Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.48 KB, 24 trang )

Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

1

Mục lục

1. THUẾ VÀ VẤN ĐỀ CHẤP NHẬN RỦI RO 3
1.1 Tổng quan 3
1.2 Mô hình Đầu tư tài chính cơ bản 3
1.3 Đóng góp và hạn chế của mô hình 6
1.4 Vận dụng vào Thị trường lao động 6
2. ĐÁNH THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN 8
2.1Chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn 8
2.1.1Chính sách thuế trên cơ sở phát sinh 8
2.1.2 Các hình thức trợ cấp thuế khác trên thu nhập chuyển nhượng vốn 9
2.2 Thuế suất thuế chuyển nhượng vốn theo thời gian 9
2.3 Các tranh luận ủng hộ trợ cấp thông qua đánh thuế thu nhập chuyển nhượng
vốn
2.3.1 Chống lại lạm phát 10
2.3.2 Cải thiện hiệu quả các giao dịch vốn 10
2.3.3 Khuyến khích sự khởi nghiệp 11
2.3.4 Lập luận phản đối trợ cấp cho thu nhập chuyển nhượng vốn 11
2.4 Thuế chuyển nhượng vốn ở Việt Nam 11
2.4.1 Chuyển nhượng chứng khoán 11
2.4.2 Chuyển nhượng phần vốn góp 13
3. ĐÁNH THUẾ VÀO CHUYỂN GIAO TÀI SẢN 14
3.1 Khái niệm: 14
3.2 Phân loại: 14
3.3 Ưu điểm 16


3.4 Các quan điểm đối lập về thuế di sản 16
3.4.1 Đánh thuế vào người chết là không đạo đức 16
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

2

3.4.2 Thuế di sản chính là việc đánh thuế trùng 17
3.4.3 Khó khăn trong quản lý 17
3.4.4 Sự tuân thủ và công bằng 17
3.4 Thuế chuyển giao ở Việt Nam 18
4. THUẾ TÀI SẢN 19
4.1 Khái niệm 19
4.2 Lý do đánh thuế tài sản 19
4.3 Nguyên tắc đánh thuế tài sản 20
4.4 Đối tượng chịu thuế tài sản 20
4.5 Phân loại thuế tài sản 20
4.5.1 Nhà ở dân cư và tài sản kinh doanh 20
4.5.2 Đất và tài sản trên đất 21
4.6 Công thức tính thuế tài sản 21
4.7 Thuế tài sản dùng vào việc gì? 22
4.8 Thuế tài sản ở Việt Nam 23












Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

3

1. THUẾ VÀ VẤN ĐỀ CHẤP NHẬN RỦI RO
1.1 Tổng quan
Các loại thuế đánh vào các khoản đầu tư rủi ro và của cải là một trong những loại thuế
quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế. Loại thuế này cũng là đề tài tranh
cãi nóng hổi và dường như không có hồi kết vì hiện nay, các bằng chứng ủng hộ các
quan điểm khác nhau đều còn mơ hồ, chịu sự ràng buộc lẫn nhau. Mỗi loại thuế, mỗi
mức thuế sẽ có tác động khác nhau đến hành vi của các đối tượng chịu thuế. Tobin
(1958) đã chỉ ra rằng quyết định đầu tư của cá nhân sẽ chủ yếu dựa trên lợi nhuận kỳ
vọng và rủi ro của tài sản đầu tư. Nếu yếu tố rủi ro như nhau, nhà đầu tư sẽ ưa thích
tài sản có lợi nhuận kỳ vọng cao. Nếu lợi nhuận kỳ vọng như nhau, nhà đầu tư sẽ ưa
thích rủi ro thấp. Việc chấp nhận rủi ro trong điều kiện thị trường hoàn hảo sẽ phụ
thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người. Tuy nhiên, trong một môi trường có sự can
thiệp của chính phủ, cụ thể là thông qua các sắc thuế, câu hỏi đặt ra là việc chấp nhận
rủi ro có chịu tác động hay không và nếu có thì bị tác động như thế nào. Bài nghiên
cứu của nhóm sẽ tìm hiểu về tác động của thuế đến các hành vi lựa chọn đầu tư của cá
nhân, cụ thể là vấn đề chấp nhận rủi ro.
1.2 Mô hình Đầu tư tài chính cơ bản
Domar và Musgrave (1944) đã đưa ra mô hình cơ bản để phân tích mối quan hệ giữa
thuế và việc chấp nhận rủi ro trong đầu tư tài chính. Các tác giả xem xét tác động của
thuế thu nhập lên việc lựa chọn đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản rủi ro. Thứ

nhất, một khoản đầu tư vào tài sản rủi ro sẽ đi kèm với rủi ro mất mát. Khoản đầu tư
này chỉ được thực hiện nếu lợi nhuận kỳ vọng tỏ ra tương xứng với rủi ro mất mát mà
nhà đầu tư phải gánh chịu. Thứ hai, trước khi thực hiện bất kỳ quyết định đầu tư nào,
nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa khả năng kiếm được lợi nhuận với khả năng
gánh chịu thua lỗ, giữa lợi tức kiếm được và rủi ro phải gánh chịu,… Hai biến này là
công cụ chủ yếu được các tác giả sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu. Theo đó,
tác động của thuế đến việc chấp nhận rủi ro được đo lường theo hai bước. Bước thứ
nhất, các tác giả xem xét việc áp dụng các sắc thuế trong các điều kiện khác nhau sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, lợi tức và rủi ro của các khoản đầu tư. Bước thứ
hai, các tác giả sẽ xem xét phản ứng của nhà đầu tư đối với các sắc thuế này.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả có thể được quan sát trong ví dụ về trường hợp
của Sam được thể hiện trong bảng sau:

Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

4

Investment
100
100
200
200
200
Payoff winnings
20
20
40
40

40
Payoff losss
-20
-20
-40
-40
-40
Tax rate winnings
0%
50%
50%
50%
50-75%
Tax rate loss
0%
50%
50%
0%
50%
After-tax winnings
20
10
20
20
15
After-tax loss
-20
-10
-20
-40

-20
Risk appetite’’
20
10
20


Expected return
0
0
0
-10
-2,5
Bảng 1: Đánh thuế và mức chấp nhận rủi ro của Sam.
Cột thứ nhất thể hiện các thông tin giả định về khoản đầu tư của Sam và các kết quả
có thể thu được trong trường hợp không có thuế. Cụ thể, Sam đầu tư 100$ vào một tài
sản rủi ro với 50% khả năng thu về tổng cộng 120$ (lợi nhuận 20$) và 50% khả năng
thu về tổng cộng 80$ (thu lỗ 20$). Lợi nhuận kỳ vọng của việc đầu tư này bằng 0$
(20$*50%+[-20$]*50%=0$). Trường hợp này giả định không có thuế, với khả năng
bằng nhau, khoản lợi nhuận và lỗ bằng nhau, lợi nhuận kỳ vọng bằng 0, khẩu vị rủi ro
của Sam chấp nhận khoảng lợi nhuận/thua lỗ (20$/-20$).
Trường hợp tiếp theo, chính phủ can thiệp vào thị trường với thuế suất giả định 50%
và cho phép khấu trừ toàn bộ khoản lỗ vào thu nhập tính thuế. Các dữ kiện khác
không đổi, Sam vẫn có 50% khả năng thu về lợi nhuận nhưng tổng giá trị lúc này chỉ
còn 110$ (do thuế suất 50% đánh trên 20$ lợi nhuận). Ngoài ra, Sam cũng có 50%
khả năng thua lỗ với tổng giá trị thu về là 90$, cao hơn so với trường hợp chưa đánh
thuế. Lý do là khoản lỗ (20$ sẽ được trừ vào tổng thu nhập tính thuế của Sam giúp tiết
kiệm được 50%*20$=10$ tiền thuế phải nộp). Trường hợp này cho ta thấy tác động
của thuế lên thu nhập của nhà đầu tư, làm giảm thu nhập tiềm năng và cũng hạn chế
bớt khoản lỗ tiềm năng. Dưới tác động của thuế trong điều kiện như trên, thu nhập kỳ

vọng của Sam vẫn bằng 0$ (10$*50%+[-10$]*50%=0$). Tuy nhiên, khoảng lợi
nhuận/ thua lỗ của Sam hiện chỉ còn 10$/-10$. Điều này cho thấy rằng sắc thuế, ngoài
việc làm giảm lợi nhuận tiềm năng cũng làm giảm thua lỗ tiềm năng. Các kết quả này
được thể hiện tại cột thứ hai. Tuy nhiên, mức 10$/-10$ lại thấp hơn mức chấp nhận
của Sam, tức là thuế đã làm giảm cả lợi nhuận tiềm năng và rủi ro khoản đầu tư của
Sam. Chính vì lẽ này, Sam sẽ có những chiến lược riêng để phản ứng lại với tác động
do thuế gây ra và bảo toàn vị thế của mình.
Cột thứ ba mô tả các khả năng xảy ra kho Sam quyết định thay đổi chiến lược đầu tư
vào tài sản rủi ro nhằm đối phó với tác động của sắc thuế. Trong trường hợp này, Sam
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

5

sẽ tăng mức đầu tư lên 200$. Các dữ kiện khác không đổi, Sam vẫn có 50% khả năng
thu về lợi nhuận nhưng tổng giá trị lúc đạt mức 220$ (do thuế suất 50% đánh trên 40$
lợi nhuận). Ngoài ra, Sam cũng có 50% khả năng thua lỗ với tổng giá trị thu về là
180$. Kết quả này vẫn giữ nguyên thu nhập kỳ vọng bằng 0$ (20$*50%+[-
20$]*50%=0$). Tuy nhiên, khoảng lợi nhuận/thua lỗ của Sam lúc này là 20$/-20$,
bằng với mức ban đầu khi chưa đánh thuế. Trường hợp này cho chúng ta thấy tác
động của thuế sẽ khiến nhà đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, đầu tư nhiều hơn vào tài sản
rủi ro do thuế không chỉ làm giảm lợi nhuận tiềm năng mà còn hạn chế cả khoản lỗ
tiềm năng và qua đó làm giảm rủi ro. Trong điều kiện cho phép, nhà đầu tư sẽ hành
động để tránh tác động của thuế quay trở về vị thế ban đầu. Khi đó, sắc thuế sẽ không
làm giảm mức độ đầu tư rủi ro như các nghiên cứu hay các lý thuyết về hành vi đầu tư
trước đó đề cập mà trái lại, sắc thuế còn kích thích gia tăng đầu tư vào các tài sản rủi
ro, kích thích nền kinh tế phát triển.
Ba trường hợp trên cho chúng ta thấy được tác động của thuế đến việc chấp nhận rủi
ro mang hàm ý tích cực, kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sẽ là quá sớm và

thiếu thận trong khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Lý luận trên phải dựa trên một số giả
định mới có thể vận dụng một cách đúng đắn. Trong thực tiễn, có rất nhiều trường
hợp các giả định của mô hình đơn giản trên không được đảm bảo. Có thể kể đến giả
định về khoản chuyển lỗ thuế. Nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức giới hạn
khoản lỗ được phép chuyển vào thu nhập tính thuế. Với khả năng thu lợi nhuận và
khả năng thua lỗ bằng nhau (50-50) thì bất kỳ sự hạn chế nào trong việc chuyển lỗ
cũng dẫn đến gia tăng khoản lỗ tiềm năng và kéo theo lợi nhuận kỳ vọng giảm. Trong
trường hợp của Sam, lợi nhuận kỳ vọng sẽ nhỏ hơn 0$. Cụ thể, giả sử chính phủ
không cho phép chuyển lỗ, các dữ kiện khác được giữ nguyên như ở trường hợp ba,
trong trường hợp thua lỗ, tổng giá trị khoản đầu tư của Sam sẽ chỉ còn 160$ (Sam
chịu hoàn toàn khoản thua lỗ 40$) trong khi khả năng thu được lợi nhuận chỉ mang về
cho Sam tổng cộng 220$ do phải đóng thuế 50%. Vì khả năng có lợi nhuận và thua lỗ
bằng nhau bằng 50% nên lợi nhuận kỳ vọng của Sam trong trường hợp này sẽ là -10$
(20$*50%+[-40$]*50%=-10$). Kết quả của trường hợp thứ tư này được thể hiện tại
cột thứ tư. Trong các trường hợp có hạn chế trong việc chuyển lỗ, việc đánh thuế sẽ
không làm giảm rủi ro như trong trường hợp được chuyển lỗ không giới hạn. Việc này
sẽ tác động tiêu cực đến những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp. Những đối tượng
này vốn đã không ưa thích rủi ro, họ chỉ chấp nhận rủi ro tong một mức độ nhất định
với điều kiện tiên quyết là phần thưởng cần phải xứng đáng với rủi ro mà họ phải
gánh chịu. Khi đó, việc sắc thuế làm giảm lợi nhuận tiềm năng, tức là giảm phần
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

6

thưởng của họ trong khi thua lỗ tiềm năng, rủi ro của họ không thay đổi, nhiều khả
năng họ sẽ chọn giải pháp đầu tư vào các tài sản phi rủi ro. Điều này sẽ tác động
không tốt đến nền kinh tế.
Trong một trường hợp khác, chính phủ vẫn cho phép chuyển lỗ tự do nhưng lại áp

dụng mức thuế suất lũy tiến đối với lợi nhuận. Các kết quả được thể hiện trong cột thứ
năm. Mức thuế suất áp dụng cho 20$ lợi nhuận tăng thêm đầu tiên là 50%, trên mức
đó sẽ áp dụng mức thuế 75%. Trường hợp này hơi khác với trường hợp thứ tư nhưng
cùng làm âm lợi nhuận kỳ vọng của Sam. Cụ thể, khoản thuế lũy tiến sẽ làm giảm sút
nghiêm trọng lợi nhuận tiềm năng của Sam (15$ so với 20$ của trường hợp thứ ba)
trong khi thua lỗ tiềm năng vẫn giữ nguyên so với trường hợp thứ ba. Điều này sẽ
khiến lợi nhuận kỳ vọng của Sam bằng -2,5$ như thể hiện trong cột thứ năm. Tương
tự như trường hợp thứ tư, việc đánh thuế trong trường hợp này có khả năng sẽ khiến
nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào các tài sản phi rủi ro, mặc dù mức độ thấp hơn
trường hợp thứ tư.
1.3 Đóng góp và hạn chế của mô hình
Trong các nghiên cứu trước, tác động của thuế lên lợi tức được nhấn mạnh và thể hiện
trong nhiều bài nghiên cứu. Tuy nhiên, Domar và Musgrave (1944) cũng chỉ ra rằng,
ngoài việc tác động làm giảm lợi tức, thuế cũng giúp giảm thiểu khoản lỗ tiềm năng
và rủi ro thông qua hình thức chuyển lỗ. Trong điều kiện hoàn hảo, toản bộ khoản lỗ
được khấu trừ vào thu nhập tính thuế, một mức thuế suất duy nhất, các nhà đầu tư có
khả năng hành động để bảo toàn vị thế của mình,… . Sắc thuế sẽ làm gia tăng việc
chấp nhận rủi ro và thông qua đó kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hạn chế
của mô hình cũng nằm ở việc mô hình chỉ đứng vững khi các giả thiết của nó được
đảm bảo. Bất kỳ một khác biệt nào cũng có thể gây nên những ảnh hưởng khác nhau
đến lợi nhuận tiềm năng, rủi ro và sẽ có những tác động khác nhau đến tâm lý và phản
ứng của các nhà đầu tư. Vì vậy, mô hình chỉ mới đưa ra một trường hợp về lý thuyết,
chưa thể làm căn cứ chắc chắn để đưa ra các kết luận sâu hơn.
1.4 Vận dụng vào Thị trường lao động
Bện cạnh đầu tư vào tài sản rủi ro, việc đầu tư vào nguồn nhân lực cũng mang đến
một sự không chắc chắn của dòng thu nhập tăng thêm trong tương lai. Do đó, trong
một chừng mực nhất định, các phân tích liên quan đến việc đầu tư vào nguồn nhân lực
cũng tương tự như việc đầu tư vào tài sản rủi ro. Đối với trường hợp đầu tư vào nguồn
nhân lực, lợi ích là khả năng kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai, chúng ta sẽ
tốn những khoản chi phí liên quan đến việc học, chi phí cơ hội của việc học tập. Xét

Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

7

ví dụ cụ thể trong trường hợp Sam quyết định đi học cao học vào hai ngày cuối tuần.
Lợi ích của việc học cao học sẽ giúp Sam có khả năng gia tăng thu nhập trong tương
lai sau khi học xong (mở mang kiến thức, nâng cao trình độ, thỏa mãn yêu cầu bằng
cấp của công ty Sam đang làm việc,…). Chi phí của Sam phải bỏ ra là chi phí cho
việc học tập trực tiếp (học phí, tài liệu,…) và chi phí cơ hội của việc đi học cao học
vào hai ngày cuối tuần thay vì đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động đầu tư mang
lại thu nhập khác.
Tương tự như trường hợp đầu tư vào tài sản rủi ro, khi chính phủ can thiệp bằng các
sắc thuế và cho phép chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế, lợi ích tiềm năng của việc đi
học cũng như mất mát tiềm năng của việc đi học đều giảm. Trong trường hợp này, cá
nhân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào việc học để cân bằng lại vị thế ban đầu
của mình. Tuy nhiên trong thực tế, chính phủ các quốc gia thường áp dụng thuế suất
lũy tiến và có những hạn chế nhất định trong việc chuyển khoản thiệt hại của các cá
nhân. Những yếu tố này sẽ làm giảm thu nhập lợi ích tiềm năng và không làm giảm
thiểu rủi ro mà cá nhân phải gánh chịu. Do đó, phản ứng của cá nhân sẽ không thể
được dự đoán một cách đơn giản bằng mô hình của Domar và Musgrave (1944). Tính
phức tạp của các sắc thuế và các hạn chế này khiến cho việc chấp nhận rủi ro khi có
thuế trở nên khó xác định chính xác, cần có những nghiên cứu sâu hơn, phạm vi áp
dụng rộng hơn để làm cơ sở vững chắc hơn cho những kết luận sau này.
Chúng ta có thể mô phỏng các trường hợp khác nhau theo trường hợp của Sam như
sau:
Investment
100
100

200
200
200
PV of Wins
200
200
400
400
400
PV of Loss
0
0
0
0
0
Net Value of Wins
100
100
200
200
200
Net Value of Loss
-100
-100
-200
-200
-200
Tax Rate Wins
0%
50%

50%
50%
50-75%
Tax Rate Loss
0%
50%
50%
0%
50%
After-tax winnings
100
50
100
100
75
After-tax loss
-100
-50
-100
-200
-100
Expected Return
0
0
0
-50
-12,5

Cột thứ nhất mô tả trường hợp không có thuế. Trong trường hợp này, giả sử hiện giá
toàn bộ chi phí mà Sam phải bỏ ra cho việc học tập và các chi phí cơ hội có hiện giá

Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

8

là 100$. Sau khi học xong, Sam có 50% cơ hội gia tăng nguồn thu nhập. Hiện giá của
toàn bộ khoản tăng này giả sử là 200$. Ngoài ra, Sam cũng có 50% rủi ro không gia
tăng được thu nhập, tương đương với hiện giá toàn bộ khoản thu nhập tăng thêm bằng
0$. Trong trường hợp gia tăng thu nhập, giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận của Sam
sau khi trừ chi phí là 100$ (200$-100$=100$). Trong trường hợp không gia tăng thu
nhập, Sam phải gánh chịu khoản lỗ 100$ chính là hiện giá các khoản chi phí Sam phải
bỏ ra, hy sinh để đi học (0$-100$=-100$).
Cột thứ hai mô tả kết quả khi chính phú đánh thuế. Các phân tích tương tự như đầu tư
rủi ro và cho chúng ta thấy việc đánh thuế của chính phủ sẽ làm giảm lợi nhuận tiềm
năng cũng như giảm rủi ro tiềm năng cho Sam. Phản ứng của Sam cũng tương tự như
được thể hiện trong cột 3, Sam sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc học để đưa mình trở về vị
thế ban đầu.
Tuy nhiên, cột thứ tư và cột thứ năm chỉ ra các khác biệt trong thế giới thực sẽ gây
nên những ảnh hưởng khác nhau đến Sam. Trong trường hợp chính phủ áp dụng thuế
suất lũy tiến cho thu nhập hoặc hạn chế trong việc chuyển lỗ, lợi nhuận kỳ vọng của
Sam sẽ âm và hành vi của Sam sẽ không thể được dự đoán chắc chắn bằng việc áp
dụng mô hình này.
2. ĐÁNH THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
2.1 Chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
2.1.1 Chính sách thuế trên cơ sở phát sinh
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn chịu thuế trên cơ sở phát sinh, thuế đánh chỉ khi
tài sản được bán, và số thuế phải trả dựa trên sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua
tài sản.
- Việc đánh thuế theo cơ sở phát sinh như thế làm giảm nghĩa vụ nộp thuế đối với

người nắm giữ tài sản. (Vì theo cách tính thuế theo cơ sở dồn tích, chính phủ thu thuế
sớm hơn nên thu nhập ròng ta thu được sẽ thấp hơn)
 Như vậy, chính phủ đã tạo ra sự trợ cấp thuế ngầm định đối với tiết kiệm dưới
dạng tài sản có khả năng tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. .
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

9

2.1.2 Các hình thức trợ cấp thuế khác trên thu nhập chuyển nhượng vốn
Ngoài việc trợ cấp thông qua đánh thuế trên cơ sở phát sinh, còn có hai hình thức trợ
cấp thuế khác:
Vấn đề nâng giá trị tại thời điểm người sở hữu tài sản qua đời:
Đối với những tài sản được cá nhân mua và bán trước khi qua đời, giá ban đầu là giá
bắt đầu mua tài sản đó. Tuy nhiên nếu tài sản được chuyển cho người thừa kế, giá ban
đầu có thể nâng lên cao bằng giá trị tại thời điểm người sở hữu qua đời  một gia
đình sẽ không phải chịu thuế thu nhập chuyển nhượng vốn đối với tài sản mặc dù giá
tăng rất cao nhưng được bán vào ngày ngay sau khi người mua chết.
Sự loại trừ đối với thu nhập chuyển nhượng vốn là nhà cửa:
Theo luật thuế Mỹ, sự loại trừ này thể hiện ở những điểm sau đây:
+ Trong nhiều năm, cá nhân không phải nộp thuế với thu nhập do chuyển nhượng nhà
của nếu họ dùng tiền bán nhà này để mua nhà mới.
+ Tồn tại trường hợp miễn trừ một lần từ thu nhập chuyển nhượng nhà cửa ở mức đến
125000dollar đối với người trên 55 tuổi.
+ Vào năm 1997, sự miễn trừ này lên mức 500000dollar đối với thu nhập chuyển
nhượng nhà cửa khi người dân thường trú bán nhà.
2.2 Thuế suất thuế chuyển nhượng vốn theo thời gian
Luật thuế Mỹ đã có sự thay đổi chính sách thuế đối với loại thuế này qua các năm,
nhìn chung thuế suất đối với thu nhập chuyển nhượng vốn ngày càng được nới lỏng

hơn và loại thuế suất này luôn thấp hơn thuế suất các dạng thu nhập khác:
Sự ưu đãi về thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn so với các thuế thu nhập khác




Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

10

Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn ở các nước OECD (2000)

Mỹ
Canada
Pháp
Đức
Italy
Nhật
Tây
Ban
Nha
Vương
quốc
Anh
Thuế suất tối đa đối với thu nhập từ vốn
Lãi tiền gửi
NH
46.8%

48.6%
25%
53.8%
27%
20%
48%
40%
Cổ tức
46.8%
48.6%
61.2%
53.8%
12.5%
50%
48%
40%
Chuyển
nhượng vốn
20%
48.6%
26%
0
12.5%
26%
20%
40%

2.3 Các tranh luận ủng hộ trợ cấp thông qua đánh thuế thu nhập chuyển
nhượng vốn
2.3.1 Chống lại lạm phát

Đây là lập luận ủng hộ thuế suất thấp đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn nhằm
khắc phục những bất lợi của lạm phát làm phóng đại quy mô thu nhập từ chuyển
nhượng vốn.
2.3.2 Cải thiện hiệu quả các giao dịch vốn
Lập luận này ủng hộ việc hạ thấp thuế suất thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn vì
cho rằng cá nhân sẽ trì hoãn việc bán tài sản vốn để hạ thấp hiện giá chiết khấu của
gánh nặng thuế hiện tại. Thực sự, một người sẽ giảm mức thuế thu nhập từ chuyển
nhượng vốn xuống còn zero bằng cách nắm giữ tài sản cho đến khi qua đời và để lại
cho con cháu. Chính sách này dẫn đến hiệu ứng ngưng giao dịch (lock-in effect) gây
thiệt hại cho thị trường vốn vì ảnh hưởng xấu đến tính thanh khoản của thị trường.
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

11

2.3.3 Khuyến khích sự khởi nghiệp
Những nhà khởi nghiệp có được phần lớn của cải không phải từ thu nhập dồn tích
trong những năm đầu kinh doanh mà từ sự gia tăng của các giá trị nền tảng của các tài
sản kinh doanh theo thời gian. Do đó, thu nhập chủ yếu của các nhà khởi nghiệp này
phát sinh qua việc họ bán tài sản khi chúng có giá trị lớn. Việc hạ thấp thuế suất thuế
thu nhập chuyển nhượng vốn sẽ hướng đến việc chấp nhận rủi ro và khuyến khích
những người mới lập nghiệp này.
2.3.4 Lập luận phản đối trợ cấp cho thu nhập chuyển nhượng vốn:
Thuế thu nhập chuyển nhượng vốn rất lũy tiến. Thu nhập chuyển nhượng vốn chủ yếu
thuộc về những người trả thuế giàu có nhất nước Mỹ, do vậy, giảm thuế thu nhập
chuyển nhượng vốn chủ yếu mang lại lợi ích cho những người có thu nhập cao nhất
Thuế suất thấp đối với thu nhập chuyển nhượng vốn vi phạm nguyên tắc đánh thuế
Haig-Simons. Mục tiêu của hệ thống thuế phải là đưa ra sân chơi bình đẳng cho
những lựa chọn kinh tế, không phải nhằm ủng hộ cho lựa chọn này hay lựa chọn khác,

trừ khi có những lập luận về hiệu quả và công bằng cho điều đó (ví dụ trợ cấp thuế
dẫn đến ngoại tác tích cực).
2.4 Thuế chuyển nhượng vốn ở Việt Nam
2.4.1 Chuyển nhượng chứng khoán
Thuế TNCN
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ
phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng
khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ
phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán
chứng khoán trừ giá mua và các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng.
Thuế suất và cách tính thuế:
 Đối với cá nhân cư trú: Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán
không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng
thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

12

Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 20%: Cá nhân chuyển nhượng chứng
khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số
thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế
của từng loại chứng khoán.
Khi quyết toán thuế, cá nhân áp dụng thuế suất 20% được trừ số thuế đã tạm
nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế.
Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 0,1%: Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán
phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng
lần kể cả trường hợp áp dụng thuế suất 20%.

 Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ
chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thuế suất thuế TNCN 0,1% trên tổng số tiền
mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn, chuyển
nhượng chứng khoán tại tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
Là thời điểm người nộp thuế nhận thu
nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đối với chứng khoán của công ty đại chúng
giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc thời điểm chuyển quyền sở hữu
chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đối với chứng khoán của công ty
đại chúng không thực hiện giao dịch trên SGDCK.
Khấu trừ thuế:
Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán đều phải khấu trừ thuế
theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán cho người chuyển
nhượng.
Kê khai, quyết toán thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không phải khai
trực tiếp với cơ quan thuế mà được công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi
cá nhân mở tài khoản lưu ký khai thuế. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không
thông qua bất kỳ hệ thống giao dịch nào phải kê khai theo từng lần phát sinh. Cuối
năm, nếu cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thì thực
hiện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Thuế TNDN
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có
được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng
khoán khác theo quy định.
Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập
này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính
thuế TNDN
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải


CH K23

13

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định
bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-)
các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
Bắt đầu từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế TNDN áp dụng giảm xuống mức
22% và từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất là 20%.
2.4.2 Chuyển nhượng phần vốn góp
Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác
định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi
phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
+ Giá chuyển nhượng:Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp
đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh
toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn
định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
+ Giá mua: Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời
điểm chuyển nhượng vốn.
Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp
thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do
mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn.
+ Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động
chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra
thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định
Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng
theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác
định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng
vốn, rút vốn.
Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá
nhân phải nộp
=
Thu nhập tính
thuế
×
Thuế suất
20%


Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

14

2.4.3 Một số vấn đề khi đánh thuế chuyển nhượng
Bán nhưng không khai
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phở 24 thường được biết đến dưới tên gọi “Phở
24” được chuyển nhượng cho Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu
Highlands Coffee, với giá 20 triệu USD trong khi giá vốn chỉ 1 tỉ đồng. Thương vụ
này đình đám trên báo chí từ tháng 7-2013. Sau đó, Công ty Việt Thái Quốc Tế bán
50% cổ phần “Phở 24” cho Jollibee với giá trị giao dịch là 25 triệu USD. Tuy nhiên,
khi cơ quan thuế kiểm tra thì công ty mới chỉ đăng ký thay đổi tên người đại diện
pháp luật cho ông David Thái, còn tên các thành viên và tỉ lệ góp vốn không thay đổi,

các bên chuyển nhượng không cung cấp hợp đồng nên cơ quan thuế chưa có cơ sở để
xử lý.
Một chiêu khác là chuyển nhượng lòng vòng bằng cách thành lập nhiều công ty, nhiều
chi nhánh, thay đổi liên tục địa điểm kinh doanh nên cơ quan thuế khó quản lý như
Công ty cổ phần y khoa Hoàn Mỹ. Công ty này thành lập Công ty cổ phần Bệnh viện
đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, đồng thời thành lập thêm hai chi nhánh tại Q.2 và Q.Tân
Bình.
Bán bằng giá vốn
Một chiêu khác để lách thuế là tăng vốn điều lệ để chuyển nhượng với giá cao, sau đó
bán bằng giá vốn như trường hợp Công ty PT Global Investment do Chi cục Thuế Q.6
quản lý. Công ty này tăng vốn từ 1 tỉ đồng lên 100 tỉ đồng, sau đó thành viên góp vốn
48% bán cho cá nhân nước ngoài với giá bán là 48 tỉ đồng, không phát sinh thuế phải
nộp.
Tương tự, Công ty Intel Asia Holding Limited được chuyển nhượng cho công ty trong
cùng tập đoàn với giá bán bằng giá vốn là 100 triệu USD nên không phải nộp thuế.

3. ĐÁNH THUẾ VÀO CHUYỂN GIAO TÀI SẢN
3.1 Khái niệm:
Thuế chuyển giao tài sản (transfer tax) là loại thuế phát sinh khi tài sản được chuyển
từ cá nhân (hoặc tổ chức) này sang cá nhân (hoặc tổ chức) khác.
3.2 Phân loại:
- Thuế chuyển giao có thể là một khoản phí giao dịch đối với việc chuyển giao
quyền sở hữu. Loại thuế này thường được áp dụng khi có một yêu cầu pháp lý cho
việc đăng ký chuyển nhượng, chẳng hạn như khi chuyển giao bất động sản, tài sản có
gía trị lớn có đăng ký quyền sở hữu, cổ phiếu, hoặc trái phiếu…
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

15


Ví dụ về các loại thuế như vậy bao gồm một số hình thức thuế trước bạ, thuế chuyển
nhượng bất động sản, và các khoản thu cho việc đăng ký chính thức của một chuyển
nhượng.
- Tại một số quốc gia, thuế đánh vào việc cho, biếu, tặng tài sản hoặc thuế đánh vào
di sản khi tài sản được chuyển cho người thừa kế cũng là thuế đánh vào việc chuyển
giao tài sản.
Ví dụ tại Hoa Kỳ là nơi có cả hai loại thuế nói trên là thuế quà tặng (gift tax) và thuế
di sản (estate tax):
 Một người phải đóng thuế quà tặng khi bạn tặng cho ai đó món quà trị giá trên 14
000 đô la Mỹ trong một năm (năm 2013). Giá trị vượt quá 14 000 đô la Mỹ sẽ
được dùng để tính thuế.
 Hiện nay, thuế di sản miễn trừ 5,34 triệu đô la đầu tiên giá trị tài sản và quà tặng
và áp thuế suất tối đa 40% trên giá trị vượt quá số miễn trừ.
 Poterba (2001) lưu ý rằng ngay cả khi đánh cùng một mức thuế suất thì việc đánh
thuế lên quà tặng hay di sản có những khác biệt đáng kể. Một trong những lý do
đó là thuế suất được áp vào giá trị sau thuế đối với quà tặng nhưng lại là giá trị
trước thuế đối với di sản:
 Thuế quà tặng:




  



Trong đó: G
CHILD
là giá trị các đứa trẻ thực tế nhận được, G

PARENT
là giá trị bố
mẹ thực tế cho đứa trẻ.
Như vậy, bố mẹ phải nộp thuế quà tặng chứ không phải là các đứa trẻ.
Ví dụ: Bố mẹ cho các đứa trẻ $ 10.000, và thuế suất thuế quà tặng là 50%, thì
bố mẹ phải nộp thuế $5.000.
 Thuế di sản:


 


Trong trường hợp này, con là người nộp thuế chứ không phải bố mẹ.
Ví dụ: Bố mẹ để lại cho đứa trẻ $15.000 và thuế suất là 50%, các đứa trẻ phải
nộp thuế là $7.500. Điều này có thể dẫn đến cha mẹ thích tặng quà cho con hơn
là để lại một di sản lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những người giàu lại
không tận dụng loại thuế quà tặng này bởi họ muốn giữ tài sản theo cách thức
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

16

đảm bảo con cái họ hành xử sao cho có đạo lý nếu không muốn mất quyền
thừa kế.
3.3 Ưu điểm
Thuế di sản và thuế quà tặng là phương tiện làm tăng nguồn thu mang tính lũy tiến,
góp một phần quan trọng trong nguồn thu của chính phủ các nước khi đánh hai loại
thuế này.
Quốc gia

Thuế chuyển giao
Thuế của cải
Thuế chuyển
giao và của cải
Australia
0.00%
0.00%
0.00%
Canada
0.00%
0.95%
0.95%
Phần Lan
0.61%
0.20%
0.82%
Pháp
1.23%
0.73%
1.96%
Đức
0.40%
0.04%
0.44%
Nhật
1.22%
0.00%
1.22%
Na Uy
0.20%

1.16%
1.36%
Tây Ban Nha
0.60%
0.52%
1.12%
Thuỵ Sỹ
0.91%
4.56%
5.47%
Anh
0.65%
0.00%
0.65%
Mỹ
1.25%
0.00%
1.25%
Trung bình khối
OECD
0.46%
0.60%
1.06%
Thuế chuyển giao và thuế của cải (phần trăm trong nguồn thu của chính phủ)
Số liệu trên cho thấy: Ở Mỹ, thuế chuyển giao tương đối chiếm tỷ trọng thu lớn, tỷ
trọng nguồn thu từ thuế này trung bình trong khối OECD chỉ 0,46% trong khi đó Mỹ
là 0,25%.
3.4 Các quan điểm đối lập về thuế di sản
3.4.1 Đánh thuế vào người chết là không đạo đức
Ý kiến này dựa trên khía cạnh đạo đức, sẽ không hợp lý khi đánh thuế một cá nhân

trên cái chết của người đó. Gale và Slemrod (2001) viết “nói chung, làm tăng thêm
nỗi đau thương của gia đình người quá cố với thuế chắc chắn là một điều vô lương
tâm
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

17

3.4.2 Thuế di sản chính là việc đánh thuế trùng
Khi một người còn sống, họ đã đóng các loại thuế thu nhập, thuế tài sản, nhưng đến
khi họ mất, con cái họ lại phải chịu thuế trên khoản tài sản mà họ để lại. Điều này làm
bóp méo quyết định tiết kiệm và giảm ý định để dành cho con cái.
Nhưng có một số ý kiến khác đối lập với ý kiến thứ 2 này:
- Thứ nhất hiện tượng đánh thuế trùng vốn là bình thường, ví dụ bạn dùng thu
nhập sau thuế để mua một sản phẩm và phải nộp một khoản thuế chẳng hạn
như thuế GTGT thì tức là bạn đã bị đánh thuế 2 lần.

- Thứ hai đánh thuế trùng không nhất thiết làm giảm động lực tiết kiệm, đôi khi
ngược lại, sẽ là động lực để họ phấn đấu nhiều hơn nếu họ muốn để lại tài sản
nhiều hơn cho con cái. (tác động thu nhập)

- Nếu không có thuế di sản thì thu nhập từ vốn chuyển qua các thế hệ có thể
hoàn toàn thoát khỏi việc đóng thuế.
Bằng chứng thực nghiệm về tác động của thuế di sản đến hành vi đến nay rất ít, vì
vậy, chúng ta không thể ước tính được việc đánh thuế trùng lên thu nhập từ lao động
và vốn thực sự ảnh hưởng đến quyết định việc làm và tiết kiệm như thế nào
3.4.3 Khó khăn trong quản lý
Thuế di sản có thể buộc người thừa kế phải bán đi tài sản thừa kế thì mới có tiền nộp
thuế. Ví dụ, khi tài sản là một nông trại thì đây là một vấn đề nan giải, bởi vì con cái

vẫn muốn tiếp tục lao động trên nông trại khi cha mẹ qua đời nhưng cách duy nhất để
có tiền đóng thuế di sản là bán đi nông trại.
Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách giãn thời hạn nộp thuế hoặc
miễn trừ đối với các tài sản đang tham gia sản xuất ra khỏi diện chịu thuế.
3.4.4 Sự tuân thủ và công bằng
Ý kiến này cho rằng sẽ có những cách thức để tránh không phải nộp thuế di sản thông
qua các hợp đồng ủy thác. Ủy thác là một thỏa thuận pháp lý trong đó cá nhân cho
phép bên thứ ba (người được ủy thác) kiểm soát một số tài sản với điều kiện sử dụng
tài sản đó để sinh lợi cho một người cụ thể như cha mẹ hay con cái chẳng hạn.
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

18

Ví dụ: cha, mẹ có thể ủy thác cho con cái của họ nhận tiền bảo hiểm mà không phải
nộp thuế trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Một cách khác để tránh thuế di sản là việc chuyển nhượng cho người thừa kế cổ phần
trong một cơ sở kinh doanh gia đình mới.
Ví dụ: nếu Bill Gates chia cho mỗi đứa con 1% cổ phiếu của Microsoft khi công ty
này trở thành công ty đại chúng thì có thể tránh được thuế quà tặng (cổ phần công ty
lúc đó khá nhỏ). Nếu làm như vậy, bây giờ con cái của Bill Gates có lẻ đã rất giàu có
và tránh được thuế chuyển giao.
Sự không công bằng còn xuất phát ở việc thuế chuyển giao đánh trên tài sản nhưng
không đánh trên dịch vụ.
Ví dụ: nếu cha mẹ sử dụng 20 000 đô la để trả cho chuyến du lịch của con cái sẽ
không chịu thuế chuyển giao.
Từ đó, một số người cho rằng nếu thuế này không được tuần thủ nghiêm ngặt và
không công bằng thì không nên thực hiện.
3.4 Thuế chuyển giao ở Vi ệt Nam

Hiện tại, ở Việt Nam, không tồn tại thuế chuyển giao tài sản dưới dạng thuế quà tặng
hay thuế di sản, mà khi thực hiện chuyển giao tài sản chỉ phát sinh lệ phí trước bạ
sang tên đối với các loại tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải…
Tuy nhiên, đối với cá nhân, khi nhận được từ quà tặng hay thừa kế, người nhận sẽ bị
đánh thuế thu nhập trên giá trị của quà tặng hay giá trị thừa kế nếu giá trị này trên 10
triệu đồng tính trên mỗi lần phát sinh với thuế suất cố định là 10%.
Tuy nhiên hiện nay Số thu ngân sách nhà nước từ thuế TNCN đối với hoạt động thừa
kế rất ít, bình quân chỉ khoảng 30 tỷ đồng/năm. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, khoản thu này vô cùng phức tạp, Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu và cách
thức để quản lý đối với quà tặng và thừa kế, việc đóng thuế chủ yếu dựa trên sự ý thức
của cá nhân.
Thứ hai, người nhận tài sản thừa kế phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
(ô tô, xe máy…) thường không chuyển quyền đăng ký mà họ vẫn sử dụng dưới tên
người chủ cũ nên không có căn cứ để thu.
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

19

Thứ ba, mặc dù tài sản thừa kế rất lớn, nhưng chưa phát sinh nhiều. Ví dụ, gần đây
báo chí nói nhiều đến việc Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam tuyên bố giao lại toàn bộ
tài sản trị giá lên đến cả chục ngàn tỷ đồng cho con trai, nhưng giao dịch thừa kế này
chưa phát sinh, nên chưa thể thu được thuế TNCN từ khoản thừa kế này.
4. THUẾ TÀI SẢN
4.1 Khái niệm
Thuế tài sản là loại tên gọi chung của các sắc thuế đánh vào quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng tài sản. Thuế được thu hàng năm trong suốt thời gian sở hữu hoặc sử
dụng tài sản. Sắc thuế tài sản phổ biến nhất là thuế bất động sản (ở một số nước, chính
quyền tách bất động sản thành nhà ở và đất ở và tương ứng là hai sắc thuế riêng).

Thời phong kiến Việt Nam, thuế điền thổ, còn gọi là thuế ruộng đất là một loại thuế
tài sản phổ biến.
Cơ sở tính thuế là giá trị của tài sản. Để giảm thiểu hành vi trốn lậu thuế, các nước
đều thành lập cơ quan định giá tài sản. Về nguyên tắc, mọi cá nhân (hộ gia đình) có sở
hữu hay sử dụng tài sản đều phải đóng thuế tài sản, tuy nhiên trong trường hợp tài sản
có giá trị nhỏ đến mức mà số thuế thu được trở nên không có ý nghĩa khi xét thêm chi
phí của công tác thu thuế, chính quyền sẽ quyết định mức thuế phải nộp là 0.
4.2 Lý do đánh thuế tài sản
 Lý do tài chính
Càng nhiều tài sản thì càng có khả năng nộp thuế càng lớn.
Cơ sở thuế (tax base) tương đối ổn định
 Lý do xã hội và chính trị
Giảm tập trung tài sản vào một cá nhân là mong ước của các chính khách và hoạt
động xã hội.
Sử dụng nhà, đất tiết kiệm
 Lý do lợi ích
Người có nhiều tài sản cần chính phủ hơn người ít tài sản.
Dùng thuế tài sản tài trợ cho quốc phòng;
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

20

Một con đường khi hoàn thành sẽ làm tăng giá nhà;…
 Lý do điều chỉnh (bổ sung khiếm khuyết của thuế thu nhập)
Lợi nhuận phát sinh trên một tài sản (capital gains) chưa bán thì không thể đánh thuế
thu nhập.
4.3 Nguyên tắc đánh thuế tài sản
Mức thu thấp

Phân biệt từng loại đất
Không đánh vào tài sản công
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài sản
4.4 Đối tượng chịu thuế tài sản
Phạm vi tác động của thuế tài sản là nguồn gốc của những tranh luận dai dẳng giữa
các nhà kinh tế tài chính công ít nhất vì hai lý do:
- Thuế tài sản là nguồn thu cho các chi tiêu công của chính quyền địa phương.
Chính vì vậy, thuế tài sản là giá mà mỗi địa phương đưa ra để tài trợ cho việc cung
cấp hàng hóa công ở mức tối ưu. Do đó, nếu dân cư định giá hàng hóa công bằng
với số thuế họ phải nộp thì sẽ không có gánh nặng thuế tài sản.

- Thuế đánh vào cả đất và các tài sản trên đất. Trong khi đất không co dãn thì tài sản
trên đất là đầu tư vốn. Như vậy, thuế tài sản là thuế vốn, gánh nặng của nó sẽ chia
sẻ với tất cả những người sở hữu vốn.
Tối thiểu thì đối tượng chịu thuế tài sản bao gồm người sở hữu đất và người sở hữu
vốn.
4.5 Phân loại thuế tài sản
4.5.1 Nhà ở dân cư và tài sản kinh doanh
Theo đó thuế tài sản ưu đãi cho kinh doanh, điều này dẫn đến vài tranh luận:
 Để khuyến khích phát triển kinh tế, thuế đánh vào kinh doanh nên thấp hơn
thuế đánh vào nhà ở.
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

21

 Một sự ưu đãi như vậy có cung cấp đủ lợi ích cho cộng đồng địa phương điều
chỉnh sự tổn thất nguồn thu thuế hay không.
4.5.2 Đất và tài sản trên đất

Công trình trên đất (Improvements to Land), gồm:
 Công trình nhân tạo không thể di dời (immovable man-made things) : Nhà,
Xưởng, Kho, Vật kiến trúc,,…
 Công trình nhân tạo có thể di dời (movable man-made things)
Những tài sản cá nhân như nữ trang, ô-tô, TV,…không thuộc diện chịu thuế.
Tài sản chịu thuế phải được quy thành tiền.
Thuế suất có thể là số phần trăm hoặc phần nghìn (‰, millage rate) tùy theo quốc gia
và địa phương đánh thuế.
4.6 Công thức tính thuế tài sản
Thuế tài sản =Giá tính thuế của tài sản chịu thuế x Thuế suất thuế tài sản
Có quốc gia định giá tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (<100%) so với giá thị trường, còn
thuế suất ngang với thuế suất hàng hóa khác, VD Singapore: 4% đối với nhà để ở và
10% đối với nhà để kinh doanh.
Có quốc gia định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm không quá 3%, còn giá tính thuế là giá
thị trường, VD các địa phương tại Mỹ.
Ví dụ, một tài sản chịu thuế được cơ quan có thẩm quyền định giá tính thuế là 500
triệu đồng, với thuế suất thuế tài sản 1% hay 10‰, thì số thuế tài sản tính ra bằng 5
triệu đồng mỗi năm.
Giá trị tài sản chịu thuế = Giá trị đất (Land) + Giá trị công trình trên đất
(Improvements to Land)
Giá trị công trình trên đất (Improvements to Land)= Giá trị công trình không
thể di dời + Giá trị công trình có thể di dời
Khi giá trị tài sản thay đổi thì giá tính thuế (assessed value) của tài sản cũng thay đổi.

Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

22


Những lý do khiến giá trị tài sản thay đổi:
Kết cấu vật chất của tài sản thay đổi: hoàn thiện, thêm vào hoặc dỡ bỏ,…;
Cầu về tài sản ở trong vùng hay vùng lân cận thay đổi;
Những thay đổi trong vùng: hạ tầng tốt lên/xấu đi, nâng cấp đô thị, bị thiên tai, dịch
bệnh,…
*Phương pháp định giá tài sản
 So sánh giá trị bán trên thị trường
Phần lớn tài sản của những người thường trú sử dụng phương pháp này.
 Tính từ chi phí
Chi phí thay thế công trình hiện có bằng một công trình mới cùng mục đích.
Dùng cho các công trình mới xây dựng
 Tính từ thu nhập
Định giá tài sản sử dụng trong kinh doanh.
Thuế tài sản là thuế đánh vào người sở hữu nhà.
Các địa phương thường nỗ lực gắn giá trị tài sản vào giá trị thị trường, nhưng rất khó
khi có loại tài sản không được bán.
Vì thế, thuế tài sản được thực hiện khác nhau giữa các địa phương.
- Đất và tài sản trên đất
Theo Hanry Geogre một nhà tư tưởng thế kỷ XIX, không đề xuất đánh thuế vào các
tài sản trên đất vì sẽ làm xói mòn tài sản của người sở hữu.
Theo Pittshburgh, việc giảm đánh thuế vào các cao ốc và đất đai phải chịu thuế ở mức
cao sẽ góp phần phát triển kinh tế
4.7 Thuế tài sản dùng vào việc gì?
Ở các bang bên Mỹ, thuế tài sản thường được sử dụng tài trợ cho:
 Trường công lập
Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

23


 Phòng cháy chữa cháy
 Thư viện
 Công viên
 Khu vui chơi công cộng
 Bệnh viện
Greenstone và Moretti (2003) phát hiện: Thành phố thu hút những nhà máy lớn với ưu
đãi thuế có sự tăng trưởng cao về tiền lương; Giá trị tài sản trong nhà máy tăng nhanh
hơn; Vì thế, sự thu hút thành công các nhà máy công nghiệp làm gia tăng phúc lợi của
người dân địa phương.
Cho dù ưu đãi thuế tài sản có lợi ích cho địa phương, nhưng ở chừng mực nhất định
lại không có lợi cho quốc gia
4.8 Thuế tài sản ở Việt Nam
Ở nước ta tuy chưa có sắc thuế nào có tên là thuế tài sản, nhưng đối chiếu với cơ sở lý
luận về tài sản và thuế tài sản ở một số nước thì có một số sắc thuế hiện hành mang
tính chất của thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh vào tổ chức hoặc cá
nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp; thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp đánh vào tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước giao quyền sử
dụng đất để xây dựng nhà ở, công trình. Hai sắc thuế trên đều thuộc loại thu hàng
năm, nhằm động viên một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được giao quyền sử
dụng đất thuộc sở hữu quốc gia vào các mục đích khác nhau.
Ngoài ra, còn có một số khoản thuế hoặc thu khác có liên quan đến đất đai, tài sản
nhưng không mang tính chất của thuế tài sản như: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
khoản thu mang tính chất của tiền thuê đất trong một thời gian nhất định đối với tổ
chức, cá nhân cần dùng một số diện tích đất để xây dựng nhà ở, xây dựng công trình
hoặc hoạt động kinh doanh
Thuế đánh trên nhà ở cũng đang được đưa ra dự thảo và thảo luận, tuy nhiên vẫn chưa
trở thành một sắc thuế chính thức.





Đánh thuế vào đầu tư rủi ro và của cải

CH K23

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Tài chính công và Phân tích chính sách thuế” – PGS.TS Sử Đình
Thành, TS. Bùi Thị Mai Hoài – 2010;
2. Luật thuế Thu nhập cá nhân 04/2007/QH12 và các văn bản hướng dẫn;
3. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn;
4. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
5. Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
6. Các trang điện tử:






×