Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

giáo trình quản lý dịch hại trên cây hoa ly hoa loa kèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 81 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY
HOA LILY, HOA LOA KÈN
MÃ SỐ: MĐ05
NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN
Trình độ: sơ cấp nghề
2
Hà Nội, năm 2013
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
3
LỜI GIỚI THIỆU
Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi
mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo
phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo,
sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu
bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho
học sinh trong quá trình đào tạo nghề.
Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang
của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp
ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề Trồng hoa Lily, hoa Loa kèn.
Giáo trình này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất hoa lily, hoa Loa
kèn, nhận biết được các loại dịch hại trên cây hoa lily, hoa Loa kèn từ đó đưa ra


được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả.
Mô đun này được chia làm 4 bài:
Bài 1: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa.
Bài 2: Sâu hại trên cây hoa.
Bài 3: Bệnh hại trên cây hoa.
Bài 4: Dịch hại khác hại trên cây hoa
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Bắc
Bộ, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa Lily đã tài trợ kinh
phí, nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được giáo trình này.
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn mô đun quản lý dịch hại trên cây hoa
Lily, cây hoa Loa kèn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà
khoa học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội
dung cũng như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự
nghiệp đào tạo nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng
hoa Lily, hoa Loa kèn nói chung.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./.
Nhóm biên soạn
1. Trịnh Thị Nga
2. Hoàng Văn Ninh
4
3. Phan Thị Thu Trang
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN:
QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY HOA LILY HOA LOA KÈN
Mã mô đun: MĐ 05
Giới thiệu mô đun
- Mô đun 05: “Quản lý dịch hại trên cây hoa Loa kèn” có thời gian học tập

là 92 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra.
- Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để
thực hiện các công việc: nhận biết đặc điểm gây hại của một số loại sâu bệnh
hại chính trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn. Thực hiện các biện pháp phòng trừ
sâu bệnh hại theo hướng tổng hợp đảm bảo nâng cao năng suất, phẩm chất hoa
và an toàn cho môi trường sinh thái.
- Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và
kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát
và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
5
Bài 1: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa
Mã bài: MĐ 05-01
Mục tiêu:
- Trình bày được các biện pháp quản lý dịch hại;
- Vận dụng được các biện pháp để quản lý sâu, bệnh và dịch hại khác
trên cây hoa đạt hiệu quả;
- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
A. Nội dung của bài
1. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp
1.1. Thăm đồng thường xuyên
Thăm đồng là một việc làm rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan
trọng trong công tác phòng trừ dịch hại. việc duy trì một thói quen thăm đồng
thường xuyên sẽ giúp cho bà con nông dân
+ Nắm bắt được tình hình sinh trưởng phát triển của cây hoa
+ Nắm bắt được diễn biến sâu bệnh hại trên ruộng hoa,
+ Nắm bắt nhu cầu về nước, dinh dưỡng của cây hoa ở từng giai đoạn sinh
trưởng phát triển.
6
Hình số 5.1.1. Kiểm tra ruộng hoa
Qua những quan sát và đánh giá thực tế đó người nông dân sẽ so sánh với

ruộng hoa của vụ trước và so sánh với ruộng hoa của hộ trồng hoa khác từ đó họ
sẽ tự rút ra kết luận và quyết định sự chăm sóc chính mảnh ruộng nhà mình.
1.2. Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
Đây là nguyên lý rất quan trọng. Người nông dân thực sự đã là chuyên gia
giỏi vì qua quá sản xuất họ đã gắn bó với đồng ruộng của mình trong một thời
gian dài nên
- Người nông dân hiểu đồng ruộng
- Hiểu thực trạng sản xuất của mình
- Sau khi được nâng cao trình độ sẽ nắm chắc được các biện pháp cần
thiết, ra được các quyết định đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình.
- Cũng trên cơ sở đó mà trao đổi thông tin đối với bà con khác một cách
sát thực làm cho họ dễ tin hơn.
7
Hình số 5.1.2. Nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa
- Thực chất, việc thừa nhận người nông dân là chuyên gia đã tạo niềm tin
cho người nông dân cũng như làm cho việc trao đổi thông tin và thực hiện các
sáng kiến giữa người nông dân, các nhà khoa học được tiến hành một cách bình
đẳng và các sáng kiến của người nông dân được tôn trọng.
Áp dụng IPM vào trong phòng trừ dịch hại sẽ giúp người nông dân trả lời
được một số câu hỏi.
Sâu, bệnh là gì?
Loại sâu bệnh nào là quan trọng nhất?
Tác hại của chúng đến mức nào?
Các biện pháp canh tác kỹ thuật có vai trò lớn đến đâu trong phòng trừ sâu
bệnh?
Các loại thuốc trừ dịch hại cần được sử dụng như thế nào để vừa có hiệu
quả, vừa an toàn với sức khoẻ con người và thiên địch?
Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng sẽ tuyên
truyền cho nhiều nông dân khác.
Vậy làm thế nào để nông dân trở thành chuyên gia?

+ Nông dân phải được tập huấn qua các lớp về IPM ở nhiều mức độ khác
nhau. Huấn luyện viên cho nông dân là những người được đào tạo từ lớp học
mang tính quốc gia, họ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, Sau đó huấn
luyện viên lại hướng dẫn cho nông dân tại các lớp học ở địa phương, sau đó
nông dân lại huấn luyện cho nông dân (lớp này được đào tạo và kéo dài theo
từng thời vụ của cây trồng)
8
Hình 5.1.3. Nông dân tham gia lớp học IPM
+ Nông dân phải làm thực nghiệm trên ruộng nhằm mục đích:
Đánh giá tác động của yếu tố tự nhiên đặc biệt là của khí hậu, thời tiết và
dịch hại.
Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kỹ thuật tác động đến
ruộng hoa của mình.
Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
trên đồng ruộng của mình.
=> Qua thực nghiệm nông dân mới học hỏi được kiến thức thực tế và
rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
+ Nông dân truyền bá kinh nghiệm cho nông dân bằng cách: Cùng làm
trên đồng ruộng, cùng trao đổi mở kiến thức với nhau thông qua các câu lạc bộ
9
Hình 5.1.4. Nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa trên đồng ruộng
1.3. Phòng trừ dịch hại:
Thông thường trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa, người ta chỉ
tiến hành phòng trừ dịch hại khi dịch hại đã gây hại đến ngưỡng kinh tế.
Ngưỡng kinh tế là mức dịch hại
Ngưỡng quản lý được xác định ở thời điểm mà sâu bệnh, dịch hại chưa
gây hại đến mức thiệt hại có ý nghĩa kinh tế cho cây trồng, và áp dụng biện
pháp phòng trừ vào thời điểm đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất hay nói
cách khác đó là ngưỡng dịch hại cần phải áp dụng một hình thức quản lý có
hiệu quả để phòng trừ nếu không phòng trừ dịch hại sẽ làm ảnh hưởng lớn đến

năng suất và phẩm chất hoa.
Mỗi loài dịch hại khác nhau có ngưỡng gây hại khác nhau, để xác định
được loài dịch hại xuất hiện trên ruộng hoa đã đến ngưỡng cần phòng trừ hay
chưa thì cần phải tiến hành điều tra, lấy mẫu, cách điều tra, lấy mẫu như sau:
* Với sâu hại
- Dùng vợt( vợt bàng vải màn) để bắt trưởng thành của sâu hại, vợt 10
vợt/1 điểm điều tra theo đường chéo sau đó đếm số bướm bắt được.
- Đếm bằng mắt: Đếm số con trên cây
- Tấm dính: Đếm số sâu dính trên tấm giấy phết chất dính sau khi đập
trên khóm hoặc trên cây
- Bẫy ánh sáng( bẫy đèn): đếm số sâu trong bẫy
- Bẫy ống hút
* Với bệnh hại
- Tấm dính bào tử (bẫy bào tử)
- Đếm bằng mắt: đếm số cây, số lá… bị hại theo từng cấp bệnh.
* Với cỏ dại
- Đếm bằng mắt
Số loài cỏ
Số lượng của từng loài cỏ
* Với chuột hại
- Đếm bằng mắt
Đếm số cây chuột hại
Số cây bị hại
10
Tính % hại = x 100
Số cây điều tra
* Thời gian điều tra
- Định kỳ: 5 ngày/ lần
- Bổ xung: theo thời kỳ chính pháp triển của cây trồng
* Điểm điều tra

- Mỗi yếu tố điều tra một điểm ngẫu nhiên cách bờ 2m
*Đơn vị điều tra
+ Sâu hại: 10 cây theo đường chéo
+ Bệnh hại: mỗi điểm 10 cây ngẫu nhiên, ít nhất 200 đến 400 lá hay 100
cây trên ruộng điều tra
+ Bệnh hại:
Bệnh hại thân điều tra ngẫu nhiên 10 cây
Bệnh hại lá điều tra 20 lá ngẫu nhiên
Bệnh trên củ, quả điều tra 10 củ, qủa ngẫu nhiên
* Chỉ tiêu điều tra
- Thời gian điều tra
+ Thời gian bắt đầu phát sinh dịch hại chính
+ Thời gian trưởng thành rộ
+ Thời gian cao điểm của sâu non
+ Thời gian cao điểm của thiên địch
+ Thời gian cao điểm gây hại
- Đơn vị tính
Tổng số sâu, nhộng điều tra
Mật độ sâu (con/m
2
) =
Tổng diện tích điều tra
Tổng số sâu sống ở pha phát dục
Tỷ lệ % tuổi sâu = x 100
Tồng số sâu điều tra
Tổng số cây (dảnh, lá) bị bệnh
Tỷ lệ bệnh hại = x 100
Tổng số cây (dảnh, lá) điều tra
11
Tổng số lá ở mỗi cấp bệnh x cấp tương ứng

Chỉ số bệnh = x 100
Tổng số lá điều tra x câp cao nhất
Dịch hại nói chung và sâu bệnh hại nói riêng là đối tượng dịch hại chủ
yếu của mỗi chương trình IPM do vậy, việc hiểu đặc tính sinh vật học, sinh thái
học của dịch hại trên cây hoa lily và loa kèn sẽ giúp cho người sản xuất có thể
trả lời được những câu hỏi:
- Chúng là loại sâu, bệnh, dịch hại gì?
- Chúng xuất hiện ở đâu, khi nào?
- Chúng sẽ gây hại như thế nào?
- Mối quan hệ của chúng với các yếu tố vô sinh, hữu sinh trong hệ sinh
thái nông nghiệp như thế nào?
Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học
của những loài sinh vật có ích nhằm sử dụng chúng trong việc quản lý các loài
dịch hại.
Sau khi đã có số liệu cụ thể bằng các phương pháp điều tra thu thập mẫu thì
tiến hành vẽ bức tranh sinh thái đồng ruộng
Nội dung của bức tranh sinh thái đồng ruộng
- Cây trồng: + Giai đoạn sinh trưởng
+ Các yếu tố canh tác kỹ thuật
- Dịch hại: gồm các loài dịch hại, mật độ và % gây hại của những loài
dịch hại chủ yếu
- Kẻ thù tự nhiên: Gồm các loài bắt mồi, ký sinh. Xác định mật độ của
những loài kẻ thù tự nhiên có ý nghĩa
- Điều kiện khí hậu thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa
Sau đó đi phân tích bức tranh sinh thái và đưa ra những biện pháp quản
lý cụ thể.
Bức tranh sinh thái ruộng hoa Lily tại Phường Minh Thành
thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, ngày 24/11/2012
Nhiệt độ: 20 – 22
0

C Độ ẩm: 85 - 90% Trời mưa

Cây trồng Dịch hại, thiên địch
12
Cây hoa Lily, giống Sorbonne – Hà Lan
- Trồng ngày 20/9 âm lịch
- Ruộng hoa đang ở giai đoạn phân hóa nụ
hoa.
- Khoảng cách: 18x20cm, 15-16 câyy/m
2
- Chiều cao cây: 35-40cm

=> Biện pháp chăm sóc tuần tới
- Duy trì độ ẩm đất 75-80%
- Bón phân thúc lần 1 cho ruộng hoa Lily,
phân NPK, liều lượng 3-4kg/360m
2+
.
- Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng trong nhà
che để nụ hoa phân hóa thuận lợi.

Tưới nước Bón phân


=> biện pháp BVTV tuấn tới
- Phun phòng trừ bệnh
+ Bệnh thối gốc rễ
+ Bệnh cháy lá sinh lý
Pha thuốc phun phòng
13


Điều chỉnh ánh sáng Phun phòng bệnh
Thuốc Rhidomil gold 68WG
Hình 5.1.5. Bức tranh sinh thái ruộng hoa Lily sau trồng được 1 tháng
1.4. Trồng và chăm sóc cây khoẻ
- Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
- Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu
tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất thuận và cho năng suất cao.
Đây là một nguyên lý quan trọng của mỗi chương trình IPM mhằm thúc
đẩy cho cây trồng phát triển đều, khoẻ mạnh tăng tính chống chịu với dịch hại,
với những tác động của yếu tố tự nhiên khác (khí hậu, thời tiết )
- Chỉ cho người nông dân cần phải tiến hành các thủ thuật tạo cho cây
trồng khoẻ từ giai đoạn hạt giống đến cây con, cây trồng ra ruộng, thu hoạch
- Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng phải đảm bảo "sạch dịch
hại" ở đây chỉ là tương đối
Như vậy phải thường xuyên điều tra phát hiện kịp thời dịch hại, đồng
thời quản lý bằng thuốc hoá học khử trùng giống
- Củ giống khi đưa ra sản xuất phải đạt tiêu chuẩn là nảy mầm tốt và sạch
dịch hại
- Ở giai đoạn cây con trong vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng đều phải
đảm bảo sạch dịch hại và cây phát triển tốt
Đảm bảo cây con khoẻ thì phải thực hiện theo quy trình kỹ thuật của
mỗi loại cây con, giúp cây con có khả năng phát triển tốt tăng tính chống chịu
với dịch hại. Đây là giai đoạn cần chú ý vì đây chính là giai đoạn ổ dịch của
dịch hại để ngăn chặn kịp thời dịch hại trước khi chúng lan rộng ra trên đồng
ruộng.
- Giai đoạn cây đang ở trong hệ sinh thái đồng ruộng cũng phải thực hện
tốt quy trình kỹ thuật để cây trồng phát triển tốt, và đồng thời phải điều tra định
kỹ vẽ bức tranh sinh thái đồng ruộng phân tích mối quan hệ giữa cây trồng,

14
dịch hại chính và điều kiện ngoại cảnh để đưa ra quyết định hợp lý kích lệ cây
phát triển tốt mà vẫn kiểm soạt được dịch hại
- Thời kỳ thu hoạch cần chọn lọc sản phẩm theo tiêu chuẩn để đưa ra thành
hai nhóm là ra thị trường và đưa vào bảo quản.
1.5. Bảo vệ thiên địch
Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại
2. Nội dung biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
2.1. Biện pháp canh tác kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm chung
- Biện pháp canh tác kỹ thuật là một trong những biện pháp quản lý dịch
hại cây trồng chủ yếu nhất, xuất hiện rất lâu đời và trước cả biện pháp hoá học.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật mặc dù lâu đời, dựa trên cơ sở sinh thái
hợp lý song nó bị lãng quên sau khi biện pháp hoá học bắt đầu phát triển và
phồn thịnh.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật đơn giản, sử dụng thực tiễn canh tác kỹ
thuật liên quan đến quá trình sản xuất cây trồng. Trong một số trường hợp nó
có thể quản lý dịch hại một cách hoàn hảo mà không cần thêm sự hỗ trợ một
biện pháp nào khác.
2.1.2. Định nghĩa
Biện pháp canh tác kỹ thuật là biện pháp sử dụng những thực tiễn canh
tác có liên quan với sản xuất cây trồng tạo ra môi trường ít thuận lợi cho sự
sống, phát triển, sinh sản của loài dịch hại nhằm ngăn chặn số lượng và sự gây
hại của dịch hại tăng cao.
Để sử dụng biện pháp canh tác kỹ thuật có hiệu quả trong hệ thống IPM
cần hiểu biết đầy đủ về chu kỳ sống, sự phát triển theo mùa, tập tính sinh học
của dịch hại với cây trồng ký chủ… Có như vậy chúng ta mới biết tác động
thực tiễn canh tác kỹ thuật vào giai đoạn của dịch hại có thể bị tấn công.
2.1.3. Ưu nhược điểm của biện pháp canh tác kỹ thuật
* Ưu điểm

- Đây là biện pháp dễ làm, dễ thực hiện và phù hợp với trình độ của
người nông dân, chi phí không lớn nhưng hiệu quả lại kéo dài.
- Không gây nhiễm bẩn môi trường
* Nhược điểm
- Biện pháp hình thành, có hiệu quả lâu trong khi sự gây hại của dịch hại
phát triển mạnh.
- Biện pháp tiến hành trừ quản lý dịch hại không có hiệu quả hoàn toàn,
biện pháp chủ yếu phòng là chính.
15
2.1.4. Những công việc cần làm của biện pháp kỹ thuật canh tác
- Cày bừa kỹ và tiêu huỷ tàn dư cây trồng có tác dụng làm giảm chủng
quần sâu hại tồn dư giữa 2 vụ trồng.
Hình 5.1.6. Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại
- Đảm bảo thời vụ trồng, thời gian thu hoạch và mật độ cây hợp lý
- Thực hiện chế độ luân canh và xen canh cây trồng để làm thay đổi sinh
quần đồng ruộng theo hướng có lợi cho môi trường, và làm giảm sâu bệnh hại.
Do khi luân canh cây trồng là đã cắt đứt mắt xích thức ăn của sâu hại, làm giảm
khả năng ăn, giảm khả năng sinh sản vì vậy mà giảm được số lượng của dịch
hại trên đồng ruộng
- Bón phân và tưới tiêu cho cây trồng một cách hợp lý
- Chăm sóc cây trồng từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch để đảm bảo cho
các giai đoạn của cây trồng khoẻ tránh sự lây lan của các loài dịch hại.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật của mỗi loại cây trồng đã được khuyến
cáo đảm bảo cây trồng có năng suất, phẩm chất tốt và sản phẩm an toàn với xã
hội con người
2.1.5. Biện pháp canh tác kỹ thuật và chương trình IPM
- Biện pháp này thường không có thể quản lý dịch hại một cách hoàn
hảo, nhưng tiến hành hàng năm sẽ có ý nghĩa lớn trong hệ thống bảo vệ thực
vật.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật là một công cụ có nhiều giá trị trong điều

khiển dịch hại giữa cho chúng phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế tạo điều
kiện cho chương trình IPM đạt kết quả cao
16
- Biện pháp này có thể kết hợp với biện pháp đấu tranh sinh học tạo kết
quả hữu ích quản lý nhiều loài dịch hại trong chương trình IPM.
2.2. Biện pháp đấu tranh sinh học (Biological control)
2.2.1. Định nghĩa
- Biện pháp đấu tranh sinh học là một biện pháp được biết lâu đời nhất
trong quản lý dịch hại. Ngày nay nó được thừa nhận như một biện pháp tiên
tiến, tinh vi nhất để quản lý dịch hại cây trồng vì tính hữu ích của biện pháp
dựa trên cơ sở hiểu biết sinh thái chính xác, đồng thời nó như điểm trung tâm
cho các biện pháp khác xung quanh và kết hợp với nó thành biện pháp tổng
hợp.
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những sinh vật và những sản
phẩm của chúng như các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt, các loài lưỡng cơ như
ếch nhái, một số loài chim… hay các loài vi sinh vật gây bệnh nhằm ngăn chặn
hay giảm thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.
2.2.2. Ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
* Ưu điểm:
-Sử dụng an toàn (chắc chắn, đáng tin cậy)
- Kinh tế
- Không gây nhiễm độc môi trường sống
- Tồn tại mãi
* Nhược điểm
- Thường không giữ dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế
- Dễ bị tác động của thuốc hoá học
- Thao tác khó khăn
- Nhân nuôi và thả có thể đắt tiền
- Yêu cầu thời gian lâu trước khi dịch hại được phòng chống.
- Biện pháp có quan hệ chặt với thu thập, nhập nội, nuôi thả và đánh giá

những tác nhân sinh vật.
2.2.3. Cơ sở khoa học của biện pháp đấu tranh sinh học
- Biện pháp đấu tranh sinh học là sự biểu hiện của mối quan hệ tự nhiên
giữa các cơ thể sống với nhau, có ý nghĩa giữa các loài gây hại với thiên địch
của chúng.
- Đặc tính sinh thái tự nhiên này là một đặc tính sinh thái có biến động,
nó phụ thuộc vào các yếu tố khác, những sự biến động trong môi trường, những
sự thích nghi những đặc tính và giới hạn của cơ thể sống mà nó đòi hảo trong
mỗi trường hợp. Mối quan hệ này được biểu hiện qua ba nội dung chính:
17
+ Quần thể chủng quần và cộng đồng riêng: Đó là mỗi loài sinh vật sống
ở mỗi hệ sinh thái nhất định không chỉ chịu tác động của điều kiện môi trường
mà còn bị rằng buộc nhau trong mối quan hệ của một loài. Mối quan hệ này
được diễn ra trong một nhóm cá thể giống nhau có quan hệ mật thiết với nhau
để cùng tồn tại và duy trì nòi giống được gọi là một chủng quần.
Tuy nhiên, trong một hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp
nói riêng các loài tồn tại có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền dinh dưỡng
tạo thành một cộng đồng chung.
+ Cân bằng tự nhiên: đó là tất cả các sinh vật đều có khả năng tăng số
lượng thông qua sinh sản, song chúng không thể tăng số lượng một cách liên
tiếp hay trong một thời gian dài mà chỉ tăng có tính chu kỳ, ở mức độ giới hạn
dưới tác động của điều khiển tự nhiên xuất hiện trong mỗi hệ sinh thái để giúp
cho các loài sinh vật trong tự nhiên đều cùng tồn tại với số lượng một cách hợp
lý. Đây chính là biểu hiện của mối cân bằng sinh học trong tự nhiên.
+ Quản lý tự nhiên bằng cách sử dụng hai nhóm yếu tố đó là nhóm yếu
tố vô sinh và nhóm yếu tố hữu sinh (xem lại phần trước).
2.2.4. Những tác nhân sinh học chủ yếu điều hoà số lượng chủng quần dịch
hại
* Yếu tố sâu hại: Là nhóm yếu tố tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng
trong việc ngăn chặn số lượng chủng quần các loài sâu hại cây trồng. bao gồm:

- Nhóm côn trùng bắt mồi đó là nhóm côn trùng bắt các loài côn trùng
làm thức ăn để hoàn thành các pha phát dục của chúng như bọ rùa, bọ chân
chạy, chuồn chuồn, bọ ngựa…
- Nhóm côn trùng ký sinh đó là các loài côn trùng sống trên hoặc bên
trong cơ thể vật chủ, chúng lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ ít nhất trong một pha
phát triển của chúng như ong ký sinh mắt đỏ….
* Các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng: Đó là việc sử dụng các vi sinh
vật làm tác nhân gây bệnh cho các các sinh vật gây hại khác, tác nhân gây bệnh
có tính chuyên hoá, nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể trỗn lẫn với thuốc hoá
học, bao gồm nấm. vi khuẩn và virus gây bệnh như nấm bạch cương, nấm
xanh, vi khuẩn BT (Bacillus thuringensis)
* Những biện pháp gìn giữ kẻ thù tự nhiên của sâu hại có sẵn ở địa
phương
- Sử dụng biện pháp hoá học chỉ khi chủng quần sâu hại đã tới nhưỡng
kinh tế.
- Sử dụng nhiều loại thuốc hoá học có tính chọn lọc cao
- Sử dụng thuốc hoá học đúng nồng độ và liều lượng quy định
- Phát triển và sử dụng nhiều biện pháp quản lý dịch hại tốt hơn dùng
thuốc hoá học khi không cần thiết như biện pháp canh tác kỹ thuật…
18
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian.
- Nhân và thả tràn ngập kẻ thù tự nhiên, kết hợp nhập nội và thuần hoá.
2.2.5. Biện pháp đấu tranh sinh học và IPM
- Chìa khoá của biện pháp là điều khiển hệ thống cây trồng bằng cách
giảm sự phát triển của sâu hại cùng lúc đẩy mạnh sự sống sót và hiệu quả của
kẻ thù tự nhiên, tiêu diệt sâu hại đúng ngưỡng kinh tế và hạn chế tới mức thấp
nhất sử dụng thuốc hoá học.
- Đấu tranh sinh học chủ yếu là bảo vệ và khuyến khích các loài thiên
địch trong hệ sinh thái đồng ruộng có ý nghĩa lớn nhất, còn việc nhân nuôi rồi
thả tràn ngập ra đồng ruộng là ít khả quan và rất tốn kém.

- Có thể tiến hành nhập nội và thuần hoá các loài thiên địch có ý nghĩa
rồi thả chúng vào đồng ruộng để phát huy hiệu quả của chúng, nhưng cần lưu ý
đến tính chuyên hoá của các loài nhập nội.
2.3. Biện pháp sử dụng giống chống chịu
2.3.1. Khái niệm chung
- Là biện pháp sử dụng những giống cây trồng mang gen chống hoặc
chịu đựng sự gây hại của các loài dịch hại để hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát
sinh phát triển của nhiều loài dịch hại
- Giống chống chịu là kết quả của chất lượng cây quyết định chiều hướng
gây hại của sâu bệnh, đây là một biện pháp quan trọng của chương trình IPM,
là kết quả của mối quan hệ nhiều mặt giữa cây trồng và dịch hại.
2.3.2. Ưu nhược điểm của biện pháp giống chống chịu
* Ưu điểm
- Gắn liền với công việc sản xuất nông nghiệp
- Giảm chi phí của người nông dân
- Không gây nhiễm bẩn môi trường sống
- Thích hợp với các biện pháp khác trong bảo vệ thực vật
- Ích lợi với các giống cây trồng giá trị thấp
- Có tác dụng bất chấp mật độ dịch hại
- Không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường
- Yêu cầu kiến thức không cao của người sản xuất
- Hiệu quả mang tính tích luỹ.
* Nhược điểm
- Thời gian nghiên cứu tạo giống chống chịu lâu
19
- Tạo điều kiện phát triển các loài dịch hại có tính kháng các giống chống
chịu.
- Tính xung khắc của đặc tính chống chịu với đặc tính nông học ao ước
khác của nông dân không chấp nhận trồng trên đồng ruộng như có cây sâu,
bệnh gây hại nặng, có cây bị nhẹ, có cây không bị hại

2.3.3. Mối quan hệ của biện pháp giống chống chịu trong IPM
- Giống chống chịu như một thành phần của mỗi chương trình IPM, có
thể là biện pháp quản lý dịch hại chính, hỗ trợ thêm các biện pháp khác. Nó
đảm bảo cho người nông dân có thể hạn chế được dịch hại tới 30 – 40%, nhưng
tránh sử dụng giống chống chịu với tỷ lệ 100% diện tích mỗi hệ sinh thái nông
nghiệp, vì sự xuất hiện của các nòi sinh thái dịch hại, chúng có thể gây hại trên
bất kỳ giống cây trồng nào mà con người tạo ra.
- Giống chống chịu là một trong những tác nhân để bảo vệ và chống mở
rộng diện tích giống nhiễm.
- Giống có tính chống hay chịu đối với dịch hại được biểu hiện qua đặc
điểm hình thái và sinh lý của côn trùng nhằm ngăn cản sự phát triển của dịch
hại trên cây trồng đó.
- Mỗi loại cây trồng lại có tính chống dọc (chống 1 loại dịch hại) hay
chống ngang (một số loài dịch hại) là phụ thuộc vào việc chọn tạo giống mới
của các nhà khoa học và khả năng thích ứng của mỗi loại cây trồng với môi
trường.
- Có mỗi loại cây trồng có những đặc tính như nhiễm (vừa, nặng, trung
bình) với các loài dịch hại. Bên cạnh đấy có các giống lại có tính chống chịu
cao hoặc vừa.
2.4. Biện pháp hoá học
2.4.1. Khái niệm chung
- Các loại thuốc hoá học quản lý dịch hại của biện pháp hoá học là thành
phần quan trọng trong chương trình IPM.
- Mỗi tính chất và mục đích sử dụng của mỗi loại thuốc hoá học là cần
thiết trong việc phối hợp biện pháp hoá học với các biện pháp khác của IPM.
- Thuốc hoá học dùng trong IPM phải đảm bảo:
+ Chúng chỉ nên được dùng khi dịch hại tới ngưỡng kinh tế. Cách làm
này áp dụng với kỹ thuật có hiệu quả nhất vào thời gian đúng và nồng độ thấp
nhất.
+ Thuốc được phối hợp với các biện pháp khác để quản lý dịch hại

chính, phức hợp dịch hại khi các biện pháp thông thường không giữ được dịch
hại dưới ngưỡng gây hại.
20
+ Sử dụng thuốc hoá học phải chú ý tới những phương hướng kinh tế- xã
hội. Sử dụng các loại thuốc hoá học có tính chọn lọc
2.4.2. Nguyên nhân sử dụng biện pháp hoá học hơn các biện pháp khác
- Phạm vi hẹp của biện pháp
- Biện pháp canh tác không phù hợp với những thực tế nông học hiện đại
- Biện pháp của quản lý tự nhiên và đấu tranh sinh học không còn hiệu
quả, cho phép các vụ dịch phát triển.
2.4.3. Ưu nhược điểm của biện pháp hoá học
* Ưu điểm
- Năng suất cây trồng ổn định và tăng
- Phản ứng với dịch hại nhanh về thời gian nên có khả năng dập dịch
nhanh chóng mà các biện pháp khác không thực hiện được.
- Có hiệu quả với phạm vi rộng các loài dịch hại
- Có thể thực hiện được ở hầu khắp các địa phương
* Nhược điểm
- Giá cao của thuốc hoá học
- Có ảnh hưởng đến các loài sinh vật không gây hại
- Xuất hiện lại của nhiều loài dịch hại cao hơn
- Xuất hiện tính chống thuốc của dịch hại
- Gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
2.4.4. Những chú ý khi sử dụng thuốc hoá học
- Là một biện pháp không thể thiếu trong chương trình IPM để phòng
dịch hại phát sinh thành dịch.
- Khi sử dụng thuốc hoá học phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
và chú ý sử dụng những loại thuốc có tính chọn lọc như thuốc thảo mộc, thuốc
kháng sinh.
- Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và phải đảm bảo an toàn trong khi sử

dụng thuốc.
2.5. Biện pháp vật lý cơ giới
2.5.1. Khái niệm chung
- Biện pháp cơ giới vật lý là những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp diệt
dịch hại(sâu hại), phá vỡ đặc tính sinh lý của sâu bằng cách khác với thuốc trừ
sâu hoặc biến đổi một cách có hại môi trường sống của sâu.
21
- Biện pháp cơ giới vật lý khác biện pháp canh tác kỹ thuật ở chỗ phương
thức hoặc tác động là trực tiếp trừ sâu hại thay cho sự biến đổi của một số thực
tiễn canh tác kỹ thuật.
Ví dụ dùng máy đạp ruồi để trừ ruồi, bắt sâu bằng tay….
- Biện pháp vật lý cơ giới là bộ phận quan trọng của biện pháp IPM, như
nhiều thành phần khác của IPM, biện pháp vật lý cơ giới đòi hỏi sự hiểu biết về
đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại, biện pháp này cũng giữ vai trò
quan trọng trong IPM.
2.5.2. Ưu nhược điểm của biện pháp
* Ưu điểm
- Diệt trừ trực tiếp dịch hại
- Phù hợp với hoạt động nông nghiệp
- Kinh tế, dễ tiến hành và không gây ô nhiễm môi trường
* Nhược điểm
- Không diệt được dịch hại phát sinh phát triển với số lượng lớn.
- Một số biện pháp cụ thể như khử trùng để thả vào môi trường đòi hỏi
phải có kiến thức chuyên môn.
2.5.3. Những biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý, cơ giới
- Vật lý: Sử dụng nhiệt độ cao hoặc thấp, giảm nhiệt độ, dùng bẫy ánh
sáng hấp dẫn, đẩy lùi hoặc giết bằng âm thanh, khử trùng con đực bằng tia
phóng xạ.
- Cơ giới: đào rãnh ngăn chặn, bắt bằng tay, rung, va chạm, bẫy…
Chỉ có bẫy ánh sáng và đào rãnh ngăn được sử dụng có kết quả trong

công tác IPM.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
1- Trình bày các nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hoa
2- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý cơ giới
3- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp đấu tranh sinh học
4- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp hóa học
5- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp điều hòa
6- Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp kỹ thuật
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
7. Đâu không phải là một nguyên tắc trong phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây
hoa Lily, hoa loa kèn:
22
A: Thăm đồng thường xuyên
B: Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
C: Trồng và chăm sóc cây khoẻ
D: Thấy sâu là phun thuốc phòng trừ ngay
8. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc đấu tranh sinh học là:
A. Giữ dịch hại phát triển trong một diện tích giới hạn
B. Dùng các loài kẻ thù tự nhiên để khống chế sâu hại
C. Dùng các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu hại
D. Dùng các loại bẫy, bẫy dịch hại
9. Kỹ thuật nào thuộc về biện pháp canh tác kỹ thuật trong IPM?
A. Làm ải
B. Bẫy đèn
C. Ngắt ổ bệnh, trứng
C. Ghi nhớ:
- Các nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hoa
- Các biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý cơ giới
- Các biện pháp cụ thể của biện pháp đấu tranh sinh học

- Các biện pháp cụ thể của biện pháp hóa học
- Các biện pháp cụ thể của biện pháp điều hòa
- Các biện pháp cụ thể của biện pháp kỹ thuật
Bài 2: Sâu hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn
Mã bài: MĐ 05-02
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản về sâu hại ( triệu chứng, đặc tính sinh
vật học sinh thái học, tập quán sinh sống phát sinh gây hại).
- Nhận biết được loại sâu gây hại trên cây hoa Lily, hoa Loa kèn.
- Lựa chọn được biện pháp quản lý mang hiệu quả kinh tế cao.
23
- Sử dụng thuốc bảo vệt thực vật chọn lọc và tuân thủ theo “nguyên tắc 4
đúng”
- Đảm bảo nguyên tắc an toàn lao động, tiết kiệm vật tư và an toàn đối
với người, động vật và môi trường sinh thái.
A. Nội dung của bài
1. Sâu xám
Trong nước có ở khắp các vùng trồng hoa Lily, hoa Loa kèn từ đồng
bằng đến trung du, miền núi.
Đây là loài sâu đa thực điển hình, nó có thể phá hại hàng trăm loại cây
trồng và cây dại khác nhau thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. ở nước ta nó phá
hại nhiều trên các cây: lương thực, thực phẩm, cây hoa, cây cảnh
1.1. Mức độ và triệu chứng gây hại
Sâu xám là loại sâu hại nguy hiểm đối với cây hoa Lily, hoa Loa kèn và
các cây hoa màu gieo trồng trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta.
Hình 5.2.1. Các pha phát triển của sâu xám
Sâu non tuổi nhỏ thường ăn nhu mô lá và cắn thủng lá,
Sâu non tuổi lớn thường cắn đứt gốc cây con khi cây hoa Lily hoa Loa
kèn có 5 - 6 lá và kéo về nơi trú ẩn ở dưới đất để ăn,
Khi cây hoa đã lớn sâu có thể cắn đứt đỉnh sinh trưởng.

- Đặc điểm hình thái
+ Ngài (trưởng thành ): Dài 16 - 23 mm, thân màu nâu tối. Râu đầu con
cái dạng sợi chỉ, con đực dạng răng lược kép. Cánh trước có các vân hình quả
24
thận, vân hình tròn và vân hình gậy và viền xung quanh của các vân này đều có
màu đen. Mép trước cánh trước màu nâu đen trên đó có 6 chấm nhỏ màu trắng
tro. Cánh sau có màu trắng tro.
+ Trứng: Có hình bán cầu có đường kính 0,5 x 0,6 mm, trên đỉnh quả
trứng có núm lồi lên, xung quanh núm này có các đường sống nổi toả suống
dưới. Trứng mới đẻ có màu trắng sữa sau chuyển thành màu hồng sau đó lại
chuyển sang màu tím thẫm.
+ Sâu non: sâu non đẫy sức dài 37 – 47 mm, cơ thể có màu xám đất hay
đen bóng còn phía dưới bụng có màu nhạt hơn. Đầu màu nâu xẫm, trên lưng có
các vạch lưng rõ rệt, trên da phân bố đầy nốt đen. Mảnh mông cuối bụng có 2
đường đai dọc màu nâu đậm.
+ Nhộng: Dài 18 – 24 mm, có màu cánh gián. Cuối bụng có một đốt gai
ngắn.
1.2. Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại
Ngài vũ hoá trưởng thành vào lúc chập tối, trưởng thành hoạt động về
ban đêm nhưng hoạt động mạnh nhất là từ 19 – 23 giờ, còn ban ngày thì ẩn nấp
trong các kẽ đất.
Sau khi vũ hoá được 3 -5 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻ rải rác
hoặc thành từng ổ 1 - 3 quả trên bề mặt lá gần mặt đất hoặc trong các kẽ nứt
của đất hoặc trên cỏ dại. Ngài đẻ trứng không có tính chọn lọc ký chủ vì sâu
non là loài đa thực.
Trung bình một trưởng thành cái đẻ được khoảng 1000 quả, tuy nhiên
sức sinh sản của ngài nhiều hay ít hơn là phục thuộc vào điều kiện thức ăn của
sâu non và sự ăn thêm của trưởng thành.
Trưởng thành gần như không có xu tính với ánh sáng đèn bình thường
nhưng với ánh sáng cực tím thì có thể thu bắt được trưởng thành, trưởng thành

có tính ăn thêm, có xu tính với mùi vị chua ngọt.
Sâu non có 5 tuổi, một số ít có 7- 8 tuổi. Sâu non mới nở đầu tiên ăn vỏ
trứng đến tuổi 1 và tuổi 2 thì bò lên cây ăn nhu mô lá, gặm thủng lá hoặc
khuyết lá đến tuổi 3 khi mà miệng đã cứng cáp chúng bắt đầu gặm quanh thân,
còn từ tuổi 4 trở đi sâu non chui suống đất sinh sống và cứ đến chiều tối hay là
vào sáng sớm thì bò lên cắn đứt ngang thân cây hoa Lily hoa Loa kèn non kéo
thụt xuống đất nơi nó sinh sống để ăn.
Sâu non tuổi 6 gây hại mạnh nhất mỗi đêm có thể cắn đứt 3 - 4 cây hoa
Lily hoa Loa kèn non. Sâu xám gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây Lily, hoa Loa
kèn còn non. Sâu non có tập tính giả chết khi bị động, nó cuộn tròn lại một lúc
sau mới bò đi nơi khác.
Sâu non có tính hiếu chiến, chúng ăn thịt lẫn nhau khi nuôi chung và
trong điều kiện thiếu thức ăn. sâu non chịu đói tốt (tuổi 1 có thể nhịn ăn 3 ngày,
25
sâu non tuổi 5 có thể nhịn đói 6 – 10 ngày) nhưng chịu nước kém (với sâu non
tuổi 4 và tuổi 5 nếu bị ngâm nước trong 32 giờ thì sẽ bị chết).
Sâu non đẫy sức chui xuống đất hoá nhộng ở độ sâu 2 – 5 cm, trước khi
hoá nhộng nó tạo một kén bằng đất rồi chui vào đó hoá nhộng.
Quá trình phát triển cá thể của sâu xám trên đồng ruộng trải qua 4 giai
đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh
sống, nhưng nhìn chung thời gian phát dục các giai đoạn của sâu như sau:
trưởng thành 9 – 15 ngày, trứng trong vụ đông xuân 5 – 11 ngày (phụ thuộc
vào nhiệt độ), sâu non trong vụ vụ đông xuân 22 – 63 ngày (phụ thuộc nhiệt độ,
độ ẩm, thức ăn), nhộng trong vụ đông xuân (7 – 13 ngày) (phụ thuộc vào nhiệt
độ).
Vòng đời trung bình của sâu xám hại trên đồng ruộng là 40 – 60 ngày.
Quy luật phát sinh gây hại của sâu xám hại hoa trên đồng ruộng có liên
quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống trong đó có:
Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm không khí: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của sâu là 21 – 25

0
C, độ ẩm thích hợp là 75%.
Nếu nhiệt độ > 30
0
C hay nhiệt độ < 21
0
C thì sức sinh sống của ngài giảm, nếu
nhiệt độ > 30
0
C thì nhộng bị chết còn nếu ở 2 - 3
0
C thì nhộng cũng bị chết. Nếu
độ ẩm < 60 – 65 % thì sâu non tuổi 1 có thể bị chết hàng loạt.
Với yêu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như vây nên sâu xám hại hoa
phát sinh gây hại nặng cho hoa Lily hoa Loa kèn vụ vụ đông xuân, gây hại
nặng trong tháng 1 - 2 và giảm dần cho đến tháng 4).
Độ ẩm đất: Đất quá ẩm hay quá khô đều không thích hợp cho sự phát
dục của sâu. Đất qua khô làm trứng không nở được, sâu non bị chế hàng loạt,
nhộng không vũ hoá được hoặc có thì không bay được; còn ngược lại nếu đất
quá ẩm (bị ngập nước) thì sâu non bị chết, nhộng cũng không vũ hoá được.
Tính chất của đất: Đất thịt nhẹ, cát pha, đất tơi xốp, đất dễ thoát nước là
điều kiện thích hợp cho sâu xám hại hoa phát sinh gây hại.
Thiên địch: Tập đoàn thiên địch của sâu xám hại hoa Lily, hoa Loa kèn
rất phong phú và đa dạng, nó bao gồm:
Ký sinh: Ong đen kén trắng – Bracon sp. và ruồi họ – Tachinidae …
Bắt mồi ăn thịt: Bọ đuôi kìm, chim….
Vi sinh vật gây bệnh: Các loài nấm trong bộ – Entomophthorales thường
gặp trong các tháng của mùa xuân, sâu bị chết trên cây quanh mình sẽ có một
lớp phấn trắng.
Hàng năm sâu xám hại hoa phát sinh 3 lứa:

Lứa 1: phát sinh vào tháng 10 – tháng 11

×