Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ôn tập Kiến thức căn bản triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.27 KB, 14 trang )

1. Trình bày và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của LêNin ? Từ đó rút ra ý
nghĩa phương pháp luận?
a)Định nghĩa:Vật chất là
Thực tại khách quan
Đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác chép lại,chụp lại,phản ánh
Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
b)Phân tích định nghĩa
-Vật chất tồn tại khách quan bên ngoài ý thức,không phụ thuộc vào ý thức,bất kể sự
tồn tại đó con người đã nhận thức hay chưa nhận thức được =>vật chất có trước ý
thức.
-Khi khẳng định vật chất là cái được “cảm giác chúng ta chép lại,chụp lại, phản ảnh”
Lênin muốn nhấn mạnh bằng những phương thức nhận thức khác nhau (chép lại,chụp
lại,phản ánh …) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Vd:Khi ta nhìn cái ly bằng mắt thì cảm giác của chúng ta đã chụp lại cho nên tạo ra
cảm giác cái ly hình gì,màu sắc như thế nào ….
-Cảm giác,tư duy,ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất =>vật chất quyết định ý thức
c)Ý nghĩa phương pháp luận
-Bác bỏ thuyết không thể biết (bất khả tri).
-Khắc phục những khiếm khuyết của quan điểm siêu hình , máy móc khi định nghĩa
về vật chất.
-Giúp con người xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội.
-Định hướng cho các nghành khoa học tìm kiếm những vật thể mới trong thế giới.
2. Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức?
Nguồn gốc tự nhiên
Bộ óc con người (cơ quan vật chất có tổ chức cao) + Thế giới bên ngoài tác động lên
các giác quan và qua đó đến bộ óc = sinh ra ý thức [thiếu 1 trong 2 yếu tố trên thì
không có ý thức]
• Ý thức chỉ nảy sinh trong giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng
với sự xuất hiện của con người
• Ý thức là của con người nằm trong con người và không thế tách rời khỏi con
người


• Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong đầu óc con người
Nguồn gốc xã hội
• Lao động : thông qua việc lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan con
người đã biết được tri thức về tự nhiên
• Ngôn ngữ : do nhu cầu lao động, trao đổi sản phẩm ngôn ngữ xuất hiện=>tư
duy phát triển.Ngôn ngữ là thứ tín hiệu vật chất mang nội dung của ý thức.
• Quan hệ xã hội :nhờ có quan hệ xã hội con người nâng cao được ý thức,hiểu
biết về đời sống xã hội
Bản chất của ý thức
• Theo C.Mác : “Ý thức chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào trong đầu
óc con người và được cải biến đi trong đó”
• Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc tính của bản chất ý thức
3. Mối quan hệ của vật chất và ý thức? Nêu ý nghĩa phương pháp luận?
a)Mối quan hệ
• Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định.
• Sau khi ra đời ý thức có tính độc lập tương đối cho nên ý thức sẽ tác động lại
thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
b)Ý nghĩa phương pháp luận
• Ý thức là chủ quan
• Vật chất là khách quan
 để phát huy tính năng động của ý thức phải tôn trọng qui luật khách quan của tự
nhiên và xã hội.
• Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cũng phải xuất phát từ thực tế khách quan
làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.
• Còn nếu lấy ý chí áp đặt thực tế , lấy ảo tưởng thay hiện thực thì sẽ mắc bệnh chủ
quan duy ý chí
• Không bao giờ lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược cách
mạng.
Vd: Đại hội lần 7 của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng là: “Mọi đường
lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

4. Trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến,từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp
luận?
a)Định nghĩa
• Mối liên hệ là phạm trù của triết học dùng để:
Sự qui định - Sự tác động qua lại- Sự chuyển hoá lẫn nhau
Biện chứng
Ý thức
Vật chất
Giữa các sự vật, hiện tượng hay các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới
• Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến.Tính phổ
biến ở chỗ:
- Thứ nhất các sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác
Vd: quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác trong thời buổi toàn cầu hoá
- Thứ hai mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức
Vd:mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài: sự lĩnh hội tri thức của anh A
Anh A tài giỏi (thông minh,tiếp thu mau,đầu óc sáng tạo…):mqh bên trong
Tác động bên ngoài:cơ sở vật chất, hoàn cảnh gia đình, khả năng truyền đạt của giáo
viên:mqh bên ngoài
b)Ý nghĩa phương pháp luận:
Đánh giá bản chất của con người thông qua mối quan hệ của anh ta với người khác,
với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Tri thức chỉ có giá trị khi nó được áp dụng để cải tạo tự nhiên – xã hội – con người.
5. Trình bày nguyên lý về sự phát triển, rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
a)Định nghĩa
• Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất diễn ra theo đường xoáy ốc
• Sự phát triển là phạm trù của triết học chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến
cao từ đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật
(cái mới ra đời thay thế cái cũ)
• Các loại hình phát triển

+Sự phát triển của giới vô cơ (C2H4 cồn + H20 nước = C2H5OH rượu êtylic)
+Sự phát triển của giới hữu cơ (quá trình trao đổi chất của sinh vật đối với môi trường)
+Sự phát triển của xã hội (xã hội nguyên thuỷ cho đến xã hội văn minh)
+Sự phát triển của tư duy (tư duy tự do thay cho tư duy phong kiến)
+Sự phát triển của mỗi con người (học tập để tự hoàn thiện chính mình)
Vd: Ngày trước người ta xây nhà lá bây giờ người ta cũng xây nhà nhưng xây nhà lầu đó là
sự phát triển theo đường xoáy ốc của 1 sự vật hiện tượng.
b)Ý nghĩa phương pháp luận
3 yếu tố:
Tính khách quan: sự phát triển là bắt buộc phải xảy ra và nằm ngoài ý muốn chủ quan
của con người,đó là xu hướng chung của thế giới.
Tính phổ biến: sự phát triển xảy ra trong mọi lĩnh vực:tự nhiên,xã hội,tư duy,ở bất cứ
sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan.
Tính đa dạng phong phú:mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát triển khác nhau
(tuỳ vào không gian, thời gian, sự tác động của các sự vật hiện tượng khác…)
Áp dụng:
• Sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em ngày nay lớn gấp nhiều lần so
với thế hệ cha ông do được thừa hưởng những thành quả, điều kiện thuận lợi
do thế hệ trước để lại.
• Các quốc gia đang phát triển và kém phát triển có thể phát triển nhanh chóng
với các nước phát triển bằng cách “đi tắt đón đầu” chuyển giao công nghệ tiên
tiến của nước ngoài vào nước mình tức là thừa hưởng những phát minh sẵn có
để áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển cho bằng nước bạn.
6. Vận dụng quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử- cụ thể để phân tích một vấn đề
kinh tế-xh?
a)Những khái niệm
 Quan điểm toàn diện:Nhìn nhận một sự vật hiện tượng một cách toàn diện,
không chủ quan phiến diện
Vd:Muốn lĩnh hội đầy đủ kiến thức triết học phải tìm hiểu sự liên quan của triết với
các môn khoa học khác

Vd2:Trong quan hệ với con người không thể bê nguyên si cách đối xử với người này
sang người khác mà phải tuỳ người mà có cách đối nhân xử thế khác nhau
Vd3:Nhìn người không thể nhìn bề ngoài hay một hay yếu tố nào đó mà phải nhìn
toàn diện (cách anh ta đối xử với cha mẹ,con cái,anh em,đồng nghiệp…)
 Quan điểm về sự phát triển
Không những nắm bắt được hiện tại mà còn phải thấy rõ khuynh hướng tương lai.
Vd:Sinh viên hiện tại là trong giai đoạn phát triển về mọi mặt: trí tuệ, thể chất, nhân
cách…trong tương lai sinh viên cần nắm bắt những điều kiện đó để tiếp tục phát triển
 Quan điểm lịch sử cụ thể
Vd:Trong từng giai đoạn cách mạng Đảng ta luôn tuỳ vào bối cảnh trong nước và
quốc tế để đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với điều kiện lịch sử.
b)Vận dụng
Vấn đề kinh tế - xã hội : năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO
 Quan điểm toàn diện:để phát huy nội lực (tiềm năng kinh tế) của đất nước một
cách toàn diện thì chúng ta phải thu hút vốn đầu tư, kí nhiều hiệp định thương
mại tự do với nước ngoài…)
 Quan điểm phát triển:gia nhập WTO để Việt Nam phát triển về mọi mặt:KT-
CT-XH… đưa nước VN thành 1 nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
 Quan điểm lịch sử - cụ thể:trước bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng nhanh như
hiện nay thì Việt Nam cũng phải hoà nhập để phát triển.
7. Trình bày nội dung qui luật chuyển hoá từ lượng thành chất và ngược lại?Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu này?
a)Nội dung của quy luật chuyển hoá chất – lượng và ngược lại?
• Chất và lượng có mối quan hệ thống nhất và tác động biện chứng trong cùng
một sự vật hiện tượng.
• Chất là cái khách quan vốn có của sự vật (vd :bản chất của anh Hiếu là hiền)
• Lượng là để chỉ quy mô (nhiều hay ít, lớn hay nhỏ), trình độ (cao hay thấp)
Qui luật về sự thay đổi của chất và lượng?
Đun sôi nước nguyên chất

O độ 100 độ
O độ, 100 độ là điểm nút là lúc đủ làm sự vật thay đổi về chất (lượng đã làm thay đổi
chất)
• Độ là mối liên hệ giữa chất và lượng của sự vật thể hiện sự thống nhất giữa
chất và lượng
• Trong độ thì nước nguyên chất vẫn là nước nguyên chất chưa biến thành chất
khác
Vượt qua điểm nút (0 độ,100 độ) là lúc thực hiện bước nhảy
Chất tác động trở lại lượng làm thay đổi sự vật cho ra đời một sự vật mới có độ
mới,điểm nút mới
Ví dụ:Sinh viên đang học (đang trong giai đoạn độ chưa có sự thay đổi về chất)–học
tích cực(đó là tác động nhiều lượng)—vượt qua kì thi(đạt điểm nút)—thực hiện bước
nhảy (có bằng cử nhân)—đi làm kiếm tiền (thay đổi về chất).Chất này tác động lại
lượng ban đầu(là đi học) thay đổi lượng (tức là đi làm kiếm tiền)
b)Ý nghĩa phương pháp luận
Biết được quy luật chuyển hoá chất-lượng và ngược lại ta tránh được:
 Thói chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn (muốn thực hiện bước nhảy mà
không chịu thay đổi lượng:ko chịu học)
Vd:Nếu Huy ráng học tích cực thì đến một lúc nào đó sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi rồi
có bằng rồi đi làm thay đổi cuộc sống (kiếm tiền nâng cao chất lượng cuộc sống ban
đầu)
8. Phân tích nội dung của qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này?
a)Nội dung
 2 mặt đối lập (trái-phải,âm-dương-trắng-đen…) có mâu thuẫn biện chứng,
thống nhất với nhau và tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
 Mâu thuẫn có nhiều loại:
Trong-Ngoài-Cơ bản-Không cơ bản-Chủ yếu-Thứ yếu.
Ví dụ:Mâu thuẫn trong nội bộ Asean-Mâu thuẫn ngoài là giữa Asean-Mỹ…
=>Nói chung mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

b)Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn xã hội phát triển-> phải giải quyết mâu thuẫn
Muốn giải quyết mâu thuẫn phải tìm ra được
 Phương thức
 Phương tiện
 Lực lượng
Vd:Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản thì chúng ta phải
 Phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn (xoá bỏ bóc lột thặng dư,công hữu về tư
liệu sản xuất…)
 Phương tiện đấu tranh (bạo lực cách mạng…)
 Lực lượng sản xuất (giai cấp vô sản lãnh đạo đấu tranh).
9. Phân tích nội dung của quy luật phủ định của phủ định?Rút ra ý nghĩa phương pháp
luận của việc nghiên cứu quy luật này?
a)Nội dung:
Khẳng định (hạt thóc)-Phủ định lần 1(ra cây lúa)-Phủ định lần 2(hạt thóc với số lượng
nhiều hơn)
 Phủ định của phủ định là xu hướng phát triển,đi lên của sự vật đi lên theo
đường xoắn ốc (tính kế thừa-tính lặp lại-tính tiến lên)
b)Ý nghĩa của phương pháp luận:
 Áp dụng qui luật này sẽ thúc đẩy xã hội phát triển
 Xh luôn vận động theo xu hướng đi lên:Công xã-Chiếm hữu-Tư bản-Xã hội
chủ nghĩa.Biết được qui luật phủ định của phủ định ta sẽ biết được sự diệt
vong của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội (CNXH kế thừa những thành
tựu của CNTB nhưng sẽ phát triển cao hơn về QHSX,LLSX…)
10. Thực tiễn là cái gì?Các hình thức cơ bản của thực tiễn ?Phân tích vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức?
a)Thực tiễn là gì?
 Là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích của con người
 Mang tính lịch sử-xã hội
=>nhằm mục đích cải biến tự nhiên và xã hội

b)Các hình thức của thực tiễn
 Hoạt động sản xuất vật chất (nhờ có công cụ lao động,máy móc kỹ thuật sản
xuất ra vật chất –xã hội tiếp tục tồn tại và phát triển)
 Hoạt động chính trị-xã hội (quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới)
 Hoạt động thực nghiệm khoa học (áp dụng những thành tựu khoa học nhằm
thay đổi thế giới)
c)Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức :
 Thực tiễn là cơ sở,động lực,mục đích của nhận thức
Vd :Thực tiễn do nhu cầu đo diện tích một cách chính xác-toán học ra đời.
Thực tiễn do mâu thuẫn giai cấp mà học thuyết mác xít ra đời vào TK19.
 Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Vd :Học phải đi đôi với hành,chiếm lĩnh tri thức để ứng dụng vào thực tiễn cải tạo tự
nhiên-xã hội
Cần phải lưu ý
 Xa rời thực tiễn:máy móc,chủ quan,duy ý chí,bệnh giáo điều
 Tuyệt đối hoá thực tiễn:thực dụng,bệnh kinh nghiệm
11. Phân tích con đường biện chứng trong quá trình nhận thức ?
1.Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính :
a. Nhận thức cảm tính
• Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) :Con người sử dụng các giác quan
để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy
Vd :Con người dùng tay để sờ ,mắt để nhìn,lưỡi để nếm thức ăn
• Nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức
+Cảm giác :là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi
chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
Vd :Cảm giác mệt mỏi, cảm giác sợ hãi
+Tri giác :là sự phản ánh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật tác động trực tiếp
vào các giác quan của con người.
+Biểu tượng :là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm
tính.Là những gì còn lưu lại khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác

quan.(cảm tính+gián tiếp+phân tích+tổng hợp+trừu tượng)
Vd :Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình
b. Nhận thức lý tính
• Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp,trừu tượng và khái quát
những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng.
• Nhận thức lý tính bao gồm 3 hình thức
+Khái niệm :là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm,thuộc tính
của sự vật hay một lớp các sự vật.
Vd :Khái niệm về IT,khái niệm về giai cấp
+Phán đoán :là hình thức liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ
định một thuộc tính nào đó của đối tượng
Vd :Câu « dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng » có 2 khái niệm là :
dân tộc Việt Nam và anh hùng được liên kết với nhau
Thuộc tính « anh hùng » được khẳng định trong « dân tộc Việt Nam » thông qua sự
liên kết khái niệm
+Suy luận :là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri
thức mới.
Vd :Nếu liên kết phán đoán đồng dẫn điện và phán đoán đồng là kim loại ta rút ra
được tri thức mới là mọi kim loại đều dẫn điện
2.Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
c. Nhận thức kinh nghiệm
+Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức được hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự
vật, hiện tượng trong : tự nhiên, xã hội, phòng thí nghiệm khoa học.
+Nhận thức kinh nghiệm cho ra đời những tri thức kinh nghiệm.
+Có 2 loại tri thức : tri thức kinh nghiệm thông thường (quan sát từ cuộc sống và lao
động sản xuất hàng ngày) và tri thức kinh nghiệm khoa học (quan sát từ các cuộc thí
nghiệm khoa học trong các viện nghiên cứu).
d. Nhận thức lý luận (gọi tắc là lý luận)
• Nhận thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản
chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng.

Nhận thức lý luận có mối quan hệ biện chứng với nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận.
Ví dụ :Trong công cuộc đổi mới Đảng ta luôn chủ động « đi sâu tổng kết thực tiễn và
phát triển lý luận một cách sáng tạo, trước hết là tổng kết có lý luận những kinh
nghiệm cơ bản »
Có kinh nghiệm mà ko có lý luận  bệnh kinh nghiệm
Có lý luận mà không có kinh nghiệm bệnh giáo điều
3.Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học
e. Nhận thức thông thường
• Hình thành một cách tự phát trong hoạt động hàng ngày của con người
Vd :Nhận thức của người Việt Nam khi ăn uống hàng ngày là « ăn coi nồi,ngồi coi
hướng »
f. Nhận thức khoa học
• Hình thành một cách tự giác thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học
Vd :Con người nhận thức được « quy luật của tiến hoá » theo thuyết tiến hoá của
Charles Darwin.
12. Tại sao nói sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã
hội.Từ đó rút ra ý nghĩa của phương pháp luận ?
a) Tại sao
• Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào tự nhiên,cải biến các dạng vật chất của tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật
chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
• Vì sản xuất vật chất để thoã mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
Vd :công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ăn uống để tồn tại của
con người trong bối cảnh dân số ngày càng tăng
Vd2 :công nghiệp điện tử nhằm thoả mãn nhu cầu về tinh thần ngày một cao của con
người trong xã hội hiện đại
Vd2 :công nghiệp dược phẩm nhằm thoà mãn nhu cầu về sức khoẻ của con người
• Vì sản xuất vật chất sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội :nhà
nước,pháp quyền,đạo đức,nghệ thuật,tôn giáo…do đó nó quyết định sự tồn

vong của xã hội loài người
b) Ý nghĩa phương pháp luận
• Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống,cải tạo tự nhiên,biến đổi xã hội con
người phải luôn hoạt động sản xuất ra của cải vật chất
Vd :xây dựng công trình thuỷ điện để sản xuất nước.đắp đê ngăn lụt ở Hà Lan,xây
dựng nhà cửa,đường sá…phục vụ nhu cầu đi lại và cư trú…
13. Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất ?Ý nghĩa phương pháp luận ?
a)Lực lượng sản xuất
• Lực lượng sản xuất là quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất
• Lực lượng sản xuất = người lao động + kỹ năng lao động + tư liệu sản xuất
(trước hết là công cụ lao động)
Vd :
 Người lao động=công nhân
 Kỹ năng lao động=sức mạnh,khéo léo,kỹ năng…
 Tư liệu sản xuất=trước hết là công cụ lao động
 Lực lượng sản xuất chủ yếu hiện nay =lao động trí tuệ,khoa học-công nghệ
b)Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.Gồm 3
mặt :
 Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
 Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất.
 Quan hệ phân phối sản phẩm xuất ra.
c) Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất ?
• Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là 2 mặt của phương thức sản xuất
• Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng tồn tại không tách rời nhau,tác
động qua lại lẫn nhau= mối quan hệ biện chứng=qui luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
• Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở :
+ Trình độ của công cụ lao động

+ Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người
+ Trình độ tổ chức và phân công lao động trong XH
+ Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
Quy luật này có 2 nội dung
Một là sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ
sản xuất cho phù hợp với nó.
Vd :Trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến một lúc nào đó sẽ tác động dẫn đến sự
thay đổi của quan hệ sản xuất (quan hệ sx cũ được thay thế bởi quan hệ sx mới) để cho phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển
Hai là quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển (trình độ)
của lực lượng sản xuất
Vd :QHSX tiên tiến (phù hợp với LLSX) sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.QHSX lỗi thời sẽ kìm
hãm sự phát triển của LLSX bởi vì :
 QHSX qui định mục đích sản xuất
 QHSX tác động đến thái độ con người trong lao động SX
 QHSX tổ chức , phân công lao động trong xã hội
 QHSX tác động đến việc ứng dụng khoa học-công nghệ
d)Ý nghĩa phương pháp luận
 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật phổ biến (cơ bản nhất) tác động trong toàn bộ tiến
trình lịch sử nhân loại (chiếm hữu-phong kiến-tư bản-cộng sản)
 Là quy luật cơ bản nhất trong các quy luật của xã hội
14. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.Ý
nghĩa phương pháp luận ?
 Cơ sở hạ tầng : là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
trong một XH nhất định (kinh tế)
 Kiến trúc thượng tầng : là toàn bộ những quan điểm chính trị,pháp quyền, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật… đi cùng với với những thiết chế (thể chế) tương
ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành
trên cơ sở hạ tầng nhất định.

a)Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
 Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng do
đó
+Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định
+Tất cả các yếu tố :nhà nước, pháp quyền,đạo đức,tôn giáo…đều gián tiếp hay trực
tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định
+Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo
 Trong XH có giai cấp giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị luôn
về mặt chính trị- tư tưởng (nhà nước thu thuế-kho bạc nhà nước VN-ngân
hàng nhà nước Việt Nam)
 Trong XH có giai cấp muốn thay đổi kiến trúc thượng tầng phải thông qua đấu
tranh giai cấp, cách mạng xã hội.
b)Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng (tác động mạnh mẽ
đối với sự phát triển kinh tế)
 Trong xã hội có giai cấp nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất đến cơ sở
hạ tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế.
 Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng là xây dựng, bảo vệ, và
phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Vd :Giai cấp để giữ vững sự thống trị về kinh tế sẽ xác lập và cũng cố sự thống trị về
chính trị- tư tưởng để chống lại mọi nguy cơ có thể làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ
kinh tế đó.
 Kiến trúc thượng tầng tác động cơ sở hạ tầng theo 2 chiều :
+Tích cực – thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.
+Tiêu cực- kìm hãm sự phát triển kinh tế- kìm hãm sự phát triển xã hội.
c)Ý nghĩa phương pháp luận
Kinh tế đóng vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng
15. Tồn tại XH và ý thức XH là gì ? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và
ý thức XH ? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận ?
a)Tồn tại XH
 Tồn tại XH là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của XH.

 Trong tồn tại XH có 2 quan hệ cơ bản là
+Quan hệ vật chất giữa người với tự nhiên
+Quan hệ vật chất giữa người với người
 Tồn tại XH bao gồm các yếu tố :
+Phương thức sản xuất (LLSX + QHSX) – yếu tố cơ bản nhất
+Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý
+Dân số và mật độ dân số…
b)Ý thức XH
 Ý thức XH là mặt tinh thần của đời sống XH bao gồm những quan điểm tư
tưởng,tình cảm,tâm lý,truyền thống…của một cộng đồng XH
 Ý thức XH được sinh ra từ tồn tại XH
 Ý thức XH phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn nhất định
 Cần phân biệt rõ sự khác nhau tương đối (cũng có mối quan hệ hữu cơ với
nhau) giữa Ý thức cá nhân và Ý thức XH.
c)Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH
+Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại XH quyết định ý thức XH.
 Ý thức XH là sự phản ánh tồn tại XH phụ thuộc vào tồn tại XH.
 Khi tồn tại XH biến đổi (chủ yếu là phương thức sản xuất biến đổi) thì những
quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo cũng sẽ biến đổi
theo không sớm thì muộn
Vd :Trong công xã nguyên thuỷ do phương thức SX là mọi người cùng làm chung
cùng hưởng chung cho nên chưa có ý thức XH (ý thức về giai cấp,bóc lột, tư hữu…)
cho đến khi chế độ tư hữu (chiếm hữu nô lệ,phong kiến,tư bản) ra đời thì xã hội có sự
phân chia giàu nghèo,có giai cấp bóc lột và bị bóc lột thì ý thức XH cũng thay đổi
theo=>xuất hiện tư tưởng ăn bám,tư hữu tài sản,bóc lột,chủ nghĩa cá nhân…
+Tính độc lập tương đối của ý thức XH trong mối quan hệ với tồn tại XH (tức
là nó có tác động ngược lại tồn tại XH)
 Ý thức XH thường lạc hậu hơn so với tồn tại XH
Dù tồn tại XH cũ đã bị tiêu diệt (vd phong kiến) tuy nhiên nhưng ý thức XH cũ đó
vẫn còn tồn tại dai dẳng (lối sống buông thả, ăn bám, lười lao động,tham nhũng,ăn hối

lộ …)
Nguyên do từ phía tâm lý XH (thói quen,phong tục,truyền thống,giai cấp trong XH cũ
muốn chống phá của giai cấp tiến bộ trong XH mới…)
 Ý thức XH có thể vượt trước tồn tại XH
Chủ nghĩa Mác-Lenin chỉ ra rằng «xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội
cộng sản ».Học thuyết đó trang bị cho giai cấp công nhân và chính đảng cộng sản vũ
khí sắc bén để giải phóng nhân dân lao động,các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
khỏi ách nô dịch bóc lột xây dựng một xã hội công bằng-bình đẳng
 Ý thức XH có tính kế thừa trong sự phát triển của chính nó
Chủ nghĩa Mác-Lenin đã kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học cổ điển
Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Điều quan trọng là con người kế thừa những tư tưởng tiến bộ hay phản tiến bộ
Vd :Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay ngoài việc mở rộng giao lưu quốc tế
vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
16. Hình thái kinh tế-xã hội là gì ?Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế-xã
hội ?Vì sao nói sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự
nhiên ?
a)Hình thái kinh tế-xã hội :
 Là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai
đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó
phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
 Hình thái kinh tế-xã hội có cấu trúc phức tạp bao gồm 3 mặt :
+Lực lượng sản xuất
+Quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng)
+Kiến trúc thượng tầng
b)Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội :
 Nó chỉ ra rằng :Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển đời sống
XH cho nên không thể giải thích các hiện tượng XH theo ý muốn chủ quan
của con người mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất (LLSX+QHSX).

 Nó chỉ ra rằng :Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản nó quyết định các quan hệ
xã hội khác.
 Nó chỉ ra rằng :Sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử-tự
nhiên mang tính khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan.
c)Vì sao nói sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự
nhiên ?
 Sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế-xã hội là do tác động
của các quy luật khách quan đó là :
+Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
+Quy luật về cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
+Quy luật XH khác.
 Quá trình lịch sử bởi vì : nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển XH là
do sự phát triển của lực lượng sản xuất.LLSX thay đổiQHSX thay
đổiKiến trúc thượng tầng thay đổiHình thái kinh tế-xã hội cũ thay bằng
hình thái kinh tế-xã hội mới
 Tự nhiên bởi vì :quá trình phát triển đó diễn ra khách quan không phụ thuộc
vào ý chí chủ quan của con người
17. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế-xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta ?
A. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa
• Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lenin vào điều kiện cụ thể nước ta.Đảng ta khẳng
định : « độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội »
• CNXH mà nhân dân xây dựng là xã hội :
+ Do nhân dân lao động làm chủ
+ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
+ Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất
+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Con người được tự do-bình đẳng-hạnh phúc-cuộc sống ấm no
+ Tạo điều kiện cho cá nhân phát triển toàn diện

+ Các dân tộc chung tay đoàn kết , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
+ Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới
+ Mục tiêu : “xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân
chủ văn minh”
• Khi bỏ qua chế độ tư bản chúng ta không phủ định sạch trơn mà tận dụng
những thành tựu về khoa học-công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng
một nền kinh tế hiện đại.
B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng XHCN đó chính là nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN
C. Công nghiệp hóa hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta
• Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa (vì sao phải tiến hành)
• Công nghiệp hóa hiện đại hóa tức là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ
nghĩa xã hội
• Rút ngắn khoảng thời gian bằng cách tận dụng khoa học công nghệ (đặc biệt là
công nghệ thông tin,công nghệ sinh học).Phát triển nguồn nhân lực có trí thức.
• Phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp về cơ bản để tránh tụt hậu
xa so với các nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
D. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-với chính trị và các mặt khác của đời
sống xã hội
• Không ngừng đổi mới hệ thống chính trị.
• Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
• Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
• Nâng cao vai trò tổ chức quần chúng – phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
• Xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
• Phát triển giáo dục-đào tạo.

• Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
• Thực hiện công bằng xã hội vì mục tiêu “dân giàu,nước mạnh,xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
18. Phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về con người và bản chất con người?
a) Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
• Con người là một bộ phận của tự nhiên: con người mang tính sinh học,tính
loài (phần con và phần người)
Vd:Thời nguyên thủy con người (chưa tiến hóa) đi thành bầy đàn săn bắt, hái lượm,
giết thú dữ để tồn tại.Rồi dần dần tiến hóa từ vượn thành người (Thuyết tiến hóa)
• Đặc trưng khác biệt giữa loài người với loài vật là mặt xã hội
Vd: Từ khi biết sử dụng công cụ lao động, rồi xuất hiện cộng đồng người nguyên thủy
gọi là thị tộc, bộ lạc => con người bắt đầu phối hợp với nhau lao động rồi sản
xuấtngôn ngữ,tư duy phát triển mang tính xã hội.
b) Bản chất của con người theo phép duy vật biện chứng
• Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất (tính XH)
+ Chinh phục và cải tạo toàn bộ giới tự nhiên
+ Phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của chính con người
• Thông qua hoạt động sản xuất (lao động sản xuất) mới hình thành nên ngôn
ngữ, tư duy, xác lập nên quan hệ XH.
Tóm lại lao động đóng vai trò quyết định hình thành nên bản chất xã hội của con
người, hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng XH
• Con người là tổng hòa những quan hệ XH (con người không thể tách rời xã
hội)
Vd:Trong toàn bộ các mối quan hệ XH (mối quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, chính
trị, quan hệ cá nhân , gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ bản chất XH của mình.
• Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là sản phẩm của lịch
sử.
19. Phân tích mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử? Tại sao nói
“Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử”.Ý nghĩa vấn đề này
trong bài học lấy dân làm gốc của Đảng ta?

a) Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ
Thứ nhất là tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ.
Vd:Không có phong trào cách mạng của quần chúng thì làm sao có được người lãnh
đạo phong trào đó.Không có người lãnh đạo kiệt xuất thì làm sao thúc đẩy phong trào
cách mạng thành công
Thứ hai là giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ cùng thống nhất vì mục đích và lợi
ích của mình.Lợi ích là cầu nối đoàn kết giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ thành
một khối thống nhất về ý chí và hành động.
Vd: Lợi ích kinh tế,lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa…
Thứ ba là sự khác biệt là ở vai trò khác nhau.Quần chúng nhân dân đóng vai trò là lực
lượng quyết định còn lãnh đạo đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy phong trào
cách mạng phát triển
Lưu ý chủ nghĩa Mác Lê Nin khẳng định giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ vừa
thống nhất vừa khác nhau và kiên quyết chống lại tệ sùng bái cá nhân
b) Tại sao nói quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử?
Vì xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần quần
chúng luôn đóng vai trò quyết định cho nên quần chúng chính là người sáng tạo ra
lịch sử.
Vai trò quyết định của quần chúng thể hiện ở ba nội dung sau:
 Là lực lượng sản xuất (nhân dân lao động=lao động chân tay và lao động trí
óc) tạo ra của cải vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của XH.
 Quần chúng nhân dân là động lực của mọi cuộc cách mạng XH.Sự nghiệp
cách mạng là của quần chúng do quần chúng quyết định.
Vd:Các cuộc bãi công,đão chính đều do đông đảo quần chúng thực hiện
 Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần
Vd:văn học, nghệ thuật, khoa học, quân sự, chính trị, đạo đức, y học…
 Quan điểm “lấy dân làm gốc” là tư tưởng thường trực của Đảng ta chứng tỏ
vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân
Vd:quân đội nhân dân,tòa án nhân nhân,công an nhân dân,VKS nhân dân,Quốc hội do
dân bầu,cán bộ là từ dân mà ra…Mục tiêu quan trọng hàng đầu là dân giàu …

×