Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.25 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

GVHD : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
SVTH : Nhóm 5
Lớp : TCDN – Ngày 5 – GĐ A207
Khoá : Cao Học K23
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHẤN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Đề tài:
THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 07 năm 2014
Th
uế
đá
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

Danh sách học viên nhóm 5 MSSV
1 Lương Cẩn - 7701231233
2 Nguyễn Thị Thanh Huyền - 7701230552
3 Nguyễn Duy Khương - 7701230609
4 Điêu Thị Hồng Lê - 7701230620
5 Nguyễn Phạm Anh Thi - 7701231510
6 Phan Thị Thủy Tiên - 7701230883
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHẤN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Đề tài:


THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 07 năm 2014
Th
uế
đá
MỤC LỤC
  
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
DANH MỤC HÌNH
  
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
DANH MỤC BẢNG
  
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi quốc gia, tiết kiệm của xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung
ứng vốn cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng tưởng kinh tế. Tuy nhiên tiết kiệm quá
mức, cũng làm giảm tiêu dùng xã hội, và cũng vì vậy tổng cầu giảm, sản lượng
quốc gia giảm. Với quan điểm này, chính phủ thực hiện đánh thuế vào lãi tiết kiệm
với lập luận rằng thuế sẽ tác động đến mỗi người tiết kiệm, giảm tiết kiệm và
khuyến khích tiêu dùng. Liệu thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm có làm giảm

lượng tiết kiệm theo ý của chính phủ hay làm tăng lượng tiết kiệm?
Với mong muốn tìm hiểu tác động của thuế vốn đến lượng tiết kiệm và hoàn thành
yêu cầu môn học, nhóm thuyết trình thực hiện tiểu luận “THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI
TIẾT KIỆM”.
Nhóm thuyết trình rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để hoàn thiện
bài tiểu luận.
Xin chân thành cảm ơn!
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu của chính phủ và là một công cụ quan
trọng trong việc thực hiện chính sách tài khóa, kích thích nền kinh tế. Vậy
khi chính phủ đánh thuế vào thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm thì liệu rằng sẽ
làm giảm tiết kiệm trong dân cư hay không? Đây là vấn đề chính sách quan
trọng cần được tìm hiểu và giải quyết vì tiết kiệm trong dân cư đóng vai trò
quan trọng trong việc cung ứng vốn cho đầu tư, sản xuất từ đó giúp tăng
trưởng kinh tế. Đó cũng chính là lý do chúng tôi thực hiện tiểu luận về đề tài
này.
2. Mục tiêu
Bài tiểu luận gồm 2 mục tiêu chính:
• Tìm hiểu ảnh hưởng của thuế đánh vào lãi tiết kiệm lên lượng tiết kiệm trong
dân cư. Liệu rằng đánh thuế sẽ làm tăng hay giảm lượng tiết kiệm.
• Trình bày một số kiến nghị về việc nên hay không nên đánh thuế vào lãi tiết
kiệm.
3. Đối tượng và Phạm vi đề tài
• Đối tượng: cá nhân sử dụng tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm.
• Phạm vi đề tài: tìm hiểu ảnh hưởng của thuế đánh vào lãi tiết kiệm ở ngân

hàng, gửi hưu trí.
4. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 chương được bố cục như sau
Chương I: Lý thuyết về ảnh hưởng “Thuế đánh vào lãi tiết kiệm” lên lượng
tiết kiệm
Chương II: Thực trạng Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị đối với việc đánh thuế vào lãi tiết kiệm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: LÝ THUYẾT ẢNH HƯỞNG THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT
KIỆM LÊN LƯỢNG TIẾT KIỆM
1.1 Phân tích tác động của thuế đến tiết kiệm
Theo lý thuyết truyền thống về tiết kiệm, thì tiết kiệm có vai trò là ổn định
tiêu dùng theo thời gian. Một cá nhân sẽ có thu nhập nhiều hơn trong thời gian còn
đi làm và ít thu nhập hơn trong giai đoạn về hưu. Do đó, theo quy luật thỏa dụng
biên giảm dần, để đạt được mức thỏa dụng cao nhất, con người có khuynh hướng
dành một phần thu nhập hiện tại tiết kiệm để có thể tiêu dùng trong tương lai, chứ
không tiêu dùng hết khoản thu nhập hiện tại.
Khi có thuế đánh vào lãi suất tiết kiệm thì tiết kiệm của một cá nhân sẽ thay
đổi như thế nào? Có nên đánh thuế vào lãi suất tiết kiệm để khuyến khích tiết kiệm
hay không? Đó là câu hỏi cần làm sáng tỏ trong phần này. Chúng ta sẽ đi phân tích
tác động của thuế đối với hành vi tiết kiệm của một cá nhân thông qua mô hình lựa
chọn theo thời gian dựa trên nền tảng lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng trong
kinh tế vi mô.
Có thể chia cuộc đời con người ra hai giai đoạn: giai đoạn 1 là thời gian đi
làm và có thu nhập là Y và giai đoạn 2 là giai đoạn về hưu, không kiếm được thu
nhập. Tiêu dùng trong hiện tại ký hiệu là C

W
, phần còn lại của thu nhập là tiết kiệm,
ký hiệu là S. Phần tiết kiệm được gửi vào ngân hàng và được hưởng lãi suất là r.
Trong giai đoạn về hưu, tiêu dùng của người này C
R
là phần tiết kiệm cộng với
khoản tiền lãi là S*r. Như vậy tổng tiêu dùng giai đoạn về hưu sẽ là C
R
=S(1+r).
Trên cơ sở đó, ta minh họa lựa chọn của cá nhân giữa tiêu dùng trong hiện tại và
tương lai qua đồ thị bên dưới.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
Hình 1: Đánh thuế và quyết định lựa chọn theo thời gian
Nếu cá nhân quyết định không tiết kiệm, anh ta sẽ tiêu dùng Y trong giai
đoạn hiện tại. Nếu anh ta quyết định tiết kiệm toàn bộ số thu nhập có được, anh ta
sẽ tiêu dùng Y(1+r) trong giai đoạn tương lai. Từ đó ta xây dựng được đường ngân
sách BC1 (kết hợp tiêu dùng giai đoạn 1 và tiêu dùng giai đoạn 2 trong giới hạn
đường ngân sách với lãi suất r) với độ dốc của đường ngân sách trước khi có thuế là
(1+r) - thể hiện chi phí cơ hội của việc tiêu dùng trong hiện tại là thu nhập từ tiền lãi
lẽ ra sẽ nhận được nếu tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai. Trước khi đánh thuế,
anh ta sẽ tối đa hóa hữu dụng tại điểm A (giao điểm của đường bàng quang và
đường ngân sách BC1). Anh ta sẽ quyết định tiêu dùng CW1 ở giai đoạn hiện tại và
tiết kiệm để tiêu dùng trong giai đoạn tương lai là CR1.
Giả sử bây giờ chính phủ đánh thuế vào tiền lãi tiết kiệm. Thuế làm cho lãi
suất tiết kiệm sau thuế của tiết kiệm giảm xuống từ r còn r(1-t), phần còn lại r*t là
phần thu của chính phủ khi đánh thuế. Đánh thuế làm đường ngân sách xoay vào
trong thành đường BC2 và tạo ra hai hiệu ứng - thu nhập và thay thế - ngược chiều

nhau. Độ dốc của đường ngân sách giảm từ (1+r) còn [1+r(1-t)]. Đường ngân sách
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
phẳng hơn phản ánh giá cả của việc tiêu dùng trong giai đoạn thứ nhất giảm đi. Giờ
đây, với mức tiêu dùng ở hiện tại cho trước, cá nhân này chỉ có thể tiêu dùng ở
tương lai ở mức nhỏ hơn vì tiết kiệm có mức sinh lợi thấp hơn khi có thuế.
* Hiệu ứng thay thế (substitution effect) và hiệu ứng thu nhập (income
effect)
+ Hiệu ứng thay thế: Lãi suất sau thuế thấp hơn làm cho giá cả của việc tiêu
dùng ở hiện tại bây giờ trở nên rẻ hơn so với trước khi có thuế (chi phí cơ hội tiêu
dùng hiện tại giảm). Xem xét tiêu dùng ở hiện tại và tương lai là hai loại hàng hóa.
Hiệu ứng thay thế sẽ làm cho cá nhân ưa thích tiêu dùng hàng hóa nào có giá cả rẻ
hơn tương đối. Do đó hiệu ứng thay thế làm cho cá nhân tăng tiêu dùng trong giai
đoạn hiện tại và tiết kiệm ít đi, tiêu dùng giai đoạn tương lai giảm.
+ Hiệu ứng thu nhập: Khi có thuế giờ đây cá nhân sẽ trở nên nghèo hơn ở
tất cả các mức tiết kiệm bởi vì tiền lãi trên mỗi đô la tiết kiệm giảm đi và với mức
tiết kiệm nhất định, tiêu dùng trong tương lai C
R
của anh ta sẽ giảm đi. Với việc thu
nhập giảm đi làm cho tiêu dùng trong giai đoạn hiện tại giảm xuống và tiết kiệm
tăng lên. Tiêu dùng giai đoạn tương lai giảm nhưng mức giảm nhỏ hơn mức giảm
trong hiệu ứng thay thế vì một phần tiết kiệm tăng lên.
Kết quả của việc thuế đánh vào tiền lãi tiết kiệm lên hành vi của cá nhân là
tổng hợp của hai hiệu ứng là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Hai hiệu ứng
này diễn ra theo hai chiều hướng trái ngược nhau nên hiệu ứng ròng đánh thuế vào
lãi suất đối với tiết kiệm là không rõ ràng phụ thuộc vào hiệu ứng nào tác động
mạnh hơn.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23

Th
uế
đá
Trong đồ thị bên trên, điểm B thể hiện hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng
thu nhập. Khi có thuế, cá nhân sẽ ưa thích tiêu dùng trong giai đoạn hiện tại nhiều
hơn và tiết kiệm ít hơn so với trước khi có thuế. Ngược lại với điểm B, điểm C thể
hiện hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế. Khi có thuế đánh vào tiền lãi tiết
kiệm, cá nhân cảm thấy nghèo đi nên quyết định tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ở
hiện tại ít đi. Tuy vậy, tiêu dùng trong tương lai cũng giảm đi so với trước khi có
thuế bởi vì hiệu ứng thu nhập không đủ mạnh để cá nhân có thể tránh được việc bị
giảm thu nhập bằng việc tiết kiệm nhiều hơn.
1.2 Lạm phát và thuế tiết kiệm
Một vấn đề mà chúng ta nên quan tâm ở đây là số tiền mà chúng ta để dành
để tiêu dùng trong tương lai có thể mua được bao nhiêu hàng hóa chứ không phải là
số tiền mà chúng ta nhận được trong tương lai. Theo công thức:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Như vậy khi lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực của cá nhân.
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của lạm phát đối với thu nhập thực
sau thuế trong môi trường chính phủ đánh thuế trên tiền lãi tiết kiệm.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Hình 2: Kết quả tác động hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế
Th
uế
đá
Bảng 1: Thuế đánh vào lãi tiết kiệm trong môi trường lạm phát
Bảng trên mô tả thu nhập thực sau thuế thay đổi như thế nào trong môi
trường không có lạm phát, có lạm phát và môi trường có lạm phát nhưng với lãi
suất thực cố định.
Giả sử Linda tiết kiệm 100 đô la với lãi suất danh nghĩa là 10%, thuế đánh
trên tiền lãi là 50%. Linda sẽ dùng toàn bộ thu nhập của mình để mua pizza:

+ Trong môi trường không có lạm phát, thì tiền lãi sau thuế sẽ là 10*(1-0,5)
= 5 đô la. Tổng thu nhập tiết kiệm sau thuế là 105 đô la và số lượng bánh mà cô
Linda mua được là 105 cái (giá 1 đô la/bánh)
+ Trong môi trường có lạm phát là 10% như vậy giá một chiếc pizza hiện tại
là 1,1 đô la. Tổng thu nhập từ tiết kiệm sau thuế vẫn là 105 đô la nhưng giờ đây số
lượng pizza đã giảm xuống chỉ còn 95,5 chiếc bánh.
Như vậy, lạm phát đã ảnh hưởng đến thu nhập thực mà Linda nhận được
(trong trường hợp này là số lượng pizza mà cô ấy nhận được) cộng với tác động của
thuế làm cho thu nhập thực Linda giảm mạnh. Khi gửi tiết kiệm, cá nhân sẽ quan
tâm đến số lượng hàng hóa thực mà họ có thể mua được từ tiền gửi tiết kiệm do đó,
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
để thu hút khách hàng và doanh nghiệp vẫn gửi tiết kiệm thì ngân hàng phải tăng lãi
suất danh nghĩa sao cho tiền lãi mà họ nhận được có thể bù đắp lạm phát.
+ Trong tình huống thứ 3, các ngân hàng đã tăng lãi suất danh nghĩa lên 21%
trong môi trường có lạm phát là 10% để lãi suất thực vẫn là 10%. Số lượng pizza
mà cô ấy mua được là 100,5 chiếc, mặc dù cao hơn mức trong môi trường lạm phát
với lãi suất danh nghĩa là 10% (95,5 chiếc) nhưng thấp hơn trong môi trường không
có lạm phát (105 chiếc). Vấn đề đó là thuế đánh lên thu nhập từ tiền lãi với lãi suất
danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực do đó ngân hàng cũng không thể hoàn toàn
bù đắp được lạm phát. Lạm phát tăng sẽ làm giảm thu nhập thực sau thuế từ tiết
kiệm.
1.3 Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm hưu trí
1.3.1 Trợ cấp thuế hiện hành đối với tiết kiệm hưu trí
Trường hợp nghiên cứu điển hình - Mỹ
Người lao động có xu hướng tiết kiệm trong thời gian còn làm việc để có thể
làm tăng thu nhập trong lúc hưu trí của họ. Tuy nhiên, nếu chính phủ đánh thuế trên
tiền lãi phát sinh có thể ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân đó đối với việc tiết

kiệm của họ.
Từ đó, các quốc gia trên thế giới thường đưa ra những chính sách nhằm
khuyến khích người dân không thay đổi các quyết định tiết kiệm của mình vì tính
chất đặc biệt của những khoản tiết kiệm này so với các loại tiết kiệm thông thường
khác (do chúng có những tác động có thể ảnh hưởng đến nỗ lực ổn định về mặt xã
hội của chính phủ quốc gia đó).
Điển hình ở Mỹ, các nhà chính sách của Mỹ đã đưa ra những tài khoản và quỹ
đặc biệt được thiết kế nhằm trợ cấp về thuế đối với tiết kiệm hưu trí của người dân.
Đặc điểm chung của các chính sách trợ cấp này là tất cả tiền lãi phát sinh từ các tài
khoản, quỹ này đều không phải chịu thuế. Thay vào đó, người chủ tài khoản (người
lao động) sẽ phải trả thuế lúc anh ta nhận tiền khi về hưu như là những khoản thu
nhập thường xuyên.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
a) Trợ cấp thuế đối với tiền hưu do người sử dụng lao động trả.
Đây là một kế hoạch hưu trí mà các công ty chịu trách nhiệm về sự đóng góp
vào quỹ hưu bổng do công ty quản trị. Đây là một phần của phúc lợi (benefits) do
công ty cung cấp cho nhân viên. Trong trường hợp này, nhân viên có thể không
phải đóng góp gì cả hay chỉ đóng góp một phần, do đó gánh nặng tiết kiệm sẽ được
giảm đi.
Tương tự như bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động đóng góp thì:
+ Tất cả các khoản tiền góp hình thành nên quỹ hưu trí đều không phải chịu
thuế khi tính thuế thu nhập đối với người lao động.
+ Tiền lãi phát sinh từ sự tích luỹ các khoản tiết kiệm hưu trí cũng không phải
chịu thuế.
+ Người lao động phải nộp thuế đối với tiết kiệm hưu trí như là thu nhập
thường xuyên lúc anh ta nhận tiền khi về hưu.
b) Tài khoản 401 (k) hay còn được gọi là Quỹ hưu trí 401(k)

Quỹ hưu trí 401(k) là một hình chương trình tiết kiệm kiểm soát mang tính cá
nhân được cung cấp thông qua nơi làm việc. Các quỹ này cho phép cá nhân tiết
kiệm cho giai đoạn về hưu trên cơ sở được ưu đãi về thuế và người sử dụng lao
động thường đóng góp theo mức đóng góp của người lao động.
Số tiền người công nhân có thể quyết định để dành trong loại quỹ hưu này
được ấn định mức giới hạn. Trong năm 2004, mỗi người lao động được quyền bỏ
vào quỹ hưu 401(k) với mức cao nhất là $13,000 cho phần đóng góp của họ.
Trường hợp người công nhân chọn quỹ hưu trí SIMPLE 401 (k) để bỏ tiền hưu trích
từ lương của họ, mức cao nhất cho năm 2004 người này có thể đóng góp vào quỹ
hưu này là $9,000. Cả hai mức giới hạn sẽ tăng hay giảm theo tỉ lệ lạm phát. Ngoài
ra, từ độ tuổi 50 trở đi, người công nhân tham gia chương trình hưu trí 401 (k) có
thể để dành nhiều tiền hơn vào quỹ hưu trí; số tiền để dành nhiều hơn ở độ tuổi này
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
gọi là “catch-up contributions” có thể lên đến $3,000 cho năm 2004, hay $1,500 đối
với quỹ hưu SIMPLE 401 (k).
Người nhận tiền phân phối từ quỹ hưu 401 (k) có thể chọn cách rút tiền một
lần (lump-sum distribution treatment) hoặc cách chuyển tiền sang một quỹ hưu khác
nếu họ có đủ tiêu chuẩn quy định.
Có nhiều quỹ hưu cho phép người chủ sở hữu được rút tiền dành dụm trong
quỹ hưu để giải quyết hoàn cảnh khó khăn của họ khi cần thiết. Tiền rút ra từ quỹ
hưu 401 (k) trong những tình huống khó khăn được giới hạn ở mức đóng góp của
người chủ sở hữu của quỹ hưu này, không kể phần lãi phát sinh từ số tiền dành dụm
bỏ vào quỹ. Trong trường hợp như vậy, các khoản tiền rút ra không được xem như
các khoản tiền mượn tạm trong vòng 60 ngày hay tiền chuyển từ quỹ hưu này sang
quỹ hưu khác.
Tiền hưu được phân phối cho người chủ sở hữu trước khi được 59 tuổi rưỡi là
tiền hưu non, khi đó, người chủ sở hữu quỹ hưu phải đóng phạt. Mức phạt cho các

khoản tiền hưu non là 10% ngoài các khoản thuế phải đóng trên khoản lợi tức
này.Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ sẽ không phải đóng phạt.
Tất cả các quy định cũng như các tiêu chuẩn, điều kiện về việc mở và duy trì
các quỹ hưu trí dành cho người chủ lao động hay người lao động đều được chi tiết
hóa trong các ấn bản (publication) 525 – Lợi tức phải đóng thuế và Lợi tức không
phải đóng thuế (Taxable and Nontaxable Income); hay 560 – Quỹ Hưu Cho Các Cơ
Sở Kinh Doanh Nhỏ (Publication 560 – Retirement Plans for Small Business); hay
575 – Thu Nhập Từ Quỹ Hưu Trí và Lợi Tức Hằng Năm, phần “Lump-Sum
Distributions” (Publication 575 – Pension and Annuity Income).
c) Tài khoản hưu trí cá nhân (IRAs) hay còn được gọi là Quỹ Hưu trí cá
nhân
Quỹ hưu trí 401(k) hoặc trợ cấp thuế cũng có những hạn chế nếu người lao
động không được người sử dụng lao động cung cấp tiền hưu trí. Năm 1974, Quốc
hội Mỹ đưa ra một kế hoạch tiết kiệm hưu trí cá nhân khác, mang tên IRA
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
(Individual Retirement Arrangement – Quỹ hưu trí Cá nhân), một cơ chế tiết kiệm
hưu trí được ưu đãi thuế dành cho cá nhân không bao gồm tiền hưu trí do người sử
dụng lao động cung cấp. Vào năm 1981, IRA mở rộng đến mức người nào cũng có
thể sử dụng, ngay cả đối với những người mà tiền hưu trí được người sử dụng lao
động chi trả. Sau năm 1981, IRA hoạt động với nguyên tắc:
+ Đây không phải là loại hình tiết kiệm đặt biệt. Hầu hết tất cả các tài sản đều
có thể đưa vào tài khoản IRA.
+ Cá nhân có thể đóng góp với mức tối đa được miễn thuế là 3.000$.
+ Không giống như tiền lãi các tiết kiệm thông thường, tiền lãi từ tài khoản
IRA được cộng dồn vào thu nhập miễn thuế.
+ Số dư trong tài khoản IRA không được rút ra trước khi cá nhân tròn 59,5
tuổi; việc rút tiền chỉ được bắt đầu khi cá nhân được 70 tuổi (rút trước thời điểm đó

bị phạt 10% thuế).
+ Tiền rút từ tài khoản IRA bị đánh thuế như là thu nhập thường xuyên.
Cải cách thuế toàn diện năm 1986 đã hạn chế hình thức IRA. Đối với các hộ
gia đình thu nhập trung bình và thu nhập thấp (dưới 40.000$ đối với người độc
than, 60.000$ đối với một cặp vợ chồng) thì được tiếp tục tham gia IRA. Nhưng đối
với các hộ gia đình thu nhập cao thì chỉ có thể sử dụng hình thức IRA không được
giảm trừ khi tính thuế thu nhập. Với IRA thì tiền đóng vào cũng chịu thuế thu nhập
nhưng tiền lãi phát sinh vẫn được giảm trừ khỏi thu nhập chiu thuế.
d) Tài khoản Keough
Các tài khoản Keough được lập ra là dành cho các cá nhân lao động tự do và
các chủ doanh nghiệp cá thể hoặc những người hành nghề chuyên môn. Trong loại
lao động tự do gồm cả các nhà thầu độc lập, các nhà tư vấn, các văn nghệ sỹ độc lập
và bất kỳ người nào có hồ sơ và đã nộp các loại thuế an sinh xã hội đối với nghề
nghiệp tự do. Thuật ngữ “Chủ doanh nghiệp cá thể” được dùng để chỉ các chủ sở
hữu độc lập dựa vào doanhnghiệp của họ để sinh sống, bao gồm các doanh nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
trách nhiệm hữu hạn mà trong đó mỗi người góp vốn vào cũng phải làm việc như
một người lao động tại đó. Những cá nhân có tài khoản Keough có thể tiết kiệm đến
40.000 USD mỗi năm từ thu nhập mà mình tạo ra mà không phải chịu thuế để có
thể rút ra sử dụng (và bị đánh thuế) khi nghỉ hưu. Tài khoản Keough có mọi tính
năng giống hệt tài khoản 401(k), chỉ khác ở chỗ nó không bị kiểm soát bởi người sử
dụng lao động.
e) Đặc điểm các tài khoản trên:
 Các khoản đóng góp vào tài khoản hưu trí bị giới hạn (số tiền, thời điểm rút…)
 Phần thu nhập đóng vào tài khoản hưu trí, lãi từ khoản này chỉ chịu thuế thu nhập
khi rút tiền lúc về hưu.
 Người đóng góp hưởng lợi giá trị tiền tệ theo thời gian.

1.3.2 Hiệu ứng lý thuyết đến tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế
Về mặt lý thuyết, trợ cấp thuế đối với tiết kiệm hưu trí sẽ tác động theo cơ chế
ngược với cơ chế tác động của thuế đánh trên thu nhâp từ tiền lãi, như minh họa
dưới đây:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
Hình 3: Trợ cấp thuế và đánh đổi tiêu dùng theo thời gian
Khi tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế thì việc trì hoãn trả thuế làm giảm gánh
nặng thuế đến mức còn t*p (với p<1), làm tăng độ dốc của đường giới hạn ngân
sách. Độ dốc của đường ngân sách chính là chi phí cơ hội của việc tiêu dùng trong
giai đoạn thứ nhất. Như vậy, khi một người đang tiêu dùng tại điểm A trên đường
BC2 , khi có trợ cấp thuế thì đường BC2 sẽ dịch chuyển sang đường BC3 có độ dốc
cao hơn. Với lãi suất cao hơn thì chi phí cơ hội của tiêu dùng sẽ cao hơn so với chi
phí cơ hội của tiết kiệm. Điều này gây ra hiệu ứng thay thế hướng tới tiết kiệm
nhiều hơn (điểm B) và hiệu ứng thu nhập hướng tới tiết kiệm ít hơn (điểm C).
Hiệu ứng tổng thể của sự thay đổi trong lãi suất sau thuế là không rõ ràng.
Như vậy điểm A sẽ có 2 hướng dịch chuyển lên đường BC3 hoặc là điểm B trong
trường hợp hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập, hoặc là điểm C trong
trường hợp hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
Các giới hạn đối với trợ cấp thuế trên tiết kiệm hưu trí:
Hầu hết các cơ chế trợ cấp thuế đối với tiết kiệm hưu trí mà chúng ta đang
xem xét đều có đặc điểm là giới hạn việc đóng góp hàng năm. Ví dụ là mức giới
hạn 3.000 đô la vào IRA. Hình sau cho thấy ảnh hưởng của IRA đến đường ngân
sách:

Hình 4: IRAs và quyết định tiêu dùng theo thời gian
Ban đầu đường giới hạn ngân sách của một cá nhân là BC2, giá cả tiêu dùng
trong giai đoạn thứ nhất là (1 + r *(1-t)). Nếu cá nhân quyết định bỏ tiền vào IRA
thì trong 3000$ đầu tiên cá nhân sẽ có đường ngân sách mới là BC3 với giá cả tiêu
dùng (độ dốc của đường ngân sách) trong giai đoạn thứ nhất là (1+ r * (1-t*p)); với
số tiết kiệm trên 3000$ thì độ dốc của đường giới hạn ngân sách giống như giá trị
ban đầu là (1+r * (1-t)).
Các trường hợp IRA tác động đến tiết kiệm:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
• Trường hợp 1: cá nhân chỉ tiết kiệm một lượng nhỏ $ 1,0000 trước khi có
IRA
Hình 5: Người tiết kiệm thấp
Đối với những người tiết kiệm thấp, tiết kiệm dưới mức giới hạn đối với trợ
cấp thuế thì tác động của trợ cấp thuế không rõ ràng do có việc bù trừ giữa hiệu
ứng thay thế (xu hướng tăng tiết kiệm vì lãi suất sau thuế tăng lên điểm B – tiết
kiệm $ 1,500) và hiệu ứng thu nhập (xu hướng tiết kiệm giảm đi vì thu nhập sau
thuế giảm – điểm C – tiết kiệm giảm $ 500).
• Trường hợp 2: cá nhân tiết kiệm nhiều khoản $6000 trước khi có IRA.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
Hình 6: Người tiết kiệm cao
Với những người tiết kiệm cao, tiết kiệm trên mức giới hạn đối với trợ cấp
thuế thì tác động của trợ cấp thuế là rõ ràng, đường giới hạn ngân sách có độ dốc
không đổi nhưng ở vị trí cao hơn, việc trợ cấp thuế làm người ta giàu hơn. Đối với
những người có tiết kiệm lớn, IRA là một phương án thay thế cho tiết kiệm hiện có:

Chính phủ làm cho họ nhận được mức thu nhâp cao hơn từ tiết kiệm mà họ dự định
để dành. Như vậy, nếu việc tái sắp xếp tài sản được ưa thích thì nhiều khả năng IRA
sẽ làm giảm tiết kiệm cá nhân thông qua hiệu ứng thu nhập (điểm B – tiết kiệm $
5,000).
Những hàm ý cho các mô hình tiết kiệm khác:
Quyết định tiết kiệm được xác định bởi những cân nhắc về việc phòng ngừa
rủi ro và tự kiểm soát. Hai mô hình này hàm ý rằng khuyến khích thuế đối với tiết
kiệm hưu trí tác động mạnh hơn đến tiết kiệm so với trong mô hình truyền thống.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
- Tiết kiệm phòng ngừa rủi ro: có những rủi ro luôn tồn tại như rủi ro mất
việc làm, bệnh tật làm cho người tham gia tiết kiệm hưu trí cảm thấy bị
hạn chế nếu không được phép trước khi về hưu. Như vậy là hàm ý sẽ có
nhiều tài khoản tiết kiệm nhưng không phải vì lý do hưu trí mà vì lý do
phòng ngừa rủi ro.
- Mô hình tự kiểm soát: dấu hiệu của mô hình tiết kiệm tự kiểm soát là việc
tìm kiếm các công cụ mang tính cam kết nhắm thực hiện việc tự kiểm soát.
Việc cam kết đóng góp hàng tháng làm cá nhân không thể tiếp cận tiền tiết
kiệm cho đến khi họ về hưu và thỏa mãn các nhu cầu có lợi trong dài
hạn.Các tài khoản tiết kiệm hưu trí sẽ làm tăng tiết kiệm nhiều hơn. Ngoài
nhu cầu phát sinh do bởi được ưu đãi thuế, nhu cầu còn xuất phát từ sự cam
kết.
- Tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm quốc gia: Các khuyến khích thuế đồi với
tiền hưu trí làm tăng tiết kiệm cá nhân thì bù lại những khuyến khích này sẽ
tạo ra những tác động tiêu cực đối với tiết kiệm quốc gia, bởi vì chúng được
tài trợ bởi cơ sở đánh thuế.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th

uế
đá
Chương 2: ĐÁNH THUẾ LÃI TIẾT KIỆM Ở VIỆT NAM
2.1 Qui định pháp luật về thuế đối với lãi tiết kiệm
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007, lãi tiền gửi tại
các tổ chức tín dụng và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tiền lương hưu do bảo
hiểm xã hội chi trả là thu nhập được miễn thuế (Khoản 7 - Điều 4)
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 06 năm 2006 và Luật
sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 06 năm 2013, thu nhập từ lãi tiền gửi là thu nhập
chịu thuế (Khoản 2 – Điều 3)
2.2 Quan điểm về việc đánh thuế vào lãi tiết kiệm ở Việt Nam
Năm 2013 khi có đề xuất đánh thuế vào lãi tiết kiệm đã gặp không ít ý kiến
phản đối từ cá nhân, doanh nghiệp, chuyên gia…tuy nhiên cũng có một số ý kiến
đồng tình
Ý kiến đồng tình của chuyên gia
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Việc đánh thuế
thu nhập từ lãi tiền gửi của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng là một ý tưởng
mới. Bộ Tài chính đưa lãi tiền gửi của doanh nghiệp vào đối tượng thu nhập chịu
thuế là có lý của họ. Có thể Bộ Tài chính muốn doanh nghiệp chủ động tìm kiếm cơ
hội sản xuất kinh doanh, thay vì gửi vốn vào ngân hàng để lấy lãi như hiện nay”.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh
vực ngân hàng ủng hộ với chủ trương đánh thuế trên lãi tiền gửi của các doanh
nghiệp. TS. Hiếu cho rằng: “Chủ trương đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi của
doanh nghiệp là hợp lý, phù hợp theo thông lệ quốc tế. Các quốc gia trên thế giới
đều đã áp dụng hình thức thu thuế này, nhưng tôi xin nhấn mạnh chỉ là lãi từ khoản
tiền gửi chứ không được đánh thuế vào khoản tiền gốc”.
Tiến sỹ Lê Thẩm Dương: áp thuế là hợp lý. Ông cho biết, ở giai đoạn này,
chưa xem xét đánh thuế lãi tiết kiệm cá nhân là đúng nhưng không phải người đề
xuất sai mà chỉ là chưa hợp thời điểm, vì thu nhập của người dân vẫn thấp, lạm phát
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23

Th
uế
đá
cao, họ gửi tiết kiệm để dự phòng chứ không phải để kinh doanh. Tuy nhiên, với
doanh nghiệp lại khác, ngoài sản xuất kinh doanh chính, họ có tiền gửi tiết kiệm.
Trên thực tế thời gian qua, có những doanh nghiệp thấy kinh doanh khó khăn, sau
khi giải phóng dòng tiền họ đã gửi tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng và đã thu về nhiều
tiền lãi. “Đấy là kinh doanh rồi, chứ không phải dự phòng nữa”.
Ý kiến phản đối của chuyên gia
Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Mở TP HCM, Nguyễn Văn
Thuận phân tích: “đánh thuế tiền gửi tiết kiệm không có sức thuyết phục trong thời
điểm này. Với tình hình khó khăn hiện nay, các chính sách về thuế, phí đều rất nhạy
cảm và có thể gây tác dụng ngược. Việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm đã được Chính
phủ đem ra thảo luận từ lâu nhưng không thể áp dụng vì các điều kiện của nền kinh
tế chưa hội đủ”. "Điều quan trọng nhất lúc này là tạo ra môi trường đầu tư, điều
chỉnh các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn nữa. Đừng nên ép người dân vào thế bí
trong khi các kênh đầu tư đều kém hấp dẫn".
Trong khi đó, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty
tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa nhận giải thích,:
tại Việt Nam đang tồn tại 2 thói quen tài chính đã trở thành lịch sử là giữ vàng và
giữ tiền mặt. Trong bối cảnh khủng hoảng, làm ăn khó khăn, cơ hội đầu tư ít, nếu
gửi tiền vào hệ thống ngân hàng bị đánh thuế thì có khi người dân sẽ tự giữ lấy
bằng nhiều hình thức khác nhau.
TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung
Quốc (VCES) cho hay, đúng là ở một số nước có áp dụng thuế đánh vào lợi tức
(phần lãi từ tiết kiệm), tuy nhiên, đó là thuế đánh vào khoản gửi tiết kiệm của doanh
nghiệp chứ không phải cá nhân. Bởi, xét về quy mô, tiền gửi tiết kiệm của doanh
nghiệp mới lớn đến mức làm cho thuế thu trở nên có ý nghĩa, còn tiền gửi tiết kiệm
của cá nhân không đáng kể. Mục đích đánh thuế nhằm buộc doanh nghiệp dùng tiền
đó đi kinh doanh.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23
Th
uế
đá
Lãnh đạo VEPR cũng cho rằng, "Nếu họ cho rằng tiền tiết kiệm là tiền nhàn
rỗi thì họ chẳng hiểu gì về nền tài chính ngân hàng cả. Bởi, bản chất của tiết kiệm là
những người có tiền song không có thời gian để đầu tư, kinh doanh. Trong khi đó,
những người không có tiền nhưng có thời gian và khả năng kinh doanh, họ mới nhờ
đến ngân hàng để vay vốn". Bên cạnh đó, với nguồn lực từ tiền gửi, ngân hàng cũng
có thể sử dụng đầu tư ra xã hội.
2.3 Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy không có các tài khoản tiết hiệm hưu trí như ở Mỹ nhưng
chúng ta có Bảo hiểm xã hội (BHXH) do ngưởi sử dụng lao động đóng 18% và
người lao động đóng 8% mức tiền lương, tiền công hàng tháng đối với BHXH bắt
buộc; mức đóng 22% mức thu nhập hàng tháng do người tham gia lựa chọn đối với
BHXH tự nguyện.
Người lao động có đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương
hưu, có thể hưởng lương hưu hàng tháng hay một lần. Lương hưu được điều chỉnh
trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay mức lương hưu do BHXH chi trả được miễn thuế Thu nhập cá
nhân.
2.4 Quan điểm tác động đánh thuế lãi tiết kiệm ở Việt Nam
Đối với cá nhân
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam thấp, tiền lãi từ tiết kiệm chính
là phần thu nhập bổ sung thêm vào tiêu dùng. Khi đánh thuế vào lãi chính làm
gián tiếp làm giảm tiêu dùng dân chúng.
Một lượng lớn vốn huy động ngân hàng đến từ tiết kiệm dân chúng, nếu
đánh thuế vào thu nhập từ tiền này sẽ tác động không tốt đến hoạt động ngân
hàng và đầu tư vào những kênh đầu tư khác gây ảnh hưởng không tốt đến nền
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng | SVTH: Nhóm 5 – TCDN 5 K23

×