Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN CUỐI NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.26 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN CUỐI NĂM 2015
MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu I (3,0 điểm)
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi
trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi!
Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại
càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước”, dầu tham, dầu
nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn
sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa
hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được!”
(Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta, Ngữ văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 86 – 87)
a) Nêu ý chính và xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn. (0,5 điểm)
b) Những phương thức biểu đạt nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Dựa vào đâu
để khẳng định điều đó? (0,25 điểm)
c) Chỉ ra biện pháp điệp trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. (0,25 điểm)
d) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được chí sĩ Phan Châu Trinh đề cập ở trên
(viết một đoạn văn không quá 10 câu). (0,5 điểm)
2. Đọc đoạn thơ sau:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc


Sao xót xa như rụng bàn tay
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, Ngữ văn 12 nâng cao,
NXB Giáo dục Việt Nam 2014, tập một, trang 72)
Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định đề tài, thể thơ của đoạn thơ trên. Dựa vào đâu để biết được những điều đó? (0,25
điểm)
b) Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Từ láy nào trong số đó đã
góp phần tạo nên một hình ảnh thơ lạ? (0,5 điểm)
c) Nêu ý nghĩa của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
d) Từ gợi ý của đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề Tình yêu quê
hương. (0,5 điểm)
1
Câu II (3,0 điểm)
Mùa hè năm nay, chúng ta đã phải hứng chịu một đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài và
nhiều hiện tượng thời tiết bất thường. Trái đất đang nóng dần lên. Biết bao hiểm họa khôn lường
đối với nhân loại đang chờ phía trước. “Hãy cứu lấy trái đất của chúng ta” - lời kêu gọi khẩn
thiết ấy đã vang lên. Nhiều người nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề và trách nhiệm của bản
thân. Nhưng ngược lại, không ít người lại thấy đó là chuyện quá to tát, xa xôi, không thuộc về
trách nhiệm của cá nhân mình.
Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về hai thái độ trái ngược trên (bằng một bài văn khoảng 600
từ).
Câu III (4,0 điểm)
Hài lòng vì mấy đứa cháu sắp xếp mọi việc chu tất trước khi nhập ngũ, nhân vật chú Năm
(Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) đã nói:
“– Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề
nước non. Con nít chúng bây kỳ đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”.
Anh (chị) có đồng tình với câu nói của chú Năm không? Hãy phát biểu cảm nhận của mình
về hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm.
Hết
2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN CUỐI NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN

CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I 1 Đọc hiểu một đoạn văn trong bài Về luân lí xã hội ở nước ta 1,5
a
Ý chính của đoạn văn: bày tỏ sự bất bình về tình trạng vô cảm của số đông trước những
đau khổ của người dân, trước sự nhũng lạm của bọn quan lại – một sự vô cảm có khả
năng tiếp tay cho cái ác.
Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách chính luận.
0,5
b
Đoạn văn đã sử dụng hai phương thức biểu đạt chính:
- Phương thức nghị luận: tác giả rất chú ý chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa các hiện
tượng, sự việc, nhằm thuyết phục người đọc tin vào điều ông khẳng định.
- Phương thức biểu cảm: đoạn văn thể hiện rõ tình cảm thống thiết của tác giả khi nói
tới sự thối nát của đám quan trường, nỗi khổ của dân chúng và sự vô cảm của các công
dân.
0,25
c
Đoạn văn đã sử dụng thường xuyên biện pháp điệp:
- Điệp từ: dầu, dẫu.
- Điệp cú pháp (điệp mô hình câu): có kẻ… ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ… lúc nhúc lạy
dưới; dân… mà chi; dầu… cũng không ai…; người ngoài thì…, người nhà thì…
Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh tình trạng thê thảm của hoàn cảnh; bộc lộ nỗi
đau và nỗi căm giận của tác giả một cách trực diện, nhằm gây hiệu quả tác động một
cách nhanh chóng.
0,25
d

Đoạn văn phải viết gọn, không quá số câu quy định, các câu phải đúng ngữ pháp, tập
trung làm nổi bật một trong các ý: sự thối nát của lũ quan lại, sự đua chen kiếm mồi phú
quý của người đời, sự vô cảm trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, thí sinh cũng có thể bày
tỏ suy nghĩ về các vấn đề khác được gợi ra trong đoạn được trích dẫn.
0,5
2
Đọc hiểu một đoạn trong bài thơ Bên kia sông Đuống
1,5
a
Đề tài của đoạn thơ (nêu một trong các “khả năng” sau đây đều được): quê hương, đất
nước; nỗi nhớ sông Đuống quê hương; vẻ đẹp của con sông Đuống; sông Đuống ngày
xưa… Căn cứ vào hình tượng được miêu tả, thể hiện trong 10 câu trích, ta có thể xác
định được đề tài của đoạn thơ như trên.
Thể thơ được dùng trong đoạn thơ là thể thơ tự do. Căn cứ để khẳng định điều này: số
tiếng trong các câu không bị quy định chặt chẽ; vần thơ được gieo khá linh hoạt, không
nằm ở những vị trí cố định…
0,25
b
Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh,
biêng biếc.
Chính từ láy nghiêng nghiêng đã góp phần tạo nên một hình ảnh thơ rất lạ: Nằm
nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
0,25
c
So sánh: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc/ Sao xót xa như rụng bàn tay đã diễn tả được
nỗi đau ghê gớm của nhân vật trữ tình – một nỗi đau không trừu tượng mà cụ thể, từ nỗi
đau tinh thần đã chuyển hóa thành nỗi đau thể chất. Qua so sánh, ta hiểu được sự gắn
bó máu thịt giữa nhân vật trữ tình và con sông Đuống.
0,5
d

Đoạn văn phải viết gọn, không quá số câu quy định, các câu phải đúng ngữ pháp, liên
kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề đã cho.
0,5
II Nghị luận xã hội 3,0
1 Giới thiệu chung về thảm họa môi sinh, môi trường – một trong những những thảm họa
3
đang đe dọa cuộc sống của nhân loại nói chung, của mỗi người nói riêng. 0,5
2
Xác nhận thực tế đợt nắng nóng khủng khiếp trong hè năm nay và nêu lên những tác
động tiêu cực của nó (chú ý đưa vào những ví dụ cụ thể, sống động, theo những gì ghi
nhận được trong thời gian qua, bằng quan sát trực tiếp hay bằng những thông tin từ các
phương tiện thông tin đại chúng).
0,5
3
Quan điểm cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng mà mọi người phải quan tâm là quan
niệm đúng đắn và tích cực. Nó nhắc chúng ta rằng, một hành động tuy nhỏ nhặt của
mỗi người cũng góp phần vào việc giữ gìn môi trường sống; một thái độ thờ ơ, bàng
quan vô trách nhiệm đều có thể làm suy yếu nỗ lực chung của nhân loại trong việc bảo
vệ trái đất – nơi cư trú duy nhất của chúng ta.
0,75
4
Bên cạnh quan điểm nêu trên là quan điểm cho rằng đừng quan trọng hóa vấn đề trước
hiện tượng nắng nóng vừa rồi và đừng ảo tưởng về khả năng của mỗi cá nhân trong
nhiệm vụ quá to tát và nặng nề là cứu trái đất. Đây là một quan niệm mang tính chất
tiêu cực, dễ làm con người thụ động và ít quan tâm đến những hoạt động sôi nổi của
cộng đồng. Thực sự, người ta có thể làm được nhiều điều để ngăn chặn những thảm
họa, bắt đầu từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt hằng ngày.
0,75
5
Nêu thái độ chung cần có của con người trong cuộc sống hôm nay: chúng ta cần biết dự

phần vào những việc lớn của cộng đồng, quốc gia, nhân loại với ý thức sâu sắc rằng
mọi cố gắng tốt đẹp của từng cá nhân con người, dù nhỏ bé, đều có ý nghĩa lớn lao.
0,5
Chú ý: Cần biết liên hệ bản thân để bài bài viết tránh được tình trạng nói suông khô
khan.
III Nghị luận văn học: Phát biểu ý kiến về câu nói của chú Năm và cảm nhận về hai
nhân vật Chiến, Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
4,0
1
Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Thi, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình và
những nhân vật chính trong tác phẩm.
0,5
2
Tóm tắt tình huống đã khiến chú Năm thốt ra câu nói hài lòng về hai chị em Chiến Việt:
sau khi ghi tên nhập ngũ, hai chị em trao đổi với nhau về chuyện gia đình và cắt đặt mọi
thứ gọn gàng đâu vào đó để có thể yên tâm lên đường.
0,25
3
Phát biểu ý kiến về câu nói của chú Năm: chú Năm đã nói rất đúng về hai đứa cháu của
mình; niềm tự hào của chú chứa đựng sự tin tưởng vào thế hệ tiếp nối và thể hiện sự ý
thức sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhà và việc nước.
0,75
4
Cảm nhận chung về hai nhân vật: sinh ra trong gia đình phải chịu nhiều mất mát do giặc
gây ra, Chiến và Việt là những con người giàu tinh thần cách mạng, có tình yêu thương
sâu sắc đối với những người thân, có lòng căm thù giặc, có tinh thần chiến đấu vì quê
hương Việc làm, lời nói của hai chị em thật tự nhiên, hồn nhiên mà lại có ý nghĩa sâu
sắc, có thể khiến người đọc vừa cảm mến, thích thú vừa khâm phục.
1,0
5

Cảm nhận về nét riêng của từng nhân vật: Việt còn khá trẻ con trong mọi việc, nói năng
vô tư, đôi khi đành hanh với chị nhưng vẫn biết thương chị; Chiến đã ra dáng một
người phụ nữ xốc vác, lo toan, biết nghĩ trước, nghĩ sau, thấy rõ trách nhiệm của mình
với gia đình và với quê hương, tuy vậy, vẫn còn có lúc để lộ nét hành xử của một người
con gái vừa qua tuổi thiếu niên.
1,0
6
Xây dựng hai nhân vật Chiến và Việt, tác giả đã chọn được nhiều chi tiết đắt và rất chú
ý đến ngôn ngữ riêng, tươi tắn, sống động của họ. Việc quan tâm thể hiện những nét
chung cũng như việc tô đậm những nét riêng giữa hai người đã làm cho tác phẩm giàu
tính khái quát mà không mất đi sự cụ thể, sinh động.
0,5
4

×