ĐỀ TÀI : Hãy phân tích một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật .
Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của bản thân .
MỤC LỤC
Phần I: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.1Sự ra đời của phép biện chứng duy vật
1,2Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.2.1Khái quát về mối liên hệ phổ biến
1.2.2 Cơ sở khoa học mối liên hệ phổ biến
1.2.3 Nội dung nguyên lý
1.2.4 Tính chất của mối liên hệ phổ biến
1.2.5 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Phần II : Vận dụng của bản thân
1.Trong cuộc sống
2.Trong học tập
LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng
đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen
đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội
loài người và của tư duy”.
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng
vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin
khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng.
Nhóm 4 sẽ đi phân tích về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, từ đó sẽ rút ra được
ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này , nhằm áp dụng vào thực tiễn
thông qua sự vận dụng của bản thân chúng ta.
Phần I: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.1 Sự ra đời của phép biện chứng duy vật
Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng. Trải
qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn vinh có suy vong. Khởi đầu
là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm - dương”
của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại. Đến
khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong
tư duy triết học mà đại diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn của
phương pháp siêu hình. Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đây là
thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó
là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là Hêgen ông được coi là
tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này. Ngày nay phép biện
chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vât. Phép biện
chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lý,
những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện thực. Cho nên
nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép
biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa
các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và
chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy
không ngừng vận động và phát triển. Tuy nhiên sự hạn chế của phương pháp
biện chứng này là tuy nó cho chúng ta thấy một bức tranh về sự tác động qua
lại, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ
cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển. Hơn nữa
phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện chứng duy tâm
khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc của phép biện
chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là
sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà thôi. Phép biện
chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc của chúng ta
chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản
thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự
vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan.Như vậy phép biện
chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và
sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy P.Ăngen đã định nghĩa: “phép
biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và
sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.”
1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.2.1 Khái quát về mối liên hệ phổ biến
Trong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác
nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Trong lịch sử triết học, để trả lời
câu hỏi đó, ta thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các
sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái
kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn
nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định
bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những người theo quan
điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối
quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình thức
liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn giới vô
cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không
thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo
thành xã hội đứng yên không vận động
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện
tượng và các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động
qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác
động đến từ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó
có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã
hội, giáo dục y tế.v.v; môi trường ảnh hưởng to lớn đến con người không chỉ
trong một nước mà trên toàn thế giới và ngược lại, hoạt động của con người
cũng tác động, ảnh hưởng làm biến đổi môi trường.
1.2.2 Cơ sở khoa học
Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trả lời câu
hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối
quan hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng
siêu tự nhiên (như trời) hay do ý thức cảm giác của con người. Đứng trên
quan điểm duy tâm chủ quan, Bécơli cho rằng cảm giác là nền tảng của mối
liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Hêghen xuất phát từ lập trường duy tâm
khách quan lại vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất
vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng.
Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng dều chỉ là những dạng khác nhau của một thế
giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng
không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại
chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết
học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng
trong thế giới .
Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông
qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của sự
vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt
của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng
khác. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con
người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó đối với
người khác, đối với xã hội và tự nhiên thông qua hoạt động của chính người
ấy. Ngay tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người
vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính
con người.
Nguyên lý này được dựa trên một khẵng định trước đó của triết học Mác-
Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối
liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế
giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng dều chỉ là
những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật
chất. Engels đã nhấn mạnh điều này
“ Tính thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này
được chứng minh không phải bằng ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật,
mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của Triết học và khoa học tự
nhiên”
Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà
tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ
xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng
mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại
sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của
một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
1.2.3 Nội dung nguyên lý
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại
trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận
động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối
tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối
liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái
riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện
tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực.
Nội dung nguyên lý:
◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên
hệ ràng buộc lẫn nhau.
◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên
hệ phổ biến
◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách
tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra
trong thế giới.
1.2.4 Tính chất của mối liên hệ phổ biến
Ø Mối liên hệ có tính khách quan
Vì mối liên hệ là vốn có của sự vật, hiện tượng. Nó không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người hay thần linh, thượng đế. Ngay cả những vật
vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật hiện
tượng khác (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí , đôi khi cũng
chịu sự tác động của con người). Con người - một sinh vật phát triển cao nhất
trong tự nhiên dù muốn hay không cũng luôn luôn bị tác động của các sự vật,
hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. Ngoài sự tác động
của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hôị và của những
người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn các
mối mối liên hệ. Do vậy, con người phải hiểu biết các mối quan hệ, vận dụng
chúng vào hoạt động của mình, giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục
vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và bản thân con người .Chỉ có liên hệ với nhau
sự vật hiện tượng mới tồn tại, vận động, phát triển. Ví dụ : con vật thì có mối
liên hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi : con hổ với con nai…, nếu không có mối
liên như vậy thì con vật không thể tồn tại. Còn con người thì có các quan hệ xã
hội giữa người này với người khác có như vậy con người mới tồn tại, vận
động và phát triển.
Ø Mối liên hệ có tính phổ biến
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không
có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.Xuất phát từ bản thân tính
biện chứng của thế giới mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất, không
có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể
thống nhât. Không chỉ trong tự nhiên, mà cả trong xã hội, lẫn trong trong tư
duy, các sự vật hiện tượng cũng liện hệ tác động qua lai lẫn nhau. Không thể
tìm bất cứ ở đâu, khi nào các sự vật, hiện tượng lại tồn tại một cách cô lập
tách rời. Ví dụ : Trong tự nhiên cây xanh có mối liên hệ với môi trường
( không khí, nhiệt độ…), còn có mối liên hệ với con người ( con người chăm
sóc cây xanh, chặt phá rừng…). Trong xã hội, không có người nào mà không
có các mối quan hệ xã hội như: quan hệ hàng xóm, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp…, các hình thái kinh tế-xã hội cũng có mối liên hệ với nhau, hình thái
kinh tế -xã hội sau ra đời từ hình thái kinh tế-xã hội trước(công xã nguyên
thủy-chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa).
Trong tư duy, có mối liên hệ giữa các sự suy đoán, các tâm tư, tình cảm, các
cách suy nghĩ khác nhau ví dụ như : nhìn vào một cô gái ta có các suy đoán cô
ấy là người giàu có, cô ấy không được tốt, cô ấy rất khó tính… Trong thời đại
ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các
quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay, trên thế
giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt đời
sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói
nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hoá gia
đình, chiến tranh và hoà bình.v.v.
Ø Mối liên hệ có tính đa dạng, muôn vẻ
Xuất phát từ tính đa đạng muôn màu muôn vẻ của thế giới vật chất. Có nhiều
hình thức mối liên hệ, mỗi hình thức mối liên hệ có vai trò, vị trí, đặc điểm
riêng của nó.
+ Mối liên hệ bên trong :
Là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các, các
thuộc tính, các mặt khác nhau của sự vật, nó giữ vai trò quyết định sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ : trong xã hội tư bản chủ nghĩa, có
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân giải quyết nó làm cho xã hội
phát triển. Trong bản thân con người có mâu thuẫn giữa hai quá trình đồng
hóa và dị hóa giải quyết nó làm cho cơ thể phát triển….
+ Mối liên hệ bên ngoài :
Là mối liên hệ giữa một sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng
khác, hoặc một sự vật, hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác.
Mối liên hệ này không quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật
mà nó chỉ đóng vai trò trung gian. Ví dụ : xét xã hội Việt Nam hiện nay có mâu
thuẫn giữa Việt Nam và các nước tư bản chủ nghĩa đó là mối liên hệ bên
ngoài giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong tự
nhiên, xét một cây xanh thì mối mối liên hệ bên ngoài là là giữa nó với môi
trường sống, với con người….
+ Ngoài ra còn có các mối liên hệ khác như: mối liên hệ bản chất -không bản
chất; mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên v.v….
Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản
thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ.Vì vậy, trong
một sự vật có thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ chứ không phải chỉ có
một cặp mối liên hệ xác định. Chẳng hạn, mỗi cá nhân trong một tập thể nhất
định vừa có mối liên hệ bên trong, vừa có mối liên hệ bên ngoài, vừa có mối
liên hệ bản chất, vừa có mối liên hệ không bản chất, vừa có mối liên hệ trực
tiếp vừa có mối liên hệ gián tiếp
Đương nhiên, mỗi cặp mối liên hệ có những đặc trưng riêng. Trong các cặp
mối liên hệ đó, nói chung, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên, mối liên
hệ chủ yếu giữ vai trò quyết định. Song tuỳ theo những điều kiện hoàn cảnh
cụ thể, các mối liên hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trò quyết định. Nói
cách khác, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp một phụ
thuộc vào quan hệ hiện thực xác định .
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại mối
liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ
biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo
phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động của chính các sự
vật. Chẳng hạn, nếu xem xét các doanh nghiệp tồn tại với tư cách là các đơn
vị độc lập thì mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ bên ngoài. Trong quá trình
vận động và phát triển của mình, các doanh nghiệp kết hợp với nhau tạo
thành công ty, thành tổng công ty thì mối liên hệ giữa các doanh nghiệp lại là
mối liên hệ bên trong.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối ví dụ
như các loài cá ,chim và thú đều có quan hệ với nước nhưng cá với nước là
mối liên hệ về môi trường sống, cá chủ yếu sống trong nước còn chim và thú
thì không sống được trong nước .Nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi
vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát
triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách
tác động phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
1.2.5 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến.
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến có thể
rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực
a) Quan điểm toàn diện
Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ
với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận
thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan
điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết
luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ
qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ
trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng
về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học
triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri
thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học
được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con
người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối
liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ bản chất của sự vật và
có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự
phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng
ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều
kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải
biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một
con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác
nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông
cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn
phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời
chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác
nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu :
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng
ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời
cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.
- Từ quan điểm toàn diện trong sự xem xét chúng ta đi đến nguyên tắc đồng
bộ trong hành động thực tiễn: để cải tạo một sự vât bao giờ chúng ta cũng
phải áp dụng đồng bộ một hệ thống những biện pháp nhất định. Tuy nhiên
cũng như đã nói ở trên, đồng bộ không có nghĩa là dàn đều, bình quân mà
trong từng buớc, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu then chốt. Thực hiện
quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện, một chiều chỉ thấy
một mặt mà không thấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú ý đến nhiều mặt
nhưng không nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật. Quan điểm toàn diện
cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn.
- Quan điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết Trung
mà đặc trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách
vô nguyên tắc những mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với
nhau được. Trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả
trực tiếp và gián tiếp).
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật hiện
tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của
con người. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở
chỗ nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối kiên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật vẫn có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh giá ngang
nhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau của sự vật được thẻ
hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực
đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật
đến chỗ khái quát đẻ rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của
sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện khác với chủ nghĩa chiết
trung và thuật nguỵ biện. Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều
mặt khác nhau thế nhưng lại kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau
của sự vật. Chính vì vậy hoàn toàn bất lực khi phải đưa ra một quyết sách
đúng. Còn thuật nguỵ biện cũng để ý tới những mặt khác nhau của sự vật,
nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành
cái bản chất.Ví dụ: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật Hình sự thì
đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ mà thôi-> vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Cả
hai đều đưa đến nhứng kết luận sai lầm.
b) Quan điểm lịch sử - cụ thể
Vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển ,mỗi
giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho
nó. Cho nên khi xem xét sự vật vừa phải xem xét quá trình phát triển của nó,
vừa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình . Do đó cần phải có quan
điểm lịch sử , cụ thể.
Vậy thế nào là quan điểm lịch sử - cụ thể?
Chúng ta có thể tách chúng ra làm 2 phần để dễ hiểu hơn : lịch sử và cụ thể.
Quan điểm lịch sử là sao?
Nhiều người nghĩ đó là quan điểm cho rằng khi xem xét bất kỳ chuyện gì
chúng ta đều phải xét tới hoàn cảnh lịch sử mà chuyện đó diễn ra. Ví dụ, thời
nay ai cũng có thể phán là Khổng Minh nên làm thế này, thế nọ thì tốt hơn là
cách ông đã làm. Tuy nhiên cần đặt mình vào trong bối cảnh lịch sử thời đó
để hiểu vì sao Khổng Minh lại có quyết định như thế chứ không phải khác.
Đó là một cách hiểu về quan điểm lịch sử.
Tuy nhiên đây không hẳn là quan điểm lịch sử được nói đến trong phép biện
chứng của Hegel và trong triết học của Marx.
Phép biện chứng của Hegel nói rằng mọi sự trên thế gian này đều luôn luôn
vận động và phát triển. Trong quá trình vận động, phát triển đó, thì ở mỗi
giai đoạn nhất định, tương ứng với một trình độ phát triển nhất định, sẽ có
những khái niệm, phạm trù, quy luật nhất định. Hết giai đoạn đó thì các khái
niệm, phạm trù, quy luật đặc thù của giai đoạn đó sẽ tiêu vong, thay thế bằng
các khái niệm, phạm trù, quy luật khác, đặc trưng cho giai đoạn mới. Cái đó
chính là quan điểm lịch sử vậy.
Ví dụ : Nét đặc trưng của xã hội loài người là con người ta phải sản xuất thì
mới có thể tồn tại và phát triển. Thời đại nào cũng phải sản xuất hết. Như thế,
nói theo ngôn ngữ biện chứng thì sản xuất là một phạm trù “vĩnh viễn”, nghĩa
là nó luôn luôn xảy ra, bất kể trong hình thái xã hội nào, ở giai đoạn nào.
Nhưng nền sản xuất ở mỗi thời đại lại có những nét riêng biệt. Thời phong
kiến, nét chủ đạo của nền sản xuất xã hội là ở chỗ: xã hội gồm hai giai cấp
chính – nông nô và lãnh chúa. Nông nô lao động trên phần đất do lãnh chúa
giao cho, và phải nộp một phần hoa lợi cho lãnh chúa. Đó là phương thức sản
xuất phong kiến.
Phương thức sản xuất phong kiến này trước kia chưa tồn tại (thời cộng sản
nguyên thủy, hay chiếm nô). Nó chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất
định, ở giai đoạn nhất định của lịch sử phát triển xã hội. Khi những điều kiện
đó mất đi (cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của các lãnh
chúa) thì phương thức sản xuất này bị thủ tiêu, kèm theo nó là giai cấp lãnh
chúa và nông nô cũng biến mất. Ta nói rằng phương thức sản xuất phong
kiến, cũng như các khái niệm lãnh chúa, nông nô là những thứ mang tính lịch
sử (trái với sản xuất là phạm trù mang tính vĩnh viễn).
Tương tự, phương thức sản xuất TBCN, với đặc trưng là chế độ lao động làm
thuê, với các phạm trù kinh tế như giá trị, giá trị thặng dư, lợi nhuận, bóc lột,
giai cấp tư sản, vô sản… là những thứ mang tính lịch sử.
Nếu không hiểu điều này, người ta sẽ nghĩ rằng kinh tế thị trường, với các
phạm trù hàng hóa, giá cả, lợi nhuận, cũng như chế độ lao động làm thuê, là
cái gì đó rất tự nhiên, mang tính vĩnh viễn.
Lấy ví dụ khác nữa: Con người ta từ lúc mới sinh ra cho tới lúc chết đi đều
trải qua các giai đoạn phát triển sinh – lão – bệnh – tử, và mỗi giai đoạn có
những nét đặc trưng riêng. Lúc còn bé thì hay khóc nhè. Lớn lên một chút thì
hết khóc nhè, nhưng lại sinh ra tính thích làm những gì mình thích,nông nổi.
Lúc về già thì lại hay dỗi,ốm yếu , bệnh tật. Như thế mỗi giai đoạn phát triển
có những nét đặc thù mang tính lịch sử của nó. Hiểu được điều đó, tức là nắm
được “cái tất yếu” – nói theo kiểu Hegel – thì sẽ biết cách đối xử đối với từng
lứa tuổi một cách hợp lý nhất.
Quan điểm lịch sử cho rằng ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, trong
những điều kiện nhất định, thì các sự vật, hiện tượng có những thuộc tính,
phạm trù, khái niệm, quy luật nhất định, tương ứng với giai đoạn đó, điều
kiện đó. Vậy, mỗi khi xem xét một hiện tượng nào đó, ta phải xét xem nó mang
tính vĩnh viễn hay lịch sử, và nếu nó mang tính lịch sử, thì đâu là những điều
kiện đã khiến nó phát sinh, phát triển rồi tiêu vong (ngôn ngữ biện chứng gọi
các điều kiện đó là các “tính quy định lịch sử - tiếng Đức là geschichtliche
Bestimmungen”). Ví dụ, khi nói tới thị trường chứng khoán Việt Nam, thì phải
hiểu là nó đang ở giai đoạn sơ khai và do đó nó có những nét đặc thù :chụp
giựt, thiếu minh bạch, lừa đảo v.v…
Còn thế nào là quan điểm cụ thể ?.
Cũng theo Hegel, mọi sự đều phát triển dần dần, từ thấp đến cao, đơn giản
đến phức tạp, từ trừu tượng đến cụ thể. Vậy “cụ thể” ở đây là cái đối lập với
“trừu tượng”. Hai cái này có ý nghĩa gì?
Theo Hegel thì “trừu tượng” nghĩa là sự vật đang ở mức độ phát triển rất
thấp, còn rất giản đơn, thiếu các nội dung, thuộc tính. Sự vật càng phát triển
thì nó càng có thêm nhiều nội dung, thuộc tính phong phú hơn, và Hegel gọi là
càng “cụ thể” hơn.
Như thế, khi đề cập đến bất kỳ vấn đề gì, ta cũng cần tránh lối nói chung
chung, trừu tượng, mà cần nói rõ ràng, cụ thể, tức là phải chỉ ra các thuộc
tính đặc thù của nó. Ví dụ, trên thị trường chứng khoán, câu hỏi kiểu “hôm
nay nên mua hay bán?” là một câu hỏi trừu tượng của người không hiểu gì về
TTCK, vì nó không có nội dung cụ thể. Bởi vì, cùng trong ngày hôm nay, có
những CP nên mua, và có những CP nên bán. Chưa hết, với cùng một CP, thì
với người này thì nên mua, với người khác lại nên bán. Như thế cần đặt vấn
đề một cách cụ thể như sau: “Tôi đang nắm giữ những cổ phiếu A, B, C này, tôi
đã mua chúng theo giá trung bình như thế này, vào các thời điểm này, vậy thì
lúc này nên mua thêm hay bán bớt chúng đi, vân vân”.
Quan điểm cụ thể: khi đề cập tới một sự vật, hiện tượng nào đó, thì không
được nói chung chung, mà phải chỉ rõ: sự vật, hiện tượng đó đang ở mức độ
phát triển nào, trong điều kiện cụ thể nào, với những thuộc tính cụ thể nào. Ví
dụ: không nên hỏi “kinh tế thị trường” một cách chung chung, mà phải nói rõ:
“kinh tế thị trường tiền TBCN”, “kinh tế thị trường TBCN”, hay “kinh tế thị
trường XHCN”. Các loại KTTT đó có những thuộc tính rất khác nhau.
Tổng kết lại :Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự
vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi
trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào
đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận
điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các
định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác
định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽkhông còn đúng nữa.
Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta
cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .
Phần II : Vận dụng của bản thân
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.
Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của
chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết
vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh
viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các
nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng
tươi đẹp.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong cuộc sống
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là
không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều
có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu
chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc
tốt , dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến diện , chủ quan trái
với quan điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định
sai lầm . Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn
nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn , còn khi nhìn
thấy một người ít nói , không hay cười thì cho là khó tính không muốn kết
bạn. Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có
những đức tính không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Còn người bạn ít nói
kia thực ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết
định đến quá trình giao tiếp về sau. Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng
khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách
toàn diện , mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện
tượng. Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo
đức của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có
gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy
muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận
họ trên mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao
cho phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ông ,bà ,bố
,mẹ, thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng họ. Đối với
bạn bè thì có những hành động , thái độ thoải mái,tự nhiên .Ngay cả quan hệ
với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian
khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như
ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”. Ví dụ như khi xưa anh ta là người
xấu ,tính cách không tốt hay vụ lợi không nên giao tiếp chơi thân, nhưng hiện
nay anh ta đã sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan tâm mọi người không như
xưa , chúng ta cần nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử khác trước, có thể
giao tiếp , kết bạn với anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta
cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có
cách giải quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên
nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, không làm bài tập
hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ
tìm được cách giải quyết đúng đắn.
Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong việc học tập:
Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì
mới có kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
trong học tập sẽ giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm
toàn diện và lịch sử cụ thể là thế giới quan của mỗi con người.
Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của việc
học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm :
- Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da,
bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để
làm, học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với muôn
loài
- Người học phải biết khiêm tốn, học phải hỏi, học ở mọi người.
- Nhiều thứ con người muốn học, nhưng muốn hiểu kỷ và sâu sắc thì phải tốn
nhiều thời gian, kiên trì, kiên nhẫn. ví dụ như người trồng lúa: học biết các
giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất nào, thời tiết nào, những điều kiện và
cách chăm bón đúng cách để đạt năng suất, khi phát hiện có sâu rầy phải giải
quyết thế nào
- Học phải gắn với hành thì việc học có kết quả nhanh hơn. Người xưa vẫn
dạy rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Lao động thời nào cũng vậy, phải
luôn ý thực là lí thuyết hay cũng không bằng thực hành giỏi. Vai trò của thực
hành được đề cao là điều hiển nhiên.
Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được
hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau.
Trước hết ta cần hiểu : “học” là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách
vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời
tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. “Học” là trau dồi kiến
thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để
tụt lùi, lạc hậu. “Học” là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người
nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn “hành” nghĩa là làm, là
thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên
học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt
của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt
với nhau làm một.
Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập.
Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng
vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà
trường vào một nhà máy, một cơ quan… Lúng túng không biết phải làm công
việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào? Dẫn đến gặp rất nhiều
khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do dẫn đến việc
“học” mà không “hành” được là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế
nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc
thiếu môi trường hoạt động.
Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã
được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất
nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn
nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để
mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống.
Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các
trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn
ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến
thức đã được học vào việc gì ngoài việc để thi đỗ đại học
Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” không đi đôi với “hành” là có nhiều học
sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào
cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi:
“Không biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?”. Nhất
là khi xã hội đang cần những người có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc “Học đi đôi với hành” càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết.
- Tuy nhiên, nếu chỉ chăm vào học tập thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải rèn
luyện cả về phẩm chất, đạo đức như Bác đã từng dạy “Có tài mà không có đức
là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Tài và đức
là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể
tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không
phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành
vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể tách rời khỏi gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân, nhân loại. Giá trị một con người được
xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại.
Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.
Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản
bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn
có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình,
xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có
khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức,
năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng
giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có
tác dụng trong đời sống con người. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm
cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên
toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.
Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá
trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân
cách cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân,
phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình,
nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp
ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong
tương lai.