp luật.
3. Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về khoa học:
a. VBPL có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của
đời sống xã hội: không có tính khả thi và thực hiện trong thực tế
b. VBPL có sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí: vi phạm tính logic, chặt chẽ
về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia, sắp xếp hợp lí.
III – Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:
Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của VBPL cùng quy định tại điều 27
nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và Điều 9 luật ban hành VBQPPL năm
2008 thì các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết bao gồm: biện pháp hủy bỏ, biện
pháp bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành, tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung.
1. Biện pháp hủy bỏ:

a) Khái niệm:
Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn bản pháp lí
kể từ khi văn bản đó được ban hành
Hủy bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm phủ nhận hoàn toàn hiệu lực pháp lí
của VBPL kể từ thời điểm văn bản đó được ban hành.
b) Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng:
Hủy bỏ là biện pháp xử lí được áp dụng với toàn bộ hoặc một phần VBPL bao
gồm cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành
chính có dấu hiệu vi phạm pháp nghiêm trọng như: một phần hoặc toàn bộ văn bản
đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không
phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành.(khoản 1
điều 29 nghị định 40/2010/NĐ-CP).
c) Hậu quả pháp lí của VBPL bị hủy bỏ:
VBPL bị hủy bỏ sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ khi văn bản đó được quy định
là có hiệu lực pháp lí . Điều đó có nghĩa là nhà nước hoàn toàn không thừa nhận giá
trị pháp lí của văn bản bị hủy bỏ ở mọi thời điểm, cho dù trên thực tế trước khi bị
hủy bỏ nó đã từng được coi là có hiệu lực và có thể đã được thi hành.
Nếu văn bản bị hủy bỏ là văn bản áp dụng pháp luật thì pháp luật còn quy định
trách nhiệm bồi thường , bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản theo quy định tại bộ
luật Dân sự năm 2005 nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
d) Nhận xét:
Hủy bỏ VBPL là một biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết đã được pháp luật
quy định hoàn chỉnh. Tuy nhiên còn có một số điểm chưa hợp lí: việc quy định trách
nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VBPL bị hủy bỏ chỉ được xác
định với văn bản áp dụng pháp luật. Nếu VBPL bị hủy bỏ là văn bản quy phạm pháp
luật hoặc văn bản hành chính thì pháp luật không quy định về trách nhiệm bồi
thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành, đây là một điểm bất hợp lí. Trên thực tế khi
một văn bản quy phạm pháp luật sai trái được áp dụng vào cuộc sống sẽ gây ảnh
hưởng xấu trên diện rộng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn văn bản áp dụng
pháp luật. Vì vậy em cho rằng cần quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối

với cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.
2. Biện pháp bãi bỏ:
a) Khái niệm
Bãi bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm chấm dứt hiệu lực pháp lí của một
VBPL đang được thi hành trên thực tế từ thời điểm văn bản đó bị bãi bỏ.
b) Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng:
Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ: là một phần hoặc toàn bộ nội dung văn
bản quy phạm pháp luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết.
Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong
trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm
tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn
đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình
kinh tế - xã hội.( khoản 2 điều 29 Nghị định Chính phủ 40/2010/NĐ-CP)
c) Hậu quả pháp lí của VBPL bị bãi bỏ:
Văn bản pháp luật bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn
bản xử lí nó có hiệu lực pháp luật. Như vậy pháp luật vẫn thừa nhận giá trị pháp lí
của văn bản pháp luật bị bãi bỏ trước khi văn bản xử lí văn bản đó có hiệu lực pháp
lí. Do vậy VBPL bị bãi bỏ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn
của chủ thể ban hành VBPL khiếm khuyết đó.
d) Nhận xét:
Các quy định của pháp luật về bãi bỏ VBPL khiếm khuyết được quy định
trong nhiều văn bản pháp luật tuy nhiên chưa có văn bản pháp luật nào quy định một
cách đầy đủ và rõ ràng và phân biêt giữa biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ VBPL. Chính
vì tình trạng pháp luật quy định chung chung dẫn tới các cơ quan nhà nước khi xử lí
VBPL tùy nghi lựa chọn một trong hai biện pháp này thậm chí còn sử dụng chưa
nhất quán. Mặc dù tại điều 29 nghị dịnh Chính phủ số 40/2010/NĐ-CP đã có sự tách
riêng giữa biện pháp bãi bỏ và hủy bỏ VBPL nhưng mới chỉ nêu được sự khác nhau
về trường hợp áp dụng. Chính vì vậy pháp luật nên quy định cụ thể và chi tiết hơn về
biện pháp bãi bỏ VBPL để phân biệt với biện pháp hủy bỏ VBPL.
3. Biện pháp thay thế:

a) Khái niệm:
Thay thế VBPL là dùng một văn bản pháp luật mới thay thế cho một VBPL
cũ không còn phù hợp.
b) Trường hợp áp dụng và đối tượng áp dụng:

×