Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Châu.địa 8. tuần 33. tiêt 45.46

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.12 KB, 4 trang )

Tuần:33 Ngày soạn:12/04/2011
Tiết:45 Ngày dạy:15/04/2011
Bài 39:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Qua bài học .HS nắm được :
- Nắm vững những đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam .
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về
các hợp phần tự nhiên
3. Thái độ :
- Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên với hoàn cảnh kinh tế-xã hội VN ở các lớp trên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV. Bản đồ tự nhiên Việt nam .
HS. - Sách giáo khoa.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số: 8A
1
…… …8A
2
…… …8A
3
… …….
2. Kiểm tra bài cũ :
? Cho biết tài nguyên sinh vật có các giá trị gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta.
? Cho biết những nguyên nhân làm sụt giảm tài nguyên sinh vật hiện nay.
3. Bài mới :
a. Vào bài: Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phức tạp, phân hóa mạnh mẽ trong không gian và
trong các hợp phần tự nhiên. Song có thể nêu lên một số tính chất chung nổi bật của môi trường
tự nhiên nước ta sau đây.
b. Bài mới :


HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhómHS quan sát
Bước 1: Vì sao tự nhiên nước ta mang tính
chất nhiệt đới gió mùa ẩm? (vị trí địa lý)
Bước 2: Tính chất nhiệt đới ẩm biểu hiện qua
những thành phần tự nhiên nào?
- Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều.
- Địa hình: lớp vỏ phong hóa dày, quá trình
phong hóa mạnh mẽ…
- Thủy chế sông: hai mùa nước khác nhau:
- Sinh vật phong phú đa dạng
- Thổ những: đất feralit.
Gv kết luận:
Bước 3: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào?
* Thuận lợi:
* Khó khăn:
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa
ẩm :

- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất
nền tảng của thiên nhiên Việt Nam nhưng
không phải là tính chất duy nhất. Biểu hiện
tính chất này không đồng nhất trên cả nước
Việt Nam.
- Thể hiện rõ qua mọi yếu tố của cảnh quan tự
nhiên và rõ nhất là yếu tố khí hậu.
2. Hoạt động 2 : Cá nhân/ Cả lớp
Bước 1: Lãnh thổ nước ta giáp biển về phía
nào? Chiều dài bờ biển nước ta là bao nhiêu?

( Thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo rõ
rệt).
Bước 2: 1km
2
đất liền tương ứng với bao
nhiêu km
2
mặt biển.
S đất liền: S mặt biển = 1: 3,03
So với thế giới : 1: 2,43
GV. Giải thích vì sao Việt nam và khu vực
Tây Nam Á, Xa ha ra của châu Phi tuy cùng ở
vỉ độ như nhau nhưng 2 khu vực kia là vùng
hoang mạc ?
Bước 3: Là một nước ven biển. Việt Nam có
những thuận lợi và khó khăn gì trong phát
triển kinh tế :
* Thuận lợi : du lịch, HST ven biển phát triển,
tài nguyên khoáng sản phong phú.
* Khó khăn : Thiên tai môi trường sinh thái dễ
biến đổi :
3. Hoạt động 3: Ca nhân/ Cả lớp
Bước 1: Địa hình nước ta có đặc điểm gì ?
Bước 2: Nêu dẫn chứng cho thấy Việt Nam là
cảnh quan của xứ sở đồi núi ?
4. Hoạt động 4 :Cá nhân/ Cả lớp.
Bước 1: Nước ta có những miền khí hậu nào
là biểu hiện cho sự phân hoá Bắc Nam, Đông
Tây, thấp lên cao ?
Bước 2: Sự phân hoá thành các miền khí hậu

ở trên có ảnh hưởng đến sự hình thành cảnh
quan như thế nào ?
GV chốt ý: Tự nhiên nước ta phân hoá đa
dạng từ bắc xuống nam, đông sang tây, từ thấp
lên cao, từ mùa này sang mùa khác.
2. Việt Nam là một nước ven biển:
- Tính chất ven biển thể hiện rõ qua độ ẩm
cao, hoạt động của gió mùa, qua lượng mưa
tương đối cao trên phần lớn lãnh thổ nước ta .
3. Việt nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi :
Thể hiện qua diện tích đồi núi chiềm 3 /4 diện
tích dất liền, cảnh quan phổ biến là cảnh quan
miền núi .
4. Thiên nhiên nước ta phân hoá phức tạp
và đa dạng :
- Do đặc điểm vị trí địa lý, lịch sử phát triển tự
nhiên, chịu tác động nhiều hệ thống tự nhiên
nên thiên nhiên phân hóa từ Đông – Tây, từ
thấp - cao, từ Bắc – Nam. Tạo nhiều thuận lợi
và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội.
4. Kết luận, đánh giá:
- Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào? Đặc điểm nào là chủ yếu ?
- Cảnh quan tự nhiên nước ta có những sự phân hoá nào ?
- Nhân tố nào là chủ yếu làm cho tự nhiên nước ta đa dạng ?
5. Hoạt động, nối tiếp :
- Về nhà học bài củ và chuẩn bị trước nội dung bài thực hành hôm sau học.
- Chuẩn bị Atlat, hước kẻ có chia (mm), mái tính
IV. PHỤ LỤC:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….

Tuần:33 Ngày soạn:13/04/2011
Tiết:46 Ngày dạy:16/04/2011
Bài 40 :
THỰC HÀNH
ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP
I. MC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : Qua bài học .HS cần nắm:
- Cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên .
- Mối quan hệ chặc chẽ giữa các thành phần tự nhiên (địa chất, địa hình ,thực vật , khí hậu )
- Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên theo một tuyến cắt cụ thể dọc theo Hoàng Liên Sơn .
2. Kĩ năng :
Đọc, phân tích tổng hợp tự nhiên của một khu vực thông qua lát cắt tổng hợp
3.Thái độ:
Hình thành cho học sinh có một nhận thức nghiên cứu về một vấn đề địa lí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HọC:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận…
GV. Bản đồ tự nhiên Việt nam .
HS. Sách giáo khoa. Phiếu học tập 40.1
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số: 8A
1
…… …8A
2
…… …8A
3
… …….
2. Kiểm tra bài cũ:

? Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào ? đặc điểm nào là chủ yếu ?
? Cảnh quan tự nhiên nước ta có những sự phân hoá nào ? Nhân tố nào là chủ yếu làm cho tự
nhiên nước ta đa dạng ?
3. Bài mới :
a. Vào bài:
Đặc điểm cơ bản của địa lí tự nhiên Việt Nam là một đất nước mang sắc thái tự nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa, mang tính chất bán đảo với cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa rất
đa dạng trong không gian. Để tìm hiểu mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên và sự phân hóa
của lãnh thổ, ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm nay.
b. Bài mới :
1.Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào hình 40.1 vị trí tuyến cắt trên bản đồ
? Xác định tuyến cắt A - B chạy theo hướng nào trên bản đồ treo tường? Qua những khu vực
địa hình nào?
HS. Hướng lát cắt TB – ĐN, qua các khu vực địa hình: núi cao, cao nguyên, đồng bằng.
Bước 2: Tính độ dài thực tế của tuyến cắt A – B dựa theo tỉ lệ ngang của lát cắt.
- (Tỉ lệ ngang của lát cắt là 1 : 2.000.000 có nghĩa là cứ 1cm đo được trên lược đồ tương ứng
với 2.000.000cm hay 20km ngoài thực tế ).
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào bảng 40.1 và hình 40.1 thảo luận bổ sung kiến thức vào phiếu học
tập
Phiếu học tập

Thành phần tự nhiên Khu núi cao
Hoàng Liên Sơn
Khu cao nguyên
Mộc Châu
Khu đồng bằng
Thanh Hoá
Địa hình - Núi trung bình

và núi cao trên
2000- 3000m
- Địa hình núi
thấp dưới 1000m
- Đại hình bồi tụ
phù sa thấp và
bằng phẳng
Cấu tạo nền đá - Mắc ma xâm
nhập và phun
trào
- Trầm tích hữu
cơ (đá vôi)
- Trầm tích phù
sa.
Đất - Đất mùn núi
cao
- Feralit trên đá
vôi
- Đất phù sa trẻ
Khí hậu (Dựa vào biểu đồ nhiệt độ
lượng mưa và bảng 40.1)
- Lạnh quanh
năm, mưa nhiều
- Cận nhiệt vùng
núi, lượng mưa và
nhiệt độ thấp
- Khí hậu nhiệt
đới
Thực vật rừng - Rừng ôn đới
trên núi cao

- Rừng và đồng cỏ
cận nhiệt
- Hệ sinh thái
nông nghiệp
Bước 2: Cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc, mỗi nhóm báo cáo một khu vực. Sau đó đặt
vấn đề yêu cầu trả lời:
? Nhận xét và giải thích về sự khác biệt chế độ nhiệt ở Thanh Hoá, Mộc Châu, Hoàng Liên
Sơn.
Bước 3: Nhận xét và giải thích về sự khác biệt lượng mưa tại 3 khu vực trên?
Bước 4:. Nhận xét và giải thích về sự khác biệt hệ thực vật rừng tại 3 khu vực trên?
Bước 5:. Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên dọc theo lát cắt thành 3 khu vực là do nhân tố nào?
4. Kết luận, đánh giá :
? Xem lại kiến thức bài thực hành
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học.
- Đọc, tìm hiểu các miền địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu liên quan đến bài học để tiết sau học tốt hơn.
IV. PHỤ LỤC:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

×