Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập báo cáo kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.45 KB, 3 trang )

BÀI TẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Bài 1
Trong báo cáo kiểm toán được lập theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo
Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999, tại đoạn "Cơ sở ý kiến" có nêu:
"… Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có
sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính không chứa đựng các sai sót trọng yếu"…
Bạn hãy giải thích các khái niệm "sự bảo đảm hợp lý" và "sai sót trọng yếu" và cho biết
tại sao vấn đề trên được nêu trong báo cáo kiểm toán.
Bài 2
Báo cáo kiểm toán cần trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu. Dưới đây là các nội
dung của một báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ (được sắp xếp không theo đúng thứ
tự):
(1) Chúng tôi đã thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
(2) Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở
hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.
(3) Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ảnh trung thực và hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính công ty ABC tại ngày
31.12.1999 cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ
trong năm tài chính kết thúc ngày 31.12.1999, phù hợp với chuẩn mực và chế
độ kế toán Việt nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
(4) Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày
31.12.1999, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
Thuyết minh báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31.12.1999 được
lập ngày 15.2.2000 của Công ty ABC từ trang 10 đến trang 15 kèm theo.
(5) Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu và áp dụng các thử
nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trên báo cáo tài
chính, đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các
nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán
quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài
chính.
(6) Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để


có sự bảo đảm hợp lý là các báo cáo tài chính không chứa đựng các sai sót
trọng yếu.
Yêu cầu
a. Đối với mỗi nội dung trên, hãy cho biết:
- Nội dung đó nằm trong phần nào của Báo cáo kiểm toán
- Mục đích của nội dung đó khi được trình bày trong báo cáo kiểm toán
b. Viết lại báo cáo kiểm toán nói trên theo đúng thứ tự.
c. Nếu bây giờ, do giới hạn về phạm vi kiểm toán một cách nghiêm trọng nên kiểm
toán viên không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Hãy viết lại báo cáo kiểm
toán trong trường hợp này.
Bài 3
Dưới đây là các tình huống độc lập mà kiểm toán viên có thể gặp phải trong quá trình
kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2000 của công ty Hoàn
Cầu:
(1) Trong quá trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn, kiểm toán viên không có
được báo cáo tài chính đã kiểm toán của một khoản đầu tư vào một công ty ở
1
nước ngoài, trị giá 2.535.000.000 đồng. Kiểm toán viên kết luận rằng không
thể có được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp về khoản đầu tư này.
(2) Đơn vị thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. Kiểm toán viên
nhất trí với sự thay đổi này mặc dù nó ảnh hưởng trọng yếu đến khả năng có
thể so sánh được của báo caó tài chính, giá trị tài sản cố định chênh lệch do
thay đổi phương pháp khấu hao là 320.000.000 đồng, lợi nhuận sau thuế
chênh lệch do thay đổi phương pháp là 204.000.000 đồng. Đơn vị đã khai báo
đầy đủ về sự thay đổi phương pháp khấu hao này trong mục III của Thuyết
minh báo cáo tài chính.
(3) Một khoản thu 2.400 triệu đồng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định đó là
doanh thu hay là vốn góp của cổ đông, điều này nằm ngoài khả năng kiểm
soát và dự đoán của đơn vị và của kiểm toán viên. Nhưng đơn vị vẫn ghi nhận
số tiền này vào doanh thu.

(4) Đơn vị không đưa vào tài sản cố định một số tài sản cố định thuê tài chính, thay
vào đó lại khai báo trong Thuyết minh báo cáo tài chính về các khoản nợ phát
sinh do thuê tài chính (mục VII). Theo kiểm toán viên việc không đưa vào tài
sản cố định các tài sản thuê tài chính này là vi phạm chế độ kế toán hiện hành
nhưng Giám đốc công ty không đồng ý. Giá trị còn lại của tài sản này, nợ dài
hạn và nợ ngắn hạn phải trả đến thời điểm 31.12.1999 lần lượt là là
280.000.000 đồng, 240.000.000 đồng và 120.000.000 đồng. Việc không ghi
chép các tài sản trên dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng lên là 52.000.000 đồng.
(5) Trong báo cáo tài chính ngày 31.12.2000 của công ty ALPHA có một khoản
phải thu của Công ty XXX. Do XXX đang gặp khó khăn tài chính nên
ALPHA đã lập dự phòng 40% trên tổng số nợ phải thu của XXX. Trong thời
gian đang kiểm toán tại ALPHA, vào tháng 2.2001, kiểm toán viên được biết
XXX đã phá sản và số tiền thực đòi của ALPHA chỉ là 20% tổng số nợ. Kiểm
toán viên đề nghị ALPHA điều chỉnh báo cáo tài chính để lập dự phòng thêm
cho số nợ của XXX. Tuy nhiên ALPHA từ chối vì cho rằng sự kiện XXX phá
sản chỉ xảy ra vào năm 2001 và chỉ đồng ý khai báo trong bảng thuyết minh
của báo cáo tài chính.
(6) Giám đốc công ty từ chối cung cấp thư giải trình theo yêu cầu của kiểm toán
viên vì cho rằng trách nhiệm của kiểm toán viên là phải thu thập bằng chứng
cho ý kiến của mình và lá thư giải trình không thể thay thế cho các bằng
chứng đó.
(7) Những tỷ số tài chính cho thấy công ty không có khả năng thanh toán các khoản
phải trả trong năm tới. Khi được phỏng vấn, Giám đốc công ty đưa ra một kế
hoạch để giải quyết tình thế bao gồm việc bán một số tài sản cố định không
cần dùng và thuyết phục một số chủ nợ hoãn nợ trong hai năm. Ông ta cũng
chấp nhận việc khai báo đầy đủ về sự kiện này trên báo cáo tài chính.
(8) Giám đốc công ty kiên quyết không chấp nhận kiểm toán viên gửi thư xác nhận
đến một số khoản phải trả vì không muốn nhắc họ nhớ đến món nợ này. Kiểm
toán viên sử dụng một thủ tục kiểm toán khác để thay thế và cảm thấy hài
lòng về bằng chứng đạt được.

(9) Vào thời điểm 31.12.2000, Công ty VIETTRUNG không đủ số vốn pháp định
theo yêu cầu của một quy định mới của Nhà nước. Đến tháng 2.2001, trong
khi kiểm toán viên đang kiểm toán tại VIETTRUNG thì được biết công ty mẹ
của VIETTRUNG đã tăng vốn đầu tư vào VIETTRUNG cao hơn mức pháp
định. Giám đốc VIETTRUNG từ chối bất kỳ khai báo nào về vấn đề này trên
báo cáo tài chính ngày 31.12.2000.
2
(10) Một số thông tin trong Thư của Hội đồng quản trị dính kèm với báo cáo tài
chính có nội dung không nhất quán với báo cáo tài chính. Kiểm toán viên đề
nghị đơn vị sửa nhưng họ từ chối vì cho rằng kiểm toán viên không kiểm toán
các thông tin đó mà chỉ kiểm toán báo cáo tài chính nên không có quyền yêu
cầu họ điều chỉnh.
(11) KTV đang thực hiện việc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày
31.12.2000. Giám đốc đơn vị đã cung cấp đánh giá về giả định hoạt động liên
tục nhưng kiểm toán viên nhận thấy các đánh giá này chỉ xem xét đến thời
điểm tháng 10. 2000. Kiểm toán viên không có những bằng chứng hợp lý về
giả định hoạt động liên tục của đơn vị xét đến cuối năm tài chính 2000.
Yêu cầu
Cho biết ý kiến của KTV trong mỗi trường hợp trên (theo VSA 700, ISA 700 hiện hành
và theo các dự thảo mới). Giả sử rằng nếu không có các yếu tố đang xem xét nói trên,
báo cáo tài chính của đơn vị có thể dẫn đến một ý kiến chấp nhận toàn phần.
Bài 4
Tại sao nói quá trình phát triển của báo cáo kiểm toán là một quá trình đi tìm kiếm một
cách thông tin hữu hiệu nhất giữa người đọc báo cáo tài chính và kiểm toán viên. Cho
thí dụ minh họa.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×