Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tiểu luận địa lý kinh tế - Đề tài: " WTO THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.87 KB, 35 trang )

SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm
BỘ CƠNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bộ môn ĐỊA LÝ KINH TẾ
**

Tiểu luận:

THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI
CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm : 10
Thứ 3 Tiết 13-16

Ths Nguyễn Việt Lâm

Lớp :ĐHQT5TC

Khoa: QTKD

Phòng :A 06.01

 Thành phố Hồ Chí Minh – 02 / 2012 

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam


1


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm



Để hồn thành được bài tiểu luận này, trước hết nhóm chúng em xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu trường Đại hoc Cơng nghiệp
TP.Hồ Chí Minh, khoa Mác-Lênin và thư viện đã tạo điều kiện cho nhóm
chúng em trong quá trình làm tiểu luận. Đồng thời cũng bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Việt Lâm người đã tận tình hướng dẫn, tạo
điều kiện cho nhóm chúng em thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này.
Hy vọng rằng những kiến thức mà nhóm chúng em mang đến qua tiểu
luận này sẽ góp một phần giúp ích cho mọi người hiểu rõ hơn về bước
chuyển đổi của Việt Nam khi hội nhập WTO.
Xin chân thành cảm ơn.

TP. HCM , ngày 02 tháng 02 năm 2012
Nhóm 10

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

2


SVTH: Nhóm 10


GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm


-Lời cảm ơn.
- Mục lục.
- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và danh sách nhóm.

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Kết quả nghiên cứu.

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA).
2.2. Liên minh thuế quan (Customs Union).
2.3. Thị trường chung (Common Market).
2.4. Liên minh kinh tế (Economic Union).
2.5. Liên minh toàn diện (Comprehensive Union).
3. Các đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Vai trị của hội nhập kinh tế quốc tế.
4.1. Tích cực
4.2. Tiêu cực
5. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

6. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thương mại thế giới WTO.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

3


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

Chương II: Thực trạng của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
1. Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam.
2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập WTO.
3. Thực trạng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: được và mất.
3.1. Tình hình kinh tế.
3.1.1. Về thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế
3.1.2. Về ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính.
3.1.3. Về thể chế kinh tế.
3.1.4. Tác động đến thị trường chứng khoán 2 năm sau WTO: “ Thuyền
mới – gặp bão lớn”.
3.1.4.1.

“Được”

3.1.4.2.

“Mất”

3.1.5. Tác động đến văn hóa xã hội.

3.1.5.1.

Về văn hóa.

3.1.5.1.1. “Được”
3.1.5.1.2. “Mất”
3.1.5.2.

Về xã hội.

4. Những khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO.
4.1. Khó khăn về trình độ phát triển.
4.2. Bất lợi của người đi sau.
4.3. Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển.
4.4. Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết.
Chương III : Định hướng, giải pháp, kiến nghị để Việt Nam phát triển vững
mạnh trong tổ chức WTO.
1. Định hướng.
2. Giải pháp.
3. Kiến nghị.
3.1. Đối với nhà nước.
3.2. Đối với doanh nghiệp.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
- Phụ lục.
- Tài liệu tham khảo.
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

4



SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.
…Chân thành nhận lời góp ý của giáo viên hướng dẫn :
………………………………………………..………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..

DANH SÁCH NHÓM
STT

Họ và tên

MSSV

1


Nguyễn Đậu Tăng

10380121

2

Hồ Phước Bơn

10379311

3

Phạm Hồng Lượng

10382081

4

Nguyễn Thị Ngọc Thanh

10381731

5

Lê Lam Sơn

10380701

6


Lê Xn Hồng Vũ

10381261

7

Đặng Huy Tân

10381451

8

Lê Quốc Lợi

10382321

9

Phạm Ngọc Phóng

10379971

10

Hồng Tiến Đạt

10379511

11


Phạm Văn Hiệp

Điểm

10382011

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

5


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập.
Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vào
trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu thời kì mới với
những cơ hội và thách thức dường như là gia vị trong bữa ăn mà thực khách là Việt
Nam bắt buộc phải nếm thử. Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt
Nam vốn là một đất nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu tư của nước ngồi. Đây
chính là bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam
vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông
nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và cịn nhiều ảnh
hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng
nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thơng;
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành

chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập…
Do đó, là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trước một sự kiện quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta – gia nhập WTO, thì việc tìm hiểu những
tác động của tổ chức này đối với nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết để trang
bị thêm kiến thức trong việc góp phần tìm ra những giải pháp tối ưu cho nền kinh tế
phù hợp với từng giai đoạn của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu:
-

Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

-

Tìm hiểu những mặt hạn chế chưa giải quyết được của nền kinh tế nước ta.

-

Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong

bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
-

Nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tê quốc tế của Việt Nam.

-

Nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam


6


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu được dựa trên phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
từ sách, báo điện tử, website có liên quan. Sau đó dùng phương pháp so sánh số liệu
rồi đưa ra nhận xét và kết luận.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào việc phân tích tình hình tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO. Vì thời gian nghiên cứu
có hạn nên chúng tơi chỉ trình bày sự hiểu biết của mình với đề tài từ năm 1986 đến
nay.
6. Kết quả nghiên cứu:
Qua nghiên cứu và phân tích đề tài tiểu luận, chúng tơi thấy rằng đối với vấn đề
Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đòi hỏi những cải cách thay
đổi rộng lớn, có ảnh hưởng khơng chỉ đến hoạt động ngoại thương mà còn đến đầu
tư, đến tăng trưởng kinh tế, đến thu nhập và đời sống nhân dân, đến vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Thông qua đề tài chúng ta cũng biết thêm về nền kinh tế
nước nhà dù chỉ trong giai đoạn ngắn nhưng cũng là nhưng thong tin cần thiết về
sau này.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

7



SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương І: Cơ sở lí luận của vấn đề hội nhập kinh tế quốc
tế.
1.Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế hay liên kết kinh tế quốc tế ﴾international
economic integeration﴿ là q trình trong đó hai hay nhiều chính phủ kí với
nhau các hiệp định để tạo nên khn khổ pháp lí chung cho sự phối hợp và
điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Mức độ hội nhập tuy có khác
nhau, nhưng tất cả đều nhằm thuận lợi hóa và tự do hóa hoạt động kinh tế
đối ngoại của mỗi nước, góp phần sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn
và nâng cao mức sống của người dân.
 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:
 Tự do hóa lưu chuyển các yếu tố khác tham gia quá trình sản xuất kinh
doanh như vốn, công nghệ, nhân công.
 Thực thi bảo hộ quyền sở hửu trí tuệ.
Thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
 Thuận lợi hóa và tự do hóa việc đi lại của doanh nhân.
 Xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và hợp chuẩn.
 Giải quyết các tranh chấp thương mai theo quy định quốc tế.
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1 Khu vực mậu dịch tự do ﴾Free Trade Area - FTA﴿:
Khu vực mậu dịch tự do là giai đoạn thấp nhất của tiến trình hội nhập
kinh tế. Ở giai đoạn này, các nền kinh tế thành viên tiến hành giảm và loại
bỏ dần các hàng rào thuế quan, các hạn chế đinh lượng và các biện pháp phi

quan thuế trong thương mại nội khối. Tuy nhiên, họ vẫn độc lập thực hiện
chính sách thuế quan đối với các nước ngồi khối. Ví dụ: Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN ﴾ AFTA﴿. . .
2.2 Liên minh thuế quan ﴾Customs Union﴿.
Liên minh thuế quan là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình hội nhập.Tham
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

8


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

gia vào liên minh thuế quan, các thành viên ngoài việc hoàn tất việc loại bỏ
thuế quan và các hạn chế về số lương trong thương mại nội khối cịn phải
thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước ngồi khối. Ví dụ:
Liên minh thuế quan Trung Phi ﴾UDEAC﴿. . .
2.3 Thị trường chung ﴾Common Market﴿.
Thị trường chung là mơ hình lien minh thuế quan cộng thêm với việc bãi
bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyền các yếu tố sản xuất khác như vốn và
lao động. Trong thị trường tự do khơng những hàng hóa, dịch vụ mà hầu hết
các nguồn lực khác đều được tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Ví
dụ: Thị trường chung các nước vùng Caribê.
2.4 Liên minh kinh tế ﴾Economic Union﴿.
Liên minh kinh tế là mơ hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở
mơ hình thị trường chung cộng thêm việc phối hợp các chính sách kinh tế
giữa các nước thành viên. Ví dụ: Liên minh châu Âu ﴾EU﴿.
2.5 Liên minh toàn diện ﴾Comprehensive Union﴿.
Liên minh toàn diện là giai đoạn cuối cùng của quá trình hội nhập. các

thành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh vực kinh tế. Các thành viên
cùng nhau thỏa thuận về các vấn đề sau:
 Cùng nhau xây dựng một chính sách phát triển kinh tế chung cho toàn
liên minh.
 Xây dựng một chính sách đối ngoại chung.
 Hình thành một đồng tiền chung.
 Quy đinh chính sách lưu thơng tiền tệ cho toàn liên minh.
 Xây dựng một ngân hàng trung ương chung thay thế cho ngân hàng
trung ương của các nước thành viên.
 Xây dựng một chính sách quan hệ tài chính, đối ngoại chung của liên
minh với các nước ngồi liên minh và với các tổ chức tài chinh - tiền tệ
quốc tế.
3. Các đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế.
 Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển cao của phân công
lao động quốc tế.
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

9


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

 Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phối hơp mang tính chất liên
quốc gia giữa hai hay nhiều nhà nước độc lập, có chủ quyền trong một hay
nhiều nhà nước độc lập.
 Thứ ba, hội nhập kinh tế khu vực và song phương được xem như một
giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới:
xu hướng tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch.

4. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.
4.1 Tích cực: Tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.
 Tăng khả năng tiêu thụ hang hóa, dịch vụ ở mỗi quốc gia nhờ mở rộng
thị trường ngoài nước.
 Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của mỗi nước theo
hướng chun mơn hóa sản xuất.
 Thúc đẩy q trình đổi mới và hồn thiện thể chế kinh tế, chính trị, xã
hội ở mỗi quốc gia.
 Dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan, phi thuế quan giữa các thành viên.
4.2 Tiêu cực: đặt ra những thách thức đối với mỗi quốc gia.
 Sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa và doanh nghiệp của mỗi quốc gia.
 Xóa bỏ hàng rào thuế quan có nghĩa là các quốc gia sẽ mất đi nguồn thu
ngân sách.
 Việc tiến hành cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trước áp lực hội
nhập địi hỏi phải có một nguồn tài lực và vật lực rất lớn nên sẽ gây khó
khăn cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát
triển.
 Do có sự khác biệt về trình độ giữa các thành viên nên dễ tạo ra nguy cơ
cho các nền kinh tế đang phát triển phải phụ thuộc nhiều về kinh tế vào một
số trung tâm kinh tế chủ chốt.
 Các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống dễ bị xói mịn trong tiến trình
hội nhập.
 Trong phạm vi tồn cầu, hội nhập kinh tế khu vực và song phương có
thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các khối kinh tế và mậu dịch với nhau, giữa
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

10



SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

trong khối và ngồi khối nên rất dễ xảy ra tình trạng chia cắt thị trường thế
giới và ngăn cản quá trình tự do hóa đa phương, lam chậm tiến trình tồn
cầu hóa.
5. Qúa trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị
nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành cơng cuộc đổi mới một cách tồn diện
và sâu sắc trên các lĩnh vực. Gắn kết các nội dung đổi mới để đảm bảo cho
quá trình đổi mới là q trình hồn thiện hệ thống luật pháp , cơ chế quản lí ,
từng bước hình thành các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này
khơng chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước , sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc mà còn tạo ra tiền đề bên trong – nhân tố quyết định
cho tiến trình hội nhập với bên ngồi. Việt Nam đã phát triển mạnh, quan hệ
toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập hiệp hội
các nước Đông Nam Á(ASEAN); Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương(APEC) ; Kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì ...Đây là
những bước đi quan trọng, là sự “cọ xát” từng bước trong tiến trình hội
nhập. Thực tiễn đã chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp
khó khăn. Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hang hóa nước bạn
tràn vào đẩy doanh nghiệp nước ta bị động, một số nghành sản xuất “lao
đao”, một số doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh
nghiệp đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển.
Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế
theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán
bộ trẻ có trình độ chun mơn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội
ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dam
chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với canh tranh. Đây là nguồn lực quý báu

cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thức được tồn cầu hóa là một xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia, năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) và kiên trì đàm phán, cải tổ để gia nhập tổ chức
này.
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

11


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

6. Qúa trình hình thành và phát triển tổ chức thương mại thế giới
WTO.
Tổ chức thương mại thế giới ﴾World Trade Organization - WTO﴿ ra đời
trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân la hiệp định chung về thuế quan vá
thương mại ﴾ The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT ﴿. Đây
là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các
quốc gja trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và
đang được các nước đàm phán và kí kết.
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương
mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên
Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy
nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. Một
số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp
Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để

kiểm sốt chứ khơng phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn
của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh
thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT). GATT đóng vai trị là khung pháp lý chủ yếu của hệ
thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham
gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước
thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết
thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO
kế thừa, quản lý, và mở rộng. Khơng giống như GATT chỉ có tính chất của
một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.
WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
 CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA WTO:


Thương mại khơng có sự phân biệt đối xử.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

12


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm



Tạo dựng nền tảng ổn định cho thương mại.




Bảo đảm thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán.



Tạo môi trương cạnh tranh ngày càng bình đẳng.



Điều chỉnh hệ thống thương mại quốc tế.

 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

13


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

Chương II: Thực trạng của Việt Nam trước và sau khi gia
nhập WTO.
1. Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam.
 04-01-1995: Đơn xin gia nhập WTO được Đại hội đồng tiếp nhận.
 31-01-1995: Ban xem xét công tác gia nhập ﴾WP﴿ của Việt Nam được
thành lập với chủ tịch là ông Eiril Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO.

 24-08-1995: Việt Nam nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt
Nam và gửi tới ban thư kí WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban
công tác.
Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét
duyệt.
Đầu năm 2002: Việt Nma gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới
WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên
trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ.
 09-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập
WTO
 09-06-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn
đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO.
 12-06-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang
Wshington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của thủ tướng Phan Văn
Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương.
 18-07-2005: Vieetj Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mơ cửa
thị trường để Việt Namgia nhập WTO.
 31-05-2006: Kí thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
 26-10-2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các
nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng khơng
thể kết thúc được cho đến phút chót.
 Ngày 7 tháng 11 năm 2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ
chức này.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

14


SVTH: Nhóm 10


GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

2. Thực trạng của Việt Nam trước khi gia nhập WTO.
Tổng quan nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 – Đổi mới: “luồng gió
mát cho nền kinh tế Việt Nam.
Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế
lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đặc biệt, các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều
kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa.Từ năm 1989, Việt Nam
bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm
chế dần dần. 6-1991 Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước" và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Thời kỳ
1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành cơng lạm phát đồng thời lại
tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 19981999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình
trạng giảm phát và thiểu phát
Xuất khẩu trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm. Tỉ lệ
nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống
gần như cân bằng vào năm 1989 và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990.
Năm

1986

1988

1989

1990


1991

Nhập siêu

-47,6%

-30%

-0.8%

+2.5%

-3.2%

Tăng trưởng kinh tế của VN từ 1992 đến 1996 đạt đến 9% năm, nhưng từ 1997 thì
giảm dần.
Sau khủng hoảng kinh tế, chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: sự ổn định kinh tế vĩ mô
hơn là sự tăng trưởng áp dụng nguyên tắc “ chậm mà chắc”.
Nhờ chính sách đổi mới Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực đã trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 Thế Giới. Bên cạnh gạo các mặt hàng xuất
khẩu chính là : hồ tiêu, cà phê, chè , cao su, hạt điều , thủy sản....v.v.v và được xếp
vào các thứ hạng cao trên thế giới .
Song song với những nỗ lực tăng sản lượng nông nghiệp.Việt nam đã tìm cách tăng
cường sản phẩm cơng nghiệp. Sản phẩm công nghiệp không những nhiều gấp bội
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

15


SVTH: Nhóm 10


GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

về số loại mà cịn gấp nhiều về sản lượng.Cơng nghiệp chiếm 32.5 % GDP năm
1999.Tính đến đầu năm 2005, cả nước có 23.2 nghìn doanh nghiệp cơng nghiệp
đang hoạt động với tổng số gần 3.2 triệu lao động , tổng số vốn gần 677,2 nghìn tỉ
đồng, tài sản cố định 400 nghìn tỉ đồng .
Về thương mại việc mua bán ở trong nước được tự do hóa, nhiều sản phẩm cung đã
vượt cầu .Hiện Việt Nam có quan hệ với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, kim
ngạch xuất khẩu tăng 20% /năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch
xuất khẩu năm 2006 tương đương trên 60% GDP cả nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng tới 60 lần, từ mức 789 triệu USD năm 1986 lên hơn
48,5 tỷ USD năm 2007. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) liên tiếp lập những kỷ lục mới trong năm 2007 với mức cam
kết lần lượt là 21,3 tỷ USD và 5,4 tỷ USD.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư
với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã
hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực
với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.Thơng qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà
đầu tư nước ngồi, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện
Kể từ 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên hầu hết các lĩnh
vực, tạo nên thế và lực mới, và mở ra rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho
đất nước . Liên tục trong vòng 20 năm, tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP tăng bình
quân 7% / năm, riêng năm 2005 và 2006 tăng trưởng trên 8%/năm. Dự báo kinh tế
Việt Nam tăng trưởng 8,5% trong năm 2007. Đất nước đã chuyển mạnh sang nền
kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Chính phủ Việt
Nam đang hồn thiện thể chế kinh tế thị trường. Cùng với Trung Quốc, Nam Phi, và
Vê-nê-zu-ê-la, đầu tháng 5/2007, tổ chức ASEAN đã chính thức ra tun bố cơng
nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo số liệu của IMF, tổng sản
phẩm quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm 2004 lên hơn 60 tỷ USD năm

2006, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 40 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vượt trên 10 tỷ USD.riêng năm 2006 đã thu hút được 10,2 tỷ
USD.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

16


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

Những thành tựu kinh tế chung của đất nước đã góp phần cải thiện đời sống các
tầng lớp nhân dân. Cơng cuộc xố đói giảm nghèo đạt kết quả nổi trội, Việt Nam đã
hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo trước thời hạn
10 năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống còn
19% năm 2006.
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở mức
khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Việt Nam đang phấn đấu thực hiện mục tiêu để sớm ra khỏi nước kém phát
triển năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
3. Thực trạng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Được và mất.
3.1

Tình hình kinh tế

3.1.1 Về thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế:
 Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 và 2008 tương ứng đạt 48,6 tỷ và 62, 9 tỷ

USD, tăng tương ứng 21,9% và 29,5%; Riêng năm 2008 nếu loại trừ trị giá tái
xuất sắt thép, vàng và yếu tố tăng giá thì xuất khẩu hàng hố chỉ tăng 13,5%;
Như vậy có thể nói, xuất khẩu vẫn chưa thể hiện mức độ bứt phá so với các
năm trước.
 Tổng đầu tư xã hội năm 2007 đạt tới 44% GDP và năm 2008 ước khoảng
43,1% GDP. FDI bùng phát kể từ năm 2007 FDI đăng ký tới 21,3 tỷ USD mức
cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 thực hiện đạt
trên 8 tỷ USD riêng phần vốn nước ngoài là 6,7 tỷ USD. Các con số về vốn
cam kết và thực hiện giải ngân tương ứng năm 2008 là 60.3 tỷ USD, 11,5 tỷ
USD. Vốn đầu tư nhà nước năm 2007 vẫn chiếm tỷ trọng tới 47,2% tổng vốn
đầu tư xã hội; đặc biệt, đầu tư của khu vực DNNN năm 2007 tăng rất mạnh.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội
đã giảm đáng kể, từ 37-38% giai đoạn 2004-2006 xuống còn 31,6% năm 2007.
Sang năm 2008, vốn đầu tư nhà nước năm chiếm tỷ trọng 41,3% tổng vốn đầu
tư xã hội; trong khi đó khu vực ngồi nhà nước chiếm 41,3% và khu vực đầu
tư nước ngoài chiếm 29,8%.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

17


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

 Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm
trước đó và đạt 8,5%. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chậm cải thiện. Tăng trưởng
GDP năm 2008 chỉ đạt 6.23%.
3.1.2. Về ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính:

 Lạm phát (tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng CPI so với tháng 12 năm trước)
năm 2007 là 12,6% và năm 2008 – 19,98%. Đây là 2 năm có lạm phát cao kỉ
lục có sự leo thang kể từ năm 1995. Có nhiều nguyên nhân, song sự lúng túng,
bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ, nhất là trong năm 2007 và
q I/2008 đã làm xấu thêm tình hình.
 Do nhập khẩu tăng quá nhanh, nên thâm hụt thương mại hàng hoá năm 2007
và 2008 tương ứng lên tới 14,1 tỷ USD và 17,5 tỷ USD (dù đã có xu hướng
giảm theo tháng). Năm 2007, nhờ các khoản tiền kiều hối và lao động từ nước
ngoài chuyển về, FDI, ODA, và đầu tư gián tiếp,… tăng mạnh nên cán cân
thanh toán quốc tế tổng thể có thặng dư hơn 10 tỷ USD. Trong nửa năm đầu
năm 2008, khả năng tài trợ cho thâm hụt thương mại trở nên thiếu bền vững
hơn; cán cân thanh tốn tổng thể vẫn có thặng dư, song thấp chỉ khoảng 0,5 tỷ
USD.
 Năm 2006-2007 chứng kiến sự bùng nổ thị trường chứng khốn, các hoạt động
tài chính, ngân hàng. Các chỉ số đo độ sâu tài chính (như tín dụng/GDP và
M2/GDP) và qui mơ thị trường chứng khốn (như mức độ vốn hoá, số doanh
nghiệp niêm yết, số cơng ty chứng khốn,…) đều tăng cao. Hệ thống ngân
hàng và thị trường tài chính Việt Nam đã có bước phát triển nhất định. Tuy
nhiên, rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro bất ổn hệ thống ngân hàng tăng lên.
Một số ngân hàng đã và đang phải đối mặt với các vấn đề kém thanh khoản và
tỷ lệ nợ xấu tăng.
 Thu Ngân sách nhà nước năm 2007 và 2008 tăng đáng kể; riêng thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu năm 2007 tăng 15,4% so với năm 2006 và 6 tháng đầu
năm 2008 tăng 53,7% (do nhập khẩu hàng hố bùng nổ). Tuy nhiên, tính bất
định của thu NSNN trong thời còn cao, trong khi sức ép tăng chi thường xuyên
và chi đầu tư, nhất là cho phát triển kết cấu hạ tầng vẫn rất lớn.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

18



SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

3.1.3 Về thể chế kinh tế:
 Quan hệ tương tác giữa Đổi mới, cải cách trong nước, đặc biệt là việc xây
dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, với tiến trình hội nhập, gia nhập WTO trở
nên chặt chẽ hơn (Biểu hiện qua công tác xây dựng mới và bổ sung các văn
bản pháp luật, hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính.
 Chức năng của nhiều bộ được quyết định chậm. Hơn nữa, đến tháng 2/2008
mới có Nghị định 13/2008/NĐ-CP qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những chậm trễ này có
ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc chấn chính tổ chức và hiệu quả hoạt động của
nhiều Bộ, tỉnh/thành.
 Chính phủ đã thơng qua Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 ban
hành Chương trình hành động (CTHĐ) nhằm thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW. Tại khơng ít Bộ, địa phương, việc triển khai thực hiện các cam kết
gia nhập WTO đã diễn ra tương đối tích cực và đạt được những kết quả quan
trọng bước đầu. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, nhìn chung việc thực hiện
CTHĐ lần này vẫn có nguy cơ đi theo “lối mịn” cũ, mang tính hình thức,
thiếu hiệu lực, kết quả trong thực thi, giám sát.
 Tác động đến cơ cấu kinh tế:
 Tăng trưởng kinh tế sau một năm gia nhập WTO đã đạt mức cao nhất trong
vòng hơn 10 năm vừa qua. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng khai thác
lợi thế so sánh với tốc độ tăng trưởng của khu vực sử dụng nhiều lao động cao
hơn so với khu vực sử dụng ít lao động.
 Nền kinh tế chịu tác động không lớn từ những biến động kinh tế thế giới. Đầu
tư trong nước và tiêu dùng là những nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
ở mức cao.

 Tác động cơ cấu xuất nhập khẩu:
Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Cơ
cấu xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển biến về chất, chuyển dần từ hàng nguyên liệu
thô sang hàng chế biến. Thị trường xuất khẩu cũng được đa dạng hóa và giúp Việt
Nam ít phụ thuộc hơn vào sự biến động của từng nước bạn hàng. Tỷ trọng của các

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

19


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

mặt hàng nơng sản và khai khóang trong tổng giá trị xuất khẩu giảm và tăng tỷ
trọng của các sản phẩm chế tạo. Trong cơ cấu nhập khẩu, máy móc thiết bị và
nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy
tỷ trọng của hàng tiêu dùng đang tăng lên. Việt Nam vẫn nhập chủ yếu hàng hóa từ
các nước Đơng Nam Á và Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai khi hàng nhập chủ yếu là máy móc và
nguyên vật liệu.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 và 2008 tương ứng đạt 48,6 tỷ và 62, 9 tỷ USD,
tăng tương ứng 21,9% và 29,5%; Riêng năm 2008 nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt
thép, vàng và yếu tố tăng giá thì xuất khẩu hàng hố chỉ tăng 13,5%; Như vậy có
thể nói, xuất khẩu vẫn chưa thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước.
- Tổng đầu tư xã hội năm 2007 đạt tới 44% GDP và năm 2008 ước khoảng 43,1%
GDP. FDI bùng phát kể từ năm 2007 FDI đăng ký tới 21,3 tỷ USD mức cao nhất kể
từ khi có Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 thực hiện đạt trên 8 tỷ USD
riêng phần vốn nước ngoài là 6,7 tỷ USD. Các con số về vốn cam kết và thực hiện

giải ngân tương ứng năm 2008 là 60.3 tỷ USD, 11,5 tỷ USD. Vốn đầu tư nhà nước
năm 2007 vẫn chiếm tỷ trọng tới 47,2% tổng vốn đầu tư xã hội; đặc biệt, đầu tư của
khu vực DNNN năm 2007 tăng rất mạnh. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài
nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội đã giảm đáng kể, từ 37-38% giai đoạn 20042006 xuống còn 31,6% năm 2007. Sang năm 2008, vốn đầu tư nhà nước năm chiếm
tỷ trọng 41,3% tổng vốn đầu tư xã hội; trong khi đó khu vực ngoài nhà nước chiếm
41,3% và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 29,8%.
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước
đó và đạt 8,5%. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chậm cải thiện. Tăng trưởng GDP năm
2008 chỉ đạt 6.23%.
 Tác động đến nguồn thu ngân sách:
Việt Nam không gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với nguồn thu ngân sách
như nhiều quốc gia khác. Thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong tầm kiểm sóat của
Chính phủ cho dù tỷ trọng nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm. Lý do chủ yếu là việc
giảm thuế suất của Việt Nam diễn ra theo lộ trình; đồng thời kim ngạch nhập khẩu
tăng nhanh đã làm tăng diện thu thuế và bù đắp cho việc giảm thuế suất.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

20


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

 Tác động lạm phát, chính sách tiền tệ và tỷ giá :
 Lạm phát tăng cao trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất trong năm
2007. Giá các mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là các mặt
hàng nguyên liệu đầu quan trọng, đã có tác động tiêu cực đến sản xuất và giá
cả hàng tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều

mặt hàng nơng sản. Do đó, giá các mặt hàng này trên thị trường trong nước
cũng tăng theo.
 Do sự tăng nhanh của luồng vốn từ bên ngồi, Chính phủ đã chọn giải pháp
tránh sự lên giá của của đồng nội tệ so với đô la Mỹ bằng việc phát hành đồng
nội tệ để mua đơ la Mỹ. Chính sách trung hịa hóa khơng thực sự hiệu quả và
một lượng tiền lớn đã được đưa vào lưu thông. Tổng phương tiện thanh tóan
và tín dụng từ hệ thống ngân hàng gia tăng nhanh chóng, đẩy giá cả hàng tiêu
dùng lên cao hơn.
 Khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam vẫn được duy trì, chủ yếu
do sự mất giá của đồng đô la Mỹ với các đồng tiền của các bạn hàng thương
mại chính của Việt Nam và do việc gắn đồng nội tệ với đô la Mỹ. Tuy nhiên,
trong thời gian tới, nếu việc trung hòa hóa lượng tiền phát hành thêm khơng
thực hiện hiệu quả và lạm phát vẫn ở mức cao, Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh
tranh về giá đối với các đối thủ chính trong khu vực, đặc biệt khi đồng đơ la
Mỹ phục hồi giá trị so với các ngoại tệ mạnh khác.
 Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký lên mức kỷ lục hơn 20 tỷ đô la Mỹ
trong năm 2007 và đã đóng góp quan trọng vào phát triển các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, các ngành công nghiệp nhẹ, nơi Việt Nam có lợi thế so sánh, chỉ thu hút
được khối lượng khiêm tốn vốn đầu tư. Thu hút đầu tư vào những ngành có giá trị
gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, viễn thơng và cơng nghệ cao vẫn còn hạn
chế.
 Tác động đến thị trường chứng khốn :
Thị trường chứng khóan mặc dù cịn nhỏ bé so với quy mơ khu vực nhưng đã
có những bước phát triển nhanh chóng với tỷ lệ vốn hóa thị trường đạt 43.7 % GDP
năm 2007, chủ yếu nhờ việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các công
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

21



SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

ty lớn. Thị trường chứng khóan ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và
quỹ đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên
quan trọng và là lực lượng dẫn dắt thị trường chứng khóan Việt Nam.
 Tác động đến cán cân thanh tốn và dự trữ ngoại hối :
Sự gia tăng mạnh nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc thiết bị dẫn đến
thâm hụt lớn cán cân thương mại và vãng lai. Thâm hụt này được bù đắp bởi thặng
dư trong cán cân vốn, chủ yếu từ nguồn đầu tư gián tiếp. Do đó, cán cân thanh tóan
trở nên dễ bị tổn thương hơn với những biến động của dòng vốn ngắn hạn này. Tuy
nhiên, cán cân thanh tóan vẫn thặng dư ở mức cao và dự trữ ngoài hối đạt mức tăng
kỷ lục trong năm 2007. Mức dự trữ cao này được coi là phù hợp trong bối cảnh cán
cân vốn tương đối mở hiện nay
3.1.4.Tác động đến thị trường chứng khóan 2 năm sau WTO “Thuyền
mới- gặp bão lớn”
3.1.4.1“Được” :
Sự kiện gia nhập WTO đã có nhiều tác động tích cực đến thị trường chứng
khống Việt Nam .Các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới đã giúp thị trường
chứng khoán Việt Nam dễ dàng hơn trong việc di chuyển vốn, loại bỏ các khâu
trung gian không cần thiết, giảm bớt chênh lệch trong giao dịch. Các giao dịch
cũng diễn ra nhanh chóng hơn
Thị trường chứng khóan mặc dù cịn nhỏ bé so với quy mơ khu vực nhưng đã
có những bước phát triển nhanh chóng chủ yếu nhờ việc phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng của các cơng ty lớn. Thị trường chứng khóan ngày càng thu hút
sự quan tâm của nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư
nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng và là lực lượng dẫn dắt thị trường chứng
khóan Việt Nam.

2007 “Những ngày đẹp trời” : Dưới tác động của việc Việt Nam gia nhập
wto với các cam kết mới, đồng thời qua sự kiện tổng thống Bus viếng thăm TT
giao dịch chứng khốn Tp.HCM giúp lịng tin của người dân vào sân chơi chứng
khoáng Việt Nam tăng cao, thúc đẩy nhịp độ của thị trường này.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

22


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

Năm 2007, tổng giá trị vốn hóa của thị trường đã đạt trên 43% GDP. Trong
khi mục tiêu của Nhà nước là tới năm 2010, vốn hóa của thị trường chứng khốn
chiếm 35% GDP
Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường còn thể hiện ở con số hơn 330.000 tài
khoản so với con số chỉ hơn 100.000 tài khoản năm 2006. Điều này cho thấy sự
quan tâm của công chúng đầu tư tới thị trường ngày càng lớn sau khi Việt Nam gia
nhập wto.
Cuối năm 2006, chỉ có khoảng 1.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi thì
cả năm 2007 con số đã lên tới 7.000. Tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị trường
là 3 tỷ USD, nhưng nếu tính cả một lượng tiền để dành cho các IPO thì vào khoảng
7-10 tỷ USD.
Tóm lại có thể khẳng định rằng 2007 là năm “nhảy vọt “ của chứng khoáng
Việt Nam.
3.1.4.2 “Mất” :
Tuy nhiên việc gia nhập wto đã tạo cho thị trường chứng khoáng Việt Nam
nhiều biến động trong sân chơi mới.Sự tác động mạnh mẽ của việc gia nhập wto

vào nền kinh tế Việt Nam với những được và mất , cùng rất nhiều thách thức
lớn.Kèm theo xu hướng nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng ,chẳng khác nào đặt
thì trường chứng khống Việt Nam vào cảnh “ Thuyền mới -gặp bão lớn”
“Năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007”
Hết quý I năm 2008, khi những dấu hiệu nguy hiểm như cơn khủng hoảng
trên thị trường tín dụng nhà đất tại Mỹ bắt đầu phát tín hiệu, chỉ số lạm phát, nhập
siêu tại Việt Nam tăng kỷ lục...làm chỉ số vn-index bắt đầu giảm.
Quý II, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam xấu đi nhanh chóng. VN-dex
trượt dài về đáy 366 điểm vào ngày 20/6.
Quý IV, toàn bộ bi kịch của nền kinh tế thế giới và Việt Nam được phơi bầy.
VN-Index tụt xa khỏi mốc 366 điểm. Thậm chí, cơn khủng hoảng trên TTCK Việt
Nam cịn vượt xa cả những thị trường khác.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

23


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

Biểu đồ chỉ số vn-index thời gian vừa qua : sụt giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam khơng hẳn khơng có những cơ hội.
TTCK Việt Nam năm 2009 là khó có thể hồi phục mạnh.Dấu hiệu cho thấy mấy
tháng đầu năm 2009 thị trường vẫn trong cảnh ảm đạm. Thế nhưng, nếu xem xét
chứng khoán là một kênh đầu tư trung và dài hạn, đây là khoảng thời gian rất thích
hợp. Thêm nữa, dù là vô căn cứ, trên TTCK luôn tồn tại sự bất hợp lý - sự hồi phục
của TTCK có thể đi trước sự phục hồi của nền kinh tế.

3.1.5.Tác động đến văn hóa - xã hội:
3.1.5.1 Về văn hóa.
3.1.5.1.1 “Được”
Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là một tất
yếu khơng thể né tránh. Và giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn hóa cũng khơng
thể coi nhẹ mặt nào. Coi nhẹ hội nhập kinh tế thì đất nước sẽ chậm ra khỏi một nền
kinh tế nghèo. Coi nhẹ hội nhập văn hóa đơi khi lại nguy hiểm hơn bởi có thể bị các
nền văn hóa khác đồng hố.
Năm 2007,2008 vừa qua đã khép lại với hàng loạt sự kiện đánh dấu những
mốc son quan trọng của nước ta trong phát triển bền vững và hội nhập. Cùng với
những thành tựu về kinh tế thì trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật, Việt Nam cũng
gặt hái được rất nhiều thành công, bằng những chương trình tạo được tiếng vang
mang tầm vóc quốc tế…như Duyên dáng Việt Nam,Hoa hậu thế giới người Việt ,
hoa hậu Trái Đất tại Nha Trang.

WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

24


SVTH: Nhóm 10

GVHD: Th.s Nguyễn Việt Lâm

Về giáo dục có nhiều thay đổi lớn .Nhiều cải cách về cơ chế thi cử, cũng như
mơ hình đào tạo mới, học theo hình thức tín chỉ tạo sự linh hoạt và điều kiện cho
học sinh ,sinh viên học tập một cách tốt hơn.hiệu quả hơn.Kèm theo đó là sự mở
rộng của giáo dục, cũng như là sự đầu tư từ nước ngoài, nhiều trường quy mơ chất
lượng tốt của nước ngồi được xây dựng ở Việt Nam.
Sau hội nhập, đã tạo một luồn gió mới vào xã hội người Việt , nhận thức

được nâng cao, con người được tiếp cận gần hơn với thế giới thông qua các phương
tiện hiện đại cũng như là những lợi ích điều kiện mà việc gia nhập WTO mang lại.
3.1.5.1.2 “Mất”:
Nỗi buồn văn hóa thời hội nhập khơng chỉ trong ngơn ngữ chuyện trị hàng
ngày, mà cả trên ti vi, tại các chương trình trị chơi truyền hình, các thí sinh tham
gia cuộc chơi sử dụng các từ: “Wow”, “Ok”, “Yes”, “No”… cách sử dụng ngôn ngữ
hàng ngày bị pha tạp ở không chỉ giới trẻ, mà cả người lớn, và ngay cả nhà văn,
nhà báo thỉnh thoảng cũng vướng phải.
Về văn học, mấy năm qua dịng văn học Việt khơng có tác phẩm nổi bật. Số
lượng lớn tác phẩm chạy theo xu hướng phô trương hình thức, chuyện tình ma mị,
khai thác tính dục, khơng phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc.
Trong giới văn nghệ sĩ lại nghi kỵ nhau về chuyện đạo nhạc, “chôm” bản
quyền.
Một phần nhỏ trong xã hội đã bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực song
chúng ta vẫn khắc phục được.
3.1.5.2 Về xã hội:
- Việc gia nhập WTO năm 2007 chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với tạo việc làm.
Số lao động có việc làm năm 2007 và 2008 tăng tương ứng 2,3% và 2,0%, trong khi
con số này của năm 2006 là 2,7%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm, song tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên lại tăng.
- Trong khi tiền lương bình qn của người làm cơng ăn lương năm 2007 tăng gần
10% so với năm 2006, thì lạm phát tăng quá cao làm cho thu nhập thực của số đông
người lao động bị giảm sút. Tăng trưởng kinh tế năm 2008 chậm lại, một bộ phận
doanh nghiệp đình trệ dẫn đến tình trạng mất việc làm và thu nhập giảm. Đình cơng
của cơng nhân trong nửa đầu năm 2008 diễn ra nhiều so với những năm trước. Tỷ lệ
WTO – Bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

25



×