Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Ôn tập lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 118 trang )


-



1
PHẦN ĐÁP ÁN

LỊCH SỬ VIỆT NAM
Cảu 1: 1/ Phân tích những tác động của tình hình thể giới đến cách
mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2/ Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất:
Trả lời:
1/ Phân tích những tác động của tình hình thể giới đến cách mạng
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Các nước đế quốc thắng trận đã cùng nhau phân chia lại thế giới,
thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh mới.
-
Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ
nghĩa và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (tháng ] 1 -
1917).
-
Giai cấp công nhân các nước đã thành lập những tổ chức riêng của
mình. Các Đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa lần lượt ra đời.
-
Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập ở Mátxcơva
(tháng 3-1919) đảm nhận sứ mệnh tập họp và lãnh đạo phong trào cách
mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới.


Các điều kiện khách quan đó của thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
2/ Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất:
-
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác
thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, để phục vụ cho quá trình khai thác đó,
thực dân Pháp vừa thực hiện các chính sách cai trị thực dân, vừa duy trì
bọn phong kiến làm tay sai đắc lực cho chúng. Từ đó, xã hội Việt Nam có
hai mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dần Pháp và tay sai phản
động. + Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
-
Cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
+ Đánh đuổi đế quốc để giành độc lập cho dân tộc.
+ Đánh đổ phong kiến để giành ruộng đất cho nông dân.

-



2
CÂU 2: Trình bày nguyên nhân, nội dung và hậu quả của cuộc khai
thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp tại VN.
* Nguyên nhân: Kết thúc chiến tranh TG lần 1 Pháp là nước thắng
trận nhưng cũng bị tổn thất hết sức nặng nề về sức người, sức của. Kết
thúc chiến tranh TG 1 với sự thắng lợi của CMT10 Nga chính quyền Xô
viết ra đời đã tuyên bố xóa bỏ tất cả các khoản nợ và quốc hữu hóa tất cả
các nhà máy, xí nghiệp của tư bản nước ngoài, trong đó phần lớn là của
Pháp.

Mảnh đất Đông Dương giàu có về tài nguyên và giá công nhân rẻ
mạt mà do bị chiến tranh làm gián đoạn nên TD pháp chưa kịp khai thác.
Vì vậy ngay sau khi chiến tranh TG1 kết thúc TD pháp bắt tay ngay vào
cuộc khai thác thuộc địa tại Đông dương lần 2.
* Nội dung: Để nền kinh tế thuộc địa không có khả năng cạnh tranh
với nền kinh tế chính quốc. Pháp chỉ đầu tư khai thác vào các lĩnh vực
khai khoáng, đồn điền và XD nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng. 1924-
1929 thì số vốn đầu tư của TD Pháp vào Đông dương đã tăng gấp 6 lần so
với 20 năm trước đó. Pháp đầu tư thành lập các đồn điền, diện tích các
đồn điền tăng nhanh 1 cách nhanh chóng. Nếu như năm 1918 chỉ có 15
nghìn ha đồn điền thì đến năm 1930 diện tích tăng lên 120.000ha chủ yếu
là Cao su và Cà phê.
Pháp thành lập các Cty như Cty than Đồng Đăng Hạ Long, Cty than
và kim khí Đông dương. Xây dựng và đầu tư các nhà máy như nhà máy
xi măng Hải Phòng, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy diêm
Bến Thủy, nhà máy gạo Chợ Lớn…. Thực dân Pháp thực hiện tăng thuế
đối với các loại hàng của nước ngoài như TQ, Nhật (tăng từ 37% lên
62%), tăng các loại thuế để bóc lột nhân dân lao động. Pháp XD các hệ
thống đường giao thông để đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên như mở
các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng nối các vùng kinh tế, hoàng
thành tuyến đường sắt xuyên Đông dương, tiêu biểu như tuyến Na Sầm-
Đồng Đăng, Vinh- Đông Hà…. Chính sách VH, GD: TD Pháp thực hiện
chính sách VH nô dịch gây tâm lý tự ti dân tộc, tuyên truyền làm cho
nhân dân quyên nguồn gốc của mình, khuyến khích tăng các tệ nạn XH;

-



3

chia để trị, chia khu vực Đông dương ra thành 5 miền và chia nước ta
thành 3 kỳ; ngân hàng Đông dương đã có cổ phần ở hầu hết các Cty và
chi phối hoạt động nền kinh tế Đông dương. TD pháp tăng các thứ thuế
và đặt ra các loại thuế mới nhờ vậy mà ngân sách của Đông dương tăng
lên gấp 3 lần so với trước chiến tranh TG1.
* Hậu quả: Chính sách khai thác thuộc địa địa của TD Pháp trong
cuộc khai thác lần 2 đã dẫn đến hậu quả làm cho tính chất thuộc địa ½
phong kiến của VN càng sâu sắc hơn và làm cho các g/cấp và tầng lớp
trong xã hội bị phân hóa.

-



4
CÂU 3: Trình bày giai cấp cộng nhân và giai cấp nông dân Việt Nam
dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp:

-
Giai cấp công nhân:
-
Ra đời rất sớm, ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trước
Chiến tranh thế giới thứ nhất, họ có khoảng 10 vạn người. Đến năm 1929,
có trên 22 vạn người.
-
Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc
thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ, chủ yếu là bọn đế quốc thực dân.
Họ có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, phát huy truyền thống yêu
nước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng

vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một động
lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên
tiến của thời đại.
-
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có khả năng nắm lấy ngọn
cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh chống thực
đân, phong kiến để giải phóng dân tộc và giai cấp.
-
Giai cấp nông dân:
-
Bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hóa, phá sản, không có
lối thoát.
-
Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam - với đế quốc Pháp và tay sai
hết sức gay gắt. Đó là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông
dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
-
Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất, là động lực của cách mạng
Việt Nam.




-



5
CÂU 4: Trình bày sự ra đời và phong trào đấu tranh của g/cấp
công nhân từ 1919-1930 (hãy trình bày quá trình chuyển biến từ tự phát

lên tự giác của g/cấp CNVN; hay tại sao nói VN thanh niên cách mạng
đ/c Hội là tổ chức tiền thân của ĐCSVN hay VNTNCMĐCH đã chuẩn bị
chính trị, TT và tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN như thế nào):

- G/cấp công nhân VN ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 phát
triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
- Phong trào đấu tranh của công nhân VN từ 1929-1925: 1920 CN sài
Gòn Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ do đ/c Tôn Đức Thắng lãnh đạo.
1922 có đấu tranh của công nhân Bắc Kỳ và đấu tranh của công nhân nhà
máy nhuộm Chợ Lớn; 9/1925 công nhân hãng Ba Son đấu tranh không
cho tàu của Pháp sang TQ để đàn áp phong trào CM TQ. Nhìn chung
trong thời kỳ này các cuộc đấu tranh còn diễn ra lẻ tẻ chưa có sự phối hợp
trong toàn quốc, mục đích chiến tranh còn dừng lại ở mục đích kinh tế.
Phong trào đấu tranh của CN trong giai đoạn này đang ở trong thời kỳ tự
phát.
- 1925-1930 Với sự ra đời của VNTNCMĐCH vào 6/1925 đã có ảnh
hưởng lớn đến phong trào CM ở trong nước. NAQ đã tập hợp những
thanh niên VN yêu nước ở TQ để thành lập VNTNCMĐCH mà hạt nhân
là cộng sản Đoàn bao gồm những người trung kiên nhất của tổ chức.
VNTNCMĐCH được tổ chức từ cấp TW cho đến các chi bộ. Cuối năm
1924-1927 VNTNCMĐCH đã phát triển được 75 hội viên 1 số được đưa
về nước hoạt động, 1 số khác được gởi sang học ở Liên Xô. Đến 1927-
1928 số hội viên đã tăng lên 300 hội viên và lúc cao nhất là 1700 hội viên
và có nhiều cơ sở ở khắp nơi trong cả nước.
- Chuẩn bị về chính trị tư tưởng: VNTNCMĐCH đã tổ chức ra các lớp
huấn luyện để giảng dạy CN mác-Lênin những bài dạy của NAQ đã tập
hợp in thành cuốn sách Đường Cách Mệnh vào năm 1927 và được xuất
bản trong tác phẩm Đường Cách Mệnh. NAQ đã chỉ rõ tại sao phải làm
cách mệnh, cách mệnh là sự nghiệp của quần chúng, làm cách mệnh phải
theo CN Mác-Lê nin và phải có chính đảng của g/cấp CN lãnh đạo, làm

cách mệnh phải đoàn kết với g/cấp vô sản quốc tế. VNTNCMĐCH cho
xuất bản tờ báo Thanh niên số ra đầu tiên vào ngày 21/6/1925. Những tác

-



6
phẩm này và tờ báo thanh niên đã bí mật chuyển về VN góp phần thức
tỉnh phong trào đấu tranh của nhân dân ta nói chung và phong trào CN
nói riêng.
- 1926-1930: Phong trào CN đã có bước phát triển mới tiêu biểu là
cuộc đấu tranh của 1000 CN nhà máy sợi Nam Định, cuộc đấu tranh của
CN đồn điền cà phê Rayna ở Thái Nguyên….; 1928-1929 phong trào tiếp
tục phát triển và có nhiều cuộc bãi công đã nổ ra trong thời kỳ này từ Bắc
tới Nam. Với phong trào vô sản hóa của VNTNCMĐCH, CN Mác-Lênin
đã thâm nhập sâu rộng vào phong trào CN và đã dẫn đến xuất hiện 3 tổ
chức cộng sản ra đời ở VN như ĐD CS Đảng (6/1929), An nam CS Đảng
(7/29) và ĐD CS liên đoàn (9/29). Với sự xuất hiện của 3 tổ chức CS ở
VN chứng tỏ g/cấp CN ở VN không chỉ trưởng thành về số lượng mà còn
trưởng thành về chất lượng. Từ đây phong trào CN VN không chỉ dừng
lại ở mục tiêu kinh tế mà còn đặt ra mục tiêu chính trị, đấu tranh từ tự
phát lên tự giác của phong trào CN VN.











-



7
CÂU 5: Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản Việt Nam năm
1929

-
Sự ra đời của các tể chức cộng sản:
-
Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân, tiểu tư sản kết thành
một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng.
-
Cuổi tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại sổ nhà 5D phố Hàm Long (Hà
Nội) lập ra Chi bộ cộng sàn đầu tiên.
-
Tháng 5 - 1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên họp tại Hương Cảng. Tại đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kì đặt
vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản để thay thé Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, song không được đại hội chấp nhận nên đã bỏ đại hội
về nước.
-
Ngày 17 - 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ờ miền Bắc
họp quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
-

Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã quyết định lập An Nam
Cộng sản Đảng.
-
Tháng 9 - 1929, một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng
tích cực vận động lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
-
Phải hợp nhất vì:
-
Những năm 1928 - 1929, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu
rộng vào Việt Nam, đưa phong trào công nhân và phong trào yêu nước
phát triển mạnh 'mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của giai
cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Việt Nam lần lượt xuất hiện
bá tổ chức cộng sản. Ba tổ chức cộng sản ra đời đã đáp ứng xu thế phát
triển khách quan cùa cách mạng Việt Nam, đáp ứng được nguyện vọng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta.
-
Nhưng sự họat động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng
không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất ba tổ
chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
-
Trước tình đó, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức
cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6 - 1 - 1930).

-



8

-
Vai trò của Nguyễn Ải Quốc:
-
Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Hương Cảng - Trung Quốc vào ngày 6 - 1 -1930.
-
Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng
sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần
chúng, tranh giành đảng viên.
-
Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi
đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ
vắn tắt. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã vạch ra
những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng
Việt Nam.
-
Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp
nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


-



9

CÂU 6: Trình bày những hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1930. Những hoạt động cùa Nguyễn

Ái Quốc trong thời gian này có tác dụng như thế nào đối với cách
mạng VN?
*
Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc:
-
Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai
để đòi các quyền tự do dân chủ, bình đẳng và dân tộc tự quyết cho nhân
dân An Nam.
-
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thào lần thứ nhất
Luận cương về vẩn đề dân tộc thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo
Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp.
-
Ngày 25 - 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa
số đại biểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập
Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản,
đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản
Pháp.
-
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc,
Tuynidi lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ờ Pari và viết báo Người cùng
khổ.
-
Người còn viết nhiều bàicho các báo Nhân đạo, Đời sổng công nhân
và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
-
Tháng 6 - 1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Ọuốc tế Nông dân (Tháng
10 - 1923), viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí
Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Dự Đại hội Quốc-tế Cộng sản lần

thứ V (1924). - Ngày 11 - 1 1 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu
(Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng,
truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
-
Tháng 6 - 1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Quảng Châu (Trung Quốc). Trực tiếp mở các lớp huấn luyện cho Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ra báo Thanh niên và xuất bản
tác'phẩm Đường cách mệnh.
-
Cuối năm 1929, từ Xiêm(Thái Lan) về Hương Cảng (Trung Quốc),
triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm

-



10
1930)
-
Tác dụng: - Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chủ trì, tổ chức thành công Hội
nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn, đó là con đường cácnh mạng vô sản. Mở đường giải quyết sự khủng
hỏang về đường lối cửa cách mạng Việt Nam.

-




11
CÂU 7: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cùa Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930:
-
Hoàn cảnh lịch sử:
-
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929 đã đặt ra yêu cầu cấp
thiết phải thống nhất các tổ chức lại thành một đảng duy nhất.
-
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị tại Cửu Long
(Hương cảng - Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản để
thành lập Đảng. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6 - 1 - 1930, do Nguyễn Ái
Quốc chủ trì. Dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng,
đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.
-
Nội dung Hội nghị:
-
Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ
chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị.
-
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản
thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua
chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo. Đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.
-
Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọĩ công
nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc

lột.
-
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc lịch sử của
một Đại hội thành lập Đảng.



-



1
2
CÂU 8: Tại sao nói sự ra đời của Đảng CSVN là một bước ngoặt lịch
sử (ý nghĩa thành lập Đảng):
Trải qua 1 quá trình vận động lâu dài và gian khổ, Đảng ta đã ra đời và
đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo CMVN, sự kiện này có 1 ý nghĩa vô cùng to
lớn.
-
Đảng ra đời đã vạch ra đường lối chiến lược cho cách mạng. Đưòng
lối đó là: Trước làm cách mạng dan tộc dân chủ rồi sau tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa. Từ
nay cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và có
sự lãnh đạo đúng đắn để đi đến thắng lợi.
Sự ra đời của Đảng CSVN có nghĩa là sự xác nhận sự lãnh đạo của g/cấp
công nhân VN, chấm dứt 1 thời kỳ khủng hoảng về g/cấp lãnh đạo CM.
-
Đảng ra đời, xây dựng được một lực lượng mới cho cách mạng mà
chủ yếu là liên minh công nông. Đảng ra đời đề ra hai khẩu hiệu chiến
lược là: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. Hai khẩu hiệu này

đáp ứng được nguyện vọng cùa đa số nhân dân, nhất là nông dân. Do đó,
lôi cuốn được đông đảo nông dân di theo cách mạng, xây dựng được
khối liên minh công nông, tạo ra được một nhân tố cơ bản nữa, đảm bảo
tháng lợi cho cách mạng Việt Nam.
-
Đảng ra đời vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn. Đó là
đùng phương pháp đấu tranh cách mạng bằng bạo lực của quần chúng
theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ đó, ta biết xây dựng và sử
dụng hai lực lượng chính trị, vũ trang để tiến hành khởi nghĩa.
Với sự ra đời của đảng và với cương lĩnh đầu tiên đã chấm dứt 1 thời kỳ
khủng hoảng về đường lối CMVN.
Từ đây CM VN trở thành 1 bộ phận khăng khít của CMTG.
Sự ra đời của đảng CSVN đã mở ra 1 thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh để
dành độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của g/cấp CN và đi theo con đường CM
vô sản. - Đảng ra đời xây dựng được bạn đồng minh mới. Đảng ra đời làm cho
cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của thế giới. Nhờ
vậy, từ đó đến nay, ta đã tranh thủ đ
đ
ược sự đ
đ
ồng tình và ủng hộ to lớn của
các lực lượng cách mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến
thắng mọi kẻ thù. Vì những lẽ đó, có thể nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời đã mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại cho cách mạng Việt Nam.

-



13

CÂU 9: Hãy trình bày nội dung của chính cương, sách lược và
cương lĩnh vắn tắt của đảng ta (2/1930) (cương lĩnh chính trị đầu
tiên của đảng):

- Hoàn ảnh ra đời: 1929; ba tổ chức CS ra đời đã làm ảnh hưởng đến
phong trào CM. NAQ đã đứng ra triệu tập hội nghị hợp nhất thông qua
chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt của đảng từ 3-
7/2/1930.
- Nội dung: Đảng ta đã chủ trương làm CM tư sản dân quyền và CM
ruộng đất để đi tới XHCS.
Từ mục tiêu đó cương lĩnh đã xác định mục tiêu cụ thể:
+ Trước hết phải đánh đổ bọn đế quốc pháp và bọn phong kiến làm cho
VN độc lập dựng nên chính quyền công-nông-binh.
+ Tịch thu tài sản của đế quốc giao cho chính phủ CM, chia ruộng đất cho
dân cày, xây dựng mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho
dân nghèo. CM phải trải qua 2 giai đoạn là CM tư sản dân quyền và tiến
lên CMXH, 2 giai đoạn này kế tiếp nhau.
+ Làm cho dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền, giáo dục theo
hướng công nông hóa.
+ G/cấp lãnh đạo CM là g/cấp công nhân thông qua đội tiên phong của
mình là Đảng CS.
+ CM VN là 1 bộ phận của CM TG do đó phải liên kết với các dân tộc bị
áp bức và g/cấp vô sản TG nhất là vô sản Pháp.
- Ý nghĩa: Đây là cương lĩnh CM đúng đắn và sáng tạo đầu tiên của Đảng
ta, cương lĩnh CM về giải phóng dân tộc phù hợp với xu thế của thời đại,
nhuần nhuyễn về quan điểm g/cấp, thắm đượm tính dân tộc, độc lập tự do
gắn liền với CNXH là nội dung cốt lõi của cương lĩnh này. Nó có tác
dụng soi sáng cho phong trào CM VN.




-



14
GIAI ĐOẠN 1930- 1945

CÂU 10: Tại sao nói phong trào 30-31 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên
cho CMT8 (Bối cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa lịch sử):

* Nguyên nhân (Bối cảnh): Cuộc khủng hoảng ktế 1929-1933 đã làm
ảnh hưởng nặng nề đối với tất cả các nước TBCN. TD Pháp tìm cách trút
gánh Nặng đó lên đầu nhân dân ĐD nói chung và VN nói riêng. Giá lúa
gạo giảm 1/3, CN thất nghiệp, các nhà máy bị đóng cửa, đời sống nhân
dân hết sức khổ cực, nông dân bị bần cùng, giai cấp TS dân tộc có nguy
cơ bị phá sản. Trong lúc đó TD Pháp lại tăng thuế và tăng cường khủng
bố đàn áp nhân dân ta. Đó là nguyên nhân bùng lên cuộc đấu tranh của
nhân dân ta. Đảng ta vừa ra đời đã kịp thời phát động 1 phong trào CM
mới đó là phong trào 30-31.
* Diễn biến: Tháng 2/1930 có cuộc đấu tranh của CN than Hòn Gai.
- Tháng 4/30 có cuộc đấu tranh của 3000 CN đồn điền Phú Riềng; đấu
tranh của 4000 CN nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm, nhà máy cưa
Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy xe lửa Trường Thi-
Vinh và các vùng nông thôn như Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh…
- 1/5/30 Lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày quốc tế lao động và
phong trào nổ ra ở khắp toàn quốc. Riêng 5/30 có 16 cuộc đấu tranh của
CN và 34 cuộc đấu tranh của nhân dân và 04 cuộc đấu tranh của học sinh,
sinh viên và dân nghèo thành thị. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân
dân huyện Thanh Chương Nghệ An đã cướp đồn điền Ký Viện, cắm cờ

búa liềm và chia ruộng đất cho nhân dân. Sau đó TD Pháp đã đàn áp
phong trào.
- 1/8/30 Nhân ngày Qtế chống chiến tranh nhiều cuộc đấu tranh của
nhân dân ta nổ ra, tiêu biểu là cuộc bãi công của CN TP Vinh mở ra 1
thời kỳ mới cho phong trào 30-31. Tiếp theo các cuộc đấu tranh các
huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc đã kéo đến các huyện lỵ đấu
tranh để đòi quyền tự do, dân chủ.
- 9/30 Tiếp tục khí thế đấu tranh ngày 12/9/30 đã diễn ra cuộc mít tinh
đông đến 2 vạn người tại huyện Hưng Nguyên Nghệ An và kéo dài trong
suốt tháng 9, nhân dân kéo đến các huyện lỵ bắt bọn tay sai của Pháp giải
tán chính quyền địch, thành lập nên chính quyền nhân dân.
* Tại sao nói xô viết nghệ tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân
(hoàn cảnh ra đời, những chính sách hoạt động và ý nghĩa):

-



15
- Ctrị: Cùng với khí thế của CM quần chúng làm cho chính quyền của
địch bị tan rã dưới sự lãnh đạo của Đảng cơ sở ở địa phương, quần chúng
nhân dân lập ra các chính quyền của mình, tự quản lý chính trị-XH, nông
thôn, chính quyền đó gọi là các xô viết. Chính quyền Xô viết đã thực hiện
trấn áp 1 cách cương quyết bọn phản CM.
- Ktế: Chính quyền xô viết Nghệ tĩnh tuyên bố bãi bỏ các thứ thuế do đế
quốc, phong kiến đề ra, giảm tô, xóa nợ và khuyến khích nhân dân tăng
gia sản xuất và chia ruộng đất cho dân cày, thành lập hội tương tế.
- Vhoá- XH: Chính quyền xô viết chủ trương bài trừ mê tín dị đoan,
khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ và thành lập các hội như hội
tương tế, công bộc và hội phụ nữ giải phóng, đoàn thanh niên phản đế rồi

nông hội, tuyên Truyền và phổ biến chính sách của Đảng….
Xô viết Nghệ tĩnh thành lập LL vũ trang bảo vệ trật tự an ninh ở trong
thôn xóm của mình.
* Kết luận: Chính quyền XVNT tuy chỉ toàn tại 4-5 tháng nhưng nó đã
tỏ ra bản chất CM và tính ưu việt của 1 chính quyền do nhân dân lập ra và
vì nhân dân./.
Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, TD
Pháp huy động 1 lực lượng lớn để đàn áp phong trào XVNT, đồng thời dụ
dỗ mua chuộc để phân hóa lực lượng CM vì vậy đến giữa 1931 phong
trào tạm lắng xuống và chuyển sang 1 thời kỳ mới đó là thời kỳ củng cố
và gây dựng lại cơ sở CM.
* Ý nghĩa phong trào 30-31: - Lần đầu tiên kể từ khi Đảng ta ra đời, đảng
ta đã tổ chức phát động 1 phong trào CM rộng lớn thể hiện trong thực tế
khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào CM của Đảng ta, giáng 1 đòn
chí tử vào vào TD Pháp.
- Lần đầu tiên trong thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng khoái liên minh
công nông đã được hình thành làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của
nhân dân ta.
- Phong trào XVNT nói riêng và phong trào 30-31 nói chung đã để lại
nhiều bài học kinh nghiệm về thời cơ cướp chính quyền, về việc thành lập
chính quyền CM và về việc thành lập các tổ chức chính quần chúng, về
việc thành lập LL vũ trang.
* Kết luận: Chính vì những kinh nghiệm trên đây chúng ta có thể nói
rằng phong trào 30-31 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng ta cho
CMT8.

-




16
CÂU 11. Chứng ninh rằng phong trào cách mạng 1930-1931 với
đỉnh cao XVNT diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách
mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.

-
Tỉnh quy mô rộng khẳp:
+ Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần hai năm
(từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931).
+ Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân
dân, chủ yểu là quần chúng công - nông, với hàng trâm cuộc đấu ữanh lớn
nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân và nông dân Vinh -
Bến Thủy vào ngày 1 - 5 - 1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân
Thanh Chương ngày 1 - 9 - 1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn
nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12 - 9 - 1930.
-
Tinh cách mạng triệt để:
+ Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế
quốc và phong kiến tay sai.
- Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu
tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng,
bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công, nông, binh thành
lập dưới hình thức Xô viết.
-
Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt:
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh
biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với
họat động nửa vũ trang để tiến công địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10 - 1930, phong trào đã sử dụng hình thức vũ
trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách

mạng.



-



17
CÂU 12. Phân tích những bài học kinh nghiệm của phong trào cách
mạng 1930 - 1931 với đinh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên
minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo
quần chúng đấu tranh vv.
-
Bài học về công tác tư
tưởng: vừa mới ra đời, với khẩu hiệu “Độc lập
dân tộc" và “Ruộng đất dân cày ”, Đảng đã giáo dục và tập hợp được một
lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công
nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Giáo đục và lôi kéo được quần chúng đi theo Đảng để làm cách mạng đó là
thắng lợi bước đầu và quyết định đối với nghiệp cách mạng của dân tộc.
-
Bài học vê xây dựng liên minh công nông: qua phong trào khối liên
minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông
đoàn kết với các tầng lóp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị
của đế quốc, phong kiến xây dựng một cuộc sổng mới.
-

Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng
bạo lực cách mạng: Phong trào cho thấy rằng,- khi quần chủng đã sục sôi
căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu
tranh giành chính quyền.
-
Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính
quyền kiểu mới: vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà
nước. Phong trào sau khi đấu tranh giành thẳng lợi ở một số địa phương
thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng chính quyền theo kiểu Xô - viết ở
Nga.
-
Bài học về xây dựng 0mặt trận dân tộc thống nhất: Trong thời kì này
chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các
giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu tranh chổng thực dân và phong
kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút ra để sau này đến thời kì cách mạng
1936 - 1939 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất Nhân dân phản đế
Đông Dương.
-
Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh: qua phong trào,
giai cấp vô sản Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng sản Đông Dương đã
khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình. Thực tiễn cho
thấy tính chất đúng đắn của đường lối chiến lược mà Đảng đề ra.


-



18
CÂU 13: Trình bày điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào

cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh:
-
Điều kiện bùng nổ:
- Thực dân Pháp tìm cách trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên đầu
nhân dân Việt Nam, làm cho đời sống của nhân dân ta vốn đã khốn khổ
lại càng thêm khốn khổ.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu
tranh của quần chúng công - nông khắp cả nước.
-
Ỷ nghĩa của phong trào:
-
Là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước ta.
-
Giáng một đòn quyết liệt vào đế quốc và phong kiến tay sai.
Chứng tỏ dưới sự lãnh đ0ạo của Đảng, nhân dân ta có khả năng lật đổ
nền thống trị của đế quốc và phong kiến để xây dựng cuộc sống mới.


-



19
CÂU 14: Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa của phong trào 36-39.
Tại sao nói phong trào này là cuộc diễn tập lần thứ 2:

* Bối cảnh lịch sử: - Quốc tế: Hậu quả của cuộc khủng hoảng ktế
29-33 đã dẫn đến xuất hiện CN Phát xít ở trên thế giới mà những tên phát
xít tiêu biểu là Đức, Ý, Nhật. Tháng 7/1935 Đại hội lần thứ 7 của quốc tế

cộng sản đã được tổ chức tại Matcơva, Đimitơrốp đã đọc bản b/cáo quan
trọng chỉ ra nhiệm vụ đấu tranh của CM thế giới. Nội dung chỉ rõ vấn đề
hiện nay không phải là sự lựa chọn giữa CNXH hay CNTB mà phải tập
trung mũi nhọn để chống lại CN phát xít và nguy cơ chiến tranh, các
Đảng CS phải đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để tập trung mũi
nhọn chống bọn phát xít; ở Pháp mặt trận nhân dân pháp mà nòng cốt là
Đảng CS pháp đã lên nắm chính quyền thực hiện ban bố một số quyền tự
do dân chủ cho các nước thuộc địa, trong đó có VN.
- Trong nước: Lợi dụng tình hình thuận lợi khi mặt trận nhân dân
Pháp lên cầm quyền, chúng ta đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi chính phủ
pháp phải thả các tù chính trị và ban hành các quyền tự do dân chủ cho
nhân dân; cuối năm 1934 và đầu 1935 phong trào CM ở nước ta được hồi
phục các chi bộ và các xứ ủy đã được thành lập. Tháng 3/1935 đại hội lần
1 của đảng CS Đông dương đã họp tại Macao TQ để nhận định tình hình
và đề ra nhiệm vụ cho thời kỳ mới; quần chúng nhân dân sau thử thách
của cuộc khủng bố trắng đã sẵn sàng cho một phong trào CM mới. Chính
những điều kiện khách quan và chủ quan trên Đảng ta đã phát động
phong trào 36-39.
* Diễn biến: Chủ trương của Đảng ta xác định kẻ thù trước mắt
không phải là bọn thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động không
chịu thi hành chính sách dân chủ do mặt trận dân chủ Pháp ban hành,
nhiệm vụ CM đông dương lúc này là chống phát xít, chống chiến tranh,
chống bọn phản động thuộc địa và tay sai đòi tự do dân chủ, cơm áo và
hòa bình. Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc, người cày có ruộng thay
bằng khẩu hiệu chống sưu cao thuế nặng, đòi giảm tô giảm tức, đòi tự do,
cơm áo và hòa bình, đảng ta thành lập mặt trận nhân dân phản đế đông
dương, đến T3/1938 đổi tên thành mặt trận dân chủ Đông dương; 1936
phong trào Đông dương đại hội và thành lập ủy ban trù bị đã thu thập
hàng vạn chữ ký của nhân dân.


-



20
- 7/1937 Cuộc đấu tranh của CN nhà máy xe lửa Trường Thi ở TP
Vinh.
- 1937 Nhân đại diện chính phủ Pháp tên là Gôđa và tên toàn quyền
mới Brêviê sang nhận chức, các tầng lớp nhân dân đã tổ chức mít tinh để
đưa nguyện vọng của nhân dân lên phái đoàn Pháp. Mỗi g/cấp, tầng lớp
đều đưa ra yêu sách của g/cấp và tầng lớp mình.
- 11/1936 Có cuộc đấu tranh của CN than Hòa Gai.
- 1938: Cuộc đấu tranh vào ngày 1/5/38 tại quảng trường đấu xảo Hà
Nội đông tới 2 vạn người đòi các quyền tự do dân chủ, đòi giảm thuế,
chống phát xít, chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
Trong 2 năm từ 1937-1938 Đảng CS ĐD đã lợi dụng hình thức đấu
tranh nửa hợp pháp và hợp pháp cho xuất bản các tờ báo CM Tiền phong,
Bạn dân, Nhành lúa… Đặc biệt cho xuất bản cuốn sách vấn đề dân cày
của tác giả Qua Ninh và Vân Đình Đảng ta còn cho người ứng cử vào
chính quyền của địch để lợi dụng diễn đàn tuyên truyền CM; đảng cho
cho thành lập mặt trận nhân dân phản đế đông dương đến 1938 đổi tên
thành MTDCĐD để tập hợp đông đảo quần chúng để chống lại bọn phản
động thuộc địa.
- Cuối năm 1938, đầu 1939 chính phủ mặt trận Nhân dân pháp ngày
càng thân về hữu và rút lại các quyền tự do dân chủ đã ban bố cho các
nước thuộc địa, đặc biệt khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ thì thực
dân pháp đã công khai đàn áp phong trào CM vì vậy phong trào 36-39
chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ hoạt động bí mật.
* Ý nghĩa 36-39: - Phong trào 36-39 là 1 cao trào CM dân tộc, dân
chủ rộng lớn, qua phong trào CN Mác-lênin đã được truyền bá sâu rộng

trong phong trào quần chúng, uy tín của đảng được nâng cao và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm.
- Ph/trào 36-39 là mẫu mực trong việc đề ra các nội dung, hình thức
hoạt động 1 cách phong phú và đa dạng: từ bãi công, bãi khóa cho đến
mít tinh, biểu tình. Từ tập hợp dân nguyện, từ xuất bản báo chí và viết
sách, từ việc tổ chức những cuộc mít tinh lớn đến việc thành lập các hình
thức hoạt động để đưa quần chúng vào cuộc đấu tranh.
- Qua phong trào đấu tranh quần chúng nhân dân đã được tập hợp
bao gồm hàng triệu người chuẩn bị sẵn sàng cho 1 CM mới.
Chính những kết quả và ý nghĩa trên đây, chúng ta có thể nói rằng
phong trào 36-39 là cuộc tổng diễn tập thứ 2 cho CMT8./.

-



21
CÂU 15 Nêu bối cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông
Dương nhằm phát động phong trào dân chủ (1936 - 1939). Ý nghĩa
lịch sử của phong trào.
-
Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới:
+ Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, bọn phát xít cầm quyền một số
nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến
tranh thế giới.
+ Tháng 7 - 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại
Mátxcơva (Liên XÔ). Đại hội xác định kể thù và nhiệm vụ trước mắt của
giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu đấu tranh
giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

+ Tháng 6 - 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ờ Pháp. Chính phủ
mới đã cho thi hành một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
-Trong nước:
+ Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, thay
Toàn quyền mới, sửa đổi chút luật bầu cử vào Viện dân biểu, ân xá một số
tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí
+ Lúc này ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị ra hoạt động, nhưng chỉ có
Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chứa chặt chẽ và có
chủ trương rõ ràng.
+ Thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù
đắp sự thiếu hụt cho kinh tế "chính quốc". Đời sổng các tầng lớp nhân dân
vẫn gặp nhiều khó khăn do chính sách tăng thuế của chính quyền thuộc địa.
Chính vì thế, họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đỗng Dương.
-
Chủ trương của Đảng:
-
Xác định: nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông
Dương là chống đế quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là
đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ
chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
-
Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật,
hợp pháp và bất hợp pháp.
-
Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng
3 - 1938, Mặt trận thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành
Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân
chủ
Đông Dương.


-



22
THỜI KỲ 1939-1945

CÂU 16: Trình bày đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Hội nghị TW Đảng lần thứ 6 (11/39):

* Bối cảnh trên thế giới và trong nước:
- Thế giới: 9/39 chiến tranh thế giới lần 2 bùng nổ phát xít Đức tấn
công Balan và xâm chiếm nước Pháp, chính phủ Pháp thân Đức đã được
thành lập do PhêTanh đứng đầu đã rút lại những quyền tự do dân chủ và
tăng cường đàn áp phong trào CM ở VN. Phát xít nhật đã nhảy vào Đông
dương chiếm TQ và buộc Pháp phải ký nhiều hiệp định hi sinh quyền lợi
của dân tộc ta cho chúng.
- Trong nước: Nhật và Pháp cấu kết với nhau để đàn áp, bóc lột nhân
dân ta. Tháng 9/39 ở Bắc kỳ đã có 1051 vụ bắt bớ đàn áp của TD Pháp.
Trước tình hình đó Đảng ta quyết định triệu tập Hội nghị TW 6 để vạch ra
đường lối CM trong thời kỳ mới.
* Nội dung đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
- Đảng ta quyết định rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm hoạt
động về vùng nông thôn trên cơ sở đó vẫn duy trì vá phát triển cơ sở ở
TP.
- Trong điều kiện lịch sử mới vấn đề dân tộc được đặt lên hàng đầu và
cấp bách nhất của CM Đông dương, mọi vấn đề khác kể cả CM ruộng đất
đều Phải tùy thuộc vào nhiệm vụ dân tộc để giải quyết.
+ Tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất thay bằng khẩu hiệu chống địa tô

cao và chống cho vay nặng lãi và tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và
tay sai chia cho dân cày.
+ Thay khẩu hiệu thành lập chính phủ công nông bằng khẩu hiệu
thành lập chính phủ Cộng hòa dân chủ, vì như vậy sẽ mở rộng được
nhiều giai cấp tham gia.
+ Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông
dương để tập hợp đông đảo nhân dân chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu
trước mắt đó là TD Pháp và dành cho được độc lập dân tộc.
+ Hội nghị còn nhận định chiến tranh nổ ra sớm hay muộn tất yếu sẽ
làm cho CM bùng nổ.
* Ýù nghĩa: Hội nghị TW 6 (11/39): Hội nghị đánh dấu ý nghĩa đúng
đắn về chỉ đạo chiến lược và sách lược CM của Đảng, giương cao ngọn

-



23
cờ giải phóng dân tộc, tăng cường mặt trận thống nhất mở đường đi tới
thắng lợi cho CMT8.
CÂU 17: Trình bày những sự kiện lịch sử tiêu biểu của phong trào
CM nước ta trong những năm 39-41 dưới ánh sáng hội nghị TW6:

* Khởi nghĩa Bắc Sơn: (nổ ra ngày 27/9/1940):
- 22/9/40 Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp bị thua và bỏ
chạy qua vùng Băùc Sơn, nhân cơ hội đó quần chúng nhân dân Bắc Sơn
đã nổi dậy cướp chính quyền của địch thành lập chính quyền CM, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nhân dân ta đã tổ chức các toán tự vệ đi
lùng bắt và trừng trị bọn tay sai của địch, tịch thu tài sản của chúng đem
chia cho dân nghèo và thành lập đội du kích Bắc Sơn.

- Pháp và Nhật sau đó đã bắt tay với nhau để quân Pháp quay trở lại
đàn áp cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Đến ngày 20/10/40 Pháp đã đánh úp Vũ
Lang và cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị thất bại. Đảng đã quyết định duy trì
đội du kích Bắc Sơn và cho rút về hoạt động ở vùng Vũ Nhai.
* Khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/40: khi Nhật nhảy vào Đông dương thì
chúng dung túng cho quân Thái Lan khiếu khích với quân Pháp ở biên
giới CPC-Thái Lan và Lào- Thái Lan. Thực dân Pháp đã đưa binh lính
VN làm bia đỡ đạn cho quân Pháp ở biên giới, làm cho nhân dân hết sức
bất bình nhiều binh lính đã đào ngũ và bí mật liên hệ với tổ chức Đảng ở
Nam Kỳ. Trước tình hình đó xứ ủy Nam Kỳ quyết định phát động cuộc
tổng khởi nghĩa vào 23/11/40.
- Theo kế hoạch đã định cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 22/11 rạng
ngày 23/11/40, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra hầu hết ở các tỉnh Nam Kỳ,
những người khởi nghĩa đã phá các đường giao thông và triệt hạ các đồn
bốt của địch và thành lập chính quyền CM. TD Pháp đã điên cuồng cho
binh lính đàn áp và thực hiện các cuộc tàn sát và đốt phá các làng mạc.
Chỉ riêng 4 tỉnh Gia Định, Mỹ Tho, Long Xuyên và Cần Thơ đã có 6.000
vụ bắt bớ và giết người, những chiến sỹ ưu tú của đảng ta đều đưa ra xử
bắn như Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai… các cơ sở CM bị tổn
thất nặng nề, 1 số được rút kịp thời vào rừng để chấn chỉnh đội ngũ để
chờ cơ hội mới.
* Binh biến Đô lương 13/1/41: TD Pháp đưa binh lính VN sang đánh
nhau ở Biên giới Lào-Thái Lan tạo nên sự phản ứng của binh lính VN
trong quân đội Pháp và do ảnh hưởng của phong trào CM. Ngày 13/1/41

-



24

Đội Cung chỉ huy đồn Chợ Rạng đã nổi dậy và đến chiều ngày 13/11
chiếm đồn Đô Lương và sau đó kéo về TP Vinh để chiếm TP nhưng cuộc
binh biến đã bị thất bại do TD Pháp đàn áp, Đội Cung và 10 đ/c của ông
đã bị bắt và bị đưa đi xử bắn.
* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các sự kiện trên:
- Nguyên nhân: Các cuộc khởi nghĩa nói trên diễn ra thiếu sự chuẩn
bị chu đáo, nổ ra trong tình thế bất lợi đó là tương quan lực lượng giữa ta
và địch quá chênh lệch.
- Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa đã cổ vũ tinh thần yêu nước của
nhân dân ta; giáng 1 đòn chí tử vào TD Pháp và nghiêm khắc cảnh cáo
với Phát xít nhật vừa mới nhảy vào Đông dương (1940).
- Bài học: Để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về thời cơ khởi
nghĩa vũ trang, về xây dựng LL vũ trang và về chiến tranh du kích…


-



25
CÂU 18: Hãy trình bày tình cảnh nhân dân Đông dương sau khi
Nhật nhảy vào Đông dương:

Trong 2 năm 40-41 Pháp đã ký với Nhật 6 hiệp định bán rẻ nhân dân
VN cho PX Nhật.
Sau khi Nhật nhảy vào Đông dương (9/40) thì Nhật và Pháp đã cấu
kết với nhau để áp bức bóc lột nhân dân Đông dương.
* Phía Nhật:- Về Ktế: Đưa các Cty buôn bán vào VN và đầu tư vốn để
khai thác khoáng sản và đến 1942 Nhật đã trở thành khách hàng duy nhất
ở Đông dương. Về nông nghiệp Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa để trồng

đay và thù dầu.
- Ctrị: Nhật tuyên truyền luận điệu “khu vực thịnh vượng chung Đại
đông á”. Nhật tập hợp các phần tử bất mãn với Pháp như Trần Trọng
Kim, Nguyễn Xuân Trực…. Để xúc tiến lập chính phủ bù nhìn thân Nhật.
Chúng lợi dụng các tôn
giáo có xu hướng chống Pháp ở Nam Kỳ như Đạo
Cao Đài, Hòa Hảo… cho mở các lớp dạy tiếng Nhật, xuất bản nhiều sách
báo bằng tiếng Nhật và trao đổi học sinh- sinh viên Nhật với Đông dương
để tuyên truyền VH Nhật thêm sức mạnh
* Phía Pháp:- Ktế: Một mặt chúng thỏa hiệp với Nhật, mặt khác nó tăng
cường bóc lột nhân dân ta. Chúng thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy,
thực hiện việc tăng thuế, dùng chính sách trưng mua lương thực và thực
phẩm. Bắt nhân dân ta nhổ lúa để trồng đay và thầu dầu.
- Ctrị- VH: Pháp cũng thi hành chính sách 2 mặt. Thứ 1 tăng cường đàn
áp phong trào CM, mặt khác chúng cho mở các trường học như trường Cao
đẳng y Đông dương, Cao đẳng kiến trúc, Đông dương học xá… để thu hút
con em của số tay sai, quan lại trong bộ máy của Pháp ở ĐD để đào tạo đội
ngũ tay sai kế cận. Đưa khẩu hiệu “Pháp Việt phục hưng” và “Đoàn kết để
cường tráng”, chúng cho chúng ta kỷ niệm các anh hùng dân tộc của ta và
của Pháp… Với chính sách đàn áp của Pháp- Nhật chúng đã đẩy nhân dân
ta vào tình thế vô cùng điêu đứng, giai cấp nông dân bị bần cùng hóa dẫn
đến nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, giai cấp CN thường
xuyên bị cúp lương, đánh đập và mất việc làm; giai cấp tiểu tư sản thường
xuyên bị đe dọa phá sản và thất nghiệp, đồng lương không theo kịp mức
tăng của giá cả; bộ phận tư sản dân tộc bị chèn ép và phá sản. Chính từ tình
hình trên đã làm cho lòng căm thù của nhân dân ta với TD Pháp và PX Nhật
thêm sôi sục “Cả nước như một cách đồng cỏ khô chỉ chờ một ngòi lửa của
CM thiêu đốt quân thù”./.

×