Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

thực hành ngữ văn 9: đề tài hút thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.42 KB, 7 trang )

BÀI THỰC HÀNH
NGỮ VĂN 9:
Đề tài: tình trạng hút thuốc lá
ở Bảo Lộc
Nhóm - lớp 9a1
Đề bài: tình trạng hút thuốc lá ở Bảo Lộc
Ngày nay, những thói quen bình dị của người Việt Nam ta
khi xưa như nhai trầu, hút thuốc lào,… đang dần biến mất,
nhường chỗ cho điếu thuốc lá hiện đại. Mỗi người Việt Nam
ta trung bình hút từ hai, hoặc ba điếu thuốc lá mỗi ngày. Có
người một ngày còn hút cả bao thuốc lá. Cuộc sống ngày một
thay đổi, thành phố Bảo Lộc ta cũng đang trên đà phát triển
thì thuốc lá cũng đi vào cuộc sống của mọi tầng lớp, nó gây
những tác hại nghiêm trọng cho chính bản thân người hút, cho
gia đình và xã hội. Các nhà khoa học đã cảnh báo về tác hại
nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khỏe của con người,
nhà nước cũng đã kêu gọi toàn người dân phải nói không với
thuốc lá, thế nhưng số người Việt hút thuốc lá ngày một tăng
lên. Vì vậy, việc giảm lượng khói thuốc trong thói quen hằng
ngày của người Việt là một vấn đề cần được ưu tiên hằng đầu,
nhất là ở thành phố Bảo Lộc chúng ta.
Hiện nay, tại thành phố Bảo Lộc, ở bất kì chỗ nào, từ
đường phố, quán cà phê, tiệm ăn tiệm nét, cho đến những chỗ
công cộng như công viên, thậm chí là trường học, đi đến đâu
cũng bắt gặp người dân đang hút thuốc lá. Điếu thuốc lá nhỏ,
hộp thuốc lá gọn, lại rẻ tiền, có thể mua ở bất kì tiệm tạp hóa
nào nên người dân dễ dàng sử dụng thuốc lá. Người dân ở
Bảo Lộc không mấy khá giả, nên chỉ cần mua một vài điếu để
hút cho đỡ cơn nghiền, vì giá tiền chỉ giao động từ bảy đến
mười nghìn, có khi chỉ có năm nghìn một điếu. Người khác có
điều kiện kinh tế dư giã hơn thì có thể mua luôn cả bao thuốc


để sẵn. Bây giờ, xã hội hiện đại hơn, thì việc hút thuốc cũng
trở thành một phương tiện để giao tiếp, xả giao với các đối
tác. Có người hút thuốc như một thói quen khó bỏ, nhưng
cũng có người hút chỉ để giải tỏa nỗi lòng. Bên cạnh đó, tại
thành phố Bảo Lộc ta mấy năm trở lại đây, thì độ tuổi sử dụng
thuốc lá đang giảm dần, điếu thuốc lá đã xuất hiện ngay tại
trường học, những học sinh đang trong độ tuổi ngây thơ, trong
trắng, đang cắp sách đến trường, thậm chí có những học sinh
mới chỉ học cấp hai, cũng đua đòi tập tành hút thuốc. Điếu
thuốc trở thành một thói quen khó bỏ trong thói quen hằng
ngày của người Việt Nam ta.
Cậu bé trong hình mới chỉ 9, 10 tuổi nhưng trên tay đã phì phèo điếu thuốc tại
một quán nét trên đường Nguyễn Công Trứ - thành phố Bảo Lộc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc ở Bảo
Lộc ngày càng tăng. Trước hết, nguyên nhân của việc hút
thuốc lá nơi công cộng là do nhà nước ta chưa có những quy
định chặt chẽ, các điều luật và những hình phạt chưa thật
nghiêm ngặt; các cơ quan chính quyền, các nhà lãnh đạo ở địa
phương chưa thật sự quan tâm đến cuộc sống của người
dân.Thứ hai, giá thành của thuốc lá rất rẻ,lại được bán ở khắp
mọi nơi, chỉ cần đến một tiệm tạp hóa nhỏ bên đường cũng có
thể mua được thuốc lá. Các cảnh báo về thuốc lá cũng không
được chú trọng, vì vậy lượng người dân hút thuốc cũng nhiều
hơn. Nhưng, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức và sự hiểu biết
của con người vẫn còn hạn chế. Một số người hút thuốc vì
tính chất công việc để xả giao và tạo ra các mối quan hệ với
các đối tác. Một số người hút để giải tỏa nỗi lòng, để tập trung
giải quyết các công việc hằng ngày. Một số người tuy còn nhỏ
tuổi, nhưng vẫn tập tành hút thuốc. Điều đó là do hai nguyên
nhân. Thứ nhất, là do gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc;

mãi chạy theo việc kiếm tiền mà buông lõng con cái. Họ nghĩ
rằng bản thân chỉ cần đưa tiền cho con, là có thể làm hết trách
nhiệm của bậc cha mẹ, không quan tâm tới việc con cái của
họ sử dụng số tiền đó để làm gì. Những đứa trẻ thiếu sự quan
tâm của gia đình sẽ không biết định hướng tốt xấu cho bản
thân, từ đó nghe theo lời cám dỗ của những bạn bè xấu. Ban
đầu chỉ thử một vài điếu cho biết, lâu dầu sẽ nghiện và trở
thành thói quen khó bỏ. Thứ hai cũng là từ gia đình, phụ
huynh quá nuông chiều con, sẵn sàng chấp nhận mọi yêu cầu
từ con cái mà không cần biết đúng sai. Từ đó làm cho số
lượng học sinh vẫn còn đang đi học có hút thuốc lá ngày càng
tăng cao. Vẫn có một số người biết hút thuốc là hành động
không đúng, cũng đã có quyết tâm bỏ thuốc, nhưng thuốc lá
đã trở thành một chất nghiện, một thói quen khó bỏ nên đành
buông xuôi, Vì vậy, việc cai thuốc, giảm số lượng thuốc lá là
một vấn đề khó giải quyết trong tình hình xã hội hiện nay.

Lá phổi của người khỏe mạnh với người có sử dụng thuốc lá. Nguồn : internet
Điếu thuốc lá tuy nhỏ, nhưng tác hại tiềm ẩn trong nó là rất
nghiêm trọng, cả về mặt trực tiếp và gián tiếp. Đầu tiên, thuốc
lá gây hại trực tiếp cho người sử dụng, cả về vấn để thẩm mỹ
lẫn sức khỏe. Chất hắc ín có trong thuốc lá sẽ làm cho răng
người sử dụng bị ố vàng, thậm chí là đục khoét các chất có
trong răng, gây cản trở trong việc ăn uống. Hơn nữa người sử
dụng thuốc lá sẽ có hơi thở vô cùng nặng mùi, khi giao tiếp sẽ
gây khó chịu cho người xung quanh. Về sức khỏe của người
hút, thuốc lá gây ra các bệnh về đường hô hấp như tắc ống
dẫn khí, viêm họng, viêm phổi hay nặng hơn là ung thư phổi.
Theo nghiên cứu của khoa học, những người hút thuốc có
nguy cơ ung thư cao hơn rất nhiều lần so với những người

không hút. Trung bình cứ mười người hút thuốc thì có tới tám
người tử vong vì tác hại của thuốc lá. Không chỉ gây hại trực
tiếp cho người sử dụng, thuốc lá còn gây hại gián tiếp cho
những người xung quanh. Những người không trực tiếp hút
thuốc nhưng có tiếp xúc hằng ngày với người hút thì vẫn có
thể nhiểm các bệnh giống như người hút, nếu họ hít phải khói
thuốc. Các bệnh về đường hô hấp rất khó điều trị, nếu không
kịp thời có thể tử vong. Những người hút thuốc sẽ tạo ra
những gánh năng cho cộng đồng và xã hội khi phải bỏ ra một
số tiền lớn để điều trị cho người mắc bệnh. Ngoài ra, người
hút nếu không có tiền mua thuốc sẽ sinh ra các tệ nạn xã hội
như cướp giật, giết người,… Tóm lại, hút thuốc lá gây hại
nghiêm trọng cho bản thân người hút, cho gia đình, cho cộng
đồng và cho xã hội.
Ngay cả trong quán ăn thì người đàn ông trong hình vẫn vô tư hút thuốc - ảnh
chụp tại một quán ăn nhỏ trên đường Huỳnh Thúc Kháng – Bảo Lộc
Để hạn chế khói thuốc nơi công cộng, nhà nước cần đề ra
những biện pháp cụ thể. Thứ nhất, nhà nước phải giáo dục cho
người dân ý thức tự giác, nói không với thuốc lá. Thứ hai,
tuyên truyền cho người dân tác hại người thuốc lá, cho in trên
các bao bì thuốc lá tác hại của chúng, kiểm soát chặt chẽ việc
mua và bán thuốc lá. Thứ ba, nhà nước cần nâng mức thuế lên
cao, từ 65% lên đến 70 – 75%. Tại thành phố Bảo Lộc, các
nhà lãnh đạo nên cho treo băng rôn ở nơi công cộng, từ trường
học, bệnh viện cho tới các tuyến đường. Phòng giáo dục thành
phố nên tuyên truyền, quy định cho các trường học cấm học
sinh hút thuốc. Nhà trường và thầy cô giáo phải phối hợp với
phụ huynh học sinh kiểm soát chặt chẽ mọi hành động của
con em mình. Bản thân mỗi người nên tự ý thức về tác hại của
thuốc lá, tự nhủ không được hút thuốc, cùng khuyên răn bạn

bè không được thử thuốc lá dù chỉ một lần. Mỗi học sinh nên
có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, tự làm chủ bản thân
không nghe theo bạn bè xấu, để không làm ảnh hưởng tới gia
đình và xã hội.
Thậm chí ngay cả phụ nữ cũng hút thuốc khi ở cạnh gia đình!
Bảo Lộc ta từ trước đến nay vẫn luôn nỗi tiếng là thành
phố cao nguyên xanh sạch đẹp, với số lượng tệ nạn xã hội là
thấp nhất trong toàn khu vực. Vì vậy, việc giảm thiểu số người
hút thuốc lá và loại bỏ sự xuất hiện của khói thuốc trong
trường học là một vấn đề cần được các nhà lãnh đạo, cũng
như người dân tại Bảo Lộc ưu tiên hành đầu. Để thành phố ta
ngày càng phát triển giàu đẹp, có thể mở rộng tiếng tăm khắp
cả nước, mỗi người dân tại Bảo Lộc nên có ý thức tự bảo vệ
sức khỏe của cộng động. Là những học sinh đang còn ngồi
trên ghế nhà trường, tụi em tự biết làm chủ bản thân không
được hút thuốc, nhắc nhở bạn bè tránh xa điếu thuốc lá và vận
động mọi người cùng chung tay xây dựng Bảo Lộc tốt
đẹp hơn.

Hs hút thuốc tại quán nét trên đường Quang Trung –Bảo Lộc

×