Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




LÊ THỊ THÙY LINH



NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ CHỨNG
KHOÁN ĐẠI DƢƠNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





LÊ THỊ THÙY LINH



NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN ĐẠI DƢƠNG


Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60 34 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN SƠN



Hà Nội - 2014
MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục bảng biểu ii
Danh mục các hình vẽ iii
Danh mục các biểu đồ v
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 8

1.1. Khái quát về Công ty Chứng khoán 8
1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán 8
1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán 9
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán 11
1.1.4. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 13
1.2. Hoạt động môi giới chứng khoán 16
1.2.1. Khái niệm hoạt động môi giới chứng khoán 16
1.2.2. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán 17
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán 21
1.2.4. Quy trình môi giới chứng khoán 22
1.3. Chất lƣợng hoạt động môi giới chứng khoán và các nhân tố ảnh hƣởng 25
1.3.1. Khái niệm chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán 25
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán 26
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động môi giới chứng khoán 30
1.4.1. Nhân tố chủ quan 30
1.4.2. Nhân tố khách quan 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI DƢƠNG 36
2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng (OCS) 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của OCS 36
2.1.2. Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý 37
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của OCS 40
2.2. Hoạt động môi giới chứng khoán tại OCS 43
2.2.1. Quy trình môi giới chứng khoán tại OCS 43
2.2.2. Các hoạt động chính 45
2.2.3. Các dịch vụ hỗ trợ tài chính 47
2.2.4. Hỗ trợ thông tin cho khách hàng 50
2.3. Thực trạng chất lƣợng môi giới chứng khoán tại OCS 51
2.3.1. Kết quả định lượng 51
2.3.2. Kết quả định tính 65

2.3.3. So sánh với các CTCK trong nước (giai đoạn 2010 – tháng 6/2014… 68
2.4. Đánh giá thực trạng chất lƣợng môi giới chứng khoán tại OCS 69
2.4.1. Đánh giá chung kết quả đạt được 69
2.4.2. Hạn chế 74
2.4.3. Nguyên nhân 77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI DƢƠNG .82
3.1. Cơ hội, thách thức và định hƣớng phát triển của OCS 82
3.1.1. Cơ hội và thách thức 82
3.1.2. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam 85
3.1.3. Định hướng phát triển của OCS 86
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động môi giới chứng khoán
tại OCS 86
3.2.1. Niêm yết trên thị trường chứng khoán và tăng vốn điều lệ…………….86
3.2.2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dịch
vụ mang tính chất trọn gói 87
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực 89
3.2.4. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng dịch vụ
chứng khoán 92
3.2.5. Xây dựng cơ chế phí linh hoạt 94
3.2.6. Xây dựng chính sách khách hàng toàn diện, hợp lý 95
3.3. Kiến nghị 96
3.3.1. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước 96
3.3.2. Kiến nghị đối với công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương 99
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT



STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CTCK
Công ty chứng khoán
2
HNX
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
3
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
4
MGCK
Môi giới chứng khoán
5
OCS
Công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng
6
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
7
TTCK
Thị trƣờng chứng khoán
8
TTLKCK
Trung tâm lƣu ký chứng khoán
9

UBCKNN
Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc
10
BCTC
Báo cáo tài chính


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU



TT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của OCS
(2010 - 30/6/ 2014)
40
2
Bảng 2.2
Doanh số môi giới chứng khoán của OCS qua các năm
(2010 - tháng 6/2014)
49
3
Bảng 2.3
Thị phần môi giới chứng khoán ƣớc tính của OCS qua

các năm (2010 - tháng 6/2014)
51
4
Bảng 2.4
Thị phần môi giới chứng khoán của OCS trên HNX qua
các năm (2010 - tháng 6/2014)
55
5
Bảng 2.5
Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX -
Quý II/2014
57
6
Bảng 2.6
Số lƣợng tài khoản giao dịch tại OCS qua các năm
(2010 - tháng 6/2014)
59
7
Bảng 2.7
Tỷ trọng tài khoản giao dịch tại OCS qua các năm
(2010-tháng 6/2014)
60
8
Bảng 2.8
Doanh thu hoạt động kinh doanh của OCS qua các năm
(2010 - 6 tháng đầu năm 2014)
62
9
Bảng 2.9
Quy mô cán bộ nhân viên của OCS qua các năm (2010 -

tháng 6/2014)
64




iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


TT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
Cơ cấu bộ máy quản lý của OCS
37

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của OCS 39
Bảng 2.1: Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của OCS (2010 - 30/6/ 2014) 42
Bảng 2.2: Doanh số môi giới chứng khoán của OCS qua các năm (2010 - tháng
6/2014) 51
Biểu đồ 2.1: Thị phần môi giới cổ phiếu của top 10 công ty chứng khoán trên HOSE -
năm 2013 52
Bảng 2.3: Thị phần môi giới chứng khoán ước tính của OCS qua các năm (2010 - tháng
6/2014) 53
Biểu đồ 2.2: Thị phần môi giới chứng khoán của OCS và CTCK có thị phần lớn thứ 10 trên
TTCK qua các năm (2010 - tháng 6/2014) 54

Biểu đồ 2.3: Thị phần môi giới trái phiếu của các công ty chứng khoán trên HNX - năm
2013 56
Bảng 2.4: Thị phần môi giới chứng khoán của OCS trên HNX qua các năm (2010 - tháng
6/2014) 57
Biểu đồ 2.4: Thị phần môi giới cổ phiếu của các công ty chứng khoán trên HNX - Quý
I/2014 58
Biểu đồ 2.5: Thị phần môi giới trái phiếu của các công ty chứng khoán trên HNX - Quý
I/2014 58
Bảng 2.5: Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX - Quý II/2014 59
Biểu đồ 2.6: Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX - Quý II/2014 60
Bảng 2.6: Số lượng tài khoản giao dịch tại OCS qua các năm (2010 - tháng 6/2014) 61
Biểu đồ 2.7: Số lượng tài khoản giao dịch tại OCS qua các năm (2010- tháng 6/2014) 61
Bảng 2.7: Tỷ trọng tài khoản giao dịch tại OCS qua các năm (2010-tháng 6/2014) 62
Bảng 2.8: Doanh thu hoạt động kinh doanh của OCS qua các năm (2010 - 6 tháng đầu
năm 2014) 64
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới của OCS qua các năm (2010 - tháng
6/2014) 65
Bảng 2.9: Quy mô cán bộ nhân viên của OCS qua các năm (2010 - tháng 6/2014) ĐVT:
người 66
iv

Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng VN-Index qua các năm (2000 - 30/6/2014) 69
Biểu đồ 2.10: Chỉ số HNX-Index qua các năm (2007 - 01/2014) 70
v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
Bảng
Nội dung

Trang
1
Biểu đồ 2.1
Thị phần môi giới cổ phiếu của top 10 công ty chứng
khoán trên HOSE - năm 2013
50
2
Biểu đồ 2.2
Thị phần môi giới chứng khoán của OCS và CTCK
có thị phần lớn thứ 10 trên TTCK qua các năm (2010
- tháng 6/2014)
52
3
Biểu đồ 2.3
Thị phần môi giới trái phiếu của các công ty chứng
khoán trên HNX - năm 2013
54
4
Biểu đồ 2.4
Thị phần môi giới cổ phiếu của các công ty chứng
khoán trên HNX - Quý I/2014
56
5
Biểu đồ 2.5
Thị phần môi giới trái phiếu của các công ty chứng
khoán trên HNX - Quý I/2014
56
6
Biểu đồ 2.6
Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX - Quý

II/2014
58
7
Biểu đồ 2.7
Số lƣợng tài khoản giao dịch tại OCS qua các năm
(2010- tháng 6/2014)
59
8
Biểu đồ 2.8
Tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới của OCS qua
các năm (2010 - tháng 6/2014)
63
9
Biểu đồ 2.9
Tăng trƣởng VN-Index qua các năm (2000 -
30/6/2014)
66
10
Biểu đồ 2.10
Chỉ số HNX-Index qua các năm (2007 - 01/2014)
67
1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000 đến nay, một khoảng thời gian còn
quá ngắn ngủi so với lịch sử phát triển của thị trƣờng chứng khoán (TTCK) thế giới.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà đầu tƣ biết đến và đƣợc coi nhƣ một
kênh đầu tƣ hấp dẫn, mang lại lợi nhuận lớn nhƣng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro. Là một
chủ thể tham gia vào TTCK, Công ty chứng khoán (CTCK) có vai trò nhƣ cầu nối

trung gian giữa ngƣời mua và ngƣời bán chứng khoán. Cùng với sự phát triển của
TTCK, vai trò của CTCK cũng dần đƣợc khẳng định và củng cố, các sản phẩm
chứng khoán cung cấp cho thị trƣờng ngày càng phong phú hơn và chất lƣợng dịch
vụ ngày một tốt hơn.
Trong khoảng thời gian hơn 14 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua
nhiều bƣớc thăng trầm, biến động. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 đã chứng
kiến sự phát triển với tốc độ chóng mặt của TTCK Việt Nam. Nhƣng trong những
năm 2010, 2011 và 2012 là những năm cho thấy sự đi xuống nghiêm trọng của
TTCK Việt Nam cũng nhƣ TTCK thế giới. Trƣớc những khó khăn của TTCK ,các
CTCK đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của mình. Theo số liệu thống kê của VNDirect, riêng trong năm 2011,
toàn ngành chứng khoán lỗ gần 1.800 tỷ đồng, trong số đó có 5 công ty gánh lỗ
"khủng" hàng trăm tỷ đồng. Sang năm 2012, con số này đƣợc cải thiện ở mức lãi
203,4 tỷ đồng nhƣng cũng chỉ bằng xấp xỉ 6% so với năm 2009. Doanh thu từ các
hoạt động quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận của các CTCK là môi giới và tự doanh
ngày càng thu hẹp. Tổng doanh thu môi giới của tất cả công ty niêm yết năm 2012
chỉ đạt gần 538 tỷ đồng, bằng một nửa so với năm 2009. Gần nhƣ toàn bộ những
CTCK có lợi nhuận sau thuế năm 2012 từ 50 tỷ đồng trở lên đều có mảng môi giới
mạnh, thị phần môi giới thuộc Top 10 trên hai sở giao dịch chứng khoán (SGDCK)
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết số còn lại chỉ thu lãi vài trăm triệu đồng
hoặc lỗ. Bƣớc sang năm 2013, 2014 TTCK Việt Nam có những diễn biến khả quan
nhờ vào những tín hiệu ổn định của nền kinh tế vĩ mô, các giải pháp vĩ mô đã dần
2

phát huy tác dụng. TTCK Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong số 10 thị trƣờng có
mức độ phục hồi nhanh nhất thế giới.
Sau gần tám năm đi vào hoạt động, nghiệp vụ môi giới chứng khoán (MGCK) của
công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng (OCS) đã dần khẳng định đƣợc vị trí, vai trò
của mình trong tổng thể hoạt động chung của toàn công ty cũng nhƣ những đóng góp
quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của công ty trong mắt các nhà đầu tƣ. Hoạt

động môi giới của OCS trong những năm qua đã đạt đƣợc một số thành công nhất định.
Tuy nhiên, mức độ đóng góp trong doanh thu của hoạt động môi giới vào kết quả kinh
doanh chung của OCS còn khá khiêm tốn và không ổn định, thị phần môi giới chƣa cao,
số lƣợng tài khoản giao dịch gia tăng chậm. Đứng trƣớc tình hình khó khăn của nền kinh
tế nói chung và của TTCK nói riêng, cùng với sức ép cạnh tranh giữa các CTCK trên thị
trƣờng khi mà cung đang lớn hơn cầu nhƣ hiện nay, việc hoàn thiện và nâng cao chất
lƣợng hoạt động môi giới đƣợc đặt ra một cách bức thiết đối với OCS. Do đó, đề tài:
“Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng
khoán Đại Dương" đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Khi thị trƣờng ngày một phát triển hơn, sự cạnh tranh của nhiều CTCK với vai
trò trung gian, đòi hỏi các CTCK nói chung và hoạt động MGCK nói riêng sẽ phải
tích cực, chủ động tìm những biện pháp để thu hút khách hàng đến với mình. Dó đó
hoạt động môi giới phải đƣợc chú trọng và nâng cao chất lƣợng. Có nhƣ vậy mới
đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng và đảm bảo đƣợc mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận của các CTCK.
Trƣớc tầm quan trọng của hoạt động MGCK, trong những năm qua đã có rất nhiều
các công trình nghiên cứu về hoạt động môi giới trên TTCK. Có thể kể đến nhƣ sau:
- Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2007), Phát triển dịch vụ chứng khoán của công
ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), Luận văn thạc sĩ
kinh tế, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày tổng quan về các dịch
vụ của CTCK nhƣ: Dịch vụ môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, tƣ vấn đầu tƣ, ; Các nhân tố ảnh hƣởng tới dịch vụ chứng khoán của CTCK
3

nhƣ: Môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng chính trị - xã hội, tình hình kinh tế, tổ chức
quản lý công ty, nhân sự, ứng dụng công nghệ,… Đồng thời nêu lên thực trạng hoạt
động dịch vụ chứng khoán tại BSC trong khoảng thời gian 2000 – 31/5/2007. Kết
hợp với việc phân tích theo mô hình SWOT, luận văn chỉ ra những điểm mạnh mà
BSC cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra

một vài giải pháp cũng nhƣ kiến nghị giúp BSC có thể phát triển hơn nữa các dịch
vụ chứng khoán của mình trong tƣơng lai.
- Phan Thị Thanh Thủy (2009), Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán
của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, ĐH Đà Nẵng. Luận văn đã nêu lên những lý thuyết chung về nghiệp vụ
MGCK, đồng thời đƣa ra các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của hoạt động
MGCK nhƣ: chỉ tiêu về sự phát triển quy mô giao dịch, thị phần môi giới, mạng
lƣới hoạt động và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ môi giới cũng nhƣ hỗ trợ; Luận
văn cũng nêu lên những nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động MGCK của CTVK, với
hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào đánh giá và
phân tích thực trạng hoạt động MGCK tại ABS trong khoảng thời gian 2006-2009.
Đồng thời đề xuất một số giải pháp cũng nhƣ kiến nghị đối với ABS trong thời gian
tới.
- Hà Hƣơng Giang (2011), Nâng cao thị phần môi giới chứng khoán tại công
ty cổ phần chứng khoán quốc tế Việt Nam (VIS), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, ĐH Ngoại thƣơng. Trong nội dung lý thuyết về hoạt động MGCK, luận văn
đã nêu lên khái niệm, đặc điểm, quy trình và các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động
của nghiệp vụ MGCK nhƣ: Sự phát triển và thực trạng của nền kinh tế - TTCK,
kiến thức và thói quen của nhà đầu tƣ, nhân tố con ngƣời, cơ sở vật chất và trình độ
công nghệ,…; Các chỉ tiêu đánh giá thị phần môi giới của CTCK nhƣ: Thị phần môi
giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, thị phần môi giới trái phiếu, thị phần môi giới
chứng khoán tƣơng đối,…; Các yếu tố ảnh hƣởng tới thị phần MGCK của CTCK
nhƣ: Tốc độ gia tăng về công nghệ, mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động môi
giới,…; Các điều kiện cơ bản để mở rộng thị phần môi giới của CTCK nhƣ: Sự phát
4

triển của TTCK, môi trƣờng pháp lý, năng lực tài chính,… Trên cơ sở lý thuyết
tổng quan, luận văn đã đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng thị phần môi giới
của VIS trong khoảng thời gian 2007-2011, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc
cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao thị phần MGCK của VIS.

Một vài công trình nghiên cứu khác có đề cập đến hoạt động môi giới chứng
khoán:
- TS. Bùi Thị Thanh Hƣơng (2009), Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán,
Tạp chí Chứng khoán Việt Nam.
- Nguyễn Sơn (Số 2 tháng 6/2010), "10 hoạt động của thị trường chứng khoán
Việt Nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Kinh tế và dự
báo, chuyên san "Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam".
Các công trình kể trên đã đề cập tới vai trò của CTCK trƣớc xu hƣớng và chiến
lƣợc phát triển của TTCK Việt Nam, qua đó chỉ ra những điều kiện và giải pháp xây
dựng, phát triển thị các nghiệp vụ chứng khoán của các CTCK. Tuy nhiên, với công
trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, các số liệu mà tác giả phân
tích mới dừng lại ở năm 2007 và đồng thời đối tƣợng nghiên cứu là CTCK ngân hàng
đầu tƣ và phát triển Việt Nam. Hay nhƣ Luận văn của tác giả Hà Hƣơng Giang chỉ đề
cập tới giải pháp nâng cao thị phần MGCK, chứ chƣa đƣa ra giải pháp cho việc nâng
cao chất lƣợng hoạt động MGCK. Với luận văn của tác giả Phan Thị Thanh Thủy, đề
cập tới việc phát triển nghiệp vụ môi giới nói chung mà trong đó nâng cao chất
lƣợng MGCK là một nhiệm vụ, tuy nhiên tác giả phân tích trong bối cảnh nền kinh
tế 2006 – 2009.
Bản luận văn này đi sâu nghiên cứu hoạt động MGCK của OCS trong khoảng
thời gian năm năm trở lại đây (2010 - tháng 6/2014) - một khoảng thời gian đầy
những biến động thăng trầm của TTCK trong nƣớc. Đó là những khó khăn từ ảnh
hƣởng xấu của nền kinh tế vĩ mô, kinh tế thế giới (2011,2012), sự phục hồi dần của
TTCK theo sự khởi sắc của nền kinh tế (giai đoạn nửa sau năm 2013 và trong cả
năm 2014). Đồng thời, với những chính sách, quyết định mới của Chính phủ trong
lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chứng khoán,… đang và sẽ đƣợc triển khai trong
5

thời gian sắp tới hứa hẹn một triển vọng phát triển mới cho TTCK Việt Nam mà
trong đó có sự phát triển của nghiệp vụ MGCK.
Luận văn phân tích thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam nói chung và

hoạt động MGCK của OCS nói riêng gắn với tác động của bối cảnh kinh tế - tài
chính thế giới đầy khó khăn và thử thách trong những năm vừa qua, từ đó chỉ ra
những điểm mạnh mà OCS cần phát huy để chủ động nắm bắt những cơ hội trong
kinh doanh, cũng nhƣ chỉ ra những điểm yếu kém, hạn chế cần khắc phục, qua đó
nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trƣớc các đối thủ trên thị trƣờng và đạt chỉ
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Luận văn nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn về hoạt
động môi giới chứng khoán nói riêng và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói
chung của công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng để từ đó đƣa ra các giải pháp
nâng cao chất lƣợng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng
khoán Đại Dƣơng.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa toàn bộ lý thuyết cơ bản về công ty chứng khoán và hoạt động
môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng hoạt động môi giới tại
công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng.
- Từ những kết quả đánh giá thực tiễn hoạt động môi giới nói riêng và hoạt
động của toàn công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng nói chung, đƣa ra một số
giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động môi giới của công ty.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạt động môi giới tại công ty cổ phần
chứng khoán Đại Dƣơng.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Thực trạng chất lƣợng hoạt động môi giới
tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Dƣơng từ năm 2010 đến tháng 6/2014.
6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp:

- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính trong thu thập và xử lý
thông tin, số liệu.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: điều tra thông qua Phiếu khảo sát, thu thập
những tài liệu, số liệu, các bài báo, các báo cáo, các nguồn thông tin có sẵn có liên
quan đến hoạt động và chất lƣợng hoạt động MGCK của CTCK nói chung và của
riêng OCS,… phản ánh lại thông tin, số liệu một cách chính xác, trung thực.
+ Phiếu khảo sát: Do OCS thực hiện trên website của công ty, trong khoảng
thời gian 31/3/2014 – 12/4/2014. Với số lƣợng phiếu thu đƣợc là gần 500 phiếu.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: các tài liệu, số liệu đã thu thập sẽ đƣợc tổng hợp
lại, so sánh, đối chiếu, phân tích định lƣợng và định tính, … để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Những tài liệu, thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật đảm bảo cơ
sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu.
- Nguồn dữ liệu: từ các tài liệu, thông tin nội bộ của OCS (Phòng môi giới,
Phòng dịch vụ khách hàng, Báo cáo tài chính các năm, Website:
), nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: các bài viết trên sách,
báo, tạp chí ngành, Website: ; ;
,…
6. Những đóng góp của luận văn
Đánh giá thực trạng chất lƣợng hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng
khoán Đại Dƣơng trong 5 năm (từ năm 2010 - tháng 6/2014). Nhận định những kết
quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề chất lƣợng hoạt động
môi giới chứng khoán của công ty và chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế đó.
Đồng thời trên cơ sở phân tích những thách thức và cơ hội phát triển trong tƣơng
lai, luận văn đƣa ra các giải pháp và kiến nghị đối với công ty cổ phần chứng khoán
Đại Dƣơng nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động môi giới của công ty.
7. Kết cấu của luận văn
7

Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công
ty cổ phần chứng khoán Đại Dương".

Đề tài ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và các danh mục tài liệu tham khảo
còn nội dung đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty
chứng khoán.
Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng môi giới chứng khoán của công ty cổ phần
chứng khoán Đại Dƣơng.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng môi giới chứng khoán tại công ty cổ
phần chứng khoán Đại Dƣơng.
8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN

1.1. Khái quát về Công ty Chứng khoán
1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán
TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, là
một bộ phận của thị trƣờng tài chính. TTCK có vai trò hết sức quan trọng trong việc
huy động vốn và phân phối, sử dụng vốn của nền kinh tế. TTCK không giống thị
trƣờng hàng hóa thông thƣờng vì hàng hóa trên thị trƣờng này là các loại chứng
khoán, loại hàng hóa vô hình. Loại hàng hóa này không dễ dàng nhìn nhận đánh giá
và chỉ có giá trị, không có giá trị sử dụng. Do đó, hoạt động giao dịch trên TTCK
không phải trực tiếp do ngƣời muốn mua hay muốn bán thực hiện. Việc quy định
giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng thông qua môi giới, sẽ đảm bảo các chứng
khoán đƣợc giao dịch trên thị trƣờng là những chứng khoán thực và hợp pháp, qua
đó đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tƣ, cũng nhƣ giúp cho thị trƣờng hoạt động liên tục,
lành mạnh, công bằng và hiệu quả hơn.
Là một trong những tổ chức tài chính trung gian, thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh trên TTCK, công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy vai trò ngày càng quan
trọng của mình đối với sự tồn tại và phát triển của TTCK. Lịch sử hình thành và

phát triển của TTCK cho thấy TTCK phát triển luôn kéo theo sự ra đời và phát triển
của các CTCK và các nhà môi giới chuyên nghiệp.
Theo luật chứng khoán Việt Nam số 70/2006/QH11, CTCK đƣợc tổ chức dƣới
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật
doanh nghiệp, để kinh doanh theo giấy phép kinh doanh do Ủy ban chứng khoán
Nhà nƣớc (UBCKNN) cấp.
CTCK là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tƣ cách pháp nhân, có vốn
riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép do
UBCKNN cấp. Nhƣ vậy, CTCK thực chất là một doanh nghiệp kinh doanh chứng
khoán với các nghiệp vụ hoạt động chính là tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành
9

và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán. Trên thực tế, một CTCK không nhất thiết phải thực
hiện đầy đủ tất cả các nghiệp vụ trên, mà chỉ thực hiện những loại hình nghiệp vụ
mà CTCK đƣợc cấp phép tức là đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn, quy định của loại
hình nghiệp vụ đó. Tuy nhiên, nghiệp vụ môi giới vẫn đƣợc coi là nghiệp vụ cơ bản,
quan trọng mà hầu hết các CTCK đều tham gia. Sự phát triển của các CTCK luôn
gắn liền với sự phát triển của TTCK. Nhiều nƣớc trên thế giới đã xem CTCK là một
hạt nhân cơ bản của ngành công nghiệp chứng khoán, nó góp phần thúc đẩy sự phát
triển nền tài chính quốc gia.
1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán
1.1.2.1. Căn cứ vào loại hình tổ chức
Hiện nay, có hai loại hình tổ chức cơ bản của CTCK, đó là: Công ty cổ phần
và công ty trách nhiệm hữu hạn.
 Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Giấy chứng nhận cổ đông của công ty không thể hiện trách nhiệm trả nợ của
công ty đối với các cổ đông, mà thể hiện quyền lợi của ngƣời sở hữu đối với các tài

sản của công ty.
Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị của công ty. Hội đồng
này sẽ đề ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vị quản
lý khác để điều hành, quản lý công ty theo các chiến lƣợc kinh doanh đã đề ra.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn theo quy
định của pháp luật về chứng khoán hiện hành.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là loại hình công ty đòi hỏi trách nhiệm của các thành viên về các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty giới hạn trong số vốn mà họ đã cam kết
góp vào công ty.
10

Công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc phép phát hành cổ phiếu để huy
động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.1.2.2. Căn cứ vào mô hình hoạt động
Là một tổ chức tài chính đặc biệt nên hoạt động của CTCK rất đa dạng và
phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất hay thƣơng mại thông thƣờng.
Việc xác định mô hình tổ chức kinh doanh cho CTCK cũng có nhiều điểm khác
nhau và vận dụng cho các thị trƣờng có mức độ phát triển khác nhau sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, có hai loại mô hình cơ bản hiện nay là:
 Mô hình ngân hàng đa năng
Theo mô hình này, CTCK đƣợc tổ chức dƣới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài
chính tổng hợp. Theo đó, ngân hàng thƣơng mại sẽ hoạt động với tƣ cách là chủ thể
kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này đƣợc biểu
hiện dƣơi hai hình thức sau:
+ Đa năng một phần: Các ngân hàng lúc này sẽ phải thành lập một công ty con
hạch toán độc lập khi kinh doanh chứng khoán và hoạt động phải tách rời với hoạt
động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng mẹ.

Hiện nay, công ty chứng khoán Việt Nam phần lớn đƣợc thành lập và hoạt
động theo mô hình này.
+ Đa năng toàn phần: Các ngân hàng lúc này đƣợc phép trực tiếp kinh doanh
trên TTCK, bảo hiểm, tiền tệ cũng nhƣ các dịch vụ tài chính khác.
Theo mô hình này, các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh để
giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhờ đa dạng hóa đầu tƣ, tăng khả năng
chịu đựng của ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng tài chính; cũng nhờ
vào đó mà ngân hàng có thể tận dụng đƣợc những lợi thế của mình nhƣ nguồn vốn
lớn, cơ sở vật chất hiện đại, hiểu biết về khách hàng để kinh doanh chứng khoán.
Tuy nhiên, mô hình cũng bộc lộ những hạn nhất định. Vì bản chất là tổ chức
tín dụng hoạt động đa năng nên khả năng chuyên môn hóa không sâu nhƣ các
11

CTCK chuyên doanh khác. Ngân hàng thƣờng thích các hoạt động cho vay hơn là
bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Cũng do không tách bạch giữa các hoạt
động nên các ngân hàng rất dễ gây lũng đoạn thị trƣờng. Khi TTCK mà biến động
mạnh cũng sẽ gây ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh tiền tệ từ đó dễ gây khủng
hoảng nền kinh tế tài chính.
 Mô hình chuyên doanh chứng khoán
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc
lập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhiệm không liên quan gì
tới các ngân hàng. Mô hình này bộc lộ rõ những ƣu điểm nhƣ hạn chế đƣợc rủi ro
cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các CTCK chuyên môn hóa sâu trong
lĩnh vực chứng khoán qua đó nâng cao vai trò của các CTCK trong việc thúc đẩy thị
trƣờng phát triển.
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán
Trên thị trƣờng chứng khoán, CTCK có vai trò đặc biệt quan trọng: vừa là nhà
đầu tƣ tham gia trực tiếp vào hoạt động của thị trƣờng, vừa là cầu nối giữa nhà phát
hành và các nhà đầu tƣ khác, cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động
thị trƣờng. Các CTCK còn góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng.

Dù TTCK mang hình thức sở giao dịch hay thị trƣờng phi tập trung (OTC) thì sự
góp mặt của các CTCK là không thể thiếu.
1.1.3.1. Đối với các tổ chức phát hành
Thị trƣờng chứng khoán ra đời, tạo điều kiện cho các tổ chức phát hành có thể
tiếp cận với một kênh huy động vốn linh hoạt, có hiệu quả hơn cũng nhƣ chủ động
hơn khi không phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng trung gian, bằng cách
phát hành các loại chứng khoán và bán trên TTCK sơ cấp. Thông qua hoạt động bảo
lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ cho nhà
phát hành. Ngoài ra, các CTCK còn hỗ trợ chuyên môn thông qua tƣ vấn phát hành
cho các tổ chức phát hành, cung cấp cho các doanh nghiệp các giải pháp tổng hợp
về vấn đề tài chính, cơ cấu tổ chức công ty, lập và đánh giá dự án, quản lý tài sản và
định hƣớng đầu tƣ,…
12

Thêm vào đó, một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc
trung gian. Theo nguyên tắc này, các nhà phát hành và khách hàng đầu tƣ không
đƣợc phép trực tiếp trao đổi chứng khoán với nhau mà phải tiến hành thông qua
trung gian môi giới là các CTCK.
1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư
Thông qua các hoạt động tƣ vấn đầu tƣ, môi giới chứng khoán CTCK có vai
trò làm giảm chi phí về thời gian và chi phí giao dịch cho nhà đầu tƣ, do đó hiệu
quả đầu tƣ sẽ đƣợc nâng cao.
Đối với những hàng hóa thông thƣờng, việc mua bán thực hiện qua khâu trung
gian sẽ làm cho chi phí của ngƣời mua và ngƣời bán tăng lên. Nhƣng đối với TTCK
thì ngƣợc lại, do giá các chứng khoán trên thị trƣờng thƣờng xuyên biến động, mức
độ rủi ro của các chứng khoán cao sẽ làm cho nhà đầu tƣ tốn kém chi phí thời gian
và công sức để tìm hiểu thông tin trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ, cũng nhƣ theo dõi
sự biến động và dự đoán xu hƣớng biến động giá trong thời gian nắm giữ chứng
khoán, điều này thực ra lại trở thành tốn kém hơn rất nhiều so với việc có sự hỗ trợ
của trung gian. Thông qua các CTCK với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và uy

tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tƣ thực hiện các khoản đầu tƣ một cách có
hiệu quả và tiết kiệm hơn.
1.1.3.3. Đối với thị trường chứng khoán
Góp phần làm tăng tính thanh khoản của tài sản tài chính:
+ Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua, bán chứng
khoán giữa các nhà đầu tƣ với nhau qua đó tạo ra tính thanh khoản cho chứng
khoán. Và ở thị trƣờng này, vai trò của các CTCK là hết sức quan trọng khi góp
phần tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trƣờng.
+ Trên thị trƣờng sơ cấp thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, các CTCK
góp phần thực hiện việc huy động các nguồn vốn lớn đƣa vào sản xuất kinh doanh.
Trên thị trƣờng thứ cấp, với việc cung ứng dịch vụ môi giới, lƣu ký chứng khoán,
các CTCK giúp cho nhà đầu tƣ có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền
mặt và ngƣợc lại, điều này làm giảm rủi ro và tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu
tƣ cũng nhƣ làm tăng tính thanh khoản cho chứng khoán.
13

Góp phần xác lập giá cả và điều tiết thị trƣờng:
+ Giá cả của chứng khoán là do thị trƣờng quyết định. Tuy nhiên để thông qua
giá cuối cùng ngƣời mua và ngƣời bán phải thông qua CTCK vì họ không đƣợc
phép tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. CTCK là các thành viên của thị
trƣờng, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trƣờng thông qua đấu giá. Trên
thị trƣờng sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đƣa ra mức giá đầu tiên.
Vì lẽ đó, giá cả của mỗi loại chứng khoán đem giao dịch trên thị trƣờng, đều có sự
tham gia định giá của các CTCK.
+ Trên thực tế, để bảo vệ các khoản đầu tƣ của khách hàng và bảo vệ lợi ích
của chính mình, nhiều CTCK đã nắm giữ những tỷ lệ chứng khoán nhất định để
thực hiện vai trò bình ổn thị trƣờng.
1.1.3.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường
Các CTCK có vai trò cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý thị trƣờng.
Các CTCK có thể thực hiện đƣợc điều này do vừa là ngƣời bảo lãnh phát hành cho

các chứng khoán mới, vừa làm trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các
giao dịch tự doanh trên thị trƣờng. Việc cung cấp các thông tin vừa là quy định của
hệ thống pháp luật vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của CTCK vì các CTCK cần phải
hoạt động minh bạch và công khai. Các thông tin mà CTCK cung cấp có thể là các
giao dịch mua, bán chứng khoán trên thị trƣờng, thông tin về các cổ phiếu, trái
phiếu, thông tin về các tổ chức phát hành và thông tin về các nhà đầu tƣ,… Nhờ
những thông tin này, các cơ quan quản lý thị trƣờng có thể kiểm soát thị trƣờng và
chống lại các hiện tƣợng lũng đoạn, thao túng, bóp méo thị trƣờng.
Tóm lại, là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, CTCK có vai trò hết sức quan
trọng đối với các chủ thể phát hành, các nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý và đối với toàn bộ
TTCK. Những vai trò này đƣợc thể hiện thông qua các nghiệp vụ của các CTCK.
1.1.4. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
1.1.4.1. Môi giới chứng khoán
Là hoạt động trung gian đại diện mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng
để hƣởng hoa hồng. Theo đó CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch
thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trƣờng OTC mà chính khách hàng
phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.
14

1.1.4.2. Tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính
mình. Các giao dịch đƣợc thực hiện từ chính nguồn vốn kinh doanh của các CTCK
nhằm thực hiện mục đích đầu tƣ kinh doanh thu lợi cho công ty và gánh chịu mọi rủi
ro từ hoạt động đầu tƣ của mình. Hoạt động tự doanh chứng khoán đƣợc thực hiện
thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trƣờng chứng khoán OTC. Tại một
số thị trƣờng vận hành theo cơ chế khớp giá, hoạt động tự doanh của CTCK đƣợc
thực hiện thông qua cơ chế tạo lập thị trƣờng. Lúc này CTCK đóng vai trò là nhà tạo
lập thị trƣờng, nắm giữ một lƣợng chứng khoán nhất định của một loại chứng khoán
và thực hiện mua bán chứng khoán với khách hàng để hƣởng chênh lệch giá.
Khác với nghiệp vụ môi giới, chỉ làm trung gian thực hiện lệnh mua bán cho

khách hàng để hƣởng hoa hồng. Đối với nghiệp vụ tự doanh, CTCK kinh doanh
bằng chính nguồn vốn của mình. Vì vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi phải có một
nguồn vốn lớn và có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích
và đƣa ra các quyết định đầu tƣ hợp lý, nhất là trong trƣờng hợp công ty đóng vai
trò là nhà tạo lập thị trƣờng.
1.1.4.3. Tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán
Là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trƣớc khi chào bán
chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành
để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chƣa đƣợc phân phối hết của tổ chức
phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng
Là một trong những nghiệp vụ chính của CTCK, góp phần đảm bảo sự thành công
cao hơn cho đợt phát hành chứng khoán của nhà phát hành, đồng thời giúp tổ chức phát
hành bình ổn giá cả chứng khoán trong giai đoạn đầu ngay sau khi phát hành.
Qua hoạt động bảo lãnh phát hành, CTCK thu đƣợc hoa hồng bảo lãnh. Hoa
hồng này có thể là cố định, có thể là quy định riêng của từng CTCK.
1.1.4.4. Hoạt động tư vấn đầu tư
Là việc CTCK cung cấp cho nhà đầu tƣ kết quả phân tích, công bố báo cáo
phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
15

Tƣ vấn và đầu tƣ chứng khoán là quá trình phân tích các chứng khoán và đƣa ra
các lời khuyên liên quan tới chứng khoán, phân tích các tình huống và có thể thực hiện
một số công việc liên quan đến đầu tƣ và cơ cấu lại nguồn tài chính cho khách hàng.
Trong hoạt động tƣ vấn, CTCK cung cấp thông tin, cách thức đầu tƣ và loại
chứng khoán nên đầu tƣ đối với từng đối tƣợng khách hàng của mình. Hoạt động
này đòi hỏi ngƣời môi giới phải chuyên nghiệp, có nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ cũng nhƣ kinh nghiệm. Mặt khác, tính trung thực của công ty chứng
khoán có tầm quan trọng rất lớn trong việc thu hút khách hàng. Thông thƣờng hoạt
động tƣ vấn đầu tƣ luôn đi kèm với các hoạt động khác nhƣ môi giới, lƣu ký, bảo
lãnh phát hành…

1.1.4.5. Các hoạt động phụ trợ
 Lƣu ký chứng khoán
Lƣu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho
khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.
Đƣợc thực hiện thông qua các tài khoản lƣu ký chứng khoán tại CTCK, đây là
quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán. Khi thực hiện dịch vụ lƣu ký chứng
khoán cho khách hàng, CTCK sẽ thu phí lƣu ký chứng khoán nhƣ: phí chuyển
nhƣợng chứng khoán, phí gửi chứng khoán, phí rút chứng khoán.
 Quản lý thu nhập của khách hàng
Xuất phát từ việc lƣu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình
hình thu lãi, nhận cổ tức từ chứng khoán một cách thƣờng xuyên và là ngƣời đứng
ra làm dịch vụ nhận hộ và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản giao
dịch của khách hàng.
 Tín dụng
Đối với TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho
khách hàng để hƣởng hoa hồng, các CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng
khoán để khách hàng thực hiện bán khống chứng khoán hoặc cho vay để khách
hàng thực hiện mua ký quỹ.

×