Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 60 trang )

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
CON NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG
Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ SINH THÁI & MÔI TRƯỜNG
1. Đặc đại cương về sinh thái học
1.1. Khái niệm về sinh thái học
1.2. Đối tượng của sinh thái học
1.3. Ý nghĩa của sinh thái học
2. Khái niệm về hệ sinh thái
2.1. Định nghĩa về hệ sinh thái
2.2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
2.3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái
2.4. Các hệ sinh thái đặc trưng trên trái đất
2.5. Cân bằng sinh thái
3. Môi trường
3.1. Khái niệm về môi trường
3.2. Phân loại môi trường
3.3. Chức năng của môi trường
3.4. Các thành phần của môi trường
Chương 2: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Khái niệm
2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên & phân loại
2.1. Đặc điểm chung
2.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
2.3. Vị trí của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội
3. Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được (tài nguyên phục hồi)
3.1. Tài nguyên rừng
3.1.1. Vai trò của rừng
3.1.2. Phân loại rừng
3.1.3. Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng
3.1.4. Các biện pháp phục hồi tài nguyên rừng
3.2. Tài nguyên đất


3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Vai trò
3.2.3. Hiện trạng tài nguyên đất trên Thế Giới và Việt Nam
3.2.4. Ô nhiễm môi trường đất
3.3. Tài nguyên nước
3.3.1. Vai trò của nước
3.3.2. Tài nguyên nước trên Thế Giới và Việt Nam
3.3.3. Ô nhiễm môi trường nước
3.4. Tài nguyên không khí
3.4.1. Thành phần của không khí
3.4.2. Ô nhiễm không khí
1
3.4.3. Hậu quả của ô nhiễm không khí
3.5. Tài nguyên năng lượng
3.5.1. Các nguồn năng lượng
3.5.2. Tài nguyên năng lượng ở Việt Nam
3.6. Tài nguyên biển
3.7. Tài nguyên đa dạng sinh học
3.7.1. Khái niệm về da dạng sinh học
3.7.2. Vai trò của đa dạng sinh học
3.7.3. Thực trạng đa dạng sinh học trên Thế Giới và Việt Nam
4. Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được (tài nguyên không phục hồi)
4.1. Khái niệm về khoáng sản
4.2. Tình hình sử dụng khoáng sản
4.3. Biện pháp quản lý, khai thác khoáng sản
Chương 3: DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG & SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Vấn đề về dân số
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển dân số
1.2. Đặc điểm của sự phát triển dân số Thế Giới
1.3. Phân bố và di chuyển dân cư

1.4. Các vấn đề về môi trường và sự gia tăng dân số Thế Giới
1.5. Hậu quả của việc gia tăng dân số Thế Giới
1.6. Đặc điểm dân số Việt Nam
2. Phát triển bền vững
2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
2.2. Những nguyên tắc phát triển bền vững
3. Vấn đề an ninh lương thực
3.1. Khái niệm về an ninh lương thực
3.2. Nghị quyết an ninh lương thực quốc gia
3.3. Khủng hoảng an ninh lương thực
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1. Thực trạng môi trường toàn cầu & môi trường Việt Nam
1.1. Thực trạng môi trường toàn cầu
1.2. Thực trạng môi trường Việt Nam
2. Những vấn đề chung về giáo dục môi trường
2.1. Hướng đi
2.2. Cách làm
2.3. Hiệu quả
2
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Bài mở đầu
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu các khái niệm cơ bản về môn học
- Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của môn học

- Trình bày sơ lược lịch sử phát triển môn học
- Nêu các phương pháp nghiên cứu môn học
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Tiến trình bài mới
3. Củng cố - dặn dò
3
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Những khái niệm cơ bản về hệ sinh thái và môi trường
Thời gian: …………………………….

Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày những khái niệm cơ bản về sinh thái học
- Nêu khái niệm, cấu trúc của hệ sinh thái hoàn chỉnh
- Trình bày những kiến thức cơ bản về trao đổi chất và trao đổi năng lượng
trong hệ sinh thái
- Nêu những khái niệm cơ bản về môi trường
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“Hệ sinh thái là gì? Nêu những thành phần cơ bản của một hệ sinh thái hoàn
chỉnh?”

3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
4
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Tài nguyên thiên nhiên
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu khái niệm và đặc điểm chung của TNTN
- Trình bày được cách phân loại TNTN
- Trình bày được vị trí của TNTN trong phát triển kinh tế - xã hội
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng kiến thức bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững TNTN.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.

3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“Môi trường là gì? Trình bày các chức năng của môi trường?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
5
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Tài nguyên rừng
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được các vai trò của rừng
- Trình bày được cách phân loại rừng
- Trình bày các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng và các giải pháp
phục hồi tài nguyên rừng
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học

1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“ Vị trí của TNTN trong phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện như thế nào?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
6
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Tài nguyên đất và nước
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm đất và trình bày được các vai trò của đất
- Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp quản lí và bảo
vệ tài nguyên nước
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất và nước.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“ Trình bày các biện pháp quản lí và bảo vệ tài nguyên nước?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
7
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường

Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Tài nguyên không khí
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được thành phần không khí
- Trình bày được khái niệm và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Trình bày các hậu quả của ô nhiễm không khí (hiệu ứng nhà kính, mưa acid,
sự suy giảm tầng ozon và biến đổi khí hậu)
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên không khí.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ
“ Hiệu ứng nhà kính là gì? Trình bày bản chất của hiệu ứng nhà kính?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
8
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Tài nguyên năng lượng và ĐDSH
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được các dạng năng lượng khác nhau trên trái đất
- Nêu được khái niệm và vai trò của tài nguyên đa dạng sinh học
- Trình bày được hiện trạng của đa dạng sinh học Việt Nam
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“ Nêu các giải pháp thích ứng với BĐKH?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
9
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Dân số - Môi trường và PTBV
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của sự phát triển dân số thế giới
- Nêu được những hậu quả của sự gia tăng dân số
- Trình bày được những đặc điểm của dân số Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận

dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“ Hiện trạng của ĐDSH Việt Nam được thể hiện như thế nào?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
10
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Dân số - Môi trường và PTBV (tiếp)
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm phát triển bền vững

- Trình bày được nội dung của PTBV
- Trình bày được những nguyên tắc của PTBV
- Vận dụng những nguyên tắc PTBV để bảo vệ và phát triển bền vững TNTN
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“ Tác động của dân số đối với tài nguyên và môi trường được thể hiện như thế
nào?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
11
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Bộ môn: Y - Sinh …………………
Môn học: Con người và môi trường
Đối tượng giảng dạy:
Tên bài giảng: Dân số - Môi trường và PTBV (tiếp)
Thời gian: …………………………….
Thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm an ninh lương thực
- Trình bày được nghi quyết ANLT quốc gia
- Trình bày được những yếu tố tác động của ANLT
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vấn đề
- Phát huy tính tích cực trong hoạt động học
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và tích cực trong giờ học. Có ý thức vận
dụng bài học vào việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
2. Phương tiện
- Cơ sở vật chất của trường - lớp
- Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu, máy tính.
- Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb GD, 2009.
2. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb GD, 2001.
3. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2011.
4. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn, Giáo trình sinh thái học và môi trường, nxb
ĐHSP, 2006.
III. Tiến trình thực hiện giáo án

1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
“ Nêu các nguyên tắc PTBV?”
3. Tiến trình bài mới
4. Củng cố - dặn dò
12
BÀI MỞ ĐẦU
1. Khái niệm
Môn học “CON NGƯỜI & MÔI TRƯỜNG”, đôi khi còn gọi là “khoa học môi trường”
hay “sinh thái nhân văn” nghiên cứu tác động qua lại giữa môi trường và con người
Những nghiên cứu sinh thái nhân văn không chỉ đề cập đến quy luật tự nhiên mà cả
những quy luật xã hội. Đặc biệt là tác động của hai hệ thống này với nhau trong quá trình
phát triển
Thuật ngữ “môi trường” được hiểu là toàn bộ các nhân tố có tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sinh vật và quần xã sinh vật
Thuật ngữ “con người” một sinh vật mới với đầy đủ ý nghĩa của nó, tác động lên môi
trường với quy mô chưa từng có trong lịch sử trái đất. Cũng có quan điềm cho rằng, con
người thực chất là một loài động vật mà loài này tỏ ra ưu thế vì có “văn hóa”
2. Đối tượng, mục tiêu và vị trí môn học
2.1. Đối tượng
Trong phạm vi nghiên cứu của con người và môi trường, chúng ta cố gắng phát triển
những khái niệm khái niệm cơ bản nhất nhằm giải thích sự phát triển đương đại của quần
thể người, các hệ sinh thái trên trái đất cũng như mối tác động qua lại giữa chúng
Trong các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thường thể hiện bằng bốn hệ
thống môi trường địa quyển, khí quyển, sinh quyển và thủy quyển. Nói một cách khác đó
chính là môi trường của con người
Phạm vi nghiên cứu cũng được mở rộng hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của
thực tiễn đó là phân tích, đánh giá hậu quả và đề xuất các giải pháp thích ứng với việc khai
thác quá mức gây suy thoái, ô nhiễm môi trường do chính các hoạt động của con người gây
ra, nhằm đạt tới sự phát triển bền vững

2.2. Mục tiêu
Xuất phát từ thực tiễn, những nghiên cứu sinh thái nhân văn có mục tiêu đầu tiên là
phải đề cập đến việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn (ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, dân
số…), từ đó xây dựng các cơ sở lý luận bao hàm những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Đồng
thời, sinh thái nhân văn cũng sử dụng thực tiễn với vai trò kiểm nghiệm trong cơ chế liên hệ
ngược
13
Các mô hình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường như Nông - Lâm - Ngư kết hợp,
VAC, VACR ở các vùng sinh thái khác nhau, các khu dự trữ sinh quyển đang là những
kiểm chứng sống động cho sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên
2.3. Vị trí
Môn học yêu cầu những những kiến thức cơ bản về khoa học sinh thái và nhân văn
với sự hỗ trợ kiến thức từ các ngành khoa học lý thuyết và thực nghiệm khác
Hiện nay, các nhà sinh thái học càng có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học nhân văn
trên ba khía cạnh
- Tiến hóa về đạo đức môi trường
- Đa dạng về các dạng thức nhân văn
- Tác động của việc sử dụng nguồn lợi quá mức lên các hệ sinh thái do hoạt động
nhân văn gây ra
3. Lược sử phát triển môn học
Sinh thái nhân văn là một ngành khoa học còn rất trẻ. Một ngành khoa học đòi hỏi
những kiến thức tổng hợp của các ngành KHTN và KHXH trong nghiên cứu liên ngành
nhằm đáp ứng những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của con người về lý luận và thực
tiễn
Môn học ra đời và được giảng dạy tại các trường đại học ở Mỹ và Tây Âu từ những
năm 70 của thế kỷ XX
Tại Việt Nam, khoảng 30 năm gần đây, môn học đã được đưa vào giảng dạy cho sinh
viên các trường đại học, học viên cao học và NCS dưới các chuyên đề như “Tiếp cận sinh
thái nhân văn”, “con người và môi trường”, “Tiếp cận nghiên cứu sinh thái nhân văn”…
4. Phương pháp học tập

Người học có thể tìm hiểu nội dung môn học từ nhiều nguồn tài liệu, kênh thông tin
khác nhau. Tham gia hoạt động nghiên cứu, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh
thái địa phương…
14
Giới thiệu một số tài liệu tham khảo
1. Hoàng Ngọc Oanh, Đại cương khoa học trái đất, nxb ĐHQ Hà Nội, 1998
2. Lê Văn Khoa, Môi trường và phát triển bền vững, nxb Giáo dục, 2009
3. Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, nxb Giáo dục, 2009
4. Lê Thanh Vân, Con người và môi trường, nxb ĐHSP, 2008
5. Nguyễn Hoàng Trí, Sinh thái nhân văn, nxb Giáo dục, 2001
6. Trần Kiên (cb), Mai Sĩ Tuấn; Giáo trình Sinh thái học và môi trường, nxb ĐHSP,
2006
7. Trần Kiên & Phan Nguyên Hồng; Sinh thái học đại cương, nxb Giáo dục,1990
8. Các tài liệu liên quan khác
15
Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ HỆ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH THÁI HỌC
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ sinh thái học (ecology) bắt nguồn từ hai chữ Hy Lạp: Oikos - nhà, logos -
khoa học
- Theo nghĩa hẹp, Sinh thái học là khoa học về nơi ở
- Theo nghĩa rộng, Sinh thái học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật
với môi trường xung quanh
1.2. Đối tượng
- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh
quyển
- Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống với môi trường xung quanh
1.3. Ý nghĩa
Việc nghiên cứu sinh thái học có ý nghĩa:

- Là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bằng việc tác động đến môi trường dựa trên các
quy luật sinh thái
- Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự
nhiên
2. KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI (ECOSYSTEM)
2.1. Định nghĩa
- Là tập hợp quần xã sinh vật và không gian sinh sống của sinh vật trong quần xã
(sinh cảnh) tạo thành một thể thống nhất và tương đối ổn định
- Là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà nó tồn tại, trong đó
các sinh vật tương tác với nhau và với để tạo nên chu trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng
2.2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các yếu tố sau:
- Môi trường vô sinh
• Các chất vô cơ: CO
2
, H
2
O, CaCO
3
, O
2
, N
2
, …
• Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí…
16
- Quần xã sinh vật:
• Sinh vật sản xuất: Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ

• Sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt
• Sinh vật phân hủy: Phân giải các chất hữu cơ trả lại cho môi trường các chất vô cơ
ban đầu
- Nguồn năng lượng, hình thức sử dụng và quá trình chuyển hóa
- Các chu trình dinh dưỡng và chu trình sinh địa hóa
2.3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái
Quần xã sinh vật và sinh cảnh hợp thành hệ sinh thái, ở đó thực hiện sự trao đổi vật
chất và năng lượng trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh. trong chu kỳ trao
đổi vật chất luôn có một bộ phận của sinh cảnh đi vào quần xã và ngược lại
2.3.1. Chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái được thể hiện qua 3 quá trình vận
động của vật chất trong hệ sinh thái
- Quá trình tạo thành: Thực vật xanh, tảo biến các chất vô cơ thành chất hữu cơ
- Quá trình tích tụ: sinh vật dị dưỡng trong quá trình sống đã tích lũy trong cơ thể
một lượng chất sống nhất định trong cơ thể chúng
- Quá trình phân giải: nấm và VSV phân giải các xác hữu cơ thành các chất vô cơ trả
lại cho môi trường
Sự chuyển hóa vật chất được thực hiện bằng quan hệ dinh dưỡng, dưới dạng chuỗi và
lưới thức ăn
Chuỗi thức ăn: là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một “mắt xích
thức ăn”, mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Có hai loại chuỗi thức ăn
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân hủy
+ Chuỗi thức ăn tổng quát: Sinh vật sản xuất  Sinh vật tiêu thụ bậc 1 Sinh vật
tiêu thụ bậc 2  Sinh vật phân hủy
Lưới thức ăn: Mỗi loài trong quần xã không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn
mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã
hợp thành lưới thức ăn
Bậc dinh dưỡng: Bao gồm những mắt xích thức ăn trong cùng một nhóm sắp xếp
theo các thành phần của chuỗi thức ăn như: Sinh vật sản xuất, Sinh vật tiêu thụ bậc 1,

Sinh vật tiêu thụ bậc 2…
17
Chu trình sinh địa hóa (vòng tuần hoàn vật chất): Là chu trình vận động của các
chất vô cơ theo con đường từ ngoại cảnh chuyển vào cơ thể sinh vật và ngược lại. Nó
là một trong các cơ chế cơ bản đảm bảo duy trì sự cân bằng trong sinh quyển và đảm
bảo sự cân bằng này được thường xuyên
Chu trình sinh địa hóa bao gồm:
- Chu trình tuần hoàn nước
- Chu trình không qua lắng đọng ( chu trình C, N, …)
- Chu trình qua lắng đọng ( chu trình P, S…)
18
Chu trình vật chất trong hệ sinh thái có 3 quá trình vận động cơ bản của vật chất: tạo
thành, tích tụ và phân hủy. Ba quá trình này có quan hệ chặt chẽ, quyết định năng suất của
hệ sinh thái trong việc sản sinh ra chất sống, quyết định chiều hướng tiến hóa của hệ sinh
thái giàu lên hay nghèo đi về mặt sản phẩm sinh vật. Đó là đối tượng có quan hệ trực tiếp
đến đời sống của con người
2.3.2. Chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
Để sống, sinh trưởng, sinh sản cơ thể cần năng lượng đảm bảo 4 hoạt động cơ bản sau:
• Bảo đảm hoạt động trong điều kiện cơ sở ( năng lượng tiêu hao trong điều kiện cơ
sở: không tiêu hóa, không điều nhiệt, không vận cơ…)
• Bảo đảm hoạt động sống với những cơ thể có khả năng vận chuyển ( năng lượng tiêu
hao trong điều kiện hoạt động )
• Bảo đảm sự sinh trưởng, cần năng lượng tạo ra chất sống mới
• Bảo đảm tạo ra các yếu tố mới trong sinh sản ( trứng, phôi, hạt) và tạo ra các chất dự
trữ
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái chính là dòng năng lượng vận chuyển qua các
bậc dinh dưỡng. Khác với tuần hoàn vật chất, năng lượng chuyển hóa qua các bậc dinh
dưỡng giảm dần.
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
- Năng suất sinh học là khả năng sản sinh ra chất sống của quần xã làm tăng khối

lượng sinh vật trong hệ sinh thái
- Năng suất sơ cấp: năng suất của các sinh vật sản suất
- Năng suất thứ cấp: năng suất của các sinh vật tiêu thụ
- Năng suất: gram chất khô/ m
2
/ ngày
2.4. Các hệ sinh thái đặc trưng trên trái đất
- Hệ sinh thái trên cạn: rừng, nông nghiệp, đô thị…
- Hệ sinh thái dưới nước: ao hồ, biển, ven biển,…
2.5. Cân bằng sinh thái
- Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự
thích nghi cao nhất với môi trường sống
- Cân bằng sinh thái không phải là trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó
của môi trường tác động tới bất kỳ thành phần nào của hệ nó sẽ biến đổi
19
- Sự biến đổi của một thành phần trong hệ dẫn đến sự biến đổi của thành phần kế
tiếp, cuối cùng dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau một thời gian sẽ thiết lập trạng thái cân
bằng mới khác với trạng thái cân bằng ban đầu
- Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần
nào đó bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục được, dẫn đến sự suy thoái thành phần
kế tiếp…cuối cùng toàn bộ hê mất cân bằng, suy thoái
- Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn
định. Hệ sinh thái tự nhiên bền vững rất đa dạng về thành phần loài
- Cân bằng sinh thái được tạo nên bởi chính bản thân các thành phần của hệ, nó chỉ
tồn tại khi điều kiện tồn tại phát triển của các thành phần trong hệ được đảm bảo và ổn định
 Cần phải hiểu rõ hệ sinh thái, cân nhắc khi tác động đến chúng, đảm bảo thu được
nguồn lợi nhưng không phá vỡ trang thái vốn có của nó, không gây mất cân bằng và suy
thoái hệ sinh thái
3. MÔI TRƯỜNG
3.1. Khái niệm

- Môi trường là tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc tác
động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển, và những hoạt động của sinh vật
- Theo Unesco, Môi trường bao gồm tất cả các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do
con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa…) và vô hình ( văn hóa, tập quán,
nghệ thuật…) trong đó con người sống vầ bằng lao động của mình họ khai thác các tài
nguyên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình
- Luật BVMT năm 2005, đĩnh nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật
- Thành phần và tính chất của môi trường rất đa dạng và luôn biến đổi. Bất kỳ sinh
vật nào muốn tồn tại đều phải thường xuyên thích nghi với môi trường và điều chỉnh hoạt
động của mình cho phù hợp với sự biến đổi đó
3.2. Phân loại
Có 4 loại môi trường chính:
- Môi trường nước: mặn (đại dương, biển, hồ nước mặn), nước lợ (ven biển, cửa
sông), nước ngọt (sông, suối, ao, hồ)
- Môi trường đất: gồm các loại đất khác nhau trên đó có các loài sinh vật
- Môi trường không khí: gồm các lớp khí quyển bao quanh trái đất
20
- Môi trường sinh vật: Động vật; thực vật; VSV; sinh vật kí sinh, cộng sinh, biểu
sinh và con người
3.3. Chức năng
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
3.4. Các thành phần cơ bản của môi trường
- Địa quyển

- Thủy quyển
- Khí quyển
- Sinh quyển
Bề mặt trái đất không đồng nhất về các điều kiện địa lý, địa chất, thổ nhưỡng và khí
hậu. Ở các vùng khác nhau xuất hiện các hệ sinh thái cực lớn và đặc trưng, đó là các khu
sinh học (biom)
- Khu sinh học là quần xã sinh vật ở trạng thái đỉnh cực, phân bố trên một vùng địa
lý, khí hậu xác định của hành tinh
- Khu sinh học chính trên cạn:
- Đồng rêu
- Rừng lá kim phương bắc (taiga)
- Rừng lá rộng theo mùa và hỗn tạp ôn đới
- Hoang mạc
- Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
- sinh học chính dưới nước:
- Các vực nước ngọt (sông hồ)
- Các khu sinh học nước mặn: đầm, phá, vịnh nông ven hồ, biển và đại dương
21
Chương 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu (vật chất), thông tin
có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cuộc
sống và sự phát triển của mình
- Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng
để tạo ra của cải vật chất và giá trị sử dụng mới
Tóm lại tài nguyên thiên nhiên là một phần của các thành phần của môi trường, mang
giá trị lịch sử, xã hội nhất định, theo quá trình phát triển gia tăng về mặt số lượng và các loại
hình được con người khai thác và sử dụng
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1. Đặc điểm chung

- Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất và trên cùng một lãnh thổ có
thể tồn tại nhiều loại tài nguyên
- Đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng, là đối tượng sản xuất của con người
- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành
qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử
Những thuộc tính này tạo nên đặc tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và lợi thế
phát triển của quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên
2.2. Phân loại
Dựa vào tính chất, trữ lượng và mục đích sử dụng, tài nguyên thiên nhiên được phân
loại như sau:
22
2.3. Vị trí của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội
2.3.1. TNTN là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế
- Trên thế giới, tất cả các quốc gia không phân biệt khuynh hướng chính trị, sau khi
giành được độc lập đều lựa chọn cho mình đường lối phát triển kinh tế riêng. Lý thuyết tăng
trưởng kinh tế được biểu thị bằng hàm sản xuất của Cobb - Dpuglass
Y = f (L, K, R, T)
- Y: Tổng thu nhập quốc nội (GDP) được xác dịnh bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất:
- L: Nguồn lao động
- K: Vốn sản xuất
- R: Tài nguyên thiên nhiên
- T: Khoa học công nghệ
- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.
Nó không phải là động lực mà chỉ là một yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.
- Con người luôn phải khai thác, sử dụng TNTN cho quá trình phát triển. Không có
TNTN thì không có bất cứ quá trình sản xuất nào, và cũng không có sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
- G. Pety nói “lao động là cha, đất đai là mẹ, là nguồn gốc của mọi của cải”, nghĩa là
con người và TNTN là 2 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất.
- Trải qua quá trình phát triển, cùng với các thành tựu tiến bộ của KH, KT và CN,

con người càng có khả năng khai thác cả về bề rộng và chiều sâu các loại TNTN để phục vụ
nhu cầu ngày càng cao của mình.
- Do vậy, TNTN là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất và là yếu tố nguồn lực
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và PTBV. Tuy nhiên, TNTN chỉ là điều kiện cần chứ
chưa phải là điều kiện đủ. TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai
thác, sử dụng có hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhiều nước có TNTN phong phú, đa dạng, trữ
lượng lớn, xong vẫn là nước đang phát triển. Ngược lại, nhiều nước có TNTN khan hiếm,
mật độ dân số cao, nhưng lại là nước phát triển.
2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
- TNTN là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động. Điều này thực sự quan trọng với các nước đang phát triển ở thời kỳ
đầu công nghiệp hóa như Việt Nam.
- Những TNTN đã và đang được khai thác là một trong các nguồn lực cơ bản đảm bảo
cho sự tăng trưởng và phát triển. Những thành tựu KHCN hiện đại cũng chỉ mới giải quyết
23
được khâu tiết kiệm trong sử dụng và thay đổi loại tài nguyên này bằng loại tài nguyên khác
trong quá trình sản xuất và phát triển, chứ chưa có khả năng loại bỏ yếu tố TNTN ra khỏi chu
trình sản xuất.
- Như vậy, TNTN là cơ sở, tiền đề, là yếu tố không thể thiếu đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội. Nếu xét theo góc độ TNTN là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì
tăng trưởng kinh tế luôn tỉ lệ thuận với tốc độ khai thác và sử dụng TNTN. Nếu xét theo góc độ
bảo tồn TNTN và BVMT thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉ lệ nghịch với việc bảo tồn TNTN và
BVMT. Để đáp ứng cả hai yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và BVMT thì con đường tất yếu là
PTBV.
2.3.3. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển
- Ở các nước kém phát triển, họ khai thác TNTN để xuất khẩu lấy vốn tích lũy ban
đầu, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần cải thiện dân
sinh
- Phát triển hợp lý nguồn TNTN có thể cung cấp ổn định nguồn nguyên vật liệu cho
nhiều ngành công nghệp chế biến và sản xuất trong nước, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng

của khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu từ bên ngoài.
3. TÀI NGUYÊN TÁI TẠO ĐƯỢC
3.1. Tài nguyên rừng
3.1.1. Vai trò của rừng
- Rừng là tài nguyên quan trọng nhất đối với sinh quyển. Nó có ý nghĩa lớn trong sự
phát triển kinh tế - xã hội - sinh thái và môi trường. Rừng là hệ sinh thái điển hình trong
sinh quyển
- Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa đất, sinh vật và môi
trường. Trong đó thực vật giữ vai trò chủ đạo và quyết định chiều hướng tiến hóa của hệ
sinh thái
- Rừng biểu thị cho các vùng địa lí khác nhau trên trái đất: rừng nhiệt đới, rừng ôn
đới…
- Rừng tạo nên cảnh quan có tác động mạnh mẽ lên yếu tố khí hậu, đất đai, nguồn
nước, bảo vệ môi trường
+ Rừng có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ, độ ẩm, không khí, thành phần khí quyển,
điều hòa khí hậu, làm giảm khả năng di chuyển của gió và thay đổi hướng gió. Ví dụ: rừng
ven biển có tác dụng chắn sóng, chắn gió, bảo vệ đê biển, lắng đọng phù sa
24
+ Rừng làm sạch không khí giống như nhà máy lọc bụi khổng lồ. Trung bình rừng
thông lọc 34 tấn bụi/ năm
+ Rừng làm cân bằng lượng O
2
và CO
2
, hàng năm có khoảng 100 tỉ tấn CO
2
được cố
định bởi quá trình quang hợp hình thành nên chất hữu cơ
+ Rừng có vai trò lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sói mòn, vì
thảm thực vật có khả năng cản nước mưa và giữ lại lượng nước mưa. Tầng thảm mục dưới

đáy có khả năng giữ từ 100 - 900% lượng nước mưa thu được. Tầng thảm mục còn là kho
chứa chất dinh dưỡng và khoáng ( trung bình hàng năm có khoảng 10 - 17 tấn/ ha)
- Rừng là nơi cung cấp gỗ, lâm sản cho các vùng kinh tế quốc dân và an ninh quốc
phòng
- Rừng là nơi cư trú và cung cấp nguồn gen cho con người, nơi có đa dạng sinh học
cao
3.1.2. Phân loại TN rừng
Dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng VN được chia làm 3 loại:
- Rừng phòng hộ: gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống sóng biển, cát bay, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, BVMT
sinh thái. Riêng rừng phòng hộ lại được chia làm ba loại:
 Rừng phòng hộ đầu nguồn
 Rừng phòng hộ chống cát bay
 Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển
- Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
HST, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ công tác NCKH, bảo vệ di tích lịch sử
- văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi, du lịch sinh thái. Rừng đặc dụng bao gồm:
 Các vườn Quốc gia
 Các khu bảo tồn thiên nhiên
 Các khu văn hóa - lịch sử và môi trường
- Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng trồng, sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ,
lâm - đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp BVMT sinh thái.
3.1.3. Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng
- Do mở rộng diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ, chăn thả gia súc, sản xuất lương
thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người
- Chuyển đổi đất trồng rừng sang trồng cây công nghiệp
25

×