Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

báo cáo thực tế khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI CẢM ƠN 3
THÂN ĐẬP THỦY ĐIỆN ĐAK-MI 4 QUẢNG NAM 4
I.Giới thiệu chung: 4
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BUÔN MÊ THUỘT 5
I.Giới thiệu chung: 5
II.Hệ thống xử lý nước thải : 6
1.Dây chuyền sản xuất : 6
2.Hệ thống và hoạt động: 8
3. Nước thải từ các trạm bơm, các đường ống tự chảy vào nhà máy qua đường
ống dẫn nước thải. 8
NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BUÔN MA THUỘT 11
I.Giới thiệu chung: 11
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỈNH LÂM ĐỒNG 12
I.Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy: 12
II.Vị trí: 12
III.Chức năng: 13
1.Nguồn phát sinh nước thải: 13
2.Lưu lượng nước thải : 13
1.Sơ đồ dòng chảy: 14
2.Hệ thống lưới chắn rác: 15
3.Bể lắng cát: 15
4.Bể Imhoff: 17
5.Bể lọc sinh học cao tải: 18
6.Bể lắng thứ cấp: 19
7.Trạm bơm tuần hoàn: 20
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 2
8.Trạm bơm bùn: 21
9.Sân phơi bùn: 22
10.Hồ sinh học: 23


11.Nước ra: 24
NHÀ MÁY CẤP THOÁT NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG 24
III.Công nghệ xử lý: 26
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc,em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa hóa và
Trường đại học sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội thực
tập thực tế.Và hơn hết em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đình Chương đã
tận tình hướng dẫn,chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình tham quan học hỏi tại
các nhà máy.
Chuyến đi thực tập nhận thức lần này thật sự đã mang lại cho em những
kiến thức cần thiết và quan trọng đối với sinh viên chuẩn bị ra trường như em.
Được sự tạo điều kiện của các thầy cô khoa Hóa và Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng đã giúp chúng em có cơ hội thực tập tại các địa điểm.
Qua đợt thực tập đã giúp em hiểu thêm về quy trình xử lý nước thải của các
nhà máy, có cơ hội thăm quan các nhà máy, một số bước dây chuyền sản xuất,
cũng như thấy được cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 3
Trong thời gian đi thực tế dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy
Nguyễn Đình Chương , em đã có cơ hội đi tham quan và tiếp xúc với các dây
chuyền sản xuất và cách xử lý nước thải và chất thải rắn ở 4 nhà máy xử lý và thân
đập nhà máy thủy điện Đak Mi 4 Quảng Nam.
- Thân đập nhà máy thủy điện Đak Mi 4 Quảng Nam.
- Nhà máy xử lý nước thải Buôn Mê Thuột;
- Nhà máy xử lý chất thải rắn Buôn Mê Thuột;
- Nhà máy xử lý nước thải tỉnh Lâm Đồng;
- Công ty cấp thoát nước tình Lâm Đồng.
THÂN ĐẬP THỦY ĐIỆN ĐAK-MI 4 QUẢNG NAM
I.Giới thiệu chung:
Được xây dựng trên lưu vực sông Vu gia huyện phước sơn quảng nam. gồm 3 nhà
máy bậc thang: Thủy điện Đak Mi 4A, Thủy điện Đak Mi 4B và Thủy điện Đak

Mi 4C.
Sông Vu Gia
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 4
Dòng chảy sông bị ngăn nước
Việc xây đập thủy điện chặn dòng chảy của sông vu gia gây ra hạn hán vào mùa hạ
và lũ lụt ngập úng vào mùa mưa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ dân sống ở
hạ lưu sông vu gia.
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ
BUÔN MÊ THUỘT
I.Giới thiệu chung:
Nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ xử lý hồ ổn định. Hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải truyền thống theo phương thức tập trung đã trở thành tiêu chuẩn
trong kỹ thuật vệ sinh hơn 100 năm qua, dựa trên triết lý "dội xả và thải bỏ" hay "khuất
mắt trông coi" được lựa chọn ở hầu hết các đô thị trên thế giới .
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 5
II.Hệ thống xử lý nước thải :
1.Dây chuyền sản xuất :
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 6
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 7
2.Hệ thống và hoạt động:
3. Nước thải từ các trạm bơm, các đường ống tự chảy vào nhà máy qua đường ống
dẫn nước thải.
Tại đây nước thải được bổ sung them lượng bùn, nước được lấy từ hầm tự hoại của
các khu vực: hệ thống thoát nước chung của hộ gia đình, các hố ga được xây trước khi
nước chảy,…

Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 8
Sau đó, nước sẽ được phân chia thành 2 dòng chảy vào 2 hồ kị khí A1 và A2
Tại đây, sẽ được làm giảm lượng đáng kể chất ô nhiễm nhờ quá trình lắng, các vi
sinh vật yếm khí làm sạch 1 phần nước thải. Sau khi đi qua 2 hồ, nước chảy ra lại được

dẫn chung vào thác tạo khí. , thác tạo khí có cấu tạo đặc biệt sẽ làm cho oxi trong không
khí được hòa tan tối đa vào trong nước thải, tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí
hoạt động. Thác tạo khí cho thấy khả năng hòa tan oxi vào nước của các thác tạo khí là
rất tốt.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 9
Nước thải đi vào 2 hồ sinh học, sau đó qua khỏi hồ rồi lại qua thác tạo khí CA2.
Tại các hồ nước thải được làm sạch bởi sự kết hợp của các loại vi sinh vật hiếu khí, kỵ
khí.
Nước thải đi vào 2 dãy hồ làm thoáng nối tiếp M2-1, M2-2 và M1-2, M1-2, lúc
này đã khá sạch. Với cấu tạo đặc biệt này, nước ra khỏi các hồ này, lượng chất ô nhiễm ,
coliform còn không đáng kể, nước được dẫn vào hố thu gom tái sử dụng.
Tại hố thu gom tái sử dụng, nước thải được hòa trộn với một phần nước suối. Sau
đó, bơm lên 4 hồ chứa. Nước từ các hồ này, sẽ được dẫn lên để tưới tiêu cây trong khu
nhà máy.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 10
NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
BUÔN MA THUỘT
I.Giới thiệu chung:
Năm 2000, TP Buôn Ma Thuột đã đưa vào sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn ở xã
Cư Êbur có diện tích 22 ha, bảo đảm xử lý toàn bộ rác thải của thành phố đến năm 2005.
Hiện mỗi ngày có khoảng 205 tấn rác thải của thành phố vẫn phải đưa ra bãi rác này.
II.Các nguồn phát sinh rác thải:
Sơ đồ phát sinh nguồn chất thải
III.Quy trình xử lý rác thải:
Rác sau khi đổ về bãi sẽ được máy ủi dồn lại. Để hạn chế bớt ruồi, mùi hôi, hằng
tháng, đơn vị quản lý bãi rác đã phun khoảng 30 lít thuốc diệt ruồi và chế phẩm sinh học.
Theo thiết kế ban đầu, sau khi đổ đầy rác vào các ô dày 2,5 m phải phủ lên lớp đất khoảng
0,3 m nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nhiều chỗ rác cao hơn mặt đất
từ 5-7 m do không có thiết bị đầm nén, không có đất phủ lên.
Để có chỗ đổ rác, các công nhân phải mồi lửa cho cháy âm ỉ quanh năm. Một

lượng khói rất lớn thải ra, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi khi trời mưa, nước
từ bãi rác chưa được xử lý chảy ra môi trường xung quanh.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 11
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỈNH
LÂM ĐỒNG
I.Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy:
Hệ thống xử lý nước thải tập trung là một hạng mục thuộc Dự án Vệ sinh thành
phố Đà Lạt, thực hiện theo hiệp định ký kết năm 2000 giữa Chính phủ Đan Mạch và Việt
Nam. Được khởi công xây dựng từ 26/03/2003 hoàn thành và đưa vào hoạt động
10/12/2005. Từ 04/2007 Hệ thống xử lý nước thải tập trung tách ra và là thành viên trực
thuộc Công ty TNHH Cấp thoát nước Lâm Đồng đồng thời đổi tên thành Xí nghiệp quản
lý nước thải Đà Lạt.
II.Vị trí:
NMXL được bố trí cách thành phố Đàlạt 3 km. Khu đất xây dựng nhà máy, trước
đây sử dụng cho hoạt động canh tác nông nghiệp, có nơi có độ dốc thoải nhưng có nơi có
độ dốc cao. Độ dốc của mặt bằng xây dựng thuận lợi cho dòng chảy thủy lực trong nhà
máy. Địa chỉ đường Kim Đồng, Phường 6, Đà Lạt.
Hình ảnh nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 12
III.Chức năng:
Nhà máy xử lý nước thải (NMXL) là mắt xích cuối cùng của chuỗi các công trình
nước thải của thành phố Đàlạt với công suất 7.400m
3
/ngày đêm. Chức năng của NMXL
là bảo đảm toàn bộ nước thải thô đã được thu được xử lý đạt yêu cầu trước khi đổ vào
suối Cam Ly. Nước đã được xử lý từ nhà máy thoát ra hạ lưu suối Camly đạt tiêu chuẩn
loại B theo QC 14:2008 BTNMT.
IV.Nguồn phát sinh và lưu lượng nước thải:
1.Nguồn phát sinh nước thải:
_Nước thải được đưa về xí nghiệp xử lý là nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các

mục đích sinh hoạt của cộng đồng từ 4 nguồn chính như sau:
• Nước thải từ các khoảng 7.400 căn hộ trong khu vực trung tâm thành phố.;
• Nước thải sinh hoạt từ nhà máy thải ra;
• Nước thải từ lò mổ gia súc;
• Nước thải sinh hoạt bệnh viện.
2.Lưu lượng nước thải :
Thông số Đơn vị Tải lượng nước thải tại NMXL
Từ Trạm
bơm chính
(TBC)
Từ các bể
tự hoại
bên ngoài
từ sân phơi
bùn tại
NMXL
Tổng cộng
tải lượng
sẽ phải xử
lý tại
NMXL
Người được đấu nối người 53,000 53,000
Lưu lượng
Bình quân ngày m
3
/ngày 7,369 15 28 7,412
Bình quân giờ /ngày m
3
/giờ 307 2 4 312
Cao điểm giờ/ngày m

3
/giơ 504 2 47 553
Cao điểm giờ/ngày l/giây 140 0.6 13 154
Tải lượng thiết kế:
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 13
V.Công nghệ xử lý:
1.Sơ đồ dòng chảy:
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 14
Thông số Đơn vị Thông số thiêt kế
BOD
SS
NH
3
Trực khuẩn ruột
(E-coli)
mg/l
mg/l
mg/l
FC/100 ml
273
400
34
10
5
Bể lắng cát
Bể Imhoff Bể lọc sinh
học cao tải
Bể lắng
thứ cấp
Hố bơm tuần

hoàn
Hố bơm bùn
Hồ sinh học
Nước vào
SCR
Sân phơi bùn
Nước ra
Sơ đồ công nghệ xử lý của Nhà máy xử lý nước thải
2.Hệ thống lưới chắn rác:
Chức năng: Lưới chắn rác dựa trên phương pháp xử lý cơ - lý học để loại bỏ các
chất không tan và một phần các chất dạng keo trong nước thải. Các chất thô như que, củi,
giấy, giẻ… được giữ lại. Nó có tác dụng bảo vệ hệ thống bơm, van, đường ống, và các
công trình phía sau.
3.Bể lắng cát:
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 15
Nơi nhận
Song chắn rác
Hạ nguồn suối
Cam Ly
a.Chức năng:
Trong nước thải thường chứa nhiều các tạp chất vô cơ không hòa tan có vận tốc
lắng chìm cao, đường kính lớn hơn 0,1mm như cát, sỏi, xỉ…Các tạp chất này sẽ làm tắc
nghẽn đường nước và tăng mức độ bào mòn trong các bộ phận chuyển động quay, các
ống các van…
Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các hạt không phân huỷ này, bảo vệ
các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống,
kênh mương dẫn… giảm số lần súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát.
b.Vận hành:
Ngăn lắng sạn cát được chia thành 3 mương riêng biệt. Vận hành luân phiên 2 ngăn
trong khi ngăn thứ ba để dự phòng và tiến hành xả cạn vệ sinh hằng tuần 2 ngăn lắng cát vào

thứ 2 và thứ 6 hoặc khi có lượng cát lớn hơn 0.65m (tính từ dưới đáy lên), hoặc khi có hiện
tượng nổi bọt nhiều trong ngăn lắng cát.
Nhân viên vận hành cả 2 ngày chủ nật và thứ 5 có nhiệm vụ xả cạn 1 ngăn lắng cát
cần làm vệ sinh trước khi giao ca, nhân viên vận hành ca 1 ngày thứ 2 và thứ 6 xả cạn ngăn
còn lại. Trong quá trình xả bể lắng cát nhân viên vận hành phải kiểm tra nước xả tránh cát
theo nước xả xuống bơm bùn. Trong giai đoạn xả và dừng vệ sinh ngăn lắng cát nhân viên
vận hành báo cho trạm bơm để không vận hành cùng lúc 2 bơm.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 16
4.Bể Imhoff:

a.Chức năngbể Imhoff:
Chức năng của bể này là loại bỏ các tạp chất lơ lưng còn lại trong nước thải sau
khi đã qua các công trình xử lý trước đó. Việc xây dựng các bể Imhoff đặc biệt này có 2
mục đích:
• Lắng sơ cấp bằng cách để chất thải lắng xuống trong ngăn bên trên.
• Ổn định chất lắng (bùn) từ bên trên qua quy trình phân hủy kỵ khí trong ngăn bên
dưới.
Dự kiến lượng BOD sẽ giảm khoảng 35% và lượng chất rắn lơ lửng (SS) sẽ
giảm 65% qua quy trình diễn ra trong bể.
b.Vận hành:
Khe thông khí: loại bỏ hàng tháng chất dầu nhờn, váng và các chất rắn nổi mang
chúng tới sân phơi bùn, có sự hỗ trợ của xe Bobcat.
Ngăn lắng bùn: loại bỏ hàng ngày mỡ nhờn, váng và chất rắn nổi. Cạo vệ sinh
hàng tuần thành và đáy nghiêng của ngăn lắng bùn bằng cây sào có gắn ống nước để xịt
rửa, loại bỏ các chất bám dính.
Ngăn lên men phân huỷ: xịt nước qua ống bùn cặn để trộn bùn cặn đã phân huỷ.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 17
Loại bỏ bùn cặn: phải đựơc tiến hành trước khi bùn cặn lên tới mức 0,45m bên
dưới khe hở trong ngăn phân huỷ, nên loại bỏ thường xuyên từng ít một tốt hơn là khối
lựơng lớn trong thời gian dài, rút bỏ bùn cặn với tốc độ chậm đều đặn để tránh mức bùn

xuống không đều khiến bùn cặn chưa hoàn toàn phân huỷ và chất lỏng giữ lại bên trên bùn
cặn cũng bị rút ra khỏi bể, sau mỗi lần hút bỏ bùn cặn ống hút bùn cặn phải đựơc xịt nước và
thoát xả để ngừa bùn cặn đóng cứng làm nghẹt ống.
Nhân viên vận hành tiến hành xả bùn và xáo bùn ngăn phân hủy bể Imhoff không
quá 10 ngày cụ thể như sau: xả bùn phân hủy 2bể Imhoff vào cá thứ 2 hằng tuần.
5.Bể lọc sinh học cao tải:
a.Chức năng:
Bể lọc sinh học nhỏ giọt là một hệ thống xử lý hiếu khí lợi dụng các vi sinh vật
bám vào môi trường lọc và phân huỷ các chất hữu cơ để loại bỏ các chất hữu cơ ra khỏi
nước thải.
b.Vận hành:
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 18
Trong điều kiện bình thường bể lọc nhỏ giọt hoạt động bằng trọng lực và áp lực
của nước chảy qua các vòi ở cần phân phối nước. Áp lực này tạo nên chuyển động xoay
của cần phân phối nước.
Yêu cầu tối cần thiết của việc vận hành bệ lọc sinh học là bể phải luôn được
giữ ẩm để đảm bảo sự sống cho vi sinh vật trên bể lọc và tuổi thọ của bề mặt lọc. Do vậy
nhân viên trực vận hành cần thường xuyên chú ý kiểm tra sự phân phối của cần phân phối
nước, cũng như phát hiện và loại bỏ các vật thể trên bề mặt bể lọc có thể làm ảnh hưởng
đến quá trình phân phối nước.
6.Bể lắng thứ cấp:
Hố van liên thông: nằm trước bể lắng, van liên thông vận chuyển và cân đối nước
thải đã qua xử lý sinh học tới bể lắng. trong hố van người ta có thể đóng nước chảy vào
bể lắng (để bảo trì bể lắng). Van liên thông cũng có thể được dùng trong việc điều hòa
lưu lượng tới bể lắng.
a.Chức năng bể lắng thứ cấp:
Nhiệm vụ của bể lắng thứ cấp là lắng cặn bùn (màng vi sinh vật) được hình thành
và bong tróc trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí ở bể lọc sinh học cao tải, làm trong
nước thải trước khi xả nước đến các hồ sinh học.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 19

b.Vận hành:
Nhân viên trực vận hành thường xuyên kiểm tra máng răng cưa thu nước ra, nếu
thấy lượng nước ra phân bổ không đều thì báo ngay cho tổ bảo trì sửa chữa. kiểm tra sự
vận hành của hệ thống gạt bùn và váng bọt: kiểm tra sự ổn định, tiếng ồn của hệ thống,
kiểm tra ống thu gom váng bọt, nếu phát hiện hiện tượng hoạt động không ổn định thì
dừng vận hành hệ thống gạt bùn và báo cho tổ bảo trì sửa chữa.
7.Trạm bơm tuần hoàn:
Trạm bơm tuần hoàn được trang bị 2 máy bơm chìm, công suất của các bơm được
tự động điều khiển theo lưu lượng nước vào bể lọc sinh học để đạt được mức ngập nước
thường xuyên.
Công suất bơm có thể thay đổi bằng tay bằng cách điều chỉnh điểm đặt thay đổi
tần suất điều khiển môtơ.
Bơm tuần hoàn nước lắng thứ cấp là cấn thiết để giảm tải lượng hữu cơ trên bể lọc
sinh học, tạo điều kiện tối ưu hóa quá trình nitrathóa cùng với mức ngập nước cần thiết
cho bề mặt lọc (giảm sự phát sinh ruồi bể lọc, tránh tắc nghẽn bề mặt lọc).
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 20

8.Trạm bơm bùn:

Những dòng chảy sau đây đi vào bơm bùn:
• Bùn đáy và váng bọt của bể lắng thứ cấp;
• Nước tách từ sân phơi bùn,
• Nước xả vệ sinh từ ngăn lắng cát:
• Chất thải thô khu văn phòng.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 21
Hai bơm chìm điều khiển bằng công tắc đóng mở, bơm nước trở về ngăn lắng 1,2
của bể lắng hai vỏ. bơm sẽ luân phiên khởi động và được điều khiển bằng 3 công tắc
phao với các chức năng sau:dừng khi mực bùn thấp, khởi động khi mực bùn cao, và mức
báo động. tín hiệu báo động được chuyển đến bảng điều khiển chính. Mực cao khởi động
phải dưới đường ống thoát nước dưới sân phơi bùn.

Vận hành: bơm bùn vận hành ở chế độ tự động, nhân viên vận hành phải thường
xuyên kiểm tra tiếng ồn, độ rung của bơm 2h/lần. cho dừng vận hành, báo tổ bảo trì sửa
chữa nếu phát hiện bất thường.
9.Sân phơi bùn:
a.Chức năng:
Sân phơi bùn có chức năng làm khô bùn được xả ra từ bể Imhoff.
b.Vận hành:
Bùn từ bể Imhoff được xả xuống sân phơi bùn qua hệ thống đường ống phân phối
đến ngăn phơi, nếu bùn được xả ở ngăn nào thì van xả bùn ở ngăn đó được mở sẵn, sau
đó nhân viên vận hành sẽ mở van xả bùn ở bể Imhoff để bùn tự chảy về.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 22
Xả bùn vào ca 1 ngày thứ 2 hằng tuần. Nhân viên vận hành quan sát kiểm tra sự
phân bố bùn đều vào 2 ngăn, lượng bùn xả vào các sân phụ thuộc vào tính toán của tổ
công nghệ (trong thời điểm hiện tại lưu lượng từ 4500 m
3
đến 500 m
3
/ngày đêm thì lượng
bùn xả hằng tuần là 20 đến 30 cm/2 ngăn).
Nước tách bùn sẽ thấm qua lớp cát ở đáy ngăn phơi, chảy theo đường ống nhánh
về ống trung tâm và chảy về hố bơm bùn để bơm về đầu vào xử lý lại.
Sau khi bùn khô (28 ngày) nhân viên sẽ dùng xe ủi đưa bùn về cuối ngăn và sau
đó tiếp tục xả bùn.
Bùn khô hiện đang được nghiên cứu ủ phân vi sinh kết hợp với bèo thu được từ hồ
sinh học.
10.Hồ sinh học:
a.Chức năng:
Hồ sinh học là công trình cuối cùng trong hệ thống xử lý, hồ có chức năng làm
sạch vi khuẩn gây bệnh (trực khuẩn đường ruột …) còn lại trong nước đã qua xử lý và
làm sạch một phần nào các chất hữu cơ chưa được xử lý hết ( như nitơ, photpho…) trước

khi thải vào suối Cam Ly.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 23
b.Vận hành:
Tại hồ sinh học còn xảy ra các quá trình song song xử lý hiếu khí, tùy tiện và kỵ
khí. Hồ 1 được cung cấp oxy nhờ 2 guồng quay gắn vào môtơ công suất 2HP. Ngoài ra, ở
hồ 2 và hồ 3 có thả bèo (lục bình) để góp phần xử lý nitơ trước khi xả ra suối Cam Ly.
Nhân viên vận hành kiểm tra thành bê tông chắn sóng của hồ 2, kịp thời phát hiện
báo cáo cho ban quản đốc phân xưởng xử lý nếu phát hiện có hiện tượng sụt lún.
Nhân viên vận hành theo dõi sự hoạt động của 2 guồng quay, vận hành 22/24h 1
ngày, quan sát xem guồng quay có vận hành bình thường không, ghi nhận tiếng động lạ.
Dừng vận hành nếu phát hiện sự bất thường và báo tổ bảo trì sửa chữa.
Công nhân thường xuyên làm vệ sinh mặt nước và vệ sinh bờ hồ, đảm bảo mặt hồ
luôn thông thoáng.
An toàn: nhân viên làm việc tại hồ sinh học phải mặc áo phao và các dụng cụ bảo
hộ lao động cần thiết đã đuợc cung cấp, tuân thủ đúng quy định an toàn khi sử dụng
thuyền tại hồ sinh học.
11.Nước ra:
Nguồn nước thải ra mặc dù đã được xử lý tốt nhưng vẫn bị hòa lẫn với dòng nước
thải từ các khu dân cư quanh khu vực nhà máy chưa đc xử lý thải theo ra suối.
NHÀ MÁY CẤP THOÁT NƯỚC TỈNH
LÂM ĐỒNG
I.Giới thiệu về nhà máy:
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 24
Công ty cấp nước Lâm Đồng là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi
thành công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng theo quyết định số
2873/QĐ-UBND ngày 18-10-2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
II.Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt.Khai thác và xử lý nước, cung cấp nước sạch
phục vụ sinh hoạt đô thị và công nghiệp.
Tư vấn thiết kế công trình, giám sát thi công công trình xây dựng, thi công xây

dựng công trình: Cấp thoát nước, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, thủy lợi, khu du
lịch, khu nghỉ dưỡng, vườn sinh thái…
Sản xuất và kinh doanh dịch vụ vật tư ngành nước.
Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ, tham quan nghỉ dưỡng.
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 25
III.Công nghệ xử lý:
1.Trạm bơm cấp 1:
Có công suất 450 m
3
/h, có 5 tổ máy bơm chính có:
• 2 máy bơm dự phòng.
• 3 máy bơm chính.
Còn có dây phao:dùng để chán rác nổi vò trạm bơm.
2.Bể hòa trộn trước:
Trộn Clo, vôi và phèn từ nhà hóa chất vào để oxi hóa chất hữu cơ để tăng cường
hoạt động qua bể lắng gia tốc.
3.Bể lắng gia tốc:
Nước đã được hòa trộn phèn (chính), còn vôi và Clo được chảy vào bể để cân bằng
độ pH có chứa bùn hoạt tính,được máy khuấy (3,4 vòng/phút) hòa trộn phèn, clo với một
phần bùn trong bể tạo thành bông va đập vào nhau, bông nào nặng thắng được lực gia tốc
Huỳnh Bá Duy – Lớp 12CQM Page 26

×