Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO - SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.45 KB, 5 trang )

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG
CÔNG NGHỆ CAO - SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
PGS TS Nguyễn Hồng Minh
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau
chất lượng cao - Học viện Nông nghiệp Việt nam
1. Một số khái niệm và nguyên tắc
1.1 Nghành trồng rau có những đặc điểm
Ở góc độ thực vật học ta nhận thấy sự đa dạng rất lớn về các loài và đa dạng
lớn về các giống trong một loài.
Rau được sản xuất ra bởi sự đa dạng rất lớn về qui mô và kiểu canh tác: từ tự
nhiên, bán tự nhiên, gieo trồng theo kỹ thuật đơn giản, gieo trồng theo kỹ thuật cao
và rất cao.
Đa dạng về mùa vụ, trong năm mùa nào rau ấy, quay vòng nhanh, có cây rau
lớn có thể trồng ở nhiều mùa vụ. Chất lượng rau liên quan rất lớn với vùng trồng
(đất đai, khí hậu) và biến động mạnh do kỹ thuật canh tác.
Rau là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu đối với con người, sử dụng chủ
yếu ở dạng tươi. Rau trong bữa ăn vừa là thực phẩm vừa là liều thuốc
Là nghành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, biến đổi môi
trường ô nhiễm, của các cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật (nhất là các cuộc
cách mạng về hóa nông nghiệp), của các hoạt động xã hội khác.
1.2 Các lý do cần phải thực hiện sản xuất rau an toàn
Thay đổi lớn về môi trường, sự ô nhiễm đất, nước, không khí, nguy cơ ngày
càng lan rộng.
Tác động của các cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật: giống, hóa nông
nghiệp ,tác động của cơ chế thị trường (lợi nhuận).
Nhu cầu rau tươi hàng hóa cho các vùng đông dân cư (đô thị) tăng mạnh, bên
cạnh đó còn phục vụ cho xuất khẩu. Sản xuất rau trở thành nghành có giá trị kinh tế
cao.
1.3 Rau an toàn và rau chất lượng cao
Rau trồng trên vùng đất và nước tưới không bị ô nhiễm, kết hợp với các
biện pháp canh tác- qui trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng vốn có của nó và độ


an toàn (mức các tàn dư và hóa chất, vi sinh vật có hại dưới ngưỡng cho phép) gọi
là sản xuất rau an toàn truyền thống.
Rau trồng trên những môi trường nhân tạo (dung dịch, giá thể ) với các kỹ
thuật trồng trọt đảm bảo độ an toàn gọi là sản xuất rau an toàn không (phi) truyền
thống.
Rau chất lượng cao được quyết định bởi chủng loại giống và vùng đất đai, khí
hậu ở đó con người sử dụng các biện pháp kỹ thuật tương thích ta có thể thu được:
+ Rau chất lượng cao song chưa đạt mức an toàn, do chưa quán triệt tốt qui
trình sản xuất an toàn.
+ Rau chất cao và an toàn, do quán triệt tốt qui trình sản xuất an toàn.
Rau sản xuất theo phương thức phi tryền thống (như trên), về cơ bản, đáp ứng
về mặt an toàn, song khó có thể đáp ứng được an toàn chất lượng cao.
1.4 Bốn nguyên tắc sản xuất rau an toàn
1. Người sản xuất và người tiêu dùng cùng ăn rau. Phát triển chứng nhận,
thương hiệu.
2. Mùa nào rau ấy, trồng lệch vụ trong phạm vi cho phép. Chú trọng việc
khoanh vùng phát triển rau tự nhiên, bán tự nhiên.
3. Vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ trước khi trồng. Chú trọng giải pháp trồng
nhanh (cơ chế tránh).
4. Bón phân cân đối, đủ về chủng loại và liều lượng phân hợp lý ở các giai
đoạn phát triển cây. Sử dụng thuốc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý bảo đảm
an toàn.
2. Các giải pháp thực hiện
2.1 Xác định vùng đảm bảo trồng rau an toàn
Công việc này chủ yếu do các cơ quan trách nhiệm giúp người sản xuất xác
định cho các vùng rau không quá lớn ở ven đô thị hoặc gần đô thị, các vùng sản
xuất rau tập trung lớn (các vùng sản xuất sản xuất hàng hóa nông sản lớn). Các
vùng này cần đáp ứng: đất, không khí chưa bị ô nhiễm, nguồn nước tưới (sông ngòi
tự nhiên, giếng khoan, ) chưa bị ô nhiễm. Nếu nước có vấn đề cần xây dựng hệ
thống sử lý, lọc trước khi sử dụng.

2.2 Tổ chức sản xuất
Đây là sản xuất hàng hóa - rau an toàn mức độ khá lớn - rất lớn cần quán triệt
điều kiện tiên quyết là đơn vị sản xuất phải quản lý được một diện tích đất đủ lớn
(mức độ lớn tùy trường hợp).
Đơn vị sản xuất này có thể: hộ lớn, nhóm hộ,(hội), các hợp tác xã kiểu mới,
chủ trang trại, doanh nghiệp.
Đơn vị sản xuất lớn mới có thể:
- Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa ở nhiều khâu
sản xuất, không bị hoặc ít bị ép giá khi mua vật tư nông nghiệp các loại (đầu vào).
- Thuận lợi trong việc thực hiện cũng như giám sát kiểm tra các qui trình kỹ
thuật để đảm bảo chất lượng và độ an toàn sản phẩm. Đủ tư cách như một đơn vị
nhận hợp đồng chuyển giao qui trình kỹ thuật, chủ giấy chứng nhận đảm bảo chất
lượng, an toàn sản phẩm.
- Chi phí sản xuất giảm (do nhiều khâu được cơ giới hóa, ), tạo ra sản phẩm
có sức cạnh trạnh tốt. Có khả năng dự báo nhu cầu tiêu thụ để lên kế hoạch sản xuất
đưa sản phẩm vào các đầu mối, chuỗi cung ứng được nhiều và ổn định, ít hoặc
không bị ép giá bán. Từ đó mới có thể tăng lợi nhuận, khuyến khích sản xuất phát
triển.
2.3 Áp dụng các qui trình kỹ thuật trồng rau an toàn phù hợp
Người sản xuất phát huy những kinh nghiệm sản xuất tốt đã có (khi phù
hợp), nhận hướng dẫn, chuyển giao các qui trình kỹ thuật trồng rau an toàn (ví dụ
theo hướng VietGAP) từ các đối tác khoa học công nghệ (liên kết hoặc được sự
giúp đỡ của các cơ quan quản lý nông nghiệp).
Có 4 nhóm qui trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn đó là: (1) các qui trình kỹ
thuật sản xuất rau an toàn cho nhóm cây rau ăn lá, (2) cho nhóm cây rau ăn củ, (3)
cho nhóm cây rau ăn quả, (4) nhóm các qui trình kỹ thuật trồng nhanh.
Khi thiết lập các qui trình kỹ thuật cụ thể ta cần quán triệt các nguyên tắc
trồng rau an toàn 2,3,4 như nêu trên.
Các qui trình kỹ thuật phải được xây dựng cụ thể đối với từng loại rau, từng
mùa vụ, đất đai và từng kiểu canh tác. Chúng áp dụng cho sản xuất trên đống ruộng

với các dạng cách ly thời gian, không gian, cho các nhà sản xuất rau tránh (hạn
chế) bất lợi môi trường và các côn trùng , các công nghệ phi truyền thống,
2.4 Hệ thống (chuỗi) cung ứng sản phẩm
Mỗi cơ sở (chủ thể) sản xuất (như nghi ở mục 2.2) có chủ được cấp một giấy
chứng nhận cho phép lưu hành sản phẩm rau của mình, chủ thể đó có trách nhiệm
bảo vệ uy tín, thương hiệu của sản phẩm, đồng thời chịu sự kiểm tra chất lượng của
cơ quan chức năng và của khách hàng.
Theo lộ trình thực hiện, có thể thời gian đầu rau sản xuất ra chưa đáp ứng đủ
tiêu chuẩn an toàn như mong muốn, ta có thể gọi rau đạt cấp xác nhận 1, cấp xác
nhận 2 và đảm bảo chuẩn mực mức độ an toàn theo qui định.
Hạn chế dần, tới mức xóa bỏ hoàn toàn các thương lái thu mua gom sản
phẩm, mà các chủ thể sản xuất tự tìm đầu ra, đi vào các chuỗi cung ứng với các bạn
hàng của mình như các sạp rau, của hàng, siêu thị, bếp ăn tập thể, hoặc có sự tham
vấn, chỉ dẫn, móc nối của một bộ phận, chủ thể sản xuất có thể trả phần trăm hoa
hồng theo thỏa thuận. Như vậy trong chuỗi cung ứng sản phẩm sẽ không có tầng lớp
trung gian thu mua rồi bán lại cho các cửa hàng, dần dần cũng mất khái niệm chợ
đầu mối lớn ở các đô thị lớn thu gom rồi bán phân phối đi các chợ, của hàng, như
hiện nay.
Cùng một chủng loại rau giá bán ở các của hàng lớn (siêu thị) và ở các sạp
rau, các cửa hàng nhỏ khác, chỉ được phép chênh lệch không lớn. Ở các siêu thị
cao hơn một chút vì phải chịu một số phụ phí khác. Trường hợp giá cao hơn đáng
kể là rau đó có chất lượng nổi trội, đặc sản, khác biệt lớn so với các rau khác.
Song song với các việc nêu trên chúng ta mở các chợ lớn hoặc các khu nhỏ
hơn (do chính quyền cơ sở quản lý) ở đó có bán sản phẩm rau an toàn cho những
người trồng rau nhỏ lẻ, chức năng chính của họ không phải sản xuất hàng hóa đáng
kể, mà họ bán theo phương châm: "Tôi trồng rau tôi ăn, còn dôi dư tôi bán và có
chút hàng hóa nhỏ".
3. Lộ trình và các biện pháp, phương pháp triển khai
* Đối với các giải pháp 1 lộ trình và biện pháp tiến hành về cơ bản gắn liền
với chiến lược bảo vệ môi trường của nhà nước. Trong nhiều trường hợp cần áp

dụng các dây truyền công nghệ, phương pháp sử lý nước trước khi tưới cho rau.
* Để thực hiện giải pháp 2 và 4 về hình thành các diện tích sản xuất lớn (hộ
lớn, nhóm hộ, chủ trang trại, các hợp tác xã kiểu mới, doanh nghiệp) và đổi mới
phương thức cung ứng sản phẩm, chúng ta cần có lộ trình hợp lý và các biện pháp
kiên quyết, đồng bộ. Ba biện pháp đồng bộ đó là:
1) Tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục, đền bù, chuyển đổi nghề, cho người
sản xuất (có nhiều ví dụ cần tham khảo). Tuyên truyền, giáo dục cho người tiêu
dùng biết phân biệt các loại rau và thay đổi thói quen mua rau.
2) Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho đơn vị có diện tích sản xuất
lớn, tập trung. Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Mở lối, tạo điều kiện
cho những hộ không tiếp tục làm rau, chuyển việc khác
3) Hạn chế dần số lượng và diện tích rau của những hộ sản xuất nhỏ lẻ đi đôi
với việc thực hiện chuỗi phân phối lưu thông sản phẩm kiểu mới (như nêu trên)
nhằm giảm dần số lượng rau bán trôi nổi không có xác nhận. Kiên quyết sử lý
những sai phạm về rau bán không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn
* Tiếp tục đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất
rau an toàn, đưa ra các tiến bộ mới về giống và qui trình kỹ thuật có giá trị thực tiễn
cao áp dụng vào sản xuất rau an toàn.
Từng bước nâng cấp công nghệ gieo trồng rau: Các xí nghiệp đồng ruộng và
các dạng nông nghiệp công nghệ cao,

×