Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

giáo trình mô đun 02 chăm sóc thu hoạch dâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 46 trang )


̣
NÔNG NGHIÊ
̣
P VA
̀
PHA
́
T TRIÊ
̉
N NÔNG THÔN









GIO TRNH MÔ ĐUN
CHĂM SÓC DÂU -
THU HOẠCH DÂU
MÃ SỐ: MĐ 02
NGHÊ
̀
: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM
Trnh độ: Sơ câ
́
p nghê
̀







2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 02


3
LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành
nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh
tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi
tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao,
cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể
thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ
nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên
trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều
về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên

nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ
ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao
động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt
có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình
đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu
nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Trồng dâu
2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu
3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu
4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con
5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn
6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm
7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy
nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận
đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện,
Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao
đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.

4
Giáo trình “Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch sản phẩm” giới thiệu khái
quát các kỹ thuật làm cỏ, tƣới nƣớc, bón phân cho cây dâu sau trồng; các
phƣơng pháp đốn dâu; kỹ thuật thu hoạch dâu và các phƣơng pháp bảo quản dâu

sau khi thu hoạch.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc;
2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc



5
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
Bài 1: LÀM CỎ VÀ TƢỚI NƢỚC 7
1. Làm cỏ 8
1.1. Mục đích 8
1.2. Kỹ thuật làm cỏ 8
1.2.1. Số lần làm cỏ trong năm 8
1.2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc 9
1.2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng 9
2. Tƣới nƣớc 10

2.1. Số lần tƣới nƣớc 10
2.2. Phƣơng pháp tƣới 10
3.Tiêu nƣớc 10
Bài 2: BÓN PHÂN 12
1. Các loại phân bón 12
1.1. Phân hữu cơ 12
1.2. Phân vô cơ 12
2. Lƣợng phân 13
3. Cách bón 13
3.1. Bón lót 13
3.2. Bón thúc 13
Bài 3: ĐỐN DÂU 15
1. Cơ sở của việc đốn dâu 15
2. Thời vụ đốn dâu 15
3. Các loại hình đốn dâu 15
3.1. Đốn phớt 16
3.2. Đốn lửng 16
3.3. Đốn sát 17
3.4. Đốn trẻ lại 20

6
Bài 4: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN DÂU 22
1.Thu hoạch lá dâu 22
1.1. Căn cứ thu hoạch lá dâu 22
1.2. Phƣơng thức thu hoạch lá dâu 22
1.2.1. Phƣơng thức thu hoạch lá 23
1.2.2. Phƣơng thức thu hoạch dâu cành 23
2. Bảo quản lá dâu 24
2.1. Điều kiện bảo quản lá 25
2.2. Phƣơng pháp bảo quản 25

2.2.1. Bảo quản trong sọt hoặc trong cót quây 25
2.2.2. Bảo quản bằng thùng gỗ 25
2.2.3. Bảo quản trong bể nƣớc 25
2.2.4. Phƣơng pháp bảo quản lá dâu trong màn Polyetylen 26
2.2.5. Phƣơng pháp bảo quản đứng 26
2.2.6. Phƣơng pháp bảo quản xếp luống trên nền nhà lát xi măng 26
2.2.7. Phƣơng pháp bảo quản vảy cá 26
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 28



7
MÔ ĐUN: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
Mã mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun
Mô đun chăm sóc dâu - thu hoạch dâu là mô đun thuộc khối kiến thức
chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề trồng
dâu - nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các kỹ thuật làm cỏ, tƣới nƣớc; kỹ
thuật bón phân; kỹ thuật đốn dâu; kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lá dâu. Đồng
thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy
và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc
những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch,
bảo quản lá dâu; thực hiện thành thạo các công việc chăm sóc dâu sau khi trồng
và thu hoạch bảo quản lá dâu.

8
Bài 1: LÀM CỎ VÀ TƢỚI NƢỚC
Mã bài: MĐ02-1


Đặc tính của cỏ dại là khả năng chống chịu tốt, sinh sản nhanh. Vì vậy, cỏ
có thể cạnh tranh mạnh với cây trồng về dinh dƣỡng, nƣớc Mặt khác cỏ dại
phát triển còn ảnh hƣởng đến độ thông thoáng trong vƣờn và là nơi trú ẩn của
nhiều sâu hại cây dâu.
Song song với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc dâu nhƣ bón phân, tƣới
nƣớc, phòng trừ sâu bệnh thì làm cỏ cho dâu là biện pháp tích cực phát huy hiệu
quả của phân bón để tăng sản lƣợng, năng suất, phẩm chất của lá dâu khi nuôi
tằm.
Mục tiêu
 Nêu đƣợc mục đích của việc làm cỏ - tƣới nƣớc;
 Xác định đƣợc các thời kỳ làm cỏ;
 Nêu đƣợc kỹ thuật làm cỏ gốc, làm cỏ trắng;
 Nêu đƣợc kỹ thuật tƣới nƣớc.
A. Nội dung
1. Làm cỏ
1.1. Mục đích
Làm cỏ là một trong những khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc dâu
sau khi trồng.
Làm cỏ có tác dụng:
 Gúp cây dâu sinh trƣởng, phát triển tốt.
 Giảm sự cạnh tranh dinh dƣỡng, nƣớc với cây dâu, giúp cây dâu hút
đƣợc chất dinh dƣỡng đầy đủ nhất.
 Hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh, giảm số lƣợng dâu bị phá hoại do sâu
bệnh, tăng năng suất và phẩm chất lá dâu.
1.2. Kỹ thuật làm cỏ
Làm cỏ tuy đơn giản, nhƣng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây
ảnh hƣởng xấu đến sự sinh trƣởng phát triển của cây dâu, cây dâu bị xây xƣớc,
tróc rễ, làm chết cây.
Đồng thời, làm cỏ không đúng kỹ thuật sẽ gây tốn công lao động do làm
cỏ không triệt để, cỏ nhanh mọc lại.

1.2.1. Số lần làm cỏ trong năm
Một năm làm cỏ 4 – 6 lần:

9
 Vụ xuân 1 – 2 lần, lần đầu vào lúc mới trồng khi cây cao 15 – 30cm, lần
2 vào đầu mùa mƣa, chủ yếu làm cỏ gốc.
 Vụ hè 1 – 2 lần, cách vụ xuân khoảng 1,5 – 2 tháng; kết hợp làm cỏ với
bón phân thúc.
 Vụ thu từ tháng 9 đến tháng 12 kết hợp làm cỏ và đốn dâu, thƣờng làm 2
– 3 lần.
1.2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc
Về nguyên tắc làm cỏ gốc là làm sạch cỏ quanh gốc dâu, xới xáo tạo đất
tơi xốp, không làm tổn hại đến gốc dâu.
Phƣơng pháp:
 Sau khi thăm ruộng dâu nếu thấy lƣợng cỏ quanh gốc dâu nhiều, tiến
hành làm cỏ.
 Dùng cuốc để cuốc cỏ quanh gốc dâu, làm cỏ từ gốc ra 20 – 30 cm, cuốc
sâu 5 – 10 cm.
 Dùng cuốc hoặc chân đánh tơi cỏ lên mặt trên đất để cỏ nhanh chết.



H02-1: Làm cỏ gốc

1.2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng
Làm cỏ trắng là làm sạch cỏ trên toàn bộ diện tích, về nguyên tắc cũng
giống nhƣ làm cỏ gốc.

10
Phƣơng pháp:

 Sau khi thăm đồng dâu thấy lƣợng cỏ nhiều, tiến hành làm cỏ.
 Dùng cụ làm cỏ: cuốc, máy phay.
 Cuốc sâu 10 – 15 cm, dùng chân hoặc cuốc đánh tơi cỏ, đƣa cỏ lên mặt
đất phơi cho cỏ nhanh chết.
 Ở những vùng có khí hậu khô, sau khi cày tiến hành vun gốc giữ ẩm, tạo
điều kiện cho bộ rễ phát triển.
2. Tƣới nƣớc
2.1. Số lần tƣới nƣớc
Số lần tƣới nƣớc phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ: thời gian sinh trƣởng
của cây, loại đất trồng, khí hậu thời tiết.
Số lần tƣới nƣớc còn đƣợc quy định bởi lƣợng mƣa trong năm, lƣợng nƣớc
duy trì trong đất và lƣợng nƣớc tiêu tốn hàng ngày của cây dâu.
Thời gian sinh trƣởng của cây dâu cũng là một yếu tố quan trọng quyết
định đến số lần tƣới nƣớc. Nếu trong thời gian sinh trƣởng mạnh, khả năng khai
thác lớn cần tăng số lần tƣới cho cây dâu.
Vào mùa khô, tăng số lần tƣới để bảo đảm cho đất ẩm.
2.2. Phƣơng pháp tƣới
Có nhiều phƣơng pháp tƣới nhƣ: tƣới rãnh, tƣới tràn, tƣới thấm bằng bể
chứa nƣớc, tƣới bằng bép phun… Tùy theo thực tế, điều kiện vốn đầu tƣ và khả
năng cung ứng nƣớc để chọn phƣơng pháp tƣới nƣớc phù hợp.
Phƣơng pháp tƣới rãnh: Áp dụng cho ruộng dâu trồng hàng, trồng luống,
có rãnh. Phƣơng pháp này phù hợp khi trồng dâu trên diện rộng và mật độ dày.
Phƣơng pháp tƣới phun: Áp dụng ở những vùng có khả năng đầu tƣ.
Phƣơng pháp này tiết kiệm đƣợc nƣớc tƣới.
Tƣới nƣớc kết hợp với bón phân thì hiệu quả càng cao.
3.Tiêu nƣớc
Ngập úng nƣớc không những ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây mà còn
làm giảm phẩm chất lá dâu, hàm lƣợng nƣớc trong lá dâu tăng cao. Tằm ăn loại
lá này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bủng. Vì vậy, tiêu nƣớc cũng quan trọng nhƣ tƣới
nƣớc.

Thiết kế mƣơng tiêu nƣớc ở những vùng đất trũng, chân đất thấp, dễ bị
ngập úng khi mƣa lớn.
B. Câu hỏi và Bài thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành làm cỏ gốc.
Bài thực hành 2: Thực hành làm cỏ trắng.

11
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Kỹ thuật làm cỏ gốc.
 Kỹ thuật làm cỏ trắng.
 Các phƣơng pháp tƣới nƣớc.

12
Bài 2: BÓN PHÂN THÚC
Mã bài: MĐ02-2

Cây dâu đƣợc bón phân đầy đủ, cân đối sẽ sinh trƣởng, phát triển tốt và cho
năng suất cao. Vì vậy, việc bón phân là một trong những khâu quan trọng trong
kỹ thuật trồng dâu.
Bón phân thúc có tác dụng cung cấp thêm chất dinh dƣỡng cho cây sinh
trƣởng, phát triển. Đồng thời, bón phân còn giúp cây tăng khả năng chống chịu
với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Mục tiêu
 Xác định đƣợc các loại phân bón thúc cho cây dâu và thời điểm bón
phân.
 Tính toán đƣợc lƣợng phân cho mỗi lần bón.
 Thực hiện đƣợc việc bón phân đúng kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Các loại phân bón

1.1. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ có đầy đủ các thành phần dinh dƣỡng NPK và các nguyên tố
vi lƣợng khác.
Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đƣợc l í hóa tính đất, làm cho đất tơi xốp,
lƣợng mùn trong đất cao. Mặt khác, phân hữu cơ phân giải chậm, không gây ngộ
độc cho cây.
Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng bón cho dâu là phân chuồng, phân
tằm, phân xanh, phân hữu cơ vi sinh.
Phân hữu cơ có thể sử dụng để bón lót đối với dâu trồng mới. Đối với dâu
kinh doanh, bón phân hữu cơ ở giai đoạn sau khi đốn.
1.2. Phân vô cơ
Phân vô cơ gồm đạm, lân, kali và các loại phân vi lƣợng khác.
Các loại phân thƣờng sử dụng: Urê hoặc SA (trong đó Urê là loại phân phù
hợp nhất), lân super, Kali clorua. Có thể sử dụng các loại phân phức hợp.
Bón phân theo tỷ lệ N:P:K là 2:1:1.
Ƣu nhƣợc điểm của phân vô cơ:
 Ƣu điểm:
+ Thành phần dinh dƣỡng cao.
+ Phân vô cơ dễ sử dụng.

13
+ Vận chuyển đỡ tốn kém.
 Nhƣợc điểm:
+ Nếu bón phân vô cơ không kết hợp bón phân hữu cơ, thì phân vô cơ sẽ
làm thay đổi lý tính của đất, đất ngày càng bị chai.
+ Chi phí sản xuất cao.
+ Nếu bón không cân đối hoặc không hợp lý sẽ làm giảm phẩm chất lá
dâu, chất lƣợng lá dâu không phù hợp với sinh lý con tằm.
2. Lƣợng phân
Bón lót:

 Phân hữu cơ: 15 – 20 tấn/ha.
 50 kg P
2
O
5
, tƣơng đƣơng 330 – 350 kg Supe lân.
 50kg K
2
O, tƣơng đƣơng 100 kg KCl.
Bón thúc ở giai đoạn kinh doanh:
 Phân hữu cơ: 10 – 30 tấn/năm.
 Đạm 300 kg, tƣơng đƣơng tƣơng đƣơng 650 kg Urê.
 150 kg P
2
O
5
, tƣơng đƣơng 1000 kg Supe lân.
 150 kg K
2
O , tƣơng đƣơng 300 kg KCl.
3. Cách bón
3.1. Bón lót
Bón phân cho dâu trồng mới có hai phƣơng pháp bón phân phổ biến:
 Bón rải đều phân trên mặt ruộng. Sau đó cày, bừa, đảo đều phân với đất.
Tiến hành rạch hàng hoặc đào hố trồng dâu.
 Phƣơng pháp bón tập trung rãnh hoặc hố trồng: Sau khi đào hố hoặc rạch
hàng, đƣa lớp đất mặt xuống trƣớc, bón phân. Sau khi bón phân xong, tiến hành
đảo đều phân và đất.
3.2. Bón thúc
Phân vô cơ: Tiến hành bón theo hàng, cách gốc 15 – 20 cm (đối với dâu

kiến thiết cơ bản) hoặc bón giữa hàng (đối với dâu kinh doanh).
Phân hữu cơ:
 Đào rãnh sâu 15 – 20 cm, rộng 15 – 20 cm, cách gốc 20 – 30 cm.
 Rải đều phân vào rãnh.

14


H02-2: Bón phân vô cơ

Dâu kiến thiết cơ bản:
 Năm 1: không bón phân hữu cơ, phân đạm và kali bón 3 – 4 lần.
 Năm 2: bón 10 tấn hữu cơ, bón 1 lần vào đầu mùa mƣa, kết hợp làm cỏ
và cày lật đất. Đối với phân vô cơ chia làm 4 – 6 lần bón theo tỉ lệ 2:1:1, kết hợp
với các lần làm cỏ gốc.
Dâu kinh doanh:
 Phân hữu cơ bón 10 – 20 tấn/năm, bón phân kết hợp với làm cỏ trắng.
 Phân vô cơ bón theo tỉ lệ 2:1:1 (NPK), bón 5 – 6 lần, bón phân kết hợp
làm cỏ gốc.
B. Câu hỏi và Bài thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành bón phân hữu cơ.
Bài thực hành 2: Thực hành bón phân vô cơ.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Kỹ thuật bón lót.
 Kỹ thuật bón thúc.

15
Bài 3: ĐỐN DÂU
Mã bài: MĐ02-3


Đốn dâu là một trong các biện pháp kỹ thuật cải thiện hàm lƣợng dinh
dƣỡng lá dâu, điều khiển dâu ra lá theo nhu cầu mùa vụ chăn nuôi tằm.
Đốn dâu không đúng kỹ thuật sẽ ức chế cây dâu phát triển, cây sinh trƣởng
chậm, còi cọc, lâu ra lá.
Vì vậy, để đảm bảo đủ lá dâu cho tằm ăn, lá dâu có chất lƣợng tốt, cần tiến
hành đốn dâu hàng năm và đốn đúng kỹ thuật.
Mục tiêu
 Nêu đƣợc cơ sở của việc đốn dâu.
 Nêu đƣợc các loại hình đốn dâu.
 Vận dụng đƣợc việc đốn dâu trong thực tế.
 Đảm bảo an toàn lao động.
A. Nội dung
1. Cơ sở của việc đốn dâu
Cây dâu có khả năng tái sinh rất mạnh. Nếu để cây dâu sinh trƣởng tự do
thì lá dâu sẽ nhỏ, năng suất thấp, khó thu hoạch.
Đốn dâu là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhằm kích thích cây dâu tái
sinh phần thân cành bị mất, phục hồi trạng thái cân bằng sinh học và điều khiển
dâu ra lá theo ý muốn.
Sau khi đốn, cây dâu sinh trƣởng nhanh, cho bộ tán mới, lá to, phẩm chất
tốt, dễ hái.
2. Thời vụ đốn dâu
Dâu đƣợc đốn vào nhiều mùa vụ khác nhau, tùy thuộc điều kiện địa lý, khí
hậu, đặc điểm sinh lý của cây dâu, thời điểm nuôi tằm và nhu cầu lấy hom
giống.
Dâu đƣợc đốn vào các thời vụ nhƣ sau:
 Đốn vào tháng 10, 11 khi cây dâu bƣớc vào giai đoạn ngủ đông và sử
dụng hom giống.
 Đồn vào vụ hè, tháng 4 – 5 để có lá dâu nuôi tằm thu và xuân.
3. Các loại hnh đốn dâu

Tùy theo giống dâu, kỹ thuật thu hoạch, khả năng đầu tƣ có thể chọn các
loại hình đốn sau:

16
 Đốn phớt
 Đốn lửng
 Đốn sát
 Đốn trẻ lại
3.1. Đốn phớt
Đốn phớt vào tháng 12 để lƣu cây vụ hè.
Mục đích của việc đốn phớt:
 Đốn phớt có tác dụng ức chế mầm đỉnh, đồng thời kích thích mầm nách
phát triển.
 Đốn phớt để dâu mau thành thục, nhằm thu hoạch dâu cành.
Phƣơng pháp đốn phớt:
 Đốn phớt ngọn 20 – 25 cm trên thân chính.
 Cắt tỉa bỏ cành nhỏ, cành yếu, sâu bệnh, tạo điều kiện dâu nảy mầm tập
trung.
 Sau đốn phớt kết hợp làm cỏ, cày lật đất, bón phân hữu cơ.
 Khi dâu nảy mầm bón thúc phân vô cơ.
 Thu hoạch dâu cành 2 – 3 lứa rồi đốn thấp trở lại vào tháng 4, 5.
3.2. Đốn lửng
Đốn lửng vào tháng 4,5 hoặc tháng 9,10 hàng năm.



H02-3: Đốn lửng

17
Mục đích của việc đốn lửng:

 Đốn lửng có tác dụng ức chế mầm nách, tạo điều kiện cho mầm ngủ phát
triển.
 Phƣơng pháp đốn này có thể thu hoạch dâu lá và dâu cành.
Phƣơng pháp đốn lửng:
 Đốn trên thân chính cách gốc 0,8 – 1 m hoặc 50 – 60 cm.
 Tỉa bỏ cành nhỏ, cành la.
 Đốn dâu kết hợp làm cỏ.



H02-4: Ruộng dâu đốn lửng sau 1 tháng

3.3. Đốn sát
Sau một năm thu hoạch sản phẩm, cây dâu bƣớc vào thời kỳ nghỉ đông,
năng suất và chất lƣợng giảm, sâu bệnh phát triển cao. Do đó, cần tiến hành đốn
sát.
Ƣu điểm của biện pháp đốn sát:
 Cây dâu thu hoạch lá sớm, sản lƣợng cao.
 Thích hợp cho cây dâu trồng theo hàng.
 Hạn chế đƣợc tác hại của gió bão.
Phƣơng pháp đốn sát:
 Đốn tất cả các cành trên khóm dâu, đốn cách mặt đất 5 – 10 cm.

18
 Đốn sát lần đầu sau cách vết đốn cũ 5 – 7 cm.
 Có nơi bới gốc, đốn dƣới mặt đất 5 – 6 cm. Khi dâu nảy mầm, vun gốc
trở lại.




H02-5: Vƣờn dâu sau đốn sát 3 tháng

Chăm sóc dâu sau khi đốn:
 Làm cỏ kết hợp bón phân:
+ Sau đốn kết hợp sửa gốc.
+ Cắt bỏ những cây dâu đốn còn sót lại, những cây dâu đốn dập nát.
+ Tiến hành làm sạch cỏ.
+ Sau đó, cày hoặc rạch hàng sâu 20 – 30 cm.
+ Bón phân chuồng kết hợp lân, kali.
- Hái la chân:
+ Hái bỏ những lá dâu già, lá dâu bệnh, lá dâu bẩn.
+ Tỉa bỏ các mầm dâu vô hiệu, mầm có sâu bệnh.


19


H02-6: Hái la chân sau đốn sát hàng năm

+ Số lá hái la chân bằng 1/5 tổng số lá trên thân.
+ Loại lá này không nên tận dụng để cho tằm ăn vì hàm lƣợng dinh dƣỡng
kém, lá dâu thƣờng bị bệnh và bẩn.



H02-7: Vƣờn dâu sau hái la
 Tỉa mầm, định khóm:
+ Sau đốn khoảng thời gian 30 – 45 ngày, tiến hành tỉa mầm định khóm.

20

+ Phƣơng pháp tỉa: Trong một khóm dâu để lại 4 – 6 mầm to, khỏe, không
sâu bệnh. Tỉa bỏ những mầm còn lại.



H02-8: Cây dâu sau khi tỉa mầm định khóm

3.4. Đốn trẻ lại
Sau thời gian khai thác sản phẩm 4 – 5 năm, cây dâu đi vào giai đoạn già
cỗi năng suất chất lƣợng kém, hiệu quả đầu tƣ cho vƣờn dâu thấp, do đó cần có
kế hoạch đốn cải tạo.
Phƣơng pháp đốn cũng gần giống với đốn sát hàng năm nhƣng đốn sát gốc,
cách mặt đất 5 cm.
Sau khi đống cần có kế hoạch chăm sóc cao hơn so với các phƣơng pháp
đốn khác.
B. Câu hỏi và Bài thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành đốn phớt cây dâu.
Bài thực hành 2: Thực hành đốn lửng cây dâu.
Bài thực hành 3: Thực hành đốn sát cây dâu.
Bài thực hành 4: Thực hành chăm sóc dâu sau khi đốn sát hàng năm.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

21
 Kỹ thuật đốn dâu
 Kỹ thuật chăm sóc dâu sau khi đốn.






22
Bài 4: HÁI DÂU
MĐ02-4

Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu. Sản lƣợng, năng suất, phẩm chất lá
dâu không chỉ phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật trồng dâu mà còn chịu ảnh
hƣởng của việc thu hoạch và bảo quản lá dâu.
Chọn hình thức thu hoạch và bảo quản thích hợp sẽ giúp lá dâu có phẩm
chất tốt và tăng hiệu quả trong chăn nuôi tằm.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc tiêu chuẩn lá dâu làm thức ăn cho các tuổi tằm.
 Xác định đƣợc thời điểm, vị trí hái.
 Thực hiện hái dâu lá, dâu cành thành thạo với các dụng cụ phù hợp.
 Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật thu hoạch đảm bảo chất lƣợng lá dâu và
bảo vệ cây dâu.
A. Nội dung
1. Thu hoạch lá dâu
Khi thu hoạch lá dâu nuôi tằm sẽ ảnh huởng đến chức năng sinh lý bình
thƣờng cũng nhƣ sự sinh trƣởng phát triển của cây dâu.
Vì vậy, để đảm bảo cây dâu có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt, có sản
lƣợng lá cao, chẩm chất lá đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh lý của tằm, ta cần phải
chọn phƣơng pháp thu hoạch hợp lý.
1.1. Số lƣợng lá dâu thu hoạch
Số lƣợng lá dâu thu hoạch nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ:
 Số lƣợng tằm: Nếu nuôi tằm với số lƣợng nhiều cần tăng số lƣợng lá dâu
lên để đảm bảo tằm không bị đói.
 Tuổi tằm: Tằm tuổi lớn yêu cầu số lƣợng lá dâu nhiều hơn rất nhiều so
với tằm tuổi nhỏ.
 Phƣơng thức nuôi tằm ở từng địa phƣơng: Nuôi tằm theo phƣơng pháp

truyền thống yêu cầu số lƣợng lá dâu nhiều hơn so với phƣơng pháp nuôi tằm có
đậy giấy.
 Đặc điểm thời tiết khí hậu: Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá
dâu nhanh héo. Vì vậy, trong điều kiện này, cần thu hoạch lá dâu nhiều hơn để
đáp ứng nhu cầu ăn dâu của tằm.
1.2. Phƣơng thức thu hoạch lá dâu
Có 2 phƣơng pháp thu hoạch dâu:

23
 Thu hoạch dâu lá.
 Thu hoạch dâu cành.
1.2.1. Phƣơng thức thu hoạch dâu lá
Thu hoạch dâu lá là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến ở các cơ sở nuôi
tằm nhỏ lẻ.
Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng thức thu hoạch lá:
 Ƣu điểm:
+ Chọn đƣợc lá dâu phù hợp với tuổi tằm.
+ Loại bỏ đƣợc những lá dâu kém chất lƣợng, lá bị sâu bệnh, chất lƣợng lá
dâu đảm bảo.
+ Không gây xƣớc thân dâu.
 Nhƣợc điểm:
+ Tốn công lao động.
+ Năng suất lao động thấp.
Phƣơng pháp thu hoạch dâu lá:
 Hái lá dâu theo thứ tự từ trên ngọn xuống, hái từng lá một.
 Có thể hái phiến lá chừa lại cuống (băng tằm) hoặc hái cả cuống.
 Sau khi hái lá cần tỉa bỏ cành bên, cành nhỏ, cành la, cành kém phát triển
để thúc đẩy mầm đỉnh phát triển.
 Đối với tằm con hái chọn lá mềm phía trên.
Vị trí hái lá dâu đối với từng tuổi tằm:

 Tằm tuổi 1 hái lá 1 – 2 tính từ ngọn xuống.
 Tằm tuổi 2 hái lá 2 – 3 tính từ ngọn xuống.
 Tằm tuổi 3 hái lá 4 – 5 – 6 tính từ ngọn xuống.
 Tằm lớn hái lá thứ 7 đến gốc, loại bỏ lá già, vàng, sâu bệnh, lá kém chất
lƣợng.
1.2.2. Phƣơng thức thu hoạch dâu cành
Phƣơng thức thu hoạch dâu cành thích hợp với việc nuôi tằm lớn. Tuyệt đối
không cho tằm con ăn dâu cành.
Thu hoạch dâu cành có ƣu điểm:
 Năng suất lao động tăng.
 Lá dâu cành bảo quản tƣơi lâu.
 Thích hợp nuôi tằm trong điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ cao.

24
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp thu hài dâu cành.
 Không loại đƣợc hết lá dâu kém chất lƣợng, lá vàng, lá già, lá bị sâu
bệnh.
 Gây xƣớc thân dâu.
Phƣơng thức thu hoạch này tiến hành nhƣ sau:
 Bấm ngọn dâu trƣớc khi thu hoạch dâu cành một tuần để tạo điều kiện
cho lá mau thành thục và tập trung dinh dƣỡng.
 Dùng dao, liềm, kéo để cắt cành, cắt sát thân để bảo vệ mầm và thân.
 Dùng tay bẻ, vặn cành, tránh xƣớc vỏ ảnh hƣởng xấu đến mầm dâu.
2. Bảo quản lá dâu
Lá dâu đƣợc thu hoạch theo số lƣợng và chất lƣợng của từng lứa tằm.
Thông thƣờng căn cứ vào tuổi tằm, số lƣợng tằm đang nuôi để chuẩn bị hái đủ
lƣợng lá dâu cho tằm ăn trong ngày và dự trữ bảo quản lá dâu cho các lần ăn
sau.
Lá dâu tƣơi có hàm lƣợng nƣớc và chất dinh dƣỡng cao, nên tằm ăn khỏe
và năng suất tơ kén cao, phẩm chất tơ kén tốt. Nhƣng trong thực tế thì không

đáp ứng đƣợc lá dâu tƣơi cho tằm ăn từng bữa và từng ngày mà bao giờ cũng
phải qua thời gian bảo quản nhất định.
Lý do phải bảo quản lá dâu:
 Lá dâu khi hái về vẫn tiếp tục hô hấp, trọng lƣợng giảm đi do CO
2

hàm lƣợng nƣớc mất, từ đó làm giảm chất lƣợng lá dâu.
 Tằm lớn cần ăn một lƣợng lá dâu nhiều.
 Thời tiết xấu, mƣa bão kéo dài, cần hái lá dự trữ, để ráo nƣớc cho tằm
ăn.
Chất lƣợng lá dâu trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào thời gian và
phƣơng pháp bảo quản:
 Thời gian bảo quản: Không nên bảo quản lá dâu trong thời gian dài vì:
+ Trong thời gian bảo quản, lá dâu vẫn tiếp tục hô hấp làm tiêu hao dinh
dƣỡng trong lá, làm cho chất dinh dƣỡng trong lá dâu bị hao hụt, phẩm chất lá
dâu giảm sút, ảnh hƣởng kết quả nuôi tằm.
+ Trong thời gian bảo quản dâu cành, các chất dinh dƣỡng vẫn vận chuyển
chất dinh dƣỡng về cành dâu, làm giảm hàm lƣợng dinh dƣỡng trong lá dâu.
 Phƣơng pháp bảo quản: Nếu bảo quản lá dâu không đúng kỹ thuật,
phƣơng pháp bảo quản không phù hợp sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng lá dâu.
Những biến đổi của lá dâu khi chọn phƣơng pháp bảo quản không đúng là:

25
+ Lá dâu ôi héo, lá dâu bị héo do thoát hơi nƣớc làm giảm lƣợng nƣớc
trong lá và giảm phẩm chất lá.
+ Nhiệt độ đống dâu cao sẽ làm tăng quá trình phân giải các chất, trong đó
gluxit bị tiêu hao nhiều nhất. Sau khi bảo quản một tuần lƣợng gluxit tiêu hao
tới 60% và prôtêin giảm 15%.
Vì vậy, để đảm bảo lá dâu đạt chất lƣợng tốt, ít tiêu hao dinh dƣỡng nhất,
ta cần chọn phƣơng pháp bảo quản phù hợp và không nên bảo quản dâu trong

thời gian dài.
2.1. Điều kiện bảo quản lá
Cần có cơ sở vật chất, kỹ thuật để bảo quản lá dâu.
Nơi bảo quản lá dâu cần sạch sẽ, có khả năng thông thoáng và kín gió,
nhiệt độ phòng bảo quản thấp, ẩm độ không khí cao, thuận tiện trong thao tác
đảo lá dâu.
Không nên bảo quản dài ngày.
2.2. Phƣơng pháp bảo quản
2.2.1. Bảo quản trong sọt hoặc trong cót quây
Sọt cần có chân cách mặt đất 10 – 12 cm. Cót quây trên nong hay nia đậy
trên giá có chân cao 10 – 12 cm.
Nếu đặt sọt hay nong trực tiếp lên nền nhà cần xử lý kiến và các vi sinh vật
gây bệnh cho tằm.
Cách xếp lá dâu vào sọt hoặc nong: Đặt lá dâu vào sọt lớp nọ sau lớp kia,
cuống lá hƣớng ra ngoài, để một lỗ trống chính giữa miệng sọt hay miệng cót,
xếp đầy sọt hoặc cót. Sau đó phủ lên bằng một tấm vải ƣớt, khi vải khô cần
nhúng ƣớt trở lại.
Phƣơng pháp này có thời gian bảo quản không đƣợc lâu, chỉ bảo quản cho
tằm ăn cách bữa.
2.2.2. Bảo quản bằng thùng gỗ
Nếu số lƣợng lá dâu nhiều thì bảo quản trong thùng gỗ có kích thƣớc lớn.
Thùng phải có chân cao 10 – 12 cm.
Dâu hái về đƣợc đảo đều lên, xếp vào trong thùng. Trên miệng thùng phủ
vải ƣớt. Sau vài giờ tiến hành đảo dâu một lần để thùng dâu thoáng khí, hạ nhiệt
độ trong thùng.
2.2.3. Bảo quản trong bể nƣớc
Xây một bể nƣớc trong phòng bảo quản dâu, đổ một ít nƣớc khoảng 10 –
12 cm xuống đáy, đặt giá gỗ vào trong bể có chiều cao trên mặt nƣớc, trên đó
đặt một tấm phên đan bằng tre. Lá dâu xếp lên trên tấm phên, dùng vải ƣớt hoặc
nong ƣớt nƣớc đậy kín.

×