Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

giáo trình mô dun trồng cây hoa loa kèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 80 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG CÂY HOA LOA KÈN
MÃ SỐ: MĐ04
NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà nội, năm 2013
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dung nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trên cơ sở mục tiêu phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 là dạy nghề đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng cơ cấu nghề và
trình độ đào tạo hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia phổ cập nghề cho người lao động. Thực hiện chuyển dịch
cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Qua khảo sát thực tế tham khảo nhiều ý kiến đóng góp của những chuyên
gia đã và đang làm trực tiếp về nghề trồng cây hoa Loa kèn. Ngoài ra còn tìm hiểu
và cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thực tế sản xuất tại các địa
phương trong cả nước nhóm biên soạn chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô đun
trồng cây hoa Loa kèn.
Mô đun trồng cây hoa Loa kèn là mô đun thứ tư, mô đun này được giảng
dạy sau các mô đun khác và có thể tiến hành dạy độc lập. Mô đun trồng cây hoa
Loa kèn cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc và điều
khiển hoa nở theo ý muốn qua đó để bà con nông dân có thể tham khảo, học tập
vận dụng vào trong công việc sản xuất hoa của gia đình hoặc của các cơ sở sản
xuất.


Mô đun trồng hoa Loa kèn gồm 05 bài
Bài 1: Trồng củ giống hoa Loa kèn
Bài 2: Tưới nước cho cây hoa Loa kèn
Bài 3: Vun xới, bón phân thúc cho cây hoa Loa kèn
Bài 4: Dặm tỉa, chỉnh mầm và làm giàn
Bài 5: Điều tiết nở hoa cho cây hoa Loa kèn
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông
nghiệp và PTNT, các cơ sở sản xuất, các cán bộ kỹ thuật thuộc các viện, các trung
tâm sản xuất hoa Loa kèn và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý
báu, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này.
Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các cán bộ kỹ thuật và đồng nghiệp để bộ giáo trình này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn
1. Trần Thị Bích Hường
2. Trịnh Thị Nga
3. Phạm Thị Thủy
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY HOA LOA KÈN
Mã mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun
- Mô đun 04: “Trồng cây hoa Loa kèn” có thời gian học tập là 92 giờ, trong
đó có 12 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra.
- Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực
hiện các công việc: Xử lý củ giống, trồng, tưới nước, bón phân, điều kiển nhiệt độ
ánh sáng và điều tiết nở hoa cho cây hoa Loa kèn đúng kỹ thuật.
- Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và kiểm
tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo

dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
4
Bài 1. TRỒNG CỦ GIỐNG
Mã bài: MĐ 04-01
Mục tiêu:
- Xác định được thời điểm trồng hoa Loa kèn phù hợp;
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để xử lý và trồng củ giống;
- Thực hiện được các thao tác xử lý, trồng củ giống đúng quy trình kỹ thuật;
- Có ý thức bảo vệ mầm củ giống và đảm bảo an toàn lao động và môi
trường sinh thái.
A. Nội dung của bài
1. Thời vụ trồng
1.1. Căn cứ để xác định thời vụ:
Đối với cây hoa Loa kèn việc xác định thời vụ trồng thích hợp cho từng
5
giống là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hoa.
Những căn cứ để xác định thời vụ trồng cho cây hoa Loa kèn:
- Căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương.
- Căn cứ vào đặc điểm và thời gian sinh trưởng của từng giống hoa.
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường tiêu thụ để xác định thời vụ gieo trồng
cho phù hợp.
Vậy trước khi lựa chọn giống hoa mới để trồng thì người nông dân cần
phải xem xét kỹ các yếu tố trên để trong quá trình trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản
phẩm được thuận lợi nâng cao được giá trị của sản phẩm.
1.2. Thời vụ trồng hoa Loa kèn
Trước những năm 2004, ở Việt Nam chủ yếu trồng giống hoa Loa kèn
“địa phương”, giống hoa này có ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng nhược
điểm là hoa nở rộ và chỉ nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 (dương lịch), lúc này
thị trường tiêu thụ hoa không cao nên giá bán giảm, hiệu quả kinh tế thấp.
Từ năm 2005, Viện Nghiên cứu Rau quả đã nhập nội một số giống hoa Loa

kèn từ Hà Lan về thử nghiệm, kết quả đã chọn lọc được giống hoa Loa kèn Tứ
Quý.
Giống hoa này có ưu điểm khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chống
chịu sâu bệnh tốt, dáng hoa hướng lên trên, cành hoa cứng, hoa có mùi thơm nhẹ,
có thể trồng được nhiều vụ trong năm, được thị trường đánh giá cao. Giống hoa
này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử năm
2009.
Đối với giống hoa Loa kèn tứ Quý trong điều kiện miền Bắc Việt Nam thường
được trồng 2 vụ chính là:
Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam có thể trồng quanh năm nhưng chủ yếu
tập trung vào 3 thời vụ chính:
- Vụ xuân hè: trồng tháng 2, thu hoa vào tháng 5 - tháng 6.
- Vụ Đông Xuân: trồng tháng 10-12 thu hoa tháng 2 - tháng 3 năm sau.
- Vụ Thu đông: trồng tháng 8-10 thu hoa tháng 1 - tháng 2 năm sau.
- Với giống hoa Loa kèn địa phương được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và
đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch.
2. Kỹ thuật xử lý củ giống
2.1. Yêu cầu củ giống
- Đúng kích cỡ và đồng đều
6
- Đã được xử lý nảy mầm
- Không bị nhiễm nấm bênh
Hình sô 4.1.1. Củ giống đảm bảo chất lượng
- Cần phân loại củ giống theo các kích cỡ khác nhau nhằm tạo sự đồng đều
cho ruộng hoa, tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch và phân loại hoa.
- Chọn những củ giống có đường kính từ 10 cm trở lên, không bị trầy xước.
Với những củ có kích thước quá nhỏ, đường kính dưới 10cm, bà con nên loại bỏ.
Bởi những củ này sẽ cho số lượng hoa trên cây ít, hoa bé.
7
Hình số 4.1.2. Phân loại củ giống hoa Loa kèn

Sau khi đã phân loại được củ giống, cần tiến hành khử trùng củ giống. Mục
đích là tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong củ giống, ngăn cản vi sinh vật gây hại xâm
nhập vào củ giống qua vết trầy xước, góp phần tăng tỷ lệ sống của cây .
2.2. Lựa chọn thuốc
Việc xử lý củ giống trước khi trồng là một việc làm rất quan trọng. Củ
giống hoa Loa kèn sau khi thu hoạch được bảo quản một thời gian, trong quá trình
bảo quản có thể bị một số loại nấm phát triển gây hại.
Nếu không xử lý thì sau khi trồng gặp điều kiện thuận lợi thì nấm bệnh sẽ
phát triển càng mạnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây hoa và nếu bị
nặng có thể làm ảnh hưởng nghêm trọng đến năng suất và giá trị thẩm mỹ của cây
hoa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau.
Trong thực tế sản xuất, người ta thường sử dụng một số loại thuốc trừ nấm
như Daconil 75WP hoặc Rhidomil Gold 68WG để xử lý nấm bệnh cho củ giống
hoa Loa kèn trước khi trồng đem lại hiệu quả cao.

Hình số 4.1.3. Thuốc xử lý nấm bệnh củ giống
2.3. Chuẩn bị dụng cụ xử lý củ giống
8


Hình số 4.1.4. Bảo hộ lao động và dụng cụ khi pha thuốc
2.4. Pha thuốc
- Tính toán chính xác lượng thuốc, nước cần pha đủ để xử lý củ giống
- Cách pha:
+ Lấy 2-3 lít nước sạch cho vào chậu
+ Dùng kéo cắt vỏ thuốc Rizomil hoặc thuốc Daconil
+ Đổ 10 gam thuốc vào trong chậu.
+ Dùng que khuấy đều cho thuốc hòa tan tạo thành dung dịch.
+ Đổ thêm nước cho đủ 10 lít, khuấy đều là được dung dịch chuẩn.

Chú ý: Sau khi pha thuốc xong phải vứt vỏ vào nơi quy định để tiêu hủy
9
Hình 4.1.5. Pha thuốc bảo vệ thực vật
2.5. Ngâm củ giống
- Cho toàn bộ củ giống ngập trong dung dịch thuốc.
- Ngâm củ giống từ 10-15 phút
2.6. Vớt củ giống
- Vớt củ giống ra cho vào khay
- Để củ giống cho khô
10
Hình 4.1.6. Củ giống đã được xử lý
- Trong quá trình xử lý củ giống phải đeo gang tay và khẩu trang, tránh để
thuốc tiếp xúc vào người.
3. Kỹ thuật trồng
3.1. Xác định khoảng cách, mật độ trồng trên nền đất
- Xác định mật độ khoảng cách trồng đối với một giống cây trồng là xác
định khoảng cách giữa các cây trên một đơn vị diện tích sao cho phù hợp, có nghĩa
là với khoảng cách đó cây trồng có thể tận dụng tốt nhất các điều kiện dinh dưỡng,
nước trong đất và ánh sáng mặt trời.
- Xác định mật độ thích hợp là biện pháp kỹ thuật quan trọng, có hiệu quả
đối với công việc tăng năng suất trên đơn vị diện tích.
- Khoảng cách mật độ phụ thuộc vào đặc điểm chủng loại củ giống, độ lớn
của củ, thời vụ trồng và phân bón.
- Với giống cây cao to thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ, thấp thì trồng
dày; Vụ xuân và vụ thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dày, vụ đông ánh sáng yếu
thì trồng thưa.
- Đối với giống hoa Loa kèn Tứ Quý: Ở điều kiện thâm canh tốt có thể
trồng với khoảng cách cây cách cây là 20cmx20cm.
11
Hình 4.1.7. Mật độ trồng hoa Loa kèn

3.2. Cách trồng
- Rạch hàng
Hình 4.1.8. Rạch hàng
+ Đúng theo khoảng cách cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 20cm
12
+ Hàng rạch phải thẳng
+ Đảm bảo độ sâu từ 5-10cm
+ Căng dây, dùng cuốc rạch hàng (bổ hốc)
- Trồng củ giống
+ Đặt củ giống ngay ngắn, sâu 5-10cm
+ Đúng khoảng cách
+ Đặt củ nhẹ nhàng không để củ bị xây xát
+ Mầm củ hướng thẳng lên trên
+ Không đặt củ tiếp xúc trực tiếp với phân chuồng
+ Trong quá trình tiếp xúc với củ giống phải đeo gang tay cao su
Hình 4.1.9. Trồng theo rạch hàng
+ Trong thực tế sau khi lên luống, bón thúc phân chuồng và trộn đều
trên luống xong, người dân có thể bổ hốc sau đó trồng củ giống ngay.
+ Trồng như vậy tiết kiệm thời gian, tuy nhiên có thể không thẳng
hàng và không đảm bảo về khoảng cách.
13
Hình 4.1.10. Trồng theo bổ hốc
- Lấp đất lên trên củ giống đảm bảo:
+ Độ sâu lấp đất đạt từ 5-8cm tính từ mũi củ giống lên trên.
+ Không lấp cục đất to lên trên mầm .
+ Sau khi lấp đất xong ấn nhẹ cho củ giống tiếp xúc tốt với đất
Hình số 4.1.11. Lấp đất lên củ giống
14
Nếu trồng đúng kỹ thuật thì sau này cây mầm mọc lên sẽ thẳng, không phải
trồng lại, hạn chế bị tổn thương rễ gốc và không tốn công.

Hình số 4.1.12. Lấp đất không đảm bảo độ sâu, củ bị chồi lên
- Bước 4: Phủ rơm hoặc trấu lên trên mặt luống:
Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc trấu lên trên mặt luống.
Hình số 4.1.13. Phủ rơm lên mặt luống Loa kèn
15
Chưa lấp
đât kín lên
củ giống
- Tác dụng:
+ Mặt luống không bị đóng váng , đất tơi xốp
+ Đất được giữ ẩm, quá trình củ giống nảy mầm được thuận lợi.
+ Hạn chế cỏ dại
+ Chú ý: Loại bỏ rơm hoặc trấu có nguồn sâu bệnh hại.
Hình số 4.1.14. Luống hoa đã phủ rơm
- Bước 5: Tưới nước
Hình số 4.1.15. Tưới đẫm nước sau khi trồng xong.
16
+ Dùng nước sạch tưới cho cây
+ Tưới thật đẫm sau khi trồng để định vị vị trí của củ giống
Hình số 4.1.16. Ruộng hoa Loa kèn để khô
4. Chăm sóc sau trồng
4.1. Tưới nước
- Thường xuyên giữ cho đất ẩm 75 – 80% tạo điều kiện cho củ giống nảy
mầm tốt, Nếu đất khô quá củ giống khó nảy mầm, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát
dục của cây hoa, nếu đất ẩm quá dễ bị thối củ.
Vì vậy cần phải căn vào mùa vụ, chất đất và tình hình thời tiết mà tưới nước
cho hợp lý và tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe các giai đoạn sau này.
- Thông thường trồng vụ đông, ngày tưới từ 1-2 lần
- Phương pháp tưới
+ Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

+ Tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt
+ Tưới rãnh
17
Hình số 4.1.17a. Tưới nước bằng vòi phun cho hoa Loa kèn
- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh
+ Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
- Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
Hình số 4.1.17b. Tưới nước cho ruộng hoa Loa kèn
18
4.2. Phủ lưới che râm
- Cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng ảnh hưởng đến đến sự phân
hóa hoa và sự sinh trưởng phát dục của hoa Loa kèn.
- Nhìn chung loa kèn chịu nóng khá, chịu rét kém, nhiệt độ thích hợp ban
ngày 25-30
o
C, ban đêm 15
o
C – 20
o
C, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ
và phân hóa hoa.
- Sau khi trồng xong nên che lưới che râm cho ruộng hoa.
- Đối với mỗi giống hoa Loa kèn khác nhau thì sự ảnh hưởng của cướng độ
ánh sáng cũng như chất lượng ánh sáng là khác nhau.
- Tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống hoa Loa kèn mà có chế độ điều
chỉnh ánh sáng cho phù hợp.
+ Giống hoa Loa kèn chịu nhiệt (giống hoa Loa kèn mới): trồng xong không

cần che
+ Giống hoa Loa kèn ngang: (Giống hoa Loa kèn cũ) trồng xong nhất định
phải che sáng. Dùng lưới đen che kín bốn xung quanh, che cho đến khi có nụ thì
bỏ ra.
Hình số 4.1.18. Phủ lưới phản nhiệt sau trồng
19
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi: lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Câu 1: Để xác định thời vụ trồng hoa Loa kèn cần căn cứ vào yếu tố nào?
a. Căn cứ vào điều kiện khí hậu, đặc điểm của từng giống hoa và nhu cầu
của thị trường tiêu thụ.
b. Căn cứ vào trình độ thâm canh của người dân
c. Căn cứ vào khả sinh trưởng của cây trồng.
Câu 2: Mật độ khoảng cách thích hợp để trồng hoa Loa kèn là?
a. 15cmx15cm hoặc 20x15cm
b. 18cmx20cm hoặc 20x20cm
c. 10cmx12cm hoặc 12x14cm
Câu 3: Trồng củ giống hoa Loa kèn đúng kỹ thuật gồm các bước?
a. Rạch hàng (bổ hốc), đặt củ giống, chỉnh mầm củ giống, lấp đất, giá thể.
b. Đặt củ giống, lấp giá thể
c. Đặt củ giống, chỉnh mầm củ giống
d. Lấp đất, giá thể
Câu 4: Tại sao cần phải xử lý củ giống trước khi trồng? Nêu tên một số loại thuốc
thương được sử dụng để xử lý củ giống hoa Loa kèn?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài tập thực hành số 4.1.1: Xử lý củ giống hoa Loa kèn
- Mục tiêu:
+ Lựa chọn đúng thuốc
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ pha thuốc và bảo hộ lao động.
+ Thực hiện xử lý củ giống đúng quy trình kỹ thuật.

+ Đảm bảo an toàn lao động và môi trường sinh thái.
- Nguồn lực:
Trang thiết bị Số lượng
- Giấy bút 7 bộ
- Gang tay cao su 14 đôi
- Xô nhựa 07 cái
- Chậu nhựa to 07 cái
- Củ giống hoa Loa kèn 1000 củ
20
- Thuốc BVTV 7 gói
- Kéo cắt 02 cái
- Que khuấy thuốc 7 cái
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Chuẩn bị dụng cụ để pha thuốc
+ Lựa chọn thuốc xử lý củ giống
+ Pha thuốc xử lý củ giống
+ Cắt rễ củ giống
+ Xử lý củ giống hoa Loa kèn
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ /1 nhóm
- Địa điểm thực hành: Thực hành ngoài hiện trường.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
Nội dung thực hành Thời gian Yêu cầu sản phẩm
1. Lựa chọn thuốc 30 phút Đọc hiểu nhãn của 5 loại thuốc
BVTV khác nhau
2. Chuẩn bị dụng cụ 30 phút Đầy đủ để xử lý củ giống
3. Pha thuốc 10 phút Đúng nồng độ, đúng quy trình
kỹ thuật
4. Cắt rễ củ giống 20 phút Đúng kỹ thuật
5. Ngâm củ giống 20 phút Ngâm đủ thời gian

6. Vớt củ giống 10 phút Không làm gãy mầm và đảm
bảo an toàn lao động
2.2. Bài tập thực hành số 4.1.2: Trồng củ giống Loa kèn trên nền đất
- Mục tiêu:
+ Thực hiện trồng củ giống hoa Loa kèn đúng kỹ thuật.
+ Bảo vệ củ giống hoa và đảm bảo an tòa lao động
21
- Nguồn lực:
Trang thiết bị Số lượng
- Giấy bút 7 bộ
- Nhà lưới, nhà kính (thuê hoặc ruộng hoa Loa kèn 01
- Cuốc, xẻng 14 cái
- Cuốc xới rõng 14 cái
- Bay hoặc xẻng loại nhỏ 14 cái
- Gang tay cao su 14 đôi
- Thùng ô doa 7 cái
- Xô nhựa 7 cái
- Chậu nhựa to 07 cái
- Củ giống hoa Loa kèn 1000 củ
- Rơm rạ 10kg
- Búa sắt loại trung bình 10 cái
- Cọc gỗ hoặc cọc tre 100 cái
- Dao rựa 7 cái
- Dây nilon 3kg
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Xác định mật độ, khoảng cách trồng
+ Đặt củ giống
+ Chỉnh mầm củ giống
+ Lấp đất lên củ giống

+ Tưới nước sau trồng
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: Thực hành ngoài hiện trường.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
Nội dung thực hành Thời gian Yêu cầu sản phẩm
1. Xác định khoảng cách,
mật độ trồng trên đất
20 phút Trồng đúng mật độ, Khoảng cách
đều nhau
2. Đặt củ giống 30 phút Đặt củ giống ngay ngắn, không
tiếp xúc trực tiếp với phân chuồng.
22
3. Chỉnh mầm củ giống 30 phút Mầm hướng thẳng lên trên
4. Lấp đất, giá thể 20 phút Lấp đất đúng độ sâu, không lấp cục
đất to lên trên củ.
5. Tưới nước sau trồng 20 phút Đảm bảo độ ẩm 75-80%
2.3. Bài tập thực hành số 4.1.3. Chăm sóc sau trồng
- Mục tiêu:
+ Thực hiện trồng củ giống hoa Loa kèn đúng kỹ thuật.
+ Bảo vệ củ giống hoa và đảm bảo an tòa lao động
- Nguồn lực:
Trang thiết bị Số lượng
- Nhà lưới, nhà kính (thuê hoặc ruộng hoa Loa kèn 01
- Gang tay cao su 14 đôi
- Nilon trắng 07 kg
- Lưới che râm 07 Kg
- Rơm rạ 10kg
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Phủ rơm hoặc trấu lên trên luống hoa

+ Tưới nước sau trồng
+ Phủ lưới che râm
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: Thực hành ngoài hiện trường.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
Nội dung thực hành Thời gian Yêu cầu sản phẩm
1. Phủ rơm hoặc trấu lên
trên luống hoa
20 phút Trồng đúng mật độ, Khoảng cách đều
nhau
2. Tưới nước sau trồng 20 phút Đặt củ giống ngay ngắn, không tiếp
23
xúc trực tiếp với phân chuồng.
3. Phủ lưới che râm 20 phút Mầm hướng thẳng lên trên
C. Ghi nhớ:
- Khi ngâm không được đảo củ giống, thao tác nhẹ nhàng tránh gãy
mầm của củ giống
- Trồng đúng phải đúng độ sâu để bộ rễ thân phát triển thuận lợi.
24
BÀI 2: TƯỚI NƯỚC CHO CÂY HOA LOA KÈN
Mã bài: MĐ 04-02
Mục tiêu:
- Trình bày được các phương pháp sử dụng tưới nước cho cây hoa Loa kèn.
- Thực hiện tưới nước cho cây hoa Loa kèn đúng quy trình kỹ thuật
- Có ý thức tiết kiệm vật tư và bảo vệ cây hoa khi thực hiện tưới nước.
A. Nội dung của bài
1. Nhu cầu nước qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển cuả cây
- Nước tưới là một yếu tố quan trọng nhất đối với cây trồng. Tuy nhiên,
không hẳn càng nhiều nước thì cây càng cho năng suất cao, mà vấn đề là điều tiết
nước sao cho phù hợp với nhu cầu của cây trong từng giai đoạn phát triển.

- Thiếu nước hay thừa nước đều bất lợi cho sự sinh trưởng phát triển của
cây trồng.
- Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
dục của Loa kèn.
- Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì
nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ.
- Loa kèn thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%. Nếu ẩm
độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ.
- Cần chú ý là củ rất mọng nước nên ngay sau khi trồng phải tiến hành tưới
thật đẫm để không xẩy ra hiện tượng đất rút nước từ trong củ là củ héo và sau này
sinh trưởng kém.
2. Các phương pháp tưới nước cho cây hoa Loa kèn
2.1. Tưới nhỏ giọt
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt là một trong những tiến bộ mới về công nghệ tưới
nông nghiệp trên thế giới hiện nay.
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt cũng đã được ứng dụng tại Việt nam trong vòng vài
năm năm trở lại đây. Và nó đang trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.
Trong tình hình hiện nay, một số vùng trồng thường gặp khó khăn về chi
phí nhân công cũng như thiếu hụt nước tưới trong mùa khô, thì hệ thống tưới nhỏ
25

×