Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

thảo luận VCU đề tài tìm hiểu quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (SEAPRODEX HANOI) sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.05 KB, 23 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới,kinh tế Việt Nam
cũng đang từng bước hội nhập,mở cửa giao lưu hợp tác kinh tế quốc tê, tạo
nhiều cơ hội hợp tác mua bán với các nước trên thế giới.Trong đó hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,việc soạn thảo,thỏa thuận và
thực hiện hợp đồng XNK là một trong những việc quan trọng nhất, nó quyết
định xem có thể thực hiện việc giao dịch mua bán hay không,thực hiện như
thế nào và kết quả của việc giao dich ra sao.Vì thế,hợp đồng xuất nhập khẩu
là thứ tiên quyết và tối quan trọng đối với các giao dich quốc tế.Vậy quy
trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại một doanh nghiệp tuân theo
những yêu cầu và trình tự thế nào?
Do đó nhóm đã đi nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu quy trình thực
hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Thủy sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI) sang thị trường Nhật Bản”
Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều cũng như khả năng còn hạn chế
nên bài thảo luận có thể còn nhiều sai sót, mong thầy bỏ qua và góp ý giúp
chúng em hoàn thiện đề tài của mình!
Em xin chân thành cám ơn!
B.NỘI DUNG
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế
1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của hợp đồng thương mại quốc tế
- Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận về thương mại giữa các
đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau
- Như vậy chủ thể của hợp đồng là bên có trụ sở kinh doanh ở những quốc
gia khác nhau. Đây có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa( hợp đồng xuất
nhập khẩu); hợp đồng gia công; hợp đồng đại lý, môi giới; hợp đồng ủy
thác. Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hoặc dịch vụ. Bên bán phải
giao hàng hóa, dịch vụ cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán
một đối giá cân xứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã được giao.


- Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng
hóa và dịch vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng.
- Vai trò: Hợp đồng thương mại quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong
kinh doanh thương mại quốc tế, nó xác nhận những nội dung giao dịch
mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó, nó xác
nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình giao dịch
thương mại.
1.2. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng thương mại quốc tế.
Tại Việt Nam, hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Đối tượng của hợp đồng: Hợp pháp
- Chủ thể của hợp đồng:Hợp pháp
• Có tư cách pháp nhân
• Có đăng ký kinh doanh
• Có quyền xuất khẩu/ nhập khẩu trực tiếp
- Nội dung hợp pháp
- Hình thức hợp pháp: Văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương
đương.
1.3. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được phân loại như sau:
- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng : Ngắn hạn và
hợp đồng dài hạn.
• Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương
đối ngắn, và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì
quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc.
• Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện tương đối dài mà trong
thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần
- Theo nội dung quan hệ kinh doanh có: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng
nhập khẩu.
• Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước
ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang

cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng.
• Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước
ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh
toán tiền hàng.
- Theo nội dung mua bán: có hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua
bán dịch vụ.
- Xét theo hình thức của hợp đồng có các loại: hình thức văn bản và hình
thức miệng
- Theo cách thức thành lập hợp đồng: Bao gồm hợp đồng một văn bản, hợp
đồng gồm nhiều văn bản.
1.4. Kết cấu của hợp đồng
Phần mở đầu:
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký hợp đồng
- Số liệu hợp đồng.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng.
Phần giới thiệu chủ thể hợp đồng:
- Thông tin người mua, người bán
Phần nội dung: các điều khoản của hợp đông
- Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành:
• Các điều khoản chủ yếu là các điều khoản bắt buộc phải có đối với
một hợp đồng mua bán, thiếu các điều khoản đó hợp đồng không
có giá trị pháp lý
• Các điều khoản khác: Là các điều khoản rất cần thiết cho một hợp
đồng, nhưng nếu không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
- Theo tính chất của điều khoản chia ra
• Các điều khoản về hàng hóa như: tên hàng, số lượng, chất lượng,
bao bì mã hiệu.
• Các điều khoản về tài chính: Giá cả và sơ sở tính giá, về thanh

toán…
• Các điều khỏan về vận tải: Điều kiện giao hàng, thuê tầu…
• Các điều khoản pháp lý: Luạt áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, bất
khả kháng, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài, thời gian, hiệu lực
hợp đồng…
• Các điều khoản khác
- Phần cuối : Chữ kí của hai bên.
II. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thực
hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang cho thương nhân nước
ngoài và nhận tiền hàng
1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng,
phù hợp với chất lượng bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian
quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế
a) Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:
- Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù
hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí.
- Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp, cách thức tác động đến nguồn
hàng đê tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng
hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng khác nhau mà quá
trình tập trung hàng xuất khẩu cũng khác nhau để đảm bảo được hiệu quả
của quá trình xuất khẩu:
 Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu: các doanh nghiệp sản xuất
trực tiếp tiến hành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của mình.
 Doanh nghiệp xuất khẩu
Quá trình tập trung hàng xuất khẩu:
- Xác định nhu cầu hàng hóa : Cần xác định nhu cầu về hàng hóa xuất
khẩu: số lượng, chủng loại, yêu cầu về chất lượng, bao bì, lịch trình giao

hàng.
- Phân loại nguồn hàng xuất khẩu : là phân chia sắp xếp các nguồn hàng
theo các tiêu thức cụ thể nào đó, tạo ra các nhóm nguồn hàng có các đặc
trưng tương đối đồng nhất để có các chính sách, biện pháp, lựa chọn và
ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng để khai thác tối đa khả năng
từ mỗi loại nguồn hàng
• Theo khối lượng hàng hóa mua được
- Nguồn hàng chính
- Nguồn hàng phụ
• Theo đơn vị giao hàng:
- Các doanh nghiệp nhà nước
- Các công ty liên doanh
- Các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, hộ gia đình
• Theo khu vực địa lý
Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất
khẩu
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất
khẩu
Lựa chọn hình thức giao dịch
- Theo các miền đất nước
- Theo các tỉnh thành phố
- Theo các vùng
• Theo mối quan hệ với nguồn hàng
- Nguồn hàng truyền thống
- Nguồn hàng không quan hệ thường xuyên
- Nguồn hàng mới
_ Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu:
• Nghiên cứu nguồn hàng : đối tượng nghiên cứu là các nguồn hàng hiện

hữu và các nguồn hàng tiềm năng.
Nội dung nghiên cứu:
 Khả năng sản xuất của nguồn hàng : là nghiên cữ chủng loại mặt hàng,
kích cỡ, mẫu mã, đặc điểm riêng của từng loại hàng, những chỉ tiêu chất
lượng, mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nước
ngoài của mặt hàng.
 Tiềm lực tài chính , khả năng kỹ thuật của nguồn hàng: Quyết định
nhiều đến khả năng sản xuất của nguồn hàng xuất khẩu.
 Năng lực quản lý : Khả năng quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng quản lý của
nguồn hàng người ta xem xét trên hệ thống tiêu chuẩn, quan điểm về
quản lý, cấu trúc của hệ thống và triển khai các nguồn nhân lực
 Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng: Phân tích khả năng phát triển
nguồn hàng trong tương lai để thấy được khả năng đáp ứng của nguồn
hàng trong thời gian tới.
 Khả năng tiếp cận nguồn hàng.
• Đánh giá lựa chọn các nguồn hàng
 Đánh giá lựa chọn nguồn hàng mới
 Đánh giá lựa chọn nguồn hàng hiện tại
- Lựa chọn hình thức giao dịch
• Mua hàng xuất khẩu
• Ký kết hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu
• Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu
• Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu
• Xuất khẩu ủy thác
- Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu : bao gồm hệ thống các chi
nhánh, các đại lý, hệ thống kho hàng, hệ thống vận chuyển….
Cơ sở để tổ chức hệ thống hợp lý:
• Đặc điểm mặt hàng
• Đặc điểm nguồn hàng

• Hình thức giao dịch
b) Bao gói hàng xuất khẩu: việc tổ chức đóng gói bao bì là khâu quan
trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa.
• Hàng hóa có cần đóng bao bì không
• Kiểu cách và chất lượng của bao bì
• Số lượng bao bì cần đóng gói
• Nguồn và cách thức cung cấp bao bì
• Cách thức đóng gói bao bì
c) Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng
chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm
cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận
chuyển và bảo quản hàng hóa. Kẻ ký mã hiệu là khâu cần thiết và là khâu
cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.
2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về
chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì.
Kiểm tra hàng xuất khẩu có tác dụng:
- Thực hiện trách nhiệm của người xuất khẩu trong thực hiện hợp đồng
thương mại quốc tế, từ đó đảm bảo uy tín của nhà xuất khẩu cũng như
đảm bảo tốt mối quan hệ buôn bán trong thương mại quốc tế
- Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật, đổi hàng
mới… làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
- Phân tích được trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu,
đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.
Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực hiện ở hai cấp:
- Ở cơ sở: Như đơn vị sản xuất, tham thu mua chế biến, gia công… Việc
kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng triệt để
nhất. Kiểm tra về chất lượng, số lượng và trọng lượng.
- Ở các cửa khẩu: Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, người xuất
khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa.

3. Thuê phương tiện vận tải
Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: phương tiện vận tải đường biển, đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống…
a. Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải
- Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế
- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa
- Căn cứ vào điều kiện vận tải
b. Tổ chức thuê phương tiện vận tải (tầu biển)
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyển chở hàng hóa xuất khẩu có ý
nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng. Nó
trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Vì vậy khi thuê phương tiện vận tải
cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để có quyết định thuê tầu cho thích
hợp, đảm bảo thực hiện tốt được hợp đồng và hạn chế được rủi ro.
Tùy theo các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các
phương thức thuê tầu sau:
- Phương thức thuê tầu chợ (Liner)
- Phương thức thuê tầu chuyến ( Voyage charter )
Quá trình thuê tầu bao gồm các nội dung :
- Xác định nhu cầu vận tải
- Xác định hình thức thuê tầu
- Nghiên cứu các hãng tầu trên các nội dung
- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu
4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong
những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn
thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất
nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy
ra
a. Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc

tế.
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Khối lượng của hàng hóa, giá trị của
hàng hóa và đặc điểm của hàng hóa vận chuyển là các căn cứ quan trọng
cho chúng ta lựa chịn các quyết định trên
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất
lượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ. Đặc điểm của hành trình vận
chuyển như: tính nguy hiểm của tuyến đường vận tải, chiến tranh, các
yếu tố tạo nên rủi ro hàng hóa mà chúng ta cần xem xét.
b. Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp thương mại quốc tế cần
tiến hành theo các bước:
- Xác định nhu cầu của bảo hiểm: Từ các căn cứ trên doanh nghiệp phải
phân tích để xác định nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa bao gồm xác định
giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm
• Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.
• Có nhiều điều kiện bảo hiểm khác nhau:
Điều kiện bảo hiểm loại C:
Những rủi ro, tổn thất được bảo hiểm:
- Cháy hoặc nổ, tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp. Tàu đâm va
vào nhau hoặc đâm vào bất kỳ vật thể gì bên ngoài. Dỡ hàng tại một cảng
nơi tàu gặp nạn.
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng khỏi tàu
- Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất
tích
Điều kiện bảo hiểm B: Giống điều kiện bảo hiểm C nhưng thêm các rủi ro sau:
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
- Nước cuốn hàng khỏi tàu
- Nước biển, nước hồ… chảy vào tàu.

Điều kiện bảo hiểm A: Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao
gồm những rủi ro chính và những rủi ro phụ do tác động ngẫu nhiên bên ngoài
trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa.
5. Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoawcjuyr
quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng
hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau :
- Khai và nộp tờ khai hải quan
- Xuất trình hàng hóa
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
a. Khai và nộp hồ sơ hải quan:
- Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa
trong thời hạn quy định
- Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do
tổng cục hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ
công và khai điện tử.
- Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng với các
chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ
theo quy định của luật hải quan.
Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan doanh nghiệp cần chú ý:
- Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã
để tính thuế xuất nhập khẩu
- Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan
- Nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ và đúng hạn
b. Xuất trình hàng hóa
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan
kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống quản lý rủi ro tự động xác định các hình
thức kiểm tra:
- Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng xuất khẩu
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm

pháp luật hải quan
c. Nộp thuế và thực hiên các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm
tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định:
- Cho hàng qua biên giới
- Cho hàng hóa qua biên giới có những điều kiện
- Không được phép xuất nhập khẩu
6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải
a. Giao hàng xuất khẩu
 Giao hàng với tầu biển : Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển, doanh
nghiệp xuất khẩu phải tiến hành theo các bước sau :
- Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê hàng hóa chuyên chở
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng
- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng
- Bốc hàng lên tầu
- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó đẻ xác nhạn hàng đã
giao nhận xong
- Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển
 Giao hàng nhận khi hàng chuyên chở bằng container: hàng hóa đủ một
container và hàng hóa không đủ một container
 Giao hàng cho người vận chuyển đường sắt
- Giao hàng khi hàng chiếm đủ một toa xe
- Giao hàng khi hàng không chiếm đủ một toa xe
 Giao hàng cho người vận tải đường bộ: nếu giao tại cơ sở của người bán
thì người bán chịu trách nhiệm bốc và xếp hàng lên xe do người mua chỉ
định đến, còn nếu hàng được giao tại cơ sở của người chuyên chở thì việc
giao hàng coi như hoàn thành sau khi hàng đã được giao cho người
chuyên chở đường bộ.
 Giao hàng cho người vận tải đường hàng không
b. Nhận hàng từ phương tiện vận tải

 Nhận hàng từ tầu biển
- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng
- Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng
- Xác nhận với cơ quan ga cảng
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa
- Tiến hành nhận hàng
- Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp
 Nhận hàng chuyên chở bằng container bao gồm các bước:
- Nhận vận đơn và các chứng từ khác
- Trình vận đơn và các chứng từ khác
- Nhà xuất khẩu đến trạm hoặc bãi để nhận hàng
 Nhận hàng chuyển chở bằng đường sắt.
 Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ.
 Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không: người nhập khẩu làm
thủ tục nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ chức vận chuyển
hàng về kho riêng của mình.
7. Thanh toán hàng xuất khẩu
a. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ : Đây là phương thức
thanh toán yêu cầu người bán và người mua phải tuân thủ nghiệm nặt nội
dung và lịch trình thanh toán của nó
- Thực hiển hợp đồng xuất khẩu :
- Nhắc nhở mở L/C
- Kiểm tra L/C : kiểm tra tính chân thực và nội dung của L/C
- Sửa L/C
b. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Ngay sau khi giao hàng, doanh
nghiệp xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ nhanh chóng, chính xác phù
hợp và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác ngân hàng đòi tiền.
c. Phương thức chuyển tiền: người xuất khẩu khi giao hàng xong phải nhanh
chóng hoàn thành việc lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng.
d. Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền: Đến kỳ hạn mà hai bên

đã thỏa thuận, người xuất khẩu phải nhắc nhở bên nhập khẩu đến ngân hàng làm
thủ tục thanh toán.
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra các tranh chấp, khiếu nại sẽ
giúp các bên hiểu rõ về tranh chấp, dễ dàng giải quyết nhawmgf thỏa mãn nhu
cầu của nhau. Đồng thời thông qua khiếu nại các tranh chấp được giải quyết,
đảm bảo quyền lợi cho các bên mà không làm mất uy tín của nhau cũng như chi
phí mỗi bên
Các trường hợp khiếu nại:
- Người mua khiếu nại người Bán hoặc người Bán khiếu nại người Mua
- Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm
PHẦN 2: VẬN DỤNG THỰC TẾ
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN HÀ NỘI.
- Thông tin tóm tắt về công ty
Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI),
doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty
XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày
22/12/2006.
- Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần đầu theo quyết
định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên
gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK
Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam); Sau đó được đổi tên thành
Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quyết định
số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản
và được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993
của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập
thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ sản.
- Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà

Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK
Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh
doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một
công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc với số vốn là
34,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993)
- Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và
đã trở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên
thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã không ngừng phát triển cả
về quy mô và nguồn lực Tài chính. Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí
nghiệp trực thuộc đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc.
Các nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại. Số vốn của Công ty
không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm
2006 đã lên tới 70 tỷ đồng.
Hiện nay Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội đã có vốn điều lệ
ban đầu là 100 tỷ đồng.
2. Ngành nghề kinh doanh
Khai thác đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt
hàng thuỷ hải sản, nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng may
mặc, tiêu dùng khác.
Sản xuất, mua bán các loại: Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư
lưới cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng
gói.
Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường
bộ đường biển và đường hàng không; Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ
sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi, nhà hàng, khách
sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại bất động sản khác.
Đào tạo và cung ứng nguồn lao động.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc
Ông Đinh Quyết Tâm - Đại diện theo pháp luật của Công ty.
4. Trụ sở chính Công ty.

Địa chỉ: 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: +84.4.8345678 /8343146. Fax: +84.4.8354125
Email:
Website: www.seaprodexhanoi.com.vn
5. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
5.1. Bảng kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty
(Theo báo cáo tài chính công ty qua các năm 2011,2012,2013 )
Năm Sản lượng XK
(tr tấn)
Doanh số xuất khẩu(1000
USD)
2011 5.702 13.93
2012 8.137 14.327
2013 8.200 15.148
Doanh số xuất khẩu cũng như sản lượng xuất khẩu của từng năm của công ty
tăng lên rõ rệt do công ty đã chú trọng hơn đến các quy trình nuôi trồng thủy hải
sản, do vậy chất lượng sản phẩm cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của
người tiêu dùng nước ngoài đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản,
EU, Hoa Kỳ…
Mặt hàng 2011 2012 2013
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
1000$
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
1000$
Sản

lượng
(tấn)
Giá trị
1000$
Tôm 32,84 269,288 35,19 313,93 50,84 389,64
Mực 9,34 22,61 10,234 25,585 10,99 32,97
Sản phẩm
khác
98,43 132,45 221,60
Tổng cộng 42,18 390,328 45,424 471,965 61,83 644,21
5.2. Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường Châu Âu
(Theo Cục thống kê,báo cáo tài chính công ty qua các năm 2011,2012,2013 )
Người Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm tôm cao cấp và rất vệ sinh thực phẩm.
chẳng hạn về nhu cầu tôm cao cấp phải là tôm dưới dạng tôm nguyên con,
HLSO (tôm bóc con bỏ đầu) được đóng gói hoặc ướp rời, tôm cỡ to từ 12/6;
16/20;21/30 con/kg. Hơn nữa xu hướng trên thế giớ hiện nay có thói quen đi ăn
hiệu và nhà hàng. Vì vậy câc siêu thị, nhà hàng tiêu thị một số lượng thủy sản
rất lớn và yêu cầu sản phẩm đẹp dễ hấp dẫn.
II. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty.
1. Tình hình thực hiện
0.1. Mở thư tín dụng L/C.
Đối với hợp đồng thanh toán bằng L/C,sau khi hợp đồng mua bán được ký
kết, công ty giục người mua mở L/C,thông thường công ty sử dụng ngân
hàng Eximbank là ngân hàng thông báo.
Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo,công ty tiến hành kiểm tra L/C
gồm:
- Kiểm tra ngân hàng,nơi người mua mở L/C có hoạt động hợp pháp hay
không.
- Kiểm tra L/C gồm : loại L/C,số tiền L/C,người được thụ hưởng L/C,điều
kiện giao hàng…

0.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Trong bước này,công ty phải tiến hành thu mua tạo nguồn hàng xuất
khẩu,nhiệm vụ chủ yếu ở đây là tìm kiếm nguồn hàng,lựa chọn khu vực đặt
hàng,địa điểm tập kết,phương tiện mua bán. Do đặc điểm nước ta là nền sản
xuất nhỏ lẻ ,phân tán,vì vậy hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu thu gom từ
nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Điều đó dẫn tới chi phí thu mua vận chuyển
khá lớn,mặc dù công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí hết mức có thể.
Cơ sở của việc thu gom hàng hóa được thực hiện bởi các hợp đồng kinh tế
được ký kết giữa công ty với các cơ sở sản xuất. Các hình thức thu mua
thường được áp dụng là:
- Đặt hàng: dựa vào mẫu mã theo quy định của hợp đồng ký kết với bạn hàng
để tiến hành đặt hàng các cơ sở sản xuất trong nước sao cho đúng mặt
hàng,số lượng,chất lượng.
- Thu mua tự do: hình thức thu mua xảy ra khi có nhu cầu về hàng hóa trên thị
trường. Khi đó công ty tiến hành thu gom hàng hóa ở các đơn vị chân hàng.
0.3. Kiểm tra hàng xuất khẩu.
- Trước khi giao hàng Công ty kiểm tra kỹ lưỡng hàng xuất khẩu.
Thông thường nội dung chủ yếu mà Công ty kiểm tra là về chất lượng, số
lượng, bao bì nhằm đảm bảo phù hợp với hợp đồng. Đặc biệt với mặt hàng
thủy sản xuất khẩu thường phải có giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ và
giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP, đặc biệt do hàng thủy sản Việt Nam
xuất khẩu sang Nhật Bản luôn bắt buộc kiểm tra 100% số hàng và phải đảm
bảo các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh trong thủy sản theo tiêu chuẩn
của Bộ Y tế Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản ban hành (xem phụ lục 1.1-Quy
định của Nhật Bản đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu và phụ lục 1.2
Các chất cấm sử dụng so với quy định hiện hành của VN,EU,MỸ )
- Lần đầu tiên kiểm tra là kiểm tra tại các cơ sở thu mua,nhân viên chi nhánh
công ty chuyên phụ trách kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ cùng đơn vị kiểm
tra chất lượng xuống cơ sở thu mua xem xét nguồn hàng trước khi hàng
được đóng gói, lô hàng sẽ được kiểm tra chất lượng đồng thời chứng nhận

nguồn gốc xuất xứ đối với nguồn thủy sản đánh bắt,còn đối với nguồn thủy
sản nuôi trồng, ngay sau khi chuẩn bị đánh bắt, thủy sản được kiểm tra các
dư lượng kháng sinh cần thiết .Quá trình này luôn được công ty kiểm tra rất
kỹ lưỡng vì những yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP
đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản.
- Lần kiểm tra thứ 2 là quá trình giám định hàng theo yêu cầu quy định trong
hợp đồng xuất khẩu. Chi nhánh công ty phải gửi đơn đến tổ chức giám định
nêu nội dung yêu cầu giám định.
Trong đơn yêu cầu gồm có các nội dung :Tên địa chỉ công ty, tên hàng, số
lượng, trọng lượng, tình trạng hàng hóa, nơi đi, địa chỉ người nhận, phương
tiện vận tải, số chứng thư xin cấp Thông thường công ty thường thuê tổ
chức giám định Vinacontrol, ngoài ra còn có Asiacontrol,AIMcontrol. Các tổ
chức giám định này đều là tổ chức có uy tín và được quốc tế công nhận.
Ngoài ra trong một số trường hợp tổ chức giám định của hợp đồng xuất khẩu
thủy sản cho Nhật Bản cũng được quy định trong hợp đồng.
0.4. Thuê phương tiện vận tải
- Khâu quan trọng đầu tiên trong công việc thuê phương tiện vận chuyển là
tìm hiểu về phương tiện cần thuê. Nhận biết được điều đó nên khi thuê tàu,
Công ty luôn nghiên cứu kỹ, tìm kiếm thông tin về các hãng tàu và cử các
cán bộ nắm chắc nghiệp vụ thuê tàu và giàu kinh nghiệm đảm nhận.
- Công việc thuê phương tiện vận tải được tiến hành như sau: Công ty thuê
container tại cảng Hải Phòng, ký hợp đồng thuê xe kéo container từ cảng Hải
Phòng về xưởng chế biến sản phẩm của Công ty. Sau khi xếp hàng lên
container, tiếp tục chở container ra chi nhánh giao nhận tại Hải Phòng của
công ty .Điều kiện giao hàng chủ yếu của Công ty là FOB Hải Phòng và một
số trường hợp áp dụng điều kiện CIF,khi đó Công ty sẽ tiến hành nghiệp vụ
thuê tàu.
- Công ty đã lựa chọn phương thức thuê tàu chợ là do công ty thường áp dụng
phương pháp gửi hàng nguyên container, thời gian đàm phán thuê tàu và
chuyên chở được rút ngắn vì nghiệp vụ thuê tàu đơn giản và tàu chạy theo

lịch trình đã định, mặt khác công ty không phải lo việc xếp dỡ hàng hoá vì
phí tổn xếp dỡ đã bao gồm trong cước phí. Tuy nhiên sử dụng phương thức
thuê tàu chợ thì công ty phải chịu cước phí cao hơn so với tàu chuyến .Sau
khi xác định số lượng hàng cần chuyên chở tuyến đường vận tải, nghiên cứu
về hành trình vận chuyển Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu với
hãng tàu đã lựa chọn, sau đó lập bảng kê khai hàng và lưu thông khoang.Các
hãng tầu mà công ty thường thuê có cả nội địa và quốc tế như VINASHIN,
MAESKLINE, Một số ít trường hợp công ty ủy thác việc thuê tàu cho
công ty hàng hải, trong trường hợp này công ty hàng hải phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm về việc giao hàng,chất lượng hàng giao và rủi ro trong quá trình
vận chuyển.
0.5. Làm thủ tục hải quan.
Trước khi làm thủ tục giao hàng lên tàu thì nhân viên của công ty tiến
hành làm thủ tục hải quan bao gồm:
- Khai báo hải quan và nộp bộ chứng từ hàng hóa: công ty nhận tờ khai hải
quan và tiến hành khai báo chi tiết về lô hàng xuất khẩu với nội dung
như:chất lượng,số lượng,trị giá,tên phương tiện vận tải,xuất khẩu đến nước
nào…Sau khi hoàn thành hồ sơ hải quan,công ty sẽ nộp tờ khai cho cơ quan
Hải quan cùng với các chứng từ cần thiết để chứng minh tính hợp pháp của
lô hàng.
- Bộ chứng từ hàng xuất của công ty bao gồm:
• Tờ khai hải quan.
• Hợp đồng mua bán
• Bảng kê khai hàng xuất gồm lượng và tiền.
• Bộ chứng từ ngân hàng: hóa đơn,bảng kê khai hàng bán,giấy chứng nhận
chất lượng,giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ,vận đơn của hãng tàu.
Từ năm 2012: công ty tiến hành kê khai hải quan điện tử.
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá
(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ
quan hải quan.

Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ
khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang
bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ
giấy để cơ qaun hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì
thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra htực tế hàng hóa
thì chuyển sang bước 3.
Bước 3: - Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ
quan hải quan kiểm tra.
Bước 4: Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản
và làm các thủ tục như bình thường.
- Phân luồng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản: công ty luôn chấp hành tốt thủ
tục Hải quan nên đa phần hàng hóa xuất khẩu của công ty luôn được phân luồng
xanh,một số ít phân luồng vàng.
0.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải.
Điều kiện giao hàng mà công ty thường sử dụng khi xuất khẩu hàng thủy sản
sang Nhật Bản,đặc biệt là mặt hàng tôm là theo FOB.Do đó công ty tiến
hành các công việc sau:
- Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng quy định: cán bộ công
ty làm thủ tục thông quan xuất khẩu,tiến hành kiểm tra hàng và lấy chứng
nhận chất lượng,sau đó thông báo lại cho khách hàng.
- Công ty cung cấp cho khách hành bộ chứng từ: biên lai thuyền phó,giấy
gửi hàng đường biển,vận đơn đường biển,giấy chứng nhận xuất xứ và các
giấy tờ khác.
- Ngoài ra,việc giao hàng của công ty còn được tiến hành bằng container:
công ty tiến hành đăng ký thuê container tương thích với số lượng hàng
giao và vận chuyển container rỗng về địa điểm đóng hàng.làm thủ tục hải

quan,xếp hàng vào container,vận chuyển ra cảng và thuê tàu biển vận
chuyển đén cảng nhập khẩu.
0.7. Làm thủ tục thanh toán.
Hiện nay,phương thức thanh toán được chi nhánh công ty áp dụng khi xuât
khẩu thủy sản sang Nhật Bản khá đa dạng.doanh nghiệp thanh toán bằng tiền
mặt chiếm khoảng 10%,tín dụng chứng từ(L/C) là phương thức thanh toán
chủ yếu của công ty chiếm khoảng 85%,ngoải ra các hình thức khác như
chuyển tiền,nhờ thu chiếm khoảng 5%.
Sau khi giao hàng,sẽ lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình cho
ngân hàng mở L/C ,thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền.Ngân hàng
mở L/C kiểm tra bộ chứng từ,nếu phù hợp với L/C thì tả tiềm cho người xuất
khẩu.
Ngân hàng mà công ty ủy thác để thực hiện hình thức thanh toán này là
Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam ( Eximbank) tại Hà Nội
0.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng xuất khẩu,công ty không tránh khỏi
những sai sót như: giao hàng chậm,số lượng chưa đủ…
Khi xảy ra trường hợp như vậy,bạn hàng đã kiến nghị,phàn nàn.Công ty đã
kịp thời giải quyết như kịp thời điều chỉnh,kịp thời hòa giải,thương
lượng,dàn xếp ổn thỏa,không để xảy ra tranh chấp…
VD: công ty đã giao bổ sung hàng thiếu vào cùng với lô hàng tiếp sau.
- Đánh giá kết quả:
1. Với nhiều nỗ lực phấn đấu,công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội
đã đạt được một số kết quả khả quan:
• Đa phần công ty đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng và số lượng hợp
đồng sai sót không đáng kể.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế
hoạch
Thực

hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế hoạch Thực hiện
Hợp đồng
ký kết
17 17 20 20 23 23
Hợp đồng
thực hiện
17 17 20 20 23 23
Hợp đồng
sai sót
1 0 2 1 2 1
• Nhờ thực hiện tốt hợp đồng mà số hợp đồng được thực hiện so với kế
hoạch là tốt,đặc biệt là trong các hợp đồng được ký kết thì chỉ có 1
hợp đồng có sai sót.
2. Những hạn chế:
- Trong khâu thu mua hàng thủy sản: Công tác thu mua hàng vất vả,gặp
nhiều khó khăn và đôi khi còn bị động.Nguyên nhân do công ty chưa có
hệ thống thu mua phân bố rộng rãi và ảnh hưởng của thời tiết phức tạp.
- Trong khâu giao hàng cho phương tiện vận tải: đôi khi việc giao hàng của
công ty không đúng lịch trình của cơ quan điều hành cảng khiến cho trễ
thời gian vận chuyển,ảnh hưởng xấu đến hợp đồng.Ngoài ra,công ty xuất
khẩu theo CFR làm giảm một phần lợi nhuận từ nghiệp vụ thuê tàu.
3. Khó khăn
Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng,mang lại nhiều lợi nhuận cho
công ty,tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản luôn tăng cường thực hiện Luật vệ
sinh thực phẩm,kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sản phẩm dẫn đến nguy

cơ sản phẩm bị trả lại.tăng them chi phí,chậm thời gian thông quan.
-ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường
- Tiến hành đàm phán với sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có được các hợp đồng
khả thi và không bị rơi vào thế bất lợi
- Làm thật tốt và nghiêm túc công tác chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu phù hợp
với yêu cầu của hợp đồng và tính chất của loại hàng xuất khẩu
- Tăng cường công tác giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng với tính
kịp thời và nghiêm túc
- Nhạy bén và kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót có thể nảy
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thời nâng cao công tác thực hiện
các khâu trong tổ chức thực hiện quy trình hợp đồng.
- Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, đảm bảo các điều kiện
cần thiết về thông tin cũng như các phương tiện vật chất - kỹ thuật cho
quá trình thực hiện Hợp đồng xuất khẩu
C.KẾT LUẬN
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho
Việt Nam nói chung, công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội nói riêng.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành,công ty đã khẳng định được vị
thế của mình trên trường quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản,góp phần
nâng tầm Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công ty cũng còn một số hạn chế cũng
như gặp không ít khó khăn,vì vậy công ty rất cần có được sự giúp đỡ của Chính
phủ Việt Nam và của các nước trong khu vực thị trường!
Các đề xuất của nhóm trên đây cũng chỉ là những ý kiến bước đầu, cần được bổ
sung và kiểm nghiệm trong thực tiễn!
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10
STT Họ và tên Mã sv Điểm nhóm Ký tên
1. Nguyễn Thị Thanh (NT)

2. Đỗ Thị Thu Sen
3. Phạm Hoàng Sơn
4. Nguyễn Trường Sơn
5. Nguyễn Thái Sơn
6. Phạm Ngọc Tâm
7. Nguyễn Duy Thanh
8. Bùi Thị Thảo
9. Lê Thị Phương Thảo
Nhóm trưởng
(Ký tên)

×