Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

giáo trình mô đun trồng cây hoa lily

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 100 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY HOA LILY
MÃ SỐ: MĐ03
NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, 2013
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
2
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm
tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ và hội nhập quốc tế. Với mục tiêu đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được
nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình
độ đào tạo. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần thực hiện chuyển
dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc,đảm bảo an sinh
xã hội.
Cây hoa lily là một loại hoa đẹp, có màu sắc phong phú, hương thơm quyến
rũ. Hiện nay hoa Lily đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bởi giá trị
kinh tế và giá trị sử dụng của nómang lại. Nhiều hộ gia đinh, nhiều cơ sở sản xuất
hoa Lily đã mạnh dạn đầu tư, phát triển để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện
tích đất trồng. Tuy nhiên đây vẫn là một loại hoa mới được phát triển ở nước ta
nên trong quá trình trồng, chăm sóc người dân còn gặp những vấn đề về trồng,


chăm sóc, đặc biệt là điều khiển để hoa nở vào đúng dịp có nhu cầu sử dụng cao.
Nội dung của mô đun trồng cây hoa Lily gồm 5 bài:
Bài 1: Trồng củ giống hoa Lily
Bài 2: Tưới nước cho cây hoa Lily
Bài 3: Vun xới, bón phân thúc cho cây hoa Lily
Bài 4: Dặm tỉa, chỉnh mầm và làm giàn
Bài 5: Điều tiết nở hoa cho cây hoa Lily
Mô đun là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn”. Các
thông tin trong mô đun có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng
dạy các bài một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện
và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn nội dung mô đun chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót. Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để mô đun được
hoàn thiệ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn
1. Bà Trịnh Thị Nga (Chủ biên)
2. Bà Bùi Thị Hương Phú
3. Bà Trần Thị Bích Hường
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY HOA LILY
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun 03: “Trồng cây hoa Lily” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó
có 16 giờ lý thuyết, 74 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra.
- Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực

hiện các công việc: Xử lý củ giống, trồng, tưới nước, bón phân, điều kiển nhiệt độ
ánh sáng và điều tiết nở hoa cho cây hoa Lily đúng kỹ thuật.
- Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và kiểm
tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo
dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
4
Bài 1. Trồng củ giống hoa Lily
Mã bài: MĐ 03-01
Mục tiêu:
- Xác định được thời vụ trồng hoa Lily phù hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để xử lý và trồng củ giống.
- Thực hiện được các thao tác xử lý, trồng củ giống đúng quy trình kỹ thuật.
- Có ý thức bảo vệ mầm củ giống và đảm bảo an toàn lao động và môi
trường sinh thái.
A. Nội dung
1. Xác định thời vụ trồng
1.1. Căn cứ để xác định thời vụ
Để xác định thời vụ trồng cho phù hợp cho mỗi giống hoa cần căn cứ vào:
- Điều kiện khí hậu của từng vùng:
5
Ở mỗi một vùng, mỗi thời vụ trồng có điều kiện khí hậu khác nhau nên ảnh
hưởng khác nhau đến sinh trưởng phát triển của cây hoa.
- Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống.
Ví dụ: Nếu để thu hoa vào cùng một thời điểm thì những giống thuộc nhóm
lai phương Đông có thời gian sinh trưởng dài thường trên 100 ngày thì bố trí thời
vụ trồng sớm so với giống hoa Lily thuộc dòng lai châu Á.
Cùng một giống nhưng có nguồn gốc xuất sứ khác nhau thì thời gian sinh
trưởng khác nhau, nên khi bố trí thời vụ trồng cũng khác nhau.
Thực tiễn cho thấy cùng là giống hoa Lily Sorbonne, nhưng nếu mua ở đất
nước Hà Lan thì sẽ trồng muộn hơn 10-12 ngày so với giống mua ở đất nước

ChiLe và giống mua ở đất nước ChiLe có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, khả
năng chống chịu tốt hơn giống mua ở Hà Lan nên ít bị bệnh cháy lá.
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ
Những ngày thường, nhu cầu loại hoa này không lớn, khả năng tiêu thụ hoa
khó, giá bán thấp, trong khi đó những dịp lễ, tết như: ngày 8/3, ngày 20/11, tết
Nguyên đán, nhu cầu về hoa Lily là rất lớn, dễ tiêu thụ trên thị trường, giá bán
cao.
=> Xác định thời vụ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây hoa sinh trưởng phát
triển tốt, hạn chế bị bệnh cháy lá sinh lý, giảm tỷ lệ nụ bị thui Trồng vào thời
điểm thich hợp sẽ màn lại hiệu quả kinh tế cao.
6
Hình 3.1.1. Giống Sorbonne, thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày
1.2. Thời vụ trồng hoa Lily
Về mặt lý thuyết, trồng hoa trong nhà kính thì có thể trồng quanh năm,
nhưng ở điều kiện miền Bắc Việt Nam cần tránh trồng vào vụ Hè vì phải tiêu tốn
năng lượng rất lớn để hạ thấp nhiệt, có thể dùng các biện pháp thông gió hoặc che
nắng, tưới nước lạnh để hạ thấp nhiệt độ đất.
Ở phía Bắc và miền Trung trồng chủ yếu 2 vụ:
- Vụ thu - đông (tháng 9- 10 âm lịch) thu hoa vào dịp tết.
- Vụ đông – xuân (tháng 10-12 âm lịch) thu hoa và 8/3
Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa, Sơn La có thể trồng quanh
năm.
Để chọn chính xác thời điểm trồng cho để thu hoa vào tết Nguyên đán cho
Lily Sorbonne:
Cần căn cứ vào nguồn giống nhập (Hà Lan, Chi Lê), kích thước của củ
giống, chế độ chăm sóc, và khí hậu của năm đó.
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
7
+ Giống sản xuất tại Hà Lan, loại củ 18/20 trồng từ 20-25/ 9 âm lịch
+ Giống sản tại Chi Lê, loại củ 16/18 trồng từ 15 -20/ 9 âm lịch.

Vùng miền núi phía Bắc (Sơn La, Sa Pa): trồng sớm hơn từ 5-10 ngày.
Các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa trồng sau Hà Nội 3 ngày, Nghệ an sau 5
ngày, Hà Tĩnh sau 8 ngày, Quảng Bình sau 12 ngày, Quảng Trị sau 15 ngày, Huế
sau 18 ngày.
2. Xử lý củ giống
2.1.Chọn củ giống
- Củ giống có nguồn gốc rõ ràng
- Đúng kích cỡ và đồng đều
- Đã được xử lý nảy mầm
- Không bị nhiễm nấm bênh

Hình 3.1.2. Củ giống đảm bảo chất lượng, cây phát triển tốt
8

Hình 3.1.3. Củ giống kém chất lượng, cây phát triển kém
2.2 Lựa chọn thuốc xử lý
Việc xử lý củ giống trước khi trồng là một việc làm rất quan trọng. Củ
giống hoa Lily sau khi thu hoạch được bảo quản một thời gian, trong quá trình bảo
quản có thể bị một số loại nấm phát triển gây hại.
Nếu không xử lý thì sau khi trồng gặp điều kiện thuận lợi thì nấm bệnh sẽ
phát triển mạnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và giá trị thẩm mỹ của cây
hoa.

Hình 3.1.4. Thuốc xử lý củ giống hoa Lily
9
Trong thực tế sản xuất, người ta thường sử dụng một số loại thuốc trừ nấm
như Daconil 75WP hoặc Ridomil Gold 68WG để xử lý nấm bệnh cho củ giống
hoa Lily trước khi trồng đem lại hiệu quả cao.
2.3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý củ giống



Hình 3.1.5. Bảo hộ bao động và dụng cụ khi pha thuốc
2.4. Pha thuốc
- Tính toán chính xác lượng thuốc, nước cần pha tạo thành dung dịch chuẩn.
- Pha dung dịch trừ nấm (Ridomil, Topsin, Daconil) với nồng độ 0,1-0,2%,
tức là cứ 10 gam thuốc nấm pha với 10 lít nước sạch.
- Cách pha:
+ Lấy 5 lít nước sạch cho vào chậu
10
+ Dùng kéo cắt vỏ thuốc và nhẹ nhàng đổ 10-15 gam thuốc Daconil( hoặc
Rhidomil) vào trong chậu.
+ Dùng que khuấy đều cho thuốc hòa tan tạo thành dung dịch.
+ Đổ thêm nước cho đủ 10 lít, khuấy đều là được dung dịch chuẩn.

Hình 3.1.6. Pha thuốc Bảo vệ thực vật
2.5. Cắt rễ củ giống
Dùng kéo cắt bớt rễ.
Chỉ để lại khoảng 1cm để kích thích cho củ nhanh ra rễ mới.

Hình 3.1.7. Cắt rễ củ giống Lily
11
2.6. Ngâm củ giống
- Cho toàn bộ củ giống ngập trong dung dịch thuốc.
- Ngâm củ giống từ 7-10 phút
Hình 3.1.8. Ngâm củ giống trong thuốc xử lý nấm bệnh
2.7. Vớt củ giống
- Vớt củ giống ra cho vào khay
- Để ráo nước thuốc mới đem trồng

Hình 3.1.9. Vớt củ giống ra, để ráo

12
3. Kỹ thuật trồng
3.1. Xác định khoảng cách, mật độ trồng trên nền đất
Mỗi một loại cây trồng, yêu cầu trồng ở một mật độ nhất định mới sinh
trưởng, phát triển thuận lợi cho năng suất và chất lượng cao.
Việc xác định mật độ trồng phải căn cứ vào chủng loại củ giống, kích thước
củ giống, và điều kiện thời tiết.
- Trồng đúng khoảng cách 16 x 18cm hoặc 20 x 20cm
Với các giống cây to, cao, phân cành thưa thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ
thấp thì trồng dày.
Vụ Xuân và vụ Thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dày, vụ Đông ánh sáng
yếu thì trồng thưa.

13
Hình 3.1.10. Mật độ khoảng cách trồng thích hợp
Đối với cây hoa Lily, tuỳ theo mục đích thương mại làm hoa cắt cành hay
hoa chậu mà người ta trồng ở mật độ khác nhau.
Ở nước ta, hoa Lily là một cây trồng mới, xác định mật độ trồng phù hợp sẽ
góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất.
3.2. Xác định số củ trong chậu
- Trồng hoa Lily trong chậu có ưu điểm sau:
+ Nâng cao giá trị của hoa
+ Tăng hiệu suất sử dụng nhà lưới.
+ Khống chế được sâu bệnh phá hoại.
+ Do trồng vào chậu bằng các loại giá thể tơi xốp nên điều kiện thoát nước
tốt.
+ Hiệu quả kinh tế thu được cao (thường giá bán 1 cây Lily trong chậu cao
gấp 1,5 lần so với giá bán 1 cành tương ứng).
+ Giảm rủi ro: Những năm thời tiết bất thuận mưa nhiều làm cho đất bị

ngập úng, thì trồng chậu có thể thể hạn chế tổn thất về kinh tế.
- Tuy nhiên trồng Lily trong chậu cũng có nhược điểm là:
+ Tốn công chăm sóc: Trồng trong chậu thường xuyên phải tưới nước, bổ
sung dinh dưỡng và giá thể trồng nên tốn nhiều công hơn trồng trên nền đất.
+ Chi phí, đầu tư nhiều: Trồng chậu phải đầu tư thêm chậu và giá thể trồng
nên chi phí cao hơn so với trồng trên nền đất.
+ Khả năng sinh trưởng phát triển của cây hoa Lily trồng chậu bị hạn chế
hơn so với trồng trên nền đất.
- Chậu để trồng có thể làm bằng đất nung, bằng chất dẻo hoặc chậu sứ có
quy cách tùy theo mục đích kinh doanh.
14
Hình 3.1.11. Chậu đất nung
Hình 3.1.12. Chậu nhựa
15
Hình 3.1.13. Chậu gốm sứ
- Thông thường kích cỡ chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm, đáy dục lỗ
để thoát nước dễ dàng.
- Chậu phải chắc, không bị nứt, vỡ và không được to quá để dễ vận chuyển.
- Tùy thuộc vào kích cỡ của chậu mà mỗi chậu có thể trồng từ 3- 9 củ.
+ Nếu trồng 3 củ / chậu thì chọn chậu có đường kính 20cm
Hình 3.1.14. Chậu trồng 3 củ
16
+ Nếu trồng 5 củ / chậu thì chọn chậu có đường kính 30cm

Hình 3.1.15. Chậu trồng 5 củ
+ Nếu trồng 7 củ / chậu thì chọn chậu có đường kính 40cm
Hình 3.1.16. Chậu trồng 7 củ
- Số củ trồng chậu căn cứ nhu cầu của thị trường, nên cần phải tham khảo
nhu cầu của thị trường trước khi tiến hành trồng để sau này việc tiêu thụ thuận lợi.
3.3. Cách trồng

* Cách trồng trong chậu
17
- Cho lớp giá thể dày tối thiểu 3-5cm xuống đáy chậu
- Đặt củ vào trong chậu
- Chỉnh củ ngay ngắn
- Mầm hướng lên trên

Hình 3.1.17. Cách đặt củ vào chậu
- Lấp giá thể dày 6 – 8cm
- Ấn nhẹ để củ tiếp xúc tốt với đất.
Hình 3.1.18. Lấp đất vào chậu
- Sau khi trồng xong xếp chậu thẳng hàng trên luống
18
- Tưới đẫm nước ngay để định vị vị trí của củ giống.
- Phủ lưới che râm để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ giúp cây nảy
mầm tốt.
Hình 3.1.19. Xếp chậu thành hàng và phủ lưới che râm sau trồng
Nếu trồng từ trên 2 củ trong 1 chậu thì mũi củ nên quay ra phía ngoài thành
chậu để khi cây mọc lên sẽ thẳng và phân bố đều trên mặt chậu
Hình 3.1.20. Trồng đúng kỹ thuật, các củ phân bố đều
19
Đặt củ không đúng kỹ thuật, củ mọc lên phân bố không đều trên miệng
chậu.
Hình 3.1.21. Trồng không đúng kỹ thuật

* Cách trồng trên nền đất
- Rạch hàng:
+ Đối với luống rộng 1m thì rạch 5 hàng
+ Đối với luống rộng 1,2m thì rạch 6 hàng.
- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Hàng rạch phải thẳng,
+ Khoảng cách giữa các hàng đều nhau
+ Hàng rạch sâu 10-12cm.
- Trồng củ giống
+ Trước khi trồng nên tưới vào rãnh để nước ngấm hết rồi mới tiến hành
trồng.
+ Đặt củ giống ngay ngắn
+ Đúng mật độ, khoảng cách
+ Chỉnh sao cho mầm của củ giống hướng lên trên.
+ Không đặt củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân chuồng.
20
+ Lấp đất dày 6-8cm, tính từ đỉnh mầm của củ lên trên, tuy nhiên đối với củ
giống có mầm quá dài thì không cần phải lấp đất kín mầm.
Hình 3.1.22. Cách trồng Lily trên nền đất
- Sau khi trồng xong tiến hành tưới đẫm nước để định vị vị trí của củ giống.
- Phủ lưới che râm
Hình 3.1.23. Phủ lưới che râm sau trồng
21
Chú ý: Khi lấy và đặt củ nên nhẹ nhàng không làm gãy mầm của củ
giống, đặt củ xong trên một luống thì mới lấp đất và không lấp cục đất to lên
trên mặt củ giống.
4. Chăm sóc sau trồng
- Để hạn chế đóng váng trên mặt luống và để giữ ẩm cho đất, giúp quá trình
nảy mầm thuận lợi thì sau khi trồng xong nên phủ rơm mục hoặc trấu lên trên mặt
luống. Việc phủ rơm rạ hoặc trấu còn giúp cho đất sau này tơi xốp, giàu chất hữu
cơ.

Hình 3.1.24. Phủ rơm và trấu trên mặt luống
Chú ý giữ đất đủ ẩm ở giai đoạn nảy mầm để củ nảy mầm thuận lợi. Sau đó,
lượng nước tưới giảm dần, thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây, không nên để đất ẩm

quá hoặc khô quá.
Sau trồng được 10-12 ngày, bới đất ở phần gốc của cây để kiểm tra sự phát
triển của rễ.
22
Hình 3.1.25. Kiểm tra khả năng ra rễ của cây hoa
+ Cây ra rễ trắng, đều xung quanh gốc, cây sinh trưởng bình thường
+ Cây không ra rễ hoặc rễ ra bị vàng, có biện pháp khắc phục ngay
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi trắc nghiệm: lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Câu 1: Thời gian ngâm củ giống trong thuốc xử lý nấm bệnh là:
- 5 phút
- 15 phút
2. Câu 2: Mật độ trồng căn cứ vào
- Kích thước củ, điều kiện thời tiết
- Điều kiện trồng, cách trồng
3. Câu 3: Đặt củ vào rãnh phải đảm bảo
- Củ ngay ngắn, mầm hướng lên trên.
- Củ phải thẳng, đảm bảo độ ẩm đất
4. Câu 4: Độ sâu lấp đất dày
- 4 – 10cm
- 6 – 8cm
- 5 – 10cm
23
5. Câu 5: Chăm sóc sau đặt củ gồm các việc
- Tưới nước, phủ mặt luống, kiểm tra sự phát triển của rễ.
- Tưới nước, phun thuốc phòng trừ sau bệnh.
2. Các bài thực hành
21. Bài thực hành số 3.1.1: Xử lý củ giống trước khi trồng
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về xử lý củ giống trước khi trồng

+ Rèn luyện kỹ năng để thực hiện các bước công việc pha thuốc xử lý, xử lý
củ giống hoa Lily trước khi trồng.
- Nguồn lực cần thiết:
+ Nước sạch 210lit nước, chậu đựng nước 7 chậu
+ Củ giống hoa Lily 350 củ
+ Thuốc xử lý nấm bệnh Rizomil, Topsin, Daconil 7 gói
+ Gang tay cao su 35 đôi
- Địa điểm: khu trồng cây hoa Lily
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm)
Mỗi nhóm thực hiện xử lý 50 củ giống hoa Lily
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 1 giờ
- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên,
theo dõi thời gian và kiểm tra trực tiếp.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Pha thuốc xử lý đúng nồng độ
+ Xử lý củ giống hoa Lily đúng thời gian, phương pháp.
2.2. Bài thực hành số 3.1.2 Trồng củ giống trong chậu
- Mục tiêu: củng cố kiến thức trồng củ giống hoa Lily trong chậu
Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đặt củ giống, lấp
đất, tưới sau đặt củ giống.
- Cách thức tiến hành: mỗi học viên trồng 10 củ giống hoa vào chậu theo
đúng yêu cầu.
24
- Nguồn lực cần thiết: củ giống hoa Lily 350 củ, chậu nhựa 70 chậu có
đường kính 30cm đã có giá thể, gang tay cao su.
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm trồng 50 củ giống hoa Lily
- Địa điểm: khu trồng cây hoa Lily
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 1 giờ
- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên,
kiểm tra trực tiếp cách đặt củ giống.

- Kết quả và sản phẩm đạt được:
+ Đặt và chỉnh củ ngay ngắn
+ Lấp giá thể dày 6 - 10 cm ấn nhẹ để củ tiếp xúc với đất
2.3. Bài thực hành số 3.1.3. Trồng củ giống trên nền đất
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức trồng củ giống hoa Lily trên nền đất
Rèn luyện kỹ năng các thao tác trồng hoa Lily trên nền đất
- Nguồn lực cần thiết: củ giống hoa Lily 350 củ, đất đã chuẩn bị sẵn, gang
tay cao su 35 đôi.
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm trồng 50 củ giống hoa Lily
- Địa điểm: khu trồng cây hoa Lily
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 1 giờ
- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên,
kiểm tra trực tiếp.
- Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được sau bài thực hành:
+ Trồng đúng mật độ
+ Đặt củ ngay ngắn
+ Củ giống được lấp đúng độ sâu
2.4. Bài thực hành số 3.1.4. Chăm sóc sau lấp đất củ giống
- Mục tiêu: củng cố kiến thức cho học viên về các công việc chăm sóc sau
lấp đất đối với cây hoa Lily.
Rèn luyện kỹ năng chăm sóc sau lấp đất củ giống.
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chăm sóc 1 luống và 15 chậu cây hoa Lily
25

×