Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận: VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.62 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐÔNG DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
1.1. Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng
Đông Dương
1.2. Tình hình ở Việt Nam thời cận đại
2. VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG
DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN
ĐẠI
2.1. Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) Pháp cho vay nặng lãi
và các hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam
2.2. Biểu hiện
2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế
2.2.1.1. Trong tài chính – tiền tệ
2.2.1.2. Trong nông nghiệp
2.2.1.3. Trong thủ công nghiệp
2.2.1.4. Trong giao thông vận tải
2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị
2.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
2.3. Tác động đến tình hình Việt Nam
3. KẾT LUẬN
1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG
DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
1
1.1. Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân
hàng Đông Dương
Với những âm mưu và kế hoạch xâm lược phương Đông từ lâu thì đến ngày 1 – 9 –
1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Việc xâm
lược Việt Nam của Pháp cũng như xâm lược các nước phương Đông của phương Tây đều
là vấn đề tất yếu khi Chủ nghĩa tư bản (CNTB) ngày càng lớn mạnh mà hệ quả của nó sẽ
là nhu cầu mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa sản xuất và sau đó là nguồn nguyên


liệu. Quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam đến năm 1862 chiếm được 3 tỉnh miền
Đông Nam Kỳ và năm 1867 chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Nhưng năm 1870, chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra, Pháp bị quân Đức đánh bại và một
phần lãnh thổ bị quân Đức chiếm đóng. Tình hình lúc này không cho phép giai cấp tư sản
Pháp tăng cường hoạt động. Năm 1873, quân Đức rút khỏi đất Pháp, nhưng sự uy hiếp
của Đức với Pháp rất mạnh, buộc giới chính trị Pháp phải đề phòng đường biên giới phía
đông. Đến trước năm 1873, tình hình kinh tế và chính trị nước Pháp chưa ổn định nên
không cho phép giai cấp tư sản Pháp nghĩ tới chuyện đánh chiếm thuộc địa nơi xa, vừa
tốn kém vừa nguy hiểm. Điều này khiến tư bản Pháp vẫn chưa dám chủ trương mở rộng
chiến tranh ở Việt Nam, đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì.
Trước tình cảnh đó, Soái phủ Nam Kỳ đã vận động Chính phủ Pháp cho thành lập
một “ngân hàng phát hành giấy bạc trực thuộc chính phủ” nhưng đã bị Chính phủ Pháp
phủ quyết, không chấp nhận với lý do nước Pháp đang bận rộn vào tình hình chiến sự tại
châu Âu và nguy cơ chiến tranh Pháp - Phổ có thể xảy ra. Trước thất bại đó, Soái phủ
Nam Kỳ đã cùng với Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp vận động giới Tài chính - ngân
hàng Pháp, thành lập một ngân hàng phát hành giấy bạc giành cho xứ thuộc địa và lấy tên
gọi là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine). Đề nghị này đã nhận được sự
tán đồng của giới tài phiệt Pháp và họ đã nhất trí các văn bản chờ Chính phủ Pháp phê
duyệt.
Sau khi cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) kết thúc, nước Pháp lâm vào tình
cảnh túng thiếu về mặt tài chính, Chính phủ Pháp phải lệ thuộc vào các ngân hàng nên đã
đồng ý đề nghị của Soái phủ Nam Kỳ. Ngày 21 – 1 - 1875 giới tài phiệt Pháp thành lập ra
Ngân hàng Đông Dương và cho cơ quan này được hưởng “đặc quyền” phát hành giấy
bạc.
Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp đã ngay lập tức cho mở cửa
thương cảng Sài Gòn nhằm thoát khỏi tình trạng bị cô lập từ phía quân đội triều đình Huế
và thăm dò tiềm năng thương mại của xứ Nam Kỳ. Kết quả của việc làm này, không
những giúp cho thực dân Pháp dần thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập từ phía quân đội triều
đình Huế mà còn giúp cho chính quyền thực dân có thêm nguồn tài chính để làm giàu cho
chính quốc. Nhưng do thiếu nguồn vốn dùng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và

2
đặc biệt là nạn cho vay nặng lãi tại đây đã làm cho nền kinh tế Nam Kỳ lâm vào tình
trạng trì truệ trong suốt thời gian dài. Mọi tiềm năng thương mại của xứ sở đều rơi dần
vào tay các thương nhân người Anh, Đức và Hoa kiều. Sau khi chiếm xong Nam Kì, thực
dân Pháp ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chúng
ra sức củng cố bộ máy cai trị đàn áp từ trên xuống dưới, một bộ máy cai trị trực tiếp
mang nặng tính chất độc tài quân sự.
Từ đó, sự hiện diện và lớn mạnh của ngân hàng Đông Dương đã xuất hiện ở Việt
Nam cùng với quá trình xâm lược của Pháp và ngày càng thâu tóm mọi quyền lực trong
đời sống lẫn xã hội Việt Nam.
1.2. Tình hình ở Việt Nam thời cận đại
Với chế độ Phong kiến lạc hậu, bảo thủ đã làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội Việt
Nam ngày càng lộ rõ bộ mặt yếu kém của mình.
Nông nghiệp bị bỏ bê trễ, các công tác dinh điền và đê điều đều bị sao nhãng, nạn vỡ
đê, mất mùa xảy ra thường xuyên.
Công – thương nghiệp các chính sách ức chế thương nghiệp, bế quan tỏa cảng trong
thương nghiệp cũng như chính sách “công tượng” trong công nghiệp kìm hãm ngặt nghèo
sự phát triển của hai ngành kinh tế đó.
Nền tài chính của nhà nước phong kiến ngày càng thiếu hụt một cách trầm trọng, đời
sống nhân dân trong nước ngày một kiệt quệ.
Mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc, dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt những cuộc khởi
nghĩa nông dân ở nhiều nơi, ở cả đồng bằng và cả vùng núi. Cùng với đó là sự hoành
hành của các toán thổ phỉ ở phía Bắc từ Trung Quốc tràn sang và sự hoành hành của bọn
Tàu Ô cướp biển.
Cho đến năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng ở Đà Nẵng, bắt đầu cuộc
xâm lược Việt Nam. Tình hình này làm cho đất nước thêm hỗ loạn trong việc chống thù
trong giặc ngoài.
Sau năm 1867, tình hình Việt Nam lại càng bi đát. Triều đình phong kiến vẫn tiếp tục
ra sức vơ vét bóc lột nhân dân cả nước, vừa để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của giai cấp phong
kiến suy tàn, vừa để có tiền bồi thường chiến phí cho Pháp. Một bộ phận quan lại, sĩ phu

tiến bộ thức tỉnh, mạnh dạn đưa ra nhiều đề nghị đổi mới các mặt công tác nội trị , ngoại
giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội của nhà nước phong kiến tuy nhiên triều Nguyễn
cầm quyền lúc đó đang đứng trên miệng hố suy vong lại đối lập với nhân dân nên trước
sau đã ngoan cố cự tuyệt mọi đề nghị cải cách lớn nhỏ, thủ tiêu những tiền đề phát triển
mới của xã hội, luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.
Chính những điều này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lớn mạnh của tập đoàn Tài
chính ngân hàng Đông Dương. Sự lớn mạnh này đã chứng tỏ vai trò chúa tể của mình
trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam thời cận đại.
3
2. VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG
DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN
ĐẠI
2.1. Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp cho vay lãi và các
hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam
Về kinh tế: vào trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ 2 thế
giới (chỉ sau Anh). Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt
đầu chậm lại vì nhiều lý do như: phải bồi thường chiến tranh do bại trận, nghèo nguyên
liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu
tư sang những nước chậm phát triển để kiếm lợi nhuận cao… Đến cuối thế kỉ XIX, sản
xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hạng thứ 4 (sau Đức, Mĩ, Anh) và kĩ thuật lạc hậu
rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể: hệ thống đường sắt lan
rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương
nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 - 1900, số xí nghiệp sử
dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần. Bên cạnh
đó Pháp còn có nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 trệu công nhân,
thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu
lao động các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa
số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và

kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một
nguồn lợi kinh tế quan trọng cũng bị sa sút.
Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi
phối nền kinh tế đất nước. Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung
ngân hàng đạt mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pari nắm 2/3 tư bản của ngân hàng trong
nước. Pháp là nước đứng thứ 2 (sau Anh) về xuất khẩu nhưng hình thức khác Anh ở chỗ
phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Năm 1908, 38 tỉ Franc được
xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay
nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 -60 tỉ Franc, trong đó 13 tỉ cho nước Nga
vay, chỉ có 2-3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới
2,3 tỉ Franc.
Về chính trị: bên cạnh các yêu tố kinh tế chi phối thì đặc điểm này của Pháp còn
có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố chính trị, đặc điểm truyền thống từ trước đó của
Pháp. Tháng 9-1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba. Song, phái Cộng hoà
Pháp đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp. Đặc
4
điểm của nền Cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong
vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối
chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ. Trong những thập
niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức,
tiến hành những cuộc chiến trang xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và
châu Phi làm cho tình hình trong nước càng thêm bất ổn. Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần
lượt thôn tính Việt Nam, Lào, Campuchia. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu
xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành
phố và tỉnh thành ở miền nam Trung Quốc. Những năm 90, pháp chinh phục nhiều nước
châu Phi. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ
đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km và 55,5 triệu dân. Với nền chính trị thường
xuyên biến động như vậy cũng đã tác động không nhỏ đến đặc điểm kinh tế của Pháp.
Tình hình như vậy đã không tạo ra môi trường ổn định để đầu tư phát triển kinh tế trong
nước, mà còn nâng mức rủi ro cao cho các nhà đầu tư vì vậy thay vào đó các nhà tư bản

pháp đã tiến hành áp dụng các hình thức cho vay lấy lãi thu lợi nhuận, cả trong nước và ở
các nước thuộc địa.
Do vậy đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng
lãi. Với đặc điểm này của Pháp đã tác động trực tiếp đến chính sách cai trị của pháp ở
những thuộc địa và vùng lệ thuộc. Ở Việt Nam, thời điểm này nền kinh tế đang trì trệ và
chính phủ Pháp đang gặp những khó khăn về tài chính. Hoàn cảnh đặc biệt đó cùng với
bản chất của mình thì ngân hàng Đông Dương ra đời vào 21 – 1 – 1875 và nhanh chóng
trở nên quyền lực nhất Đông Dương chi phối bao trùm lên cả đời sống chính trị và kinh tế
nước ta. Ngân hàng Đông Dương với tư cách là một tổ chức độc quyền thực sự, đã thực
hiện những hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam. Cho vay trực tiếp, cho vay gián
tiếp, tiến hành xâm nhập sâu và chi phối mạnh mẽ đến các công ty, xí nghiệp và rồi thâu
tóm luôn quyền lực. Thông qua rất nhiều thứ thuế để tăng cường hơn nữa nguồn lợi
nhuận cho mình, độc quyền phát hành giấy bạc…với những hình thức lũng loạn tinh vi
cái bóng ngân hàng Đông Dương bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế và đồng thời tác động
sâu sắc trên cả chính trị và cả quân sự trong một thời gian dài.
2.2. Biểu hiện
2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế
2.2.1.1. Trong tài chính – tiền tệ
Việt Nam bị lũng đoạn sâu sắc về tài chính – tiền tệ, đặc biệt là tư bản tài chính là
kẻ lũng đoạn chủ yếu và chi phối lĩnh vực tài chính – tiền tệ rất sâu sắc. Giai đoạn này
Pháp đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang đế quốc chủ nghĩa vấn đề tài chính càng trở
thành một vấn đề nóng bỏng. Năm 1862, đánh dấu sự hiện diện một Tư bản tiền tệ đầu
5
tiên ở Việt Nam. Pháp chiếm Nam Kỳ mở rộng âm mưu chiếm toàn Trung Kỳ, Bắc Kỳ
Việt Nam. Để có đủ kinh phí để tiến lành âm mưu đó, năm 1873 chính phủ Pháp đã chấp
nhận sự thành lập của ngân hàng Đông Dương nhưng hoạt động vào năm 1875. Ngân
hàng Đông Dương là một tập đoàn tư bản tài chính của các tập đoàn tài chính tại Pháp mà
trực tiếp là tập đoàn tài chính quốc gia Pháp. (Tính chất là công ty cổ phần, có sự tham
gia của nhiều tập đoàn tài chính tại nước Pháp và quốc tế). Cụ thể chủ sở hữu của ngân
hàng Đông Dương gồm:

- Cục cứu đoái toàn quốc (tư bản nhà nước).
- Tổng công ty, tập đoàn tổ chức thao túng toàn bộ công ty công thương nghiệp
của nước Pháp.
- Ngân hàng công thương nước Pháp.
- Ngân hàng Pháp – Hà Lan.
- Các ngân hàng một số địa phương tại Pháp, ngân hàng Lyon, ngân hàng
Bordeaux.
Có thể nói ngân hàng Đông Dương là con đẻ, chi nhánh ngân hàng nước Pháp tại Việt
Nam. Ngân hàng Đông Dương có đặc điểm là ngân hàng có sự hậu thuẩn của các thế lực
tư bản tài chính, tư bản Pháp nên được ưu tiên rất lớn trong vùng ảnh hưởng, phát triển
cơ sở và tham gia vào những hoạt động ưu ái của nhà nước (nhà nước đáp ứng). Ngân
hàng Đông Dương đã có hai ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thuộc địa. Trước tiên nó
đóng một vai trò tiền tệ và tiếp đó là tài chính.
Vai trò tiền tệ:
- Thành lập năm 1975 với 8 triệu vốn của tư nhân dưới sự bảo hộ của chi nhánh
thương phiếu, tín dụng thành phố Lyon, Tín dụng kỹ nghệ và ngân hàng Paris và
Hà Lan. Ngân hàng Đông Dương được nhận đặc quyền phát hành giấy bạc, đặc
quyền đó đã được giao nhiều lần, có giá trị 25 năm khi gần hết hạn thì ngân hàng
Đông Dương được quyền gia hạn tiếp. Đặc quyền này mặc nhiên tạo thành một
hình thức độc quyền.
- Đổi lại nghĩa vụ của ngân hàng Đông Dương đối với chính phủ Đông Dương vay
2 triệu đồng và thời điểm hoàn nợ đến lúc hết hạn phát hành tiền tệ mới trả nợ.
- Lúc đầu ngân hàng Đông Dương hoạt động với hai chi nhánh ở Nam Kỳ và Ấn
Độ, ngân hàng Đông Dương phải mở rộng ra tất cả các hướng theo các giai đoạn
sau như Hải Phòng năm 1885, Hà Nội năm 1887 và Đà Nẵng năm 1891. Song
song với việc đó thì vốn của nó tăng lên từ 8 triệu lúc đầu, lên đến 24 triệu vào
năm 1900. Tăng từ 72 triệu năm 1920 đến 157,2 triệu năm 1946.
- Ngân hàng không những giải quyết những vấn đề lien quan đến tiền tệ mà còn tất
cả vấn đề tín dụng. Hệ thống này được đặc biệt chỉ định ở Đông Dương ở đó nó
đáp ứng với các điều kiện kinh tế và xã hội của xứ sở. Con số cho vay trên thu

6
hoạch không đáng kể đã gây ra những cuộc phê bình dữ dội trong những người tán
thành việc rút đi đặc quyền. Ngân hàng Đông Dương đã chán ghét việc đầu tư vốn
của mình vào những hoạt động không có lợi thế của một sự kết thúc nhanh chóng
và một hiệu suất có lãi. Trong khi đó, việc trả trước kỳ hạn của các kỳ phiếu bảo
đảm việc vay mượn trên các mặt hàng hóa phong phú trên thị trường quốc tế,
những hoạt động chiết khấu và hoa hồng phí tổn… tất cả những điều đó đã thôi
thúc ngân hàng Đông Dương hoạt động nhằm đuổi theo những lợi nhuận chắc
chắn hơn và có lợi hơn.
- Đồng Đông Dương (Piastre) có đến 900 ‰ sản xuất từ năm 1875 thì thị trường
Việt Nam song song cả đồng Mexico/ đồng Đông Dương, cuối thế kỷ XIX đồng
Đông Dương vẫn ngự trị.
- Pháp ra lệnh chỉ cho phép lưu hành trong nội địa, ra ngoài thì có thể mang ra đồng
Mexico nhưng đi vào thì không được mang đồng Mexico vào. Với mục đích làm
cạn kiệt đồng Mexico đi ra bên ngoài.
- Đầu thế kỷ XX, Pháp vẫn chưa thiết lập được đồng Đông Dương trong thị trường
Việt Nam. Đến năm 1906 thì Pháp đưa ra một chế tài: đồng Mexico không có giá
trị giao dịch trên thị trường Đông Dương. Từ đó đồng Mexico mất chỗ đứng trong
nền kinh tế Việt Nam.
- Từ năm 1875 – 1906, trong vòng 40 năm Pháp mở một cuộc chiến đánh bật đồng
Mexico ra khỏi thị trường Đông Dương, thay thế đồng Đông Dương. Cuối cùng
đồng Đông Dương của Pháp trở thành đồng tiền chính trong thị trường của Việt
Nam. Nhưng mà đồng Franc – Đông Dương khác nhau hai hệ thống bản vị khác
nhau là vàng – bạc nó không mắc xích với nhau để đảm bảo đồng Đông Dương
cột vào kinh tế của Pháp, thì Pháp đưa ra một tỷ giá cứu đoái.
1 đồng Đông Dương = 10 đồng Franc đây là tỷ giá cố định.
- Năm 1930 hai đồng Đông Dương và đồng Franc nhận lại dựa trên 1 hệ thống bản
vị duy nhất từ ngân bản vị sang ngân bản vị là kim bản vị.
- Pháp đã tiến tới thành lập một khu vực đồng Franc (Đông Dương) và sự đồng nhất
đó là sự biểu hiện cao của tư tưởng ăn bám trong kinh tế.

- Nước Pháp đồng hóa tiền tệ có mưu đồ từ lâu, khống chế thị trường Việt Nam, khi
khống chế được thì vai trò chúa tể của ngân hàng Đông Dương càng nắm vững
hơn trong thị trường kinh tế Việt Nam.
Vai trò tài chính:
- Thủ đoạn cho vay trực tiếp: thì không chỉ là Tư bản tài chình mà tư bản ngân hàng
thông thường sử dụng. Đó chính là các tập đoàn cho vay bao gồm lợi ích kèm
theo. Tuy nhiên, mức độ lệ thuộc không cao, sức khống chế chưa cao mấy.
7
- Thủ đoạn cho vay gián tiếp (đầu tư): được xem là thủ đoạn tinh xảo, tinh vi. Cách
thức tiến hành: là mua cổ phần trong các công ty kinh doanh để trở thành nhà đầu
tư và có cổ phần trong các công ty đầu tư kinh doanh để tham gia vào khâu sản
xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Mua cổ phiếu công ty có nhiều cổ phần,
cổ đông, cổ tức. Cổ phiếu gồm hai loại: cổ phiếu thông thường (giá trị thấp), cổ
phiếu đặc biệt (đắt tiền). Các thế lực tài chính lần lượt chen chân, lắng sâu hơn vào
công ty, mua cổ phiếu, tham gia vào hội đồng quản trị hoặc tư cách chủ tịch hội
đồng quản trị, nhân sự, kinh doanh, phân phối lợi nhuận.
- Các thế lực tài chính lần lượt chen chân, lấn sâu hơn vào các công ty, mua cổ
phiếu, tham gia vào hội đồng quản trị hoặc tư cách chủ tịch hội đồng quản trị để
lèo lái, chi phối các công ty kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế đi theo
mục tiêu của mình. Trong thực tế, các lĩnh vực tài chính, mà nhiều nhất là tập
đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương đã dần dần thao túng nhiều công ty kinh
doanh cả về tài chính, ngân hàng, công nghiệp, thương nghiệp và cả trong nông
nghiệp. Tiềm lực tài chính hiện diện khắp tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế
Việt Nam.
- Những công ty chịu sự chi phối của các lĩnh vực tài chính rõ nét. Nhất là các công
ty địa ốc, thứ hai là các ngân hàng tín dụng cho vay thông thường, thứ ba là các
công ty phục vụ các hoạt động chính yếu tại Việt Nam và Đông Dương như (công
ty xe lửa Đông Dương, công ty điện và nước Đông Dương) đều là lĩnh vực dễ hái
ra tiền, công ty than Bắc kỳ là tổ chức tư bản tài chính xen vào rất lớn, công ty cao
su Đông Dương, tập đoàn đồn điền chè Đông Dương, một số công ty xuất nhập

khẩu trong đó công ty Demis – Freres chịu sự chi phối của nhiều thế lực tài chính.
- Ngân hàng đông dương còn thôn tính, khống chế nhiều công ty khác thuộc Đông
Dương. Các thế lực tư bản tài chính thôn tính các công ty tài chính khác thuộc
Đông Dương. Các thế lực tư bản tài chính thôn tính các công ty, nổi tiếng nhất là
tập đoàn tài chính cao su Đông Dương, gọi tắt là Rivad vua cao su ở Đông Dương,
Kinh doanh còn là thế lực tài chính Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương thâu
tóm lại được tập đoàn Rivad Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương trở thành cha
đẻ của vua Rivad toàn Đông Dương. Tập đoàn thiếc, kẽm Alain et De Wendell
chuyên về kinh doanh vonfam cũng bị Ngân hàng Đông Dương thâu tóm bằng
cách cho người vào công ty mua cổ phần. Tập đoàn Rot Child et Mirabeau (kềm).
Tập đoàn Solages (Phốt phát).
- Dường như không có lĩnh vục nào là không có sự chen chân, khống chế, chi phối
của ngân hàng Đông Dương đối với các công ty tư bản. Rõ ràng tập đoàn tài chính
ngân hàng Đông Dương và các thế lực tài chính nói chung đã dùng những thủ
đoạn hết sức tinh vi, chi phối toàn bộ tài chính Việt Nam. Sự chi phối toàn bộ kinh
tế đó làm cho nền kinh tế Việt nam ngày càng lệ thuộc sâu sắc vào các thế lực tài
8
chính mà trong đó nặng nề nhất là tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương. Vì
vậy hệ quả tiếp nối là chính phủ Đông Dương cũng chịu sự chi phối sâu sắc trước
các thế lực tài chính. Trong nền kinh tế Việt Nam tổ chức lũng đoạn nhà nước của
Chủ Nghĩa Đế Quốc cũng đã hiện nguyên hình. Khẳng định nền kinh tế Việt nam
là nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa ở giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa.
- Trong quá trình đầu tư phát triển của tư bản Pháp trong nền kinh tế Việt nam thời
kì khai thác trọng tâm với hai lần khai thác thuộc địa trước và sau chiến trang thế
giới thứ nhất. Sự đầu tư của tư bản Pháp cả phía nhà nước lẫn phía tư nhân thực sự
bùng nổ mạnh mẽ nhất từ sau khi chiến tranh. Hậu quả làm cho nền kinh tế Việt
Nam Phát triển mạnh mẽ và đạt đến sự hoàng kim trong thời hiện đại ở những thập
niên 1920 – 1930. Nhưng ẩn đằng sau sự hoàngkim đó là sự lũng đoạn, thâu tóm
ngày càng toàn diện và sâu sắc của các thế lực tài chính. Trong đó nổi bật là tập
đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương, sự lũng đoạn cao này là con đường đư các

thế lực tài chính trở thành chúa tể trong nền kinh tế Việt Nam và là con đường cho
phép các thế lực tài chính lũng đoạn cả chính phủ Đông Dương.
Vì vậy tư bản tài chính vừa là chúa tể về kinh tế, xã hội, vừa thể hiện trong đời sống
chính trị ở Việt Nam. Nổi bật nhất, lấn lướt nhất là tập đoàn tài chính ngân hàng Đông
Dương.
2.2.1.2. Trong nông nghiệp
Tình trạng chiếm đoạt đất đai xuất hiện phổ biến, việc chiếm đoạt đất đai có ý nghĩa
nhất định trong tư duy của khai thác nhiên liệu, ngoài những nguồn nhiên liệu lộ thiên,
những quặng mỏ được điều tra thì còn biết bao nhiêu những nguồn nhiên liệu không nằm
lộ thiên. Họ nghĩ các nhà tư bản nghĩ những chuyện sâu xa hơn, dự phòng khi nào nguồn
đất đai lộ ra những nguồn nguyên liệu thì sẽ chuyển qua tay các công ty lớn tạo nên sự
chiếm đoạt đất đai nhằm để độc quyền.
Sự thâm nhập của Tư bản tài chính vào nông thôn, rất khó thấy ở nông thôn có bóng
dáng của tư bản tài chính, thực ra tư bản Pháp đã chú ý đến vùng nông thôn họ thông qua
mạng lưới tài chính, thông qua các ngân hàng địa ốc,… tạo điều kiện cho nhân dân vay
nhưng điều kiện là phải có thế chấp, tín chấp để nhằm khống chế về sản xuất, chủng lợi
về cây trồng cũng bị khống chế theo đất. Tư bản pháp tính đến độc chiếm nguyên liệu.
Đầu thế kỉ XX, đầu tư tài chính vào nông thôn năm 1906 là 10 % , năm 1924-1928 là
44% đây là quá trình thông qua mạng lưới tài chính để thâu tóm ruộng đất của nhân dân.
Trong phương thức bóc lột ở nông thôn, hoặc tư bản Pháp trực tiếp hoặc gián tiếp
qua mạng lưới tài chính tư bản Pháp không trừ một thủ đoạn nào để chiếm lợi nhuận
thông qua việc bóc lột tư bản, bóc lột phong kiến. Nhiều nhà tư bản nhưng kinh doanh
9
theo kiểu địa chủ Việt Nam, sự kết hợp này gần như là thường xuyên. Thậm chí người
Pháp bóc lột theo lối phong kiến phổ biến hơn do không cần đầu tư nhưng lợi nhuận lớn
hơn thậm chí sau năm 1930-1931, khi phòng trào dân chủ năm 1936- 1939 tư tưởng dân
chủ phát triển cao nó thúc đẩy bộ máy chính quyền ở Việt Nam bắt đầu điều chỉnh: bỏ
quy định thế chấp tài sản vay, hạ thuế suất mà chỉ cần tín chấp ở địa phương là cho vay
đây được coi là một nét tiến bộ trong đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
Trong thực tế tư bản Pháp là khôn ngoan khi chỉ cần cho vay theo tín chấp của địa

phương thì nó không phải lấy tiền từ túi mà nó mở các công phiếu, trái phiếu đó là tiền
của người dân Việt Nam cho chính người dân Việt Nam vay. Do đó không mất khoản
sinh lợi tạo điều kiện phát triển nông thôn Việt Nam đảm bảo được lợi nhuận vốn cho tư
bản.
Xuất khẩu nông sản phẩm nguồn nguyên liệu lấy từ nông nghiệp để đáp ứng được nhu
cầu người tiêu dùng thì các công ty lũng đoạn đã tiến hành vơ vét nguồn nguyên liệu để
tạo nguồn lợi. Hàng rào thuế quan đã tạo ưu đãi cho các công ty nhà buôn ở Pháp rất
thuận lợi. Các công ty nước ngoài thì rất khó khăn do thuế xuất nhập khẩu. Nên các công
ty nước ngoài là không có chỗ đứng.
Những người thu mua chủ yếu là người Pháp, khi loại bỏ các công ty khác thì tính độc
quyền ngày càng cao. Càng về sau này thì giá không được mặc cả do chỉ có người Pháp
mua. Giá trị thu lại rất thấp, nguy cơ phá sản cao. Nếu được bán thì bán giá rất thấp,
hàng hóa ngày càng kiệt quệ do ép giá để Pháp kiếm lợi nhuận cao (sự can thiệp của nhà
nước).
Lúa gạo là mặt hàng chính và phổ biến. Tuy nhiên từ cuối thế kỷ XIX trở đi, các mặt
hàng nông sản mở rộng ra cây công nghiệp như cây cà phê, cao su, riêng cao su có thể
nói nó được đầu tư lớn hướng tới khu vực mở rộng sản xuất và thị trường ngày càng lớn
trong thời kì tập đoàn tài chính cao su Đông Dương ra đời ngay lúc chiến tranh thế giới
diễn ra (1917), số thành viên lên đến 139 thành viên thực chất đây là tập đoàn Tư bản tài
chính nó chỉ đứng sau tập đoàn ngân hàng Đông Dương. Tập đoàn tài chính cao su Đông
Dương hoặt động: trong lĩnh vực cao su rất nhiều tổ chức đã ra đời với những công ty nỗi
tiếng từ chỗ có rất nhiều đồn điền cao su thì các công ty lớn bắt đầu nuốt các công ty bé.
Dần dần tồn tại các công ty máu mặt và sự hiện diện các công ty tài chính.
Thập niên 1930 các công ty nhỏ biến mất, còn lại một số công ty lớn trong đó nổi
tiếng nất là công ty Michelin, công ty đất đỏ, công ty cây nhiệt đới. Ngân hàng Đông
Dương thông qua hoặt động mua cổ phiếu, sau đó khống chế, thao túng đến 27 công ty
kinh doanh cao su chiếm thì phần ở Việt Nam là 68%, ngân hàng Đông Dương khống
10
chế toàn bộ tập đoàn cao su Viêt Nam. Năm 1921 thành lập một Cartel thông qua hợp
đồng Stevenson có 3 quốc gia tham gia vào Anh, Pháp, Hà Lan. Đây điều là những nước

có thuộc địa ở Đông Nam Á. Họ tham gia vào Cantel cao su quốc tế, quyền lợi không
những được bình đẳng ở các nước thuộc địa mà nó còn độc quyền quốc tế cao. Đến năm
1933 các nước Anh, Pháp, Hà Lan… phải đối diện với khủng hoảng thừa thì trước đó
năm 1928 hội đồng này bị phá vỡ (tồn tại 7 năm). Yếu tố độc quyền trong lĩnh vực cao su
mang tính đậm nét, với phương thức khai thác: đầu tư vốn nhiều, quy mô lớn, lợi nhuận
cao, kỹ thuật mới, có yếu tố thủ công (lợi nhuận nhờ lao động thủ công).
2.2.1.3. Trong thủ công nghiệp
Được xem là thế mạnh của Việt Nam, cho đến giữa thế kỷ XIX, thủ công truyền
thống Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Với sự phát triển
không ngừng của trình độ thủ công, dần dần một số nghề đã có xu hướng tách khỏi nông
nghiệp, tuy nhiên nét nổi bật của thủ công nghiệp Đông Dương là không thể tách rời
nông nghiệp. “Phần lớn các nghề thủ công là những nghề phụ của nông dân làm ruộng
và nghề thủ công theo mùa”. Như là hậu quả của cách làm theo mùa và của vai trò phụ
của các nghề đó, các nghề thủ công đã được thực hiện trong các nông thôn, do cá nhân
hay do các gia đình.
Tuy nhiên, khi thực dân Pháp xuất hiện trên đất nước ta thì thủ công nghiệp Việt Nam
bắt đầu chịu sự và chi phối của chiến tranh. Để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp, triều Nguyễn rất quan tâm củng cố các xưởng đúc súng hay nói khác
đi, các xưởng đúc súng đã có điều kiện phát triển. Mặc dù số vốn của Pháp bỏ vào thủ
công nghiệp nhỏ bé, ngành này đã giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế địa phương
bởi số lượng của nó và bởi sự quan trọng của số cư dân sống nhờ vào các hoạt động của
nó.
Bắc Kỳ là một sứ trong đó ngành thủ công truyền thống vẫn hoạt động mạnh. Trong
các sứ khác, ngành này chỉ còn rải rác. Vào năm 1939 các công nghiệp dệt tập hợp 42,6%
số thợ thủ công, người đan lát là 11,5%, ngành mộc là 6,8%. Trên một tổng số là 159.560
thợ thủ công, có 15.656 người đóng thuế môn bài. Do nghệ nhân nằm ở miền Bắc, các
ngành thủ công nghiệp truyền thống chủ yếu là ở Bắc Kỳ và các đồng bằng Bắc – Trung
Kỳ, theo quy mô làng xã. Một vài ngành đó đã biến mất với sự hiện diện của Pháp, một
số ngành khác lại xuất hiện.
Nhìn chung, công nghệ dệt và nhất là ngành dệt lụa, đặc biệt hợp với sự phân tán của

các xưởng. Cứ hai thợ thủ công là có một thợ dệt. Tuy nhiên đặc điểm của nghề thủ công
nông thôn là năng suất rất thấp.
Việc xem xét sự tiến triển của nghề thủ công truyền thống đứng trước sự phát triển
của các hoạt động kinh tế hiện đại, nhất là những hoạt động của các công nghiệp chế
biến, sẽ cho chúng ta thấy rằng một bộ phận của một số ngành truyền thống đã suy tàn,
11
trong khi một ngành thủ công chuyên môn hóa lại tồn lưu, và cạnh tranh với ngành dệt
truyền thống. Chính vì vậy, làm cho một ngành thủ công Bắc Kỳ suy tàn và là cho dễ
dàng sự nhập khẩu các loại vải của chính quốc. Vả lại, có quan hệ tới các công nghiệp
chế biến gạo, sự thiết lập ba ty ( rượu, thuốc phiện, muối) thời P.Doumer đã giáng một
đòn chí tử tới sản xuất thủ công nghiệp. Quy chế sản xuất và bán rượu đã được đặt ra có
lợi cho “ công ty nấu rượu của Pháp ở Đông Dương”, một tổ chức độc quyền thực sự
trên thực tế. Nó phá hủy một phần ngành nấu rượu thủ công bản xứ mà hoạt động đã làm
sống nhiều làng Bắc Kỳ chuyên về nghề đó. Sựu thiết lập ngành công nghiệp hiện đại này
đã phá hủy một bộ phận hoạt động thủ công bản xứ được đưa vào miền Nam Trung Kỳ
và Bắc Sài Gòn.
Giai đoạn công nghệ gia đình hoàn toàn chiếm ưu thế, bất chấp sự cạnh trạnh của
công nghệ hiện đại, một số các nghề vẫn tiếp tục sống. Các nghề này rất sống động. Các
mặt hàng đặc biệt, (mỹ phẩm, khảm trai, sơn mài ) mà sự sản xuất đòi hỏi có bàn tay
khéo léo mà máy móc làm không được. Không thể thay thế được các đồ đan tre dùng ở
nông thôn, đồ sứ và đồ gốm vẫn tồn tại nhờ sức tiêu thụ lớn ở địa phương. Sự sống sót
của thủ công dân tộc là một hiện tượng đặc biệt. Thực vậy, các sản phẩm nhập quá đắt
nên phần lớn là không tới tay đám đông nông dân; do đó, sự cần thiết đối với họ là phải
tiếp tục các hoạt động truyền thống.
Như vậy, sự tăng trưởng của khu vực kinh tế hiện đại đã kìm hàm đà vươn lên của thủ
công nghiệp địa phương bằng việc giữ nó lại ở giai đoạn sản xuất nhỏ cá thể hay gia đình
với công cụ thô sơ.
2.2.1.4. Trong giao thông vận tải
Để tạo điều kiện cho việc khai thác, thực dân Pháp còn quan tâm đến việc mở rộng hệ
thống giao thông vận tải. Nhờ vậy mà giao thông ở Việt Nam cuối thế kỉ XX có bước

phát triển vượt bậc. Nhiều tuyến giao thông mới được đưa vào xây dựng và khai thác,
góp phần tạo nên một mạng lưới giao thông đường bộ, hiện đại và hết sức tiện lợi so với
trước kia.
- Đường sắt:
Ở Đông Dương, đường sắt có vai trò gấp đôi: vừa kinh tế, vừa chính trị. Đường ray
tiếp nối liền nhau đã buộc gói lại với những dây thép thực thể Liên bang Đông Dương,
một từ ngữ sẽ trở thành trống rỗng nếu không có những đường bộ, đường sắt. Paul
Doumer, lúc bấy giờ là toàn quyền Dông Dương, người đã có công đưa ra quan niệm rất
mạnh về hệ thống này. Đó là vào năm 1898, trong suy nghĩ của viên quan cai trị này,
đường sắt không phải chỉ có đảm bảo sự thống nhất Đông Dương bằng việc xây dựng con
đường “xuyên Đông Dương”, mà còn đặt Vân Nam, một tỉnh xa trung ương của Trung
Quốc vào sự thu hút kinh tế của Đông Dương.
12
Là hệ thống đường giao thông hiện đại,lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế
kỉ XIX, đường sắt đã nhanh chóng thể hiện vai trò to lớn của mình trong việc vận chuyển
và lưu thông hàng hóa. Hai tuyến đường được khởi công xây dựng sớm nhất là tuyến Sài
Gòn – Mĩ Tho (1881-1883) và Hà Nội – Đồng Đăng (1890-1902). Hệ thống đường sắt
được xây dựng nhằm đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân ở các địa phương đồng thời
phục vụ đắc lực cho hoạt động khai thác và bóc lột kinh tế. Có thể nói, phần lớn chiều dài
đường sắt bao gồm các tuyến đường chính đã được xây dựng vào 15 năm đầu thế kỉ XX.
Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt là một nét mới, một bước tiến trong quá trình
hiện đại hóa và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Việt Nam. Tính đến tháng 10-1936, trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã có 2600km đương xe lửa. So với thời kỳ 1900-1919, số
lượng đầu toa xe cũng tăng gần gấp đôi.
- Đường bộ:
Không hiện đại như đường sắt, song hệ thống đương bộ, nhất là những tuyến đường
huyết mạch xuyên Việt vẫn được gấp rút đầu tư xây dựng. Thời nào cũng vậy, hệ thống
đường xá Đông Dương được hết sức quan tâm theo những chỉ thị nghiêm ngặt, đường xá
cần phải được thường xuyên đảm bảo sử dụng tốt, phải nhắc nhở cho dân chúng thôn quê
rằng bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị trưng dụng để bảo dưỡng và khôi phục những cầu

đường. Nghị định ngày 18-6-1918 quy định việc sắp xếp các đương thuộc địa. Những
đường thuộc địa, về tầm quan trọng, tương ứng với những đường quốc lộ ở Pháp. Nó tạo
thành những mạch giao thông lớn của mạng lưới đường xá thuộc địa. Con đường quan
trọng là “đường cái quan” hay đường thuộc địa số 1. Đó là con đường từ cửa ngõ Trung
Quốc đến biên giới Xiêm. Là mạch giao thông đường bộ lớn nối liền miền Bắc và miền
Nam Đông Dương, nó nối liền với nhau bốn thành phố lớn và các xứ vùng duyên hải (Hà
Nội, Huế, Sài Gòn, Phnom Pênh). Nó trải ra trên độ dài 2.585km.
Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tổng số chiều dài đường bộ đã xây dựng được
là 20000km. Để phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến đường bộ và đường sắt
hoạt động, hàng trăm cây cầu kiên cố (dài từ 100m trở lên) cũng đã được xây dựng, tiêu
biểu như cầu Đò Lèn, cầu Hàm Rồng, cầu Thạch Hãn đặc biệt là hai chiếc cầu có quy
mô lớn nhất được xây dựng vào thời kỳ này là cầu Trường Tiền ở Huế xây dựng từ năm
1901 và cầu Long Biên ở Hà Nội hoàn thành năm 1902.Có thể nói, trong điều kiện kinh
tế -xã hội đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của hàng tră cây cầu bằng thép, xi măng ở các nơi,
nhất là cầu Long Biên ở Hà Nội là một cố gắng lớn, thể hiện trình độ kĩ thuật tiên tiến
của người phương Tây trên đất nước ta.
- Đường thủy:
13
Do đặc điểm địa hình nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trên đất Nam Bộ,
thực dân Pháp đã cho đào thêm hàng nghìn km kênh rạch, đưa tổng số kênh đào ở miền
Nam từ 2500km dưới thời Nguyễn lên 5000km thời Pháp thuộc, trong đó có nhiều kênh
rộng từ 18-60m. Đồng thời, tư bản Pháp cho mở rộng các cảng cũ và xây dựng thêm các
cảng mới, nhất là cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn cảng Sài Gòn được
trang bị thêm nhiều phương tiện máy móc hiện đại trở thành một thương cảng lớn nhất
Đông Dương, thu hút nhiều tàu bè của Pháp và nhiều nước khác. Số tàu vào ra là 1202
chiếc với trọng tải 5.115.000 tấn, chuyên chở 1.647.000 tấn trong năm 1932. Trong năm
1933, số tàu vào ra là 1.199 chiếc với trọng tải 5.341.000 tấn, chuyên chở 1.642.000 tấn.
Trong năm 1934 số tàu vào ra là 1.251 chiếc với trọng tải là 5.915.000 tấn, chuyên chở
2.239.986 tấn hàng hóa,tức 57% tổng trọng tải chuyên chở ở tất cả các cảng Đông
Dương.

Hải Phòng là hải cảng đứng thứ hai về vận tải đường dài, là cảng lớn nhất Bắc Kỳ.
Cảng này là một căn cứ tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Số tàu vào ra năm 1932 là 615
chiếc với trọng tải 1.789.000 tấn, chuyên chở 726.000 tấn hàng hóa. Năm 1939, cảng này
đảm nhận 23% ngoại thương Đông Dương. Tuy nhiên “chính sự phát triển của cảng Hải
Phòng là trở ngại nghiêm trọng nhất cho việc lập ra một cảng khác ở Bắc Kỳ.
2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị
Ngân hàng Đông Dương là một ngân hàng và là cơ sở tài chính thành lập ngày
21/1/1875 ở Paris để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địacủa Pháp ở
Á Châu cùng điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông. Hai chi nhánh đầu tiên
đặt Sài Gòn và Hải Phòng. Cơ sở này tuy là một công ty tư nhân nhưng hoạt động như
một ngân hàng trung ương với nhiều đặc quyền tại Liên bang Đông Dương.
Ngân hàng Đông Dương đóng một vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -
chính trị - xã hội thông qua các hình thức thủ đoạn kinh tế tinh vi, thao túng, thâu tóm các
công ty vừa và nhỏ không có thế lực từ đó làm kiểm soát phần lớn các hoạt động ngân
hàng và tài chính dần nhúng tay vào chính trị lũng đoạn bộ máy nhà nước.
- Biểu hiện:
+ Ngân hàng Đông Dương bắt đầu len chân vào bộ máy nhà nước nắm giữ trực tiếp
các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Với chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, nhà nước
ở các nước tư bản đã bị trở thành công cụ tập trung vốn cung cấp cho các tập đoàn tư bản
lũng đoạn, là công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân dầu người có lợi cho Tư bản gây
thiệt hại cho nhân dân lao động bằng những biện pháp: ngân sách, chính sách giá cả,
lương bổng, lạm phát, trợ cấp cho bọn tư bản lũng đoạn, quốc hữu hóa, đền bù với giá
cao những xí nghiệp thua lỗ hoặc kỹ thuật lạc hậu.
+ Biến nhà nước thành công cụ để tranh giành thị trường xuất khẩu tư bản và để thực
hiện chính sách thực dân kiểu mới. Như vậy, nhà nước tư bản đã trở thành công cụ của
14
một nhóm nhỏ tư bản độc quyền đặc biệt là ngân hàng Đông Dương, nhà nước ngày càng
công khai phục tùng tư bản độc quyền. Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh, ngân hàng
Đông Dương thông qua đại diện của chúng, còn trong thời kỳ tư bản lũng đoạn thì chúng
trực tiếp giữ các chức vụ chủ chốt.

- Hệ quả: Ngân hàng Đông Dương dần nắm quyền trấn áp và điều chỉnh các mối
quan hệ chính trị, xã hội của nhà nước tư bản lũng đoạn.
+ Nhà nước tư sản lũng đoạn ngày càng cồng kềnh, quan liêu, số lượng nhân viên
tăng lên chưa từng thấy, đặc biệt là bộ máy hành pháp. Quyền lực ngày càng được
chuyển từ lĩnh vực kinh tế, chính trị sang lĩnh vực hành chính. Các cơ quan đàn áp chủ
yếu như quân đội, cảnh sát, tình báo, nhà tù được tăng cường đến mức tối đa.
+ Xóa bỏ nền pháp chế tư sản, xóa bỏ những hình thức dân chủ tư sản, phát triểnxu
hướng độc tài, phát xít hóa bộ máy nhà nước.
+ Một vai trò mới của nhà nước tư bản độc quyền là nhà nước tham gia vào việc điều
tiết nền kinh tế, việc này được thực hiện thông qua một hệ thống các tổ chức nhà nước:
cơ quan hành pháp, cơ quan điều tiết theo luật định giám sát hoạt động của các cơ quan
kinh tế… phương pháp điều chỉnh thông qua tài chính nhà nước như hệ thống thuế khóa,
hệ thống tín dụng, các cơ quan bảo hiểm xã hội, phúc lợi công cộng…
+ Về mặt đối ngoại cũng có sự thay đổi nhất định so với thời kỳ trước. Nhà nước tư
bản lũng đoạn ra đời trong bối cảnh cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển trên cục
diện rộng lớn, đồng thời trào lưu hoà bình dân chủ cũng bùng lên một cách mạnh mẽ ở
nhiều nước tư bản. Để đối phó với tình hình và cục diện chính trị thế giới, các nhà nước
tư bản như ngân hàng Đông Dương chống phá và ngăn cản quá trình phát triển của các
trào lưu cách mạng trên thế giới. Chúng tiến hành mọi thủ đoạn và biện pháp từ quân sự
đến chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá…
2.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa phương Tây. Từ năm 1968 thực dân
Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta,
thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác
nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng
hóa. Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Đối với Việt Nam, cũng có cơ hội và thuận lợi cho sự giao lưu tiếp xúc văn hóa cũng
xuất hiện rộng rãi, thường xuyên trong giai đoạn đầu đầy cởi mở và thân thiện ấy. Như sự

ra đời của giai cấp mới, ra đời xen lẫn với giai cấp cũ đang được duy trì bởi những yếu tố
xã hội phong kiến.
15
Sự bóc lột từ sự độc quyền về kinh tế, sự kiệt quệ cho người dân Việt Nam làm cho
xã hội Việt Nam ngày càng đói nghèo, đau khổ.
Người Pháp hướng đến bóc lột tối đa về lợi nhuận nên đã đẩy nhân dân Việt Nam vào
tình cảnh cơ hàn, đói khát. Điều đó khiến cho sự căm thù, oán hận của nhân dân Việt
Nam đối với thực dân Pháp ngày càng gia tăng và dĩ nhiên nó là nguyên nhân dẫn đến
nguồn gốc nổi dậy của quần chúng khi có ngọn cờ cách mạng và sự phát động tập hợp
lực lượng đúng đắn của các giai cấp tiến tiến.
Từ đó tác động tới Văn hóa – xã hội Việt Nam một cách tiêu cực, thụ động.
Về văn hóa: chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong
bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu
nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh
hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân
để dễ bề thống trị.
Về xã hội: các tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai
cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm. Chủ nghĩa tư bản thực dân
được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn không xóa bỏ mà vẫn bảo
tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, do chính
sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa
thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn
sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm,
lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không
nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về
quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và
tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân

chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho
vay nặng lãi của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa
không lối thoát. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn
điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn
phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà
trước đây là sở hữu của chính họ.
Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong
kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc
lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết
nhất.Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to
16
lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và
có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng
của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp.Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ
bé.Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện
bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không
nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối.
Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc bao thầu những
công trình xây dựng của chúng ở nước ta. Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có
nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế
quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc.
+ Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản
loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cảtiểu
thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng do
chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được. Xét về
mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn
về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc

và phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ
thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa
những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị
kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu
nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái
cách mạng.Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc
với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc.Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước
vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng
trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp tiểu tư sản là một
lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
+ Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của
Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công
nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở
công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước
ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã
17
hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển
nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong
đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn
điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân,
trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm
công nghiệp và các đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc
tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột
(đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa
mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam

ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực
lượng và sức mạnh. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt
đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa
tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất
cách mạng của mình.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương
thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để,
lại mang bản chất quốc tế. Họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh
được với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn
kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Khi được tổ chức lại và hình thành
được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt
để là chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu
tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu
thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì
mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng
phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự
xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm
thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc. Hồ Chí Minh đã vạch rõ vấn đề này
từ năm 1924 rằng: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây Sự
xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được".
2.3. Tác động đến tình hình Việt Nam
Thông qua sự lũng đoạn và độc chiếm của chủ nghĩa tư bản Pháp đã gây ra hàng loạt
hệ lụy trên tất cả các lĩnh vực đời sống của nước ta lúc bấy giờ. Trước hết nó biểu hiện
18
trong lĩnh vực kinh tế: đã tạo ra một sự phát triển không thuần thục về phương thức sản
xuất, khi phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong kinh tế ngày càng hiện diện và
đóng vai trò chủ đạo song quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều. Tư duy cho vay nặng lãi
làm cho nền kinh tế Việt Nam không được đầu tư bởi trình độ khoa học kỹ thuật cao mà

vẫn luôn duy trì trình độ khoa học lạc hậu. Chính điều đó làm cho nền kinh tế Việt Nam
phát triển không đồng bộ mà bị phiến diện phát triển què quặt bởi tư duy bóc lột của nhà
đầu tư. Quá trình đầu tư của tư bản Pháp đã làm thui chột các nền kinh tế truyền thống
như thủ công mỹ nghệ.
Nền kinh tế phát triển phiến diện lạc hậu làm cho xã hội có sự phân hóa mạnh mẽ: sự
ra đời của giai cấp mới do kinh tế tư bản chủ nghĩa xen với các giai cấp xã hội cũ đang
được duy trì bởi yếu tố phong kiến. Sự bóc lột độc quyền kinh tế dẫn đến sự kiệt quệ cho
người dân Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam ngày càng nghèo đói. Sự bóc lột tối đa về
lợi nhuận làm cho nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh cơ hàn, mâu thuẫn dân tộc ngày càng
gia tăng và đó là nguồn gốc dẫn đến các phong trào cánh mạng. Ngoài ra, chính sự bóc
lột tàn bạo về kinh tế thì Pháp đã đẩy xã hội Việt Nam xuống vực thẳm. Vì vậy, khi nhà
nước độc lập thì xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp.
Trong lĩnh vực chính trị cũng bị ảnh hưởng rất rõ rệt: rõ ràng kinh tế Việt Nam phát
triển theo hướng Tư bản chủ nghĩa nhưng lại dung dưỡng những yếu tố bóc lột phong
kiến làm cho hệ thống chính trị tại Việt Nam khó nhận diện, bên cạnh chính quyền thuộc
địa còn có bộ máy chính trị phong kiến Nam triều Đại Đế ở miền Trung và đội ngũ tay
sai ở miền Nam làm cho yếu tố tư bản có hình thức phong kiến dẫn đến việc xác định
mục tiêu nhiệm vụ cách mạng nhân dân Việt Nam bị nhầm lẫn. Chính sách kinh tế của
Pháp và sự độc quyền và ngày càng cao đã dẫn đến hệ quả trái ngược về mặt chính trị đó
là nhiều giai cấp không hội tụ đủ những điều kiện thông thường để thể hiện vai trò của
giai cấp trong đời sống nhân dân.
Đó là hàng loạt hậu quả của của nền kinh tế độc quyền thời Pháp thuộc và bên cạnh
đó nó chỉ mang lại một vài lợi ích không mong muốn cho nước ta đó là qua qúa trình đầu
tư của chủ nghĩa tư bản Pháp đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, trong tiến trình phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp đó thì lợi ích kinh
tế chủ yếu mang lại cho các nhà Tư bản là chủ yếu.
3. KẾT LUẬN
Như vậy, sự hiện diện của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam
nói riêng và khu vực nói chung thời cận đại là sự hiện diện tất yếu và sớm muộn mà thôi.
19

Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu, giám sát tình hình của Việt Nam để nhận ra
những mặt yếu kém của một chế độ Phong kiến lạc hậu để rồi từ âm mưu của mình, thực
dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc xâm lược Việt Nam nhằm khai thác thuộc địa để phục
vụ những nhu cầu trong tình hình mới của thực dân Pháp.
Với đặc điểm là Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi thì tập đoàn Tài chính ngân hàng
Đông Dương với tư cách là một tổ chức độc quyền thực sự, đã thực hiện những hình thức
lũng loạn tại thị trường Việt Nam nhằm thâu tóm luôn mọi quyền lực ở đây. Với những
hình thức lũng loạn tinh vi cái bóng ngân hàng Đông Dương bao trùm lên toàn bộ nền
kinh tế và đồng thời tác động sâu sắc trên cả chính trị và cả quân sự của Việt Nam trong
một thời gian dài.
Phải nói rằng, sự hiện diện của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương ở Việt
Nam là khá sớm và nó thể hiện vai trò chúa tể của mình trong rất nhiều lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt, trong lĩnh vực Tài chính – tiền tệ. Đây là lĩnh
vực được thực dân Pháp rất chú trọng và tìm mọi cách để độc chiếm tiền tệ ở Việt Nam
nhằm chi phối nền Tài chính ở đây.
Không dừng lại ở đó, sự chen chân của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương
còn ngay cả trong nông nghiệp và các lĩnh vực của kinh tế. Mặc dù nó không lớn và chi
phối mạnh mẽ trong nông nghiệp nhưng sự hiện diện đó cho thấy rằng tập đoàn Tài chính
ngân hàng Đông Dương mà đúng hơn là thực dân Pháp đã có tầm nhìn sâu xa hơn. Và để
phục vụ công cuộc khai thác đó thì thực dân Pháp đã rất coi trọng về giao thông vận tải,
cả về đường sắt, đường bộ lẫn đường thủy. Đây là cách để vận chuyển nhanh hàng hóa từ
các nước thuộc địa về chính quốc và buôn bán sang thị trường các nước khác để kiếm lợi
nhuận. Và đối với thực dân Pháp nói riêng và Tư bản nói chung thì lợi nhuận là từ không
thể thiếu trong những việc mà họ làm.
Khi đã khống chế phần nào về kinh tế thì tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương
bắt tay vào lĩnh vực chính trị và văn hóa – xã hội nhằm chiếm gọn và khống chế luôn
Việt Nam. Sự xâm nhập vào chính trị và văn hóa – xã hội này là nhằm xâm nhập vào
quyền lực và cả đời sống của người dân Việt Nam để từ đó biến Việt Nam là “con ruột”
của chính quốc. Vì thế mà việc thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam cho bằng được
không phải là điều ngẫu nhiên và đơn giản. Chính những điều này đã làm cho xã hội Việt

Nam thêm rối loạn với sự xuất hiện nhiều giai tầng mới như: giai cấp tư sản, tiểu tư
sản…. Sự xáo trộn này đã làm mâu thuẫn xã hội Việt Nam trở nên gay gắt khi mà tập
đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương thể hiện vai trò chúa tể của mình ở Việt Nam
thời cận đại. Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc
địa. Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc
20
địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt
trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương
nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế
nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ
không phải đem đến cho nhân dân một sự "khai hoá văn minh" - một sự khai hoá và cải
tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của "sứ mạng khai hoá" đó chính là sự khai
thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém…. Hồ Chí Minh từng nói về
"nhà khai hoá" như sau: "Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm
những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất”. Và nếu dân bản xứ không chịu
nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hoá "điều quân đội, súng liên thanh, súng cối
và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy!
Công cuộc khai hoá nhân từ là như thế đấy!" .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Quốc Thái, Sự ra đời của ngân hàng Đông Dương năm 1875, Tạp chí Khóa
học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
2. Đinh Xuân Lâm ( chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, ( 2002), Đại
cương Lịch sử Việt Nam tập II ( 1858 - 1945 ), NXB giáo dục.
3. Jean – Pierre aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông
Dương (1859 - 1939), Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản Hà Nội.
4. Nguyễn Thế Anh ( 1970 ), Việt Nam thời Pháp đô hộ,NXB Lửa thiêng.
5. Phan Ngọc Liên.lịch sử thế giới cận đại.2008.NXB đại sư phạm.
6. />post461637.html

7. />8. />633650134407500000/Viet-Nam-tu-1897-den-nam-1918/Chinh-sach-khai-thac-
thuoc-dia-lan-thu-nhat-cua-Phap-o-Viet-Nam.htm
21

×