Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thảo luận luật kinh tế đề tài bài tập thảo luận phá sản bài tập tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.05 KB, 10 trang )

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Tên công việc Người giải quyết
1. Khoản nợ với ngân hàng A
2. Khoản nợ với công ty TNHH B
3. Khoản nợ với công ty TNHH C
4. Khoản nợ với công ty cổ phần D
5. Khoản nợ với doanh nghiệp tư nhân E
6. Trình tự xử lý các nghĩa vụ tài sản
7. Tổng hợp bài
8. Làm slide

Nhóm trưởng


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 14
STT Họ Tên Mã sinh
viên
Tự đánh
giá
Nhóm
đánh giá
1
2
3
4
5


6
7
8
9
10
11
12

Bài tập thảo luận phá sản
Ngày 20/01/2015, công ty hợp danh X bị tuyên bố phá sản. Tại thời điểm
phá sản, DN có những nghĩa vụ tài sản sau:
- Khoản nợ trị giá 5 tỷ đồng với ngân hàng A, được thế chấp bằng tài
sản có giá trị 10 tỷ đồng, được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi
cho DN. Sau khi DN phục hồi không thành công, tại thời điểm tuyên
bố DN phá sản, tài sản bảo đảm được định giá là 7 tỷ đồng.
- Khoản nợ trị giá 800 triệu đồng để thực hiện hợp đồng với công ty
TNHH B, được bảo đảm bằng tài sản trị giá 1 tỷ đồng. Tại thời điểm
kiểm kê tài sản, giá trị tài sản này được xác định còn 800 triệu đồng.
- Khoản nợ trị giá 1 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng với công ty TNHH
C, đến hạn vào ngày 02/01/2015, được bảo đảm bằng tài sản trị giá
900 triệu đồng. Tại thời điểm kiểm kê, tài sản này vẫn giữ nguyên giá
trị. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ không sử dụng tài sản này vào
quá trình phục hồi DN.
- Khoản nợ trị giá 500 triệu đồng với công ty CP D được xác lập trước
khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Khoản nợ trị giá 300 triệu đồng do thực hiện hợp đồng với DN tư
nhân E sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Khoản nợ 550 triệu đồng tiền thuế
Hãy nêu cách xử lý các nghĩa vụ tài sản trên của công ty X, biết rằng
lệ phí phá sản của công ty là 500 triệu đồng, chi phí phá sản là 300

triệu đồng, công ty CP D còn nợ công ty X khoản nợ có giá trị 1 tỷ
đồng và sau khi xử lý tài sản, DN còn lại 1 tỷ đồng.
Giải quyết tình huống
I. Trình tự xử lý các nghĩa vụ tài sản của công ty X
Áp dụng khoản 1 Điều 54
Điều 54: Thứ tự phân chia tài sản
Khoản 1: Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối
với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao
động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm
phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được
thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
 Trình tự xử lý các nghĩa vụ tài sản của công ty X như sau:
 Chi phí phá sản
 Tiền thuế
 Khoản nợ với công ty cổ phần D
 Khoản nợ do thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân E
 Khoản nợ với ngân hàng A
 Khoản nợ để thực hiện hợp đồng với công ty TNHH B
 Khoản nợ để thực hiện hợp đồng với công ty TNHH C
II. Cách xử lý các nghĩa vụ tài sản của công ty X
1. Chi phí phá sản
Chi phí phá sản là 300 triệu đồng
Khoản tiền này sẽ được thanh toán từ giá trị tài sản của công ty X là 1 tỷ
đồng sau khi xử lý tài sản của doanh nghiệp.

2. Tiền thuế
Khoản nợ 550 triệu đồng tiền thuế của công ty X cũng sẽ được thanh toán từ
giá trị tài sản của công ty X là 1 tỷ đồng sau khi xử lý tài sản của doanh
nghiệp.
3. Khoản nợ với công ty cổ phần D
Áp dụng khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 63
Điều 63: Bù trừ nghĩa vụ
- Khoản 1: Sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản,
chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện
việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định
mở thủ tục phá sản.
- Khoản 3: Phương pháp bù trừ nghĩa vụ
Điểm b: Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với
nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp
đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp vào
khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
 Khoản nợ trị giá 500 triệu đồng của công ty X nợ công ty cổ phần D
sẽ được giải quyết bằng cách bù trừ với khoản nợ trị giá 1 tỷ đồng của công
ty D nợ công ty X. Sau khi bù trừ, công ty cổ phần D phải thanh toán phần
chênh lệch trị giá 500 triệu đồng cho công ty X để công ty X gộp vào khối
tài sản của doanh nghiệp này.
4. Khoản nợ do thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân E
Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 48
Điều 48: Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết
định mở thủ tục phá sản
- Khoản 1: Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh
nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
Điểm b: Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có
bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao

động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49
của Luật này;
 Công ty X phải thanh toán khoản nợ trị giá 300 triệu đồng cho doanh
nghiệp tư nhân E do hợp đồng được thực hiện sau khi tòa án ra quyết định
mở thủ tục phá sản.
5. Khoản nợ với ngân hàng A
Doanh nghiệp X phục hồi không thành công và bị tuyên bố phá sản.
Áp dụng điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 53
Điều 53: Xử lý khoản nợ có bảo đảm
- Khoản 1: Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo
đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này,
Thẩm phám xem xét và xử lý cụ thể như sau:
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản
bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì
xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm
đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên
bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và
xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy
định tại khoản 3 Điều này.
- Khoản 3: Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định điểm b khoản 1 và
khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm
đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần
nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh
lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
=> Khoản nợ trị giá 5 tỷ đồng của công ty X với ngân hàng A sẽ được

thanh toán bằng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp trị giá 7 tỷ đồng. Do giá
trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ nên phần chênh lệch trị giá 2 tỷ đồng này
sẽ được nhập vào giá trị tài sản của công ty X.
6. Khoản nợ để thực hiện hợp đồng với công ty TNHH B
Áp dụng điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 53
Điều 53: Xử lý khoản nợ có bảo đảm
- Khoản 1: Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo
đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này,
Thẩm phám xem xét và xử lý cụ thể như sau:
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản
bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì
xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm
đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên
bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và
xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy
định tại khoản 3 Điều này.
- Khoản 3: Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định điểm b khoản 1 và
khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm
đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần
nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh
lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
=> Khoản nợ trị giá 800 triệu đồng của công ty X với ngân hàng A sẽ
được thanh toán bằng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp trị giá 800 triệu
đồng. Do giá trị tài sản bảo đảm bằng số nợ nên nghĩa vụ tài sản này được
xem là chấm dứt.

7. Khoản nợ để thực hiện hợp đồng với công ty TNHH C
Áp dụng điểm b khoản 1và khoản 3 Điều 53
Điều 53: Xử lý khoản nợ có bảo đảm
- Khoản 1: Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo
đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này,
Thẩm phám xem xét và xử lý cụ thể như sau:
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản
bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì
xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm
đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên
bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và
xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy
định tại khoản 3 Điều này.
- Khoản 3: Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định điểm b khoản 1 và
khoản 2 Điều này được thự hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm
đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần
nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh
lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
=> Ta thấy khoản nợ trị giá 1 tỷ đồng của công ty X để thực hiện hợp
đồng với công ty TNHH C đã đến hạn trước khi công ty X bị tuyên bố phá
sản và tài sản bảo đảm của công ty X không được sử dụng vào quá trình
phục hồi doanh nghiệp. Công ty X nợ công ty C 1 tỷ đồng nhưng tài sản bảo
đảm của công ty X với công ty C chỉ trị giá 900 triệu đồng. Phần nợ còn lại
trị giá 100 triệu đồng của công ty X với công ty C sẽ được thanh toán bằng
số tiền thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Như vậy, sau khi đi phân tích từng nghĩa vụ tài sản riêng lẻ của doanh
nghiệp ta có phương án xử lý các nghĩa vụ tài sản chung của toàn công ty X
như sau:
- Sau khi xử lý tài sản, doanh nghiệp còn lại 1 tỷ đồng.
- Thanh toán chi phí phá sản là 300 triệu đồng
- Thanh toán tiền thuế là 550 triệu đồng
- Sau khi bù trừ nợ, công ty cổ phần D phải thanh toán phần chênh lệch
trị giá 500 triệu đồng cho công ty X để công ty X gộp vào khối tài sản của
doanh nghiệp này.
- Công ty X phải thanh toán khoản nợ trị giá 300 triệu đồng cho doanh
nghiệp tư nhân E.
- Sau khi thanh toán khoản nợ với ngân hàng A, phần chênh lệch trị giá
2 tỷ đồng (do tài sản đảm bảo của công ty X có giá trị lớn hơn khoản nợ với
ngân hàng A) sẽ được nhập vào giá trị tài sản của công ty X.
- Nghĩa vụ tài sản với công ty TNHH B được xem là chấm dứt
- Thanh toán phần nợ còn lại trị giá 100 triệu đồng của công ty X với
công ty C ( do tài sản đảm bảo của công ty X có giá trị nhỏ hơn khoản nợ
với công ty C)
 Vậy số tài sản mà công ty X còn lại sau khi xử lý tất cả các nghĩa vụ
tài sản của doanh nghiệp là:
1000 – 300 – 550 + 500 – 300 + 2000 – 100 = 2250 triệu đồng

×