Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài giảng TRỞ lại QUÔC TỊCH VIỆT NAM công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.35 KB, 5 trang )

TRỞ LẠI QUÔC TỊCH VIỆT NAM
 Sự trở lại quốc tịch Việt Nam thực chất là việc có quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch, là
việc khôi phục lại quốc tịch cũ cho một người vì một lý do nào đó đã mất quốc tịch cũ.
 Được trở lại quốc tịch Việt Nam cũng là 1 trong 5 căn cứ xác định người có quốc tịch
Việt Nam.
1. Đối tượng:
Theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, các trường hợp sau được trở lại quốc tịch
Việt Nam:
• Người đã mất quốc tịch Việt Nam
• Người bị tước quốc tịch Việt Nam
1.1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam
Theo khoản 1, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người mất quốc tịch
Việt Nam theo Điều 26 của Luật này, nếu thuộc các trường hợp:
- Xin hồi hương về Việt Nam
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam
1
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2
- Thực hiện đầu tư tại Việt nam
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không
được nhập quốc tịch nước ngoài.
Quy định về các đối tượng được trở lại quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch
2008 có phần mở rộng hơn và phù hợp với nhu cầu thực hiển hơn so với Luật
quốc tịch 1998
3
bằng việc Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã ghi
nhận thêm hai trường hợp có thể được phép trở lại quốc tịch Việt Nam, đó là:
“Thực hiện đầu tư tại Việt Nam” và “Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc
tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài”.Hai điểm bổ sung


trên đây của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 là phù hợp với nhu cầu thực tiễn
cũng như định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong
thời gian vừa qua. Bởi vì:
- Theo số liệu thống kê của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay
có khoảng hơn 3,5 triệu kiều bào ta đang sinh sống tại gần 90 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số đó có rất nhiều người vì những lí do
khác nhau đã mất quốc tịch Việt Nam và hiện nay đang mang quốc tịch
1 Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP: Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc VN phải là người được tặng thưởng huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà
nước VN dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
2 Khoản 2, Điều 6 Nghị định 78/2009/NĐ-CP: Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước
CHXHCN Việt Namphải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể
thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lí nhà nước cấp bộ hoặc UBND cấp
tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của VN.
3 Điểm 2, khoản 1 Điều 21 LQT Việt Nam 1998
của quốc gia khác. Tuy nhiên, những tình cảm và sự đóng góp của họ
dành cho quê hương, đất nước trong những năm vừa qua hoàn toàn không
nhỏ. Số lượng người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, theo thống
kê chưa đầy đủ hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn
của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí
lên đến gần 2 tỉ USD, trong đó có khoảng 60% dự án được đánh giá là
hoạt động hiệu quả. Cũng theo số liệu do Ủy ban nhà nước về người Việt
Nam ở nước ngoài (Bộ ngoại giao) vừa công bố, năm 2008 lượng kiều hối
của đồng bào ta ở nước ngoài gửi về nước ước đạt 8 tỉ USD, tăng 1,3 tỉ
USD so với năm 2007.Trong đó, chỉ tính riêng ở kênh hệ thống ngân hàng
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm qua đã đạt tới hơn 5,5 tỉ USD, tăng
53% so với năm 2007. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà phân tích,
con số nói trên vẫn còn quá nhỏ so với tiềm lực kinh tế thực sự của cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Do vậy, việc cho phép trở lại quốc

tịch Việt Nam trong trường hợp thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho kiều bào ta góp phần xây dựng đất nước.
- Luật quốc tịch năm 2008 cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam đối với các
đối tượng là những người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc
tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài, nhằm đảm
bảo quyền có quốc tịch của công dân đồng thời thể hiện tính nhân đạo của
pháp luật Việt Nam, bởi lẽ các đối tượng nêu trên nếu không được trở lại
quốc tịch Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng không quốc tịch.
1.2. Người bị tước quốc tịch Việt Nam
Khoản 3, Điều 23 LQT Việt Nam 2008 quy định: “trường hợp người bị tước quốc
tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày
bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.”
Theo đó, tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của quốc gia áp dụng đối với
công dân nước mình khi họ có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc gia.
Như vậy, tước quốc tịch là biện pháp chế tài của Nhà nước nhằm thực hiện quyền
lực chính trị của mình đối với công dân. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất nhân
đạo của pháp luật Việt Nam, đó là pháp luật phải nhằm mục đích giáo dục, giúp
đỡ và tạo điều kiện để các chủ thể ngày càng hoàn thiện hơn, cho nên, việc cho
phép người đã bị tước quốc tịch được trở lại quốc tịch Việt Nam sau 5 năm là hợp
lí và nhân đạo, tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho những người đã từng bị tước quốc
tịch Việt Nam có cơ hội được trở lại quốc tịch Việt Nam.
2. Điều kiện:
2.1. Việc các nhân xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải không làm phương hại đến
lợi ích quốc gia Việt Nam
4
.
Quy định này của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 xuất phát từ yêu cầu phải
kết hợp hài hoà giữa quyền có quốc tịch của cá nhân và quyền, lợi ích của Nhà
nước; bởi mối quan hệ quốc tịch là mối quan hệ mang tính hai chiều. Nhà nước

Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả các chính sách và pháp
luật của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu của con người, cho con người và
4 Khoản 2, Điều 23 Luật Quốc tịch VN 2008: Người xin trở lại quốc tịch VN không được trở lại quốc tịch VN, nếu
việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
vì con người. Do đó, mọi hành vi nhằm làm phương hại đến lợi ích quốc gia cũng
chính là làm phương hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng dân
cư sinh sống trên lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy, đòi hỏi các cơ quan có thẩm
quyền cần phải xem xét kỹ lưỡng các đơn xin trở lại quốc tịch và có quyền từ chối
yêu cầu nếu trường hơp đó thuộc khoản 2, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam
2008.
Tuy nhiên, Luật lại chưa có hướng dẫn chi tiết cũng như chưa có giải thích thế
nào là “làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam”. Để tránh các tranh
cãi có thể xảy ra, nên chăng trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch
năm 2008 sắp tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên giải thích và có
những quy định cụ thể, chi tiết hơn các dấu hiệu được dùng làm căn cứ để xác
định việc xin trở lại quốc tịch của một người nào đó có thể làm phương hại đến
lợi ích của quốc gia, dân tộc.
2.2. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài
Để đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch
5
và hạn chế tình trạng công dân Việt Nam đồng
thời có quốc tịch nước ngoài, Điều 23 Luật quốc tịch năm 2008 đã quy định: “Người
được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài”. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp nhất định, khi được sự cho phép của Chủ tịch nước, người xin trở
lại quốc tịch Việt Nam vẫn được giữ lại quốc tịch nước ngoài của họ, cụ thể:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Như vậy, về nguyên tắc Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 tiếp tục khẳng định nguyên

tắc một quốc tịch nhưng mềm dẻo và linh hoạt hơn so với Luật quốc tịch năm 1998. Khi
giải quyết các trường hợp trở lại quốc tịch, Luật quốc tịch năm 2008 đã thừa nhận sự tồn
tại trên thực tế tình trạng “song tịch” đối với một bộ phận người Việt Nam định cư ở
nước ngoài. Quy định này đã đáp ứng được nhu cầu cũng như phản ánh được mong muốn
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bởi vì một trong những điểm đặc thù của đối
tượng này là phần lớn trong số họ hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, hưởng
các chế độ về trợ cấp, phúc lợi xã hội gắn liền với quốc gia mà họ mang quốc tịch. Bên
cạnh nhu cầu được trở lại quốc tịch Việt Nam, họ vẫn có nguyện vọng được giữ lại quốc
tịch của nước họ đang cư trú với mong muốn tiếp tục được hưởng các ưu đãi mà các quốc
gia này dành cho họ với tư cách là công dân.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
3.1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể tài khoản 1, Điều 24
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, cụ thể:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với
thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý
lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời
5 Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý
lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp
hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc
tịch Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định
tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải được lập thành 03 bộ, được lưu trữ
tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ

6
.
3.2. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Được quy định chi tiết và rõ ràng tại Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, cụ
thể:
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ
sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không
có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp
lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc
tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư
pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân
của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ
quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư
pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ
trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn
tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư
pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận
và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo
ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để
chuyển đến Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về
nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người
xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt
Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi
quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam
xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi
quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng
6 Xem thêm Điều 10, Nghị định số 78/2009/NĐ-CP
Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét,
quyết định.
- Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước
ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người
xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt
Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết
định.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Như vậy, về trình tự, thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008
đã có bước tiến bộ hơn so với Luật quốc tịch năm 1998 khi “luật hoá” các quy định liên quan đến
trình tự, thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam vào trong các quy định của Luật. Theo đó, người
xin trở lại quốc tịch phải lập hồ sơ xin trở lại quốc tịch theo quy định tại Điều 24 Luật quốc tịch
năm 2008.
Trước đây, theo quy định của Luật quốc tịch năm 1998, thời gian giải quyết hồ sơ xin trở lại
quốc tịch Việt Nam là 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định tại Điều 25 Luật quốc tịch Việt
Nam năm 2008, thời gian giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã được rút ngắn xuống
chỉ còn một nửa (tổng thời gian giải quyết chỉ còn 3 tháng). Riêng về hồ sơ do cơ quan đại diện

Việt Nam ở nước ngoài gửi mà có vấn đề cần yêu cầu cơ quan chuyên môn trong nước thẩm tra
thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không đáng kể…
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 còn quy định thời gian cụ thể cho từng khâu, từng giai đoạn
khác nhau như: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sở tư pháp gửi văn bản
đề nghị cơ quan công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịc h Việt Nam .
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), đại học Luật TP.HCM
2. Tạp chí luật học số 6/2009

×