Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao GIẤC NGỦ VÀ CHIÊM BAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 36 trang )

1
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN: GIẢI PHẪU SINH LÝ VÀ THẦN KINH CẤP CAO
ĐỀ TÀI :
GIẤC NGỦ VÀ CHIÊM BAO
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NGUYỄN THẢO NGUYÊN 1056160051
LÊ VÕ BÌNH NGUYÊN 1056160049
PHẠM QUANG TUYẾN 1056160097
2
Mỗi ngày chúng ta thường dành 1/3 thời gian của mình để ngủ. Do đây là một hành động quá
quen thuộc nên dường như chúng ta mặc nhiên coi nó là một biểu hiện sinh lý của con người,
nhưng giấc ngủ và chiêm bao rất kì diệu và đặc biệt. Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra xoay
quanh chủ đề này.
Tại sao con người phải ngủ?
Ngủ có tác dụng gì đối với con người?
Điều gì diễn ra trong khi con người ngủ?
Tại sao trong khi ngủ con người lại mơ?
Liệu những giấc mơ ấy có ý nghĩa gì không?
Các nhà thần kinh học cũng như các nhà tâm lý học đã đi tìm hiểu và giải đáp những khúc mắc
đó suốt nửa sau TK XX. Sau đây là một vài hiểu biết mà nhóm chúng em góp nhặt nhỏ nhoi ít ỏi
từ những kiến thức rộng lớn.
A. GIẤC NGỦ
1. Khái niệm giấc ngủ:
Ngủ là một giai đoạn nghỉ ngơi của thể xác và trí não, giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức
khoẻ bị hao tổn lúc thức và lúc lao động. Trong giấc ngủ, quá trình đồng hoá chiếm ưu thế, nhờ
đó mà tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể nói chung và vào não nói riêng. Trong giai đoạn
đó các chức năng của cơ thể được ngưng hoạt động một phần, đồng thời sự nhạy cảm với các tác
nhân kích thích bên ngoài cũng bị giảm đi nhưng vẫn dễ dàng hồi phục lại sau khi thức giấc.
Ngủ là một trạng thái ức chế mang tính chu kỳ gồm những chuỗi sóng thay đổi theo một chu kỳ
nhất định. Thời gian ngủ là thời gian mà rất nhiều hoạt động xảy ra. Trong quá trình ngủ mối


quan hệ giữa các giác quan và vận động với môi trường bị gián đoạn một phần.
Theo Pavlov ngủ và chiêm bao là những hiên tượng liên quan với quá trình ức chế diễn ra trong
não bộ. Ngủ là một nhu cầu bắt buộc của cơ thể người và rất nhiều loại động vật, ngay cả côn
trùng, ếch nhái cũng có những giai đoạn ngưng hoạt động như trạng thái ngủ ở động vật có vú.
2. Đặc điểm điện não ở người khi ngủ :
Để hiểu về vấn đề này trước tiên ta cần hiểu điện não đồ ở người là gì? Như chúng ta đã biết, các
tế bào thần kinh trong vỏ các bán cầu đại não cũng như các tế bào thần kinh trong các cấu trúc
khác nhau của hệ thần kinh trung ương có khả năng phát các xung điện khi chúng bị kích thích
hoặc có các xung động từ các tế bào thần kinh khác truyền đến. Trong vỏ não có rất nhiều synap
phát sinh các điện thế hưng phấn và ức chế. Sự tổng cộng các điện thế tế bào và điện thế synap
sẽ tạo ra điện thế tổng hợp được tổng hợp bằng các dao động điện thế. Nếu đặt lên bề mặt vỏ não
hay đặt trên da đầu hai điện cực và nối chúng với máy ghi điện não ta có thể ghi được các dao
động điện từ vỏ não được gọi là điện não đồ (electroenphalogram-EEG), theo tần số và biên độ
3
có thể phân biệt trên điện não đồ của người bình thường bốn loại nhịp cơ bản, đó là nhịp alpha,
nhịp beta, nhịp têta, nhịp delta.

Bằng cách đặt lên đầu người đang ngủ hai điện cực và nối chúng với máy ghi điện não ta có thể
ghi được sơ đồ điện não người khi ngủ. Các biến đổi về các sóng điện não có thể chia làm năm
giai đoạn tương ứng với các giai đoạn chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ và với độ sâu
của giấc ngủ.
Giai đoạn thứ nhất (I) còn được gọi là giai đoạn A, đặc điểm sóng alpha chiếm ưu thế,
thực chất đây là trạng thái nghỉ của não bộ, con người vẫn chưa ngủ nhưng đã hơi mơ
màng. Thời gian cho giai đoạn này chiếm 10% chu kì ngủ.
Giai đoạn thứ hai (II), giai đoạn B, lúc này trên điện não có đủ các loại sóng alpha, beta,
theta con người đang ở trạng thái thiu thiu ngủ. Trong não bộ có sự “đấu tranh” giữa các
quá trình hưng phấn và ức chế. Giai đoạn này chiếm đến 53% thời gian chứng tỏ đây là
một giai đoạn quan trọng.
Giai đoạn thứ ba (III), giai đoạn C, lúc này trên điện não bắt đầu xuất hiện các thoi ngủ
(sleep spindles) giống các thoi sóng alpha, nhưng có tần số là 14-16 Hz dao động trong

4
một giây, con người lúc này đã ngủ nhưng chưa sâu. Giai đoạn này chỉ chiếm có 5% thời
gian.
Giai đoạn thứ tư (IV), giai đoạn D, trên điện não bắt đầu xuất hiện các sóng chậm (sóng
delta) nằm xen lẫn với các thoi ngủ, đây là giai đoạn biểu hiện cho giấc ngủ sâu.
Giai đoạn thứ năm (V), giai đoạn E, ở giai đoạn này các sóng delta chiếm ưu thế trên
điện não, lúc này con người chìm vào giấc ngủ say. Hai giai đoạn này chiếm 10% thời
gian.
Năm giai đoạn trên tạo thành pha ngủ gọi là pha ngủ chậm. Nhiều tài liệu chia pha ngủ
chậm thành 4 giai đoạn là do có sự gộp lại của hai giai đoạn IV và V.
Tiếp theo giai đoạn E là giai đoạn P (P là viết tắt của từ Paradox, có nghĩa là ngược đời). Đặc
điểm của giai đoạn này là trên điện não chỉ có các sóng beta là sóng đặc trưng cho não đang hoạt
động, nên người ta gọi giai đoạn ngủ này là pha ngủ nghịch hay pha ngủ nhanh. Trong giai đoạn
này còn quan sát được ở đối tượng đang ngủ những vận động nhanh của mắt, do vậy người ta
còn gọi đây là giai đoạn ngủ có vận động nhanh của mắt ( Rapid eye movement sleep – REMS).
Ngoài ra pha ngủ này còn được gọi là ngủ hành não, vì nguyên nhân gây ra trạng thái này nằm ở
hành não và giai đoạn này chiếm 22%.
Các yếu tố ảnh hưởng tới từng giai đoạn chưa được nghiên cứu, có ý kiến cho rằng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình này là sự biến động của hormon…

3. Chu kỳ ngủ
Dựa trên những biến đổi các sóng trên điện não đồ ghi được trong giấc ngủ từ tối tới sáng, người
ta chia giấc ngủ làm hai pha: pha ngủ chậm và pha ngủ nhanh. Các pha ngủ chậm và pha nhủ
nhanh xuất hiện xen kẽ nhau, tạo ra chu kỳ ngủ.
Trong đó pha ngủ chậm kéo dài 1h đến 1h30 phút, pha ngủ nhanh chỉ dài khoảng 15- 30 phút.
Như vậy, một chu kỳ dài khoảng 1h30 phút - 2h và trong một đêm có thể có đến 4 hoặc 5 chu kỳ
ngủ. Điều đáng chú ý là càng về sáng thời gian của pha ngủ nhanh càng kéo dài hơn so với các
pha trước đó, và người ta cũng nhận ra rằng trong pha ngủ nhanh nếu đánh thức đối tượng đang
ngủ dậy thì đa số( 90- 95%) cho biết họ đang thấy chiêm bao và có thể kể lại chi tiết về giấc mơ
họ vừa thấy.

Trong quá trình ngủ ấy diễn ra sự biến đổi các chức năng thực vật và chức năng vân động. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng khi ngủ chuyển hóa năng lượng giảm khoảng 8,7%.
Các biểu hiện sinh lý của 5 giai đoạn trong một chu kỳ:
1. Thiu thiu ngủ: Các cơ chế sinh lý của giấc ngủ được khởi động.
5
2. Giấc ngủ chậm - nhẹ nhàng. Các chức năng
thực vật của cơ thể chậm lại. Nhịp thở diễn ra đều
đặn suốt pha ngủ chậm. Máu cung cấp cho não có
tăng lên.
3. Giấc ngủ chậm - sâu. Tim và cơ bắp chuyển
sang trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn.
4. Giấc ngủ chậm - nghịch. Gần giống như giấc
ngủ chậm - sâu và chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Lúc này, các nơ-ron hoạt động mạnh.
5. Giấc ngủ nghịch ( ngủ ngược pha). Khuôn
mặt và tròng mắt cử động. Hoạt động của não gia
tăng. Đây là giai đoạn của giấc mơ. Nhu cầu oxy
diễn ra tối đa, nhịp thở tăng lên hoặc không đều
và có thể ngừng thở trong vòng 5s hay nhiều hơn
nữa. Huyết áp ở ngoại vi trong lúc ngủ giảm
xuống khoảng 8- 10mmHg, nhưng ở pha ngủ này
huyết áp ngoại vi đạt đến mức như lúc thức tỉnh.
Dòng máu cung cấp cho não tăng mạnh nhất là
vào lúc này (80% so với mức bình thường). Nhịp
tim có thay đổi, lúc nhanh, lúc chậm so với bình
thường, đôi khi còn quan sát được hiện tượng
loạn nhịp tim.
Đến cuối chu kỳ, chúng ta quay về với giai đoạn giấc ngủ chậm - nhẹ nhàng (giai đoạn
II). Và chu kỳ tiếp theo, giống như vậy.
Nhiệt độ cơ thể giảm xuống trong những giờ gần sáng. Những biến động trong vận động

gồm: cười, nhăn mặt, nắm bàn tay, vận động các chi (ở người), vận động râu (ở các động
vật như: mèo, chó…).
6

Biểu hiện đặc trưng trong chức năng vận động khi ngủ là giảm trương lực cơ, biên độ của lực cơ
cũng giảm, đặc biệt vào giai đoạn đầu của pha ngủ nhanh. Khi ngồi ngủ thường thấy đầu gục
xuống đó là biểu hiện của sự giảm trương lực cơ cổ.
7
4. Cơ chế hình thành giấc ngủ:
Có nhiều thuyết giải thích về cơ chế gây ra giấc ngủ, trong đó có các thuyết:
Thuyết về trung khu ngủ của Economo
Nghiên cứu não những người chết vì bị bệnh viêm não gây ngủ dật dờ, Economo nhận
thấy trong não những người này có những biến đổi về cấu trúc ở thành sau của não thất
III và trên các thành của ống Sylvius, vùng nằm giữa não trung gian và não giữa, ông gọi
vùng này là trung khu ngủ, còn vùng nằm trước nó là trung khu đảm bảo trạng thái thức
tỉnh. Thuyết trung khu ngủ của Economo về sau được chứng minh chính là một vùng của
thể lưới thân não nằm xung quanh ống Sylvius.
Thuyết về các độc tố gây ngủ của Legendre và Picrron
Hai ông cho rằng do quá trình trao đổi chất, mà trong cơ thể đã tích tụ các chất có tác
dụng gây ngủ. Chúng sẽ được đào thải qua giấc ngủ và não bộ sẽ trở lại trạng thái thức
tỉnh.
Thuyết ngủ của Pavlov
Ngủ và ức chế có điều kiện là quá trình có bản chất giống nhau. Ông cho rằng ngủ là quá
trình ức chế lan tỏa, ban đầu khuếch tán khắp vỏ não, sau đó lan đến các nhân dưới vỏ,
não trung gian và não giữa.
Nhưng nhiều công trình nghiên cứu ngày nay cho thấy tham gia vào điều hòa trạng thái thức ngủ
có nhiều cấu trúc thần kinh từ vỏ não đến hành não cũng như các yếu tố thể dịch và nhiều yếu tố
khác. Não thức tỉnh là nhờ có các luồng xung động hướng tâm từ các cơ quan cảm giác, (đặc biệt
là cơ quan cảm giác thị giác, thính giá), cũng như các luồng hưng phấn từ thể lưới truyền lên vỏ
não, duy trì trạng thái trương lực các tế bào thần kinh ở vỏ não. Ở trạng thái thức tỉnh, các vùng

vỏ não đặc biệt là vùng trán luôn gửi các xung động xuống kìm hãm các trung khu gây ngủ ở
vùng thể lưới thân não nằm xung quanh ống Sylvius, ở vùng dưới đồi, cũng như ở vùng cạnh
nhân trước thị (nucleus preopticus). Như vậy, lúc thức tỉnh có hai cấu trúc được hoạt hóa là vỏ
não và thể lưới thân não cùng các cấu trúc khác của não bộ, còn các trung khu ngủ bị ức chế.
Có nhiều yếu tố gây ra trạng thái ngủ :
- Hoạt động kéo dài làm cho các tế bào thần kinh trong vỏ não chuyển dần sang trạng thái
ức chế.
- Hoạt động của “đồng hồ sinh học” xác định nhịp ngày đêm (khoảng 24,5- 24,6 giờ).
- Do tác động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não (noradrenalin, acetylcholin,
….).
- Do giảm bớt các luồng hướng tâm (thị giác, thính giác, cảm giác, nội tạng … ).
8
- Do giảm các luồng hoạt hóa từ thể lưới lên vỏ não.
- Do tác động của các yếu tố có điều kiện (chỗ ngủ quen thuộc, giờ giấc ổn định, ánh sáng
ban ngày, thân nhiệt…).
Các yếu tố trên gây ức chế nhiều vùng trên vỏ não, trong đó có vùng trán, luồng ức chế rừ vùng
trán đến kìm hãm hoạt động của các trung khu ngủ nằm dưới vỏ não bị yếu dần và cuối cùng mất
hẳn. Các trung khu ngủ được giải phóng khỏi ức chế phát các luồng xung động đên ngăn chặn
các xung hoạt hóa từ thể lưới thân não, do đó trương lực của chúng càng giảm, quá trình ức chế
trong tế bào thần kinh càng phát triển dẫn đến giấc ngủ ngày càng sâu, trên điện não đồ chỉ còn
các sóng chậm.
5. Các dạng ngủ
Có một số dạng ngủ khác nhau như: ngủ theo chu kỳ ngày đêm, ngủ theo chu kỳ mùa, ngủ do
gây mê, ngủ thôi miên và ngủ bệnh lý. Trong đó ngủ theo chu kỳ ngày đêm và ngủ theo mùa là
ngủ sinh lý, còn các dạng ngủ khác là do tác động không sinh lý lên cơ thể.
Ngủ theo chu kỳ ngày đêm là một hoạt động sinh lý bình thường ở hầu hết mọi người và
các loại động vật khác, tuy nhiên ở mỗi thời điểm, mỗi nơi khác nhau, mỗi lứa tuổi thì
chu kỳ ngủ lại khác nhau. Ví dụ: ở người trưởng thành thường ngủ một lần mỗi ngày (có
nơi lại ngủ 2 lần mỗi ngày), trẻ sơ sinh ngủ 21 tiếng mỗi ngày, trẻ em 10 tuổi ngủ 10
tiếng mỗi ngày, người trưởng thành từ 7-8 tiếng mỗi ngày, trong khi đó người có tuổi chỉ

ngủ khoảng 5-6 tiếng mỗi ngày.

Ngủ theo chu kỳ mùa liên quan với các phản ứng bảo vệ, nhằm hạn chế hoạt động trong
những điều kiên không thuận lợi. Có một số loại động vật thường ngủ theo mùa với 2
mùa cơ bản đó là:
9
Ngủ vào mùa đông : chuột sóc, gấu bắc cực…
Ngủ vào mùa hè : nhím, một số loại chuột, vượn sóc…
Ngủ do gây mê có thể gây ra bằng cách:
Cho thở không khí có lẫn ete hay clorofom
Các chất được đưa vào cơ thể như rượu, morphin và nhiều chất độc khác
Cách kích thích dòng điện…
10
Ngủ bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thiếu máu
Não bị chèn ép
Các khối u trong bán cầu đại não
Tổn thương các cấu trúc khác nhau ở thân não.
Ngủ bệnh lý thường kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm.
11

Ngủ thôi miên là dạng ngủ đặc biệt, ngủ nhân tạo, là trạng thái ức chế được gây ra bởi
các kích thích yếu kéo dài, đơn điệu.
6. REMS – Rapid eyes movement sleep
Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn sinh lý cơ bản: giai đoạn không vận động nhãn cầu nhanh
(NREM) chiếm 75% thời gian ngủ, và giai đoạn vận động nhãn cầu nhanh (REM) chiếm 25%
thời gian ngủ. Nếu giấc ngủ chậm gần như đồng nhất với sự phục hồi của cơ thể thì REMS cần
thiết để phục hồi tâm trí. Trạng thái REM là "cái đích" cần phải đạt tới để có một giấc ngủ ngon
thực sự. Đây là một giai đoạn khá quan trọng của giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những
người mất ngủ thường có xu hướng ngủ bù GĐ II và REMS vào các ngày hôm sau. Hơn nữa

chúng ta thường nằm mơ trong REMS.
Nếu bạn ngủ mà không mơ thì có nghĩa là bạn không có giấc ngủ say đúng nghĩa. Khi đạt
được trạng thái REM, não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ
ngơi tốt nhất. Trạng thái REM càng kéo dài thì cơ thể càng nhanh hồi phục sau những công việc
vất vả và căng thẳng.
Theo tự nhiên, giấc ngủ ở trạng thái REM sẽ cân bằng lại cơ thể để chúng ta trở về trạng
thái làm việc hiệu quả nhất. Não bộ sẽ điều khiển cơ thể tự lấy lại cân bằng và hồi phục sau
những tổn thất về sức khỏe; hoóc-môn sẽ được tiết ra và cơ bắp được nới lỏng để tiếp tục làm
việc.
12
7. Ý nghĩa của giấc ngủ
Về ý nghĩa của giấc ngủ nói chung và các pha ngủ nói riêng, nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy, nếu bị mất ngủ kéo dài con vật thí nghiệm sẽ chết. Ví dụ chó con chết sau 4 ngày mất ngủ,
chó trưởng thành chết sau 17-21 ngày mất ngủ. Trong não những con vật bị chết vì mất ngủ có
những biến đổi lớn về hình thái, đặc biệt có sự xuất hiện các không bào và hiện tượng tiêu sắc
trong các tế bào thần kinh ở vỏ não. Từ đó ta thấy rõ vai trò của giấc ngủ là bảo vệ các tế bào
thần kinh khỏi bị suy kiệt vì hoạt động kéo dài. Còn về ý nghĩa của pha ngủ nhanh, có ý kiến cho
rằng nó có tác dụng :
- Tẩy sạch khỏi các tế bào thần kinh các chất chuyển hóa bị tích tụ trong các giai đoạn
khác của chu kỳ thức ngủ
=> tăng cường sức đề kháng: hệ miễn dịch được tăng cường, bạch cầu và kháng
thể được sản xuất nhiều hơn.
- Bảo đảm cho giai đoạn phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh có thể diễn ra được
=> giúp tái tạo tế bào, ăn ngon miệng hơn, quá trình chuyển hoá trong cơ thể hoạt
động hiệu quả hơn.
- Bảo đảm cho việc loại trừ các thông tin cần thiết mà não bộ đã tiếp nhận được, tạo điều
kiện cho quá trình tiếp nhận thông tin mới được dễ dàng.
- Bảo đảm cho quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
- Bảo đảm cơ chế của giấc chiêm bao, giải quyết những phản ứng cảm xúc đang diễn ra khi
ngủ và đảm bảo sự thích nghi tối ưu của cơ thể đối với những điều kiện xung quanh trong

thời gian ngủ.
8. Một số bệnh liên quan đến giấc ngủ :
Rối loạn giấc ngủ (sleep disorders)
a. Mất ngủ:
Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời
gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu. Nguyên nhân đa phần liên quan đến tình trạng căng
thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh
thực thể.
Một số bệnh nhân mất ngủ có cảm giác tê bì, căng cứng chân tay như có dòi bò, rất khó
chịu. Các biểu hiện này tăng rõ lên vào chiều tối và trước khi đi ngủ. Mất ngủ xảy ra ít nhất 3
lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng mới có thể gọi là bệnh.
Có 3 loại mất ngủ
13
Bắt đầu - không thể ngủ được
Duy trì - thức giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại,
Kết thúc - dậy sớm vào sáng hôm sau và không ngủ lại được.
Hay nếu phân loại theo thời gian thì có 2 loại mất ngủ:
Mất ngủ cấp tính : mất ngủ có thể xảy ra đột ngột trong một vài ngày. Loại này thường do
một nguyên nhân đột xuất như bị đau nhức, gặp biến cố lớn như mất việc làm, mất người thân…
Mất ngủ mãn tính khi kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Mất ngủ mãn tính có thể thứ phát do
các nguyên nhân cơ thể như đau nhức vì tê thấp, khó thở vì suy tim, vì bị suyễn…hoặc do
nguyên nhân tâm thần như bị trầm cảm, lo âu…

Mất ngủ thường có nguyên nhân nhưng sau khi không tìm thấy nguyên nhân ta gọi là mất
ngủ nguyên phát.
Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả
là càng mất ngủ hơn. Cách điều trị tốt là điều trị nguyên nhân, dùng thuốc để ngủ chỉ là biện
pháp cuối cùng, cần hạn chế và dùng ngắn hạn.
14
Những nguyên nhân gây mất ngủ :

- Bệnh tâm thần kinh như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, hưng cảm, sa sút tâm thần…
- Do stress: Học hành quá căng thẳng, công việc qua áp lực, nhiều mâu thuẫn do
đồngnghiệp, gia đình, do mắc bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính, do sang chấn tinh thần sau chấn
thương, sau khi có người thân bị bệnh nặng, hoặc qua đời, sau li hôn, sau mất việc…hoặc mất
ngủ gặp ngay ở những người quá lo sợ mất ngủ, nghĩ đến mất ngủ nhiều cũng không ngủ được.
- Mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não: gặp trong bệnh thoái hoá đốt sống cổ, cao huyết
áp, huyết áp thấp, bệnh tim, bệnh thận, mỡ máu cao…hay gặp tình trạng rất dễ ngủ, thậm chí ngủ
gật vào ban ngay, chập tối. Đặc biệt dễ ngủ gật khi xem sách bão, xem tivi nhưng lại hoàn toàn
khó ngủ vào ban đêm.
- Do rối loạn nhịp sinh học và lịch thức ngủ: du lịch dài ngày, do lệch múi giờ (vừa di
chuyển từ nước này sang nước khác thường mất ngủ trong vòng 1, 2 tuần đầu), do công việc phải
làm đêm như làm ca, nghiên cứu, ôn thi vào bạn đêm
- Do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như hội chứng chân không yên, viêm
loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quản
thường khó tở vào ban đêm gần sáng làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, cơn hạ canxi cấp, ở trẻ em bị
còi xương sớm
- Do sử dụng thuốc: Nghiện rượu sẽ làm cho giấc ngủ ngắn, thuốc tránh thai, thuốc giảm
béo, thuốc giúp hưng phấn thần kinh, vitamminC, và thậm chí là cả thuốc ngủ nếu dùng nhiều sẽ
gây cho cơ thể “quen thuốc” phải chờ có thuốc mới có thể ngủ được, nếu dừng thuốc đột ngột sẽ
gây hội chứng cai thuốc khiến bệnh nhân mất ngủ, buồn bã chân tay,người bứt dứt khó chịu, rối
lọan cảm giác, cảmgiác như có dòi bọ bò trong xương…
b. Bệnh nghẹt thở ngáy: Nhiều người ngáy, một ít người ngáy và nghẹt thở khi ngủ.
Trong trường hợp điển hình, người bệnh thường mập, họ ngủ được nhưng không cảm thấy khoẻ
khi phải thức dậy vào buổi sáng; họ luôn luôn buồn ngủ và có thể ngủ gục dễ dàng.
15
c. Chứng ngủ nhiều: Một số người ngủ gật nhiều ban ngày hoặc kéo dài thời gian ngủ
ban đêm, ngủ nhiều được chia làm ba loại chính là ngủ nhiều nguyên phát, ngủ rũ và hội chứng
ngừng thở khi ngủ.
Ngủ rũ là một tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính, có đặc điểm là bệnh nhân đi vào
giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động. Các cơn ngủ rũ

thường ngắn và hay phối hợp với ngã khuỵu (mất trương lực cơ đột ngột), kèm theo đó là các ảo
giác nửa thức nửa ngủ và hiện tượng liệt khi ngủ.
16

Ngủ nhiều nguyên phát : ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày lại rất buồn
ngủ và hay ngủ gật. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng chống lại những cơn buồn ngủ này.
Tình trạng ngủ nhiều tồn tại ít nhất từ một tháng trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Đây là rối loạn hiếm gặp. Biểu hiện là ngừng hô hấp
khoảng 20-40 giây trong khi ngủ. Nguyên nhân là tắc nghẽn đường lưu thông khí hoặc tổn
thương ở não (u thân não) hay là do hậu quả của bệnh thần kinh - cơ hoặc là tổn thương trung
tâm hô hấp ở hành tuỷ (ví dụ, sau tai biến mạch máu não). Hội chứng này gây giảm bão hòa oxy
và tăng nồng độ carbonic trong máu, làm bệnh nhân có nhiều lúc tỉnh giấc ngắn trong đêm. Việc
điều trị chứng bệnh này có thể dùng Theophylline, nhưng thông thường là điều trị bằng thông khí
nhân tạo.
d. Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và
của người thường. Quá trình bệnh lý này thường gây những thời điểm tỉnh giấc bất thường trong
giấc ngủ, kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên. Chính vì vậy mà giấc ngủ
ngắn, không sâu, bệnh nhân cảm thấy không thỏa mãn. Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tố
tâm lý, nhưng cũng có thể là bệnh thực thể hoặc di truyền.
e. Mộng du chính là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ.
Mộng du xảy ra ở giai đoạn III và IV của pha ngủ chậm. Bệnh nhân đi trong trạng thái
vắng ý thức hoàn toàn: đang ngủ tự nhiên ngồi dậy, có thể có những hoạt động phức tạp như đi,
mặc quần áo, nói, la hét, lái xe Trong khi đi, nét mặt của người bệnh đơn điệu, không đáp ứng
với lời nói của người khác, có thể tỉnh lại sau một kích thích mạnh từ bên ngoài. Các hành vi kết
thúc khi bệnh nhân thức dậy sau một vài phút rối loạn ý thức, thường gặp nhất là quay lại giường
17
ngủ tiếp. Mộng du hay xảy ra vào 1/3 đầu của thời gian ngủ trong đêm. Khi tỉnh lại, bệnh nhân
chỉ nhớ vài chi tiết đã xảy ra. Bạo lực có thể xảy ra trong mộng du ở người lớn.
Mộng du liên quan chặt chẽ với những cơn hoảng sợ về ban đêm. Đó là các cơn hoảng
loạn cực độ trong lúc ngủ sâu, kéo dài 1-10 phút, bệnh nhân la hét giãy giụa, chạy trốn…

9. Để có giấc ngủ ngon đúng nghĩa, lành mạnh :
Trước tiên, cần điều trị những bệnh lý có liên quan, tránh làm căng thẳng thần kinh, loại
bỏ stress hại là một yếu tố cần thiết cho mọi nguyên nhân gây mất ngủ
Nên ưu tiên cho giấc ngủ
Nên đi bộ hoặc vận động thể lực vừa sức để giúp giải toả căng thẳng, máu huyết lưu t
hông. Tắm nước ấm trước 20 phút trước khi đi ngủ
Nên ăn những thức ăn tốt cho giấc ngủ
Có thể bật nhẹ đài, âm thanh của nó sẽ tạo tiếng động nhỏ và đều giúp ức chế vỏ não làm
ngủ dễ hơn.
Nếu thấy khi nằm quá 30 phút mà không ngủ được, hãy dậy và đọc sách, báo, rửa mặt
bằng nước lạnh và nên uống một cốc mật ong ấm, có thể ngủ lại được.
Không nên tự ý dùng thuốc an thần, gây ngủ khi chưa đi khám và tư vấn bởi bác sĩ
B. CHIÊM BAO
I.Khái niệm
18
Chiêm bao phát sinh trong quá trình ngủ. Chiêm bao thường xuất hiện trong giai
đoạn REMS và trong 1 đêm chúng ta thường có nhiều giấc chiêm bao. Chiêm bao phụ
thuộc vào quá trình ngủ và cũng là đặc thù xảy ra trong quá trình ngủ. Có nhiều người
chắc chắn rằng họ chưa mơ bao giờ nhưng sự thật trong lúc ngủ họ có nằm mơ, chỉ có
điều là mơ ít hơn người khác. Nằm mơ là 1 lần trải nghiệm sâu sắc kèm theo những hình
ảnh bất thường và phản ứng xúc cảm cao độ như buồn, vui, sợ hãi.
Theo các nhà tâm lí học, chiêm bao là 1 chuỗi nhữg hình ảnh, suy nghĩ, cảm xúc
xuất hiện trong khi ngủ. Giấc chiêm bao hay chiêm bao có 2 cấp độ:
+Nội dung rõ ràng,có thể nhớ được
+Nội dung ẩn,thể hiện hay liên quan đến 1 ý muốn.
II.Cơ chế của chiêm bao:
Như chúng ta đã biết, sự giải phóng ức chế và trạng thái hoạt động của các tế bào
thần kinh trong não trong thời gian ngủ được gây ra bởi các kích thích khác nhau
từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Gíấc chiêm bao có thể phát
sinh dưới ảnh hưởng của các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong. Các kích

thích đó gây ra các cảm giác tương ứng trong giấc chiêm bao.
Tính chất đặc biệt của các cảm giác phát sinh trong lúc ngủ do tác động của các
kích khác nhau, đó là tính rất nhạy cảm của các tế bào thần kinh đối với các kích
thích yếu. Do đó, khi ngủ thường xuyên xuất hiện các cảm giác đối với tác dụng
của các kích thích yếu, mà ở trạng thái thức tỉnh chúng ko thể gây được 1 cảm
giác nào. Hoặc 1 kích thích đau nhẹ phát sinh từ 1 cơ quan nội tạng nào đó có thể
gây ra 1 cảm giác đau mạnh, làm cho ta tiếp nhận được như 1 triệu chứng bệnh
19
tương ứng. Ví dụ, khi ngủ thấy bị đau tim và sau đó 1 thời gian quả nhiên tim bị
đau thật. Cảm giác có được trong lúc ngủ khi bệnh còn trong thời kì ủ bệnh là
hoàn toàn có cơ sở vật chất nhưng không phải các cảm giác đó đền trở thành 1 nội
dung của giấc chiêm bao, những nội dung đó được thay thế liên tục, đôi khi có
liên hệ nhưng đôi khi không có liên hệ với nhau.
Sự không tương ứng giữa hình ảnh xuất hiện trong giấc chiêm bao và kích thích
gây ra nó chứng tỏ rằng kích thích chỉ có khả năng làm xuất hiện các hình ảnh
phát sinh trong các nhóm tế bào não được giải phóng khỏi ức chế bằng chính kích
thích đó.
Tất cả những gì chúng ta nghe được, thấy được, biết được và suy nghĩ được đều
có in vết trong não bộ, nhưng lúc thức tỉnh các dấu vết đó đều bị ức chế do sự
xuất hiện nhiều trung khu hưng phấn mới. Trong thời gian ngủ, khi không có ảnh
hưởng của các trung khu hưng phấn mới, thì sự giải phóng các dấu vết thần kinh
và sự thể hiện của chúng trong giấc chiêm bao là công việc đặc biệt dễ dàng.
Ở người,các dấu vết còn bị ứng chế bởi tác dụng cảm ứng âm tính của hệ tín hiệu
thứ 2. Trong trạng thái tỉnh chúng ta không có được một dấu vết nào của các kích
thích xảy ra trước đó là do ở trạng thái tỉnh hệ tín hiệu thứ nhất luôn ở trạng thái
ức chế. Chỉ khi trong võ não phát triển ức chế ngủ, thôi miên, hệ tín hiệu thứ nhất
mới bắt đầu hoạt động. Do đó, trong lúc ngủ, khi ta có giấc chiêm bao, chúng ta
thấy các đối tượng giống như chúng ta đã thấy trong lúc tỉnh. Trong lúc ngủ các
dấu vết đó đã đạt đến mức độ có thể gây ra cảm giác trực tiếp.


Giấc chiêm bao đã diễn lại các dấu vết của kích thích được tiếp nhận trong lúc
thức tỉnh. Việc giải phóng các dấu vết thần kinh trong thời gian ngủ có thể có đặc
điểm khác nhau. Một số trường hợp toàn bộ bối cảnh cũ có thể giải phóng hoàn
toàn, nhưng trong đa số trường hợp chỉ có 1 số dấu vết thần kinh có được trong
những thời gian khác nhau được giải phóng kế tiếp nhau 1 cách lộn xộn, nên
những sự kiện trong giấc chiêm bao thường không ăn khớp nhau và không phù
20
hợp với thực tế, chiêm bao là 1 sự kết hợp chưa hề xảy ra giữa các hiện tượng đã
xảy ra.
III.Tác động của chiêm bao
- Giấc chiêm bao là 1 mật mã truyền đạt thông tin, chẳng hạn như khi đói ta mơ
thấy mình đang ăn hoặc đi mua đồ ăn. Chúng ta không phải là không hoàn toàn
nhận thức thế giới bên ngoài trong khi đang mơ. Một thí nghiệm là dùng nước
rưới nhẹ vào những người đang ngủ trong REMS, sau đó đánh thức họ dậy thì hầu
hết các câu trả lời là có chiêm bao đi kèm với nước như là trời mưa hay đag
tắm…Tương tự với các kích thích từ bên trong.

-Ảnh hưởng và điều tiết tâm lí của con người
-Làm tăng trí nhớ của con người do sự sắp xếp lại các kích thích đã tiếp nhận giúp
chúng ta phân loại và kết hợp với các phân mảnh hiểu biết trước đây rồi liên kết
thành chủ đề. Điều này giải thích cho việc 1 số người cảm thấy khó khăn, bế tắc
thì sau khi ngủ 1 giấc sáng hôm sau nhìn thấy sự việc 1 cách sáng sủa và dễ dàng
tìm ra đáp án hơn.
-Gíấc chiêm bao thỏa mãn khát vọng của con người. Theo nhà tâm thần học
Sigmund Freud kết luận: “Có thể xem chiêm bao là hiện thực của khát vọng”.
Động cơ dẫn đến mơ ko gì khác ngoài mong muốn được thỏa mãn khát vọng.
21
VD: Chúng ta khao khát được kết bạn,sẽ mơ thấy công việc đan móc…Chúng ta e
ngại bày tỏ tình cảm với ai đó sẽ mơ thấy những chiêm bao tình yêu…
Ngoài ra chiêm bao còn có tác động khác như tiên đoán lành dữ hay là lời chỉ dẫn

từ nơi sâu thẳm trong cuộc đời…Đây là những tác động do các nhà tâm lý học
nghiên cứu và nó chuyên sâu vào các khái niệm như tự ngã, bản ngã hay
anima/animus ở đây nhóm em xin phép không trình bày.
IV.Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chiêm bao:
Mặc dù chiêm bao là 1 hiện tượng liên quan đến ức chế có điều kiện hay 1 sản phẩm phụ
ngẫu nhiên của hoạt động não thì thì các yếu tố tâm lí vẫn ảnh hưởng đến nó:
-Tinh thần lo lắng. Ví dụ như khi ta sắp phải tham dự một kì thi quan trọng, ta hay
mơ các chiêm bao liên quan đến bài thi.

-Phản ứng của cơ thể
22
-Hoạt động của não
V. Ý nghĩa của những giấc chiêm bao
Các nhà tâm lý học mà tiên phong trong lĩnh vực này là Sigmund Freud tin rằng
giấc chiêm bao mang tính biểu tượng và là cửa sổ cho ký ức vô thức của chúng ta. Giấc
chiêm bao phản ánh đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân cũng như hoàn cảnh của cá nhân
đó trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua giấc mơ, một người có thể cảm thấy bất an,
hoang tưởng, yêu thương, thù hận, sợ hãi, hay những cảm giác khác biểu lộ trạng thái
tinh thần của người đó.
Các nhà tâm lý học chuyên về khoa học của giấc ngủ đã đưa ra những giải thích
chung cho những giấc mơ cụ thể. Sau đây là một số lời giải thích cho một vài giấc mơ:
Ban công
Bạn mơ thấy mình đang đứng trên ban công.
Ý nghĩa: Nói lên mong muốn của bạn được nhìn ngắm thế giới và được
mọi người chú ý bạn là ai. Nó cũng có nghĩa là bổng lộc hay lợi ích trong tương
lai của bạn.
Bị rượt đuổi
23
Trong giấc mơ, bạn bị các nhân vật ghê tởm rượt đuổi. Bạn trốn chạy và
cố đánh lừa kẻ muốn làm tổn thương bạn.

Ý nghĩa: Điều này thường xảy ra khi bạn đang có cảm giác lo lắng trong
cuộc sống. Bạn bị stress và sợ hãi, bạn trốn chạy tình trạng này thay vì đương đầu
với nó.
Cái chết (của người nào đó)
Bạn mơ thấy người đã chết từ rất lâu rồi hoặc bạn thấy người thân của
mình đang hấp hối.
Ý nghĩa: nói chung mơ thấy người chết là tín hiệu cho thấy bạn đang giao
du và bị ảnh hưởng bởi những người xấu. Mơ về người đã chết lâu rồi có nghĩa là
bạn cần chấm dứt mối quan hệ hiện tại. Nếu bạn mơ về cái chết của ngươi thân có
nghĩa là bạn thiếu phẩm chất mà người đó có.
Cái chết (của chính bạn)
Dĩ nhiên một trong những giấc mơ buồn nhất là đây, bạn thấy hoặc cảm
thấy mình đang chết mà không có cách nào thoát ra được.
Ý nghĩa: Hiển nhiên, giấc mơ này làm bạn lo lắng nhưng chính giấc mơ lại
có ý nghĩa tích cực vì nó cho biết rằng cuộc đời bạn sắp sửa thay đổi theo chiều
hướng tốt hơn. Hiện tại, nó cũng có nghĩa bạn đang có một lối sống tiêu cực hoặc
có mối quan hệ không lành mạnh.
Chết đuối
Bạn đang bơi và đột nhiên bị dìm xuống nước. Bạn không thể thở được và
bạn chết đuối.
Ý nghĩa: Về nghĩa đen bạn đang chìm trong cảm xúc. Tình cảm bị kìm nén
đang quay lại ám ảnh bạn. Nếu bạn chết đuối, đó sẽ là sự “tái sinh” tình cảm. Nếu
bạn sống sót, thì bạn sẽ trải qua được vấn đề này.
Người yêu cũ
24
Dù bạn đã có người mới nhưng bạn vẫn mơ về người yêu cũ.
Ý nghĩa: Điều này nhắc nhở bạn rằng cô ấy là người phụ nữ lý tưởng hoặc
là bạn đang gặp lại hình mẫu cũ trong mối quan hệ hiện tại
Bị ngã
Giấc mơ khá phổ biến là bạn bị ngã từ trên cao xuống.

Ý nghĩa: Nếu bạn không sợ ngã, bạn sẽ vượt qua khó khăn. Nếu bạn sợ có
nghĩa là bạn cảm thấy không kiểm soát được mình và sợ thất bại.
Đánh nhau
Bạn mơ thấy mình đánh nhau với ai đó. Thậm chí đánh đến chết.
Ý nghĩa: Nó ám chỉ rằng bạn đang trải qua những rối loạn tinh thần. Với ý
tưởng bạn đang ganh đua để được chú ý. Nếu bạn đánh nhau cho đến chết, có
nghĩa là bạn không sẵn sàng thừa nhận mâu thuẫn trong cuộc sống biến động của
mình.
Đang bay
Giấc mơ phổ biến khác nữa là thấy mình đang bay, lững lờ qua những
đám mây hoặc bay vút trong không trung như một con chim.
25
Ý nghĩa: Bạn đang cảm thấy tự do vì bạn đang hoàn toàn kiểm soát được
mình. Đầy sinh lực, bạn sẽ thành công trong công việc.
Hôn
Trong cử chỉ lãng mạn này, bạn thấy mình đang hôn một người phụ nữ
đẹp. Thậm chí hôn một người bạn ghét.
Ý nghĩa: Nói chung, nụ hôn liên quan đến tình yêu, bình yên và hoà hợp.
Nếu bạn hôn người bạn thân, có nghĩa là bạn rất quan tâm đến họ. Hôn một kẻ thù
có thể ám chỉ sự phản bội và thù địch. Hôn người lạ nghĩa là bạn cần hiểu bản
thân mình hơn nữa.
Tiền bạc

×