Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

giáo trình chuẩn bị giống dụng cụ nuôi ong nghề nuôi ong mật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 34 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ GIỐNG, DỤNG CỤ
NUÔI ONG
MÃ SỐ: 02
NGHỀ: NUÔI ONG MẬT
Trình độ: Sơ cấp nghề




Hà nội: 2012


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02





2
LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào
tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình
độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết
hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây
dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn
trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các
nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích
nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân
lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về
nuôi ong mật.
Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được
biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương
trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong
mật.
Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật
2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong
3) Giáo trình mô đun Kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại
4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong
5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong

6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm
nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở
nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ
chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các
Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.

3
Giáo trình “Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong” giới thiệu cho học viên: Biết
được các hình thức bắt ong về nuôi, chọn lựa được các loài thùng đặt tiêu chuẩn và sử
dụng được các dụng cụ chăm sóc, quản lý, nhân giống ong
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,
chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên
2. Đào Hương Lan
3. Bùi Thị Điểm
4. Phùng Hữu Chính
5. Trần Ngọc Trường
6. Nguyễn Linh
7. Phùng Trung Hiếu


4
MỤC LỤC
BÀI 1: CHUẨN BỊ GIỐNG 5
1. Lựa chọn giống ong 5
2. Đàn ong đạt tiêu chuẩn 7
2.1, Đàn ong nội: 7
2.2.Đàn Ong Ý 7
3. Các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi về nuôi 7
3.1. Hánh ong ( bẫy ong) 7
3.2. Bắt ong soi đõ ( ong trinh sát) 8
3.3.Bắt ong bay 9
3.4. Bắt ong trong hốc cây, hốc đá. 12
BÀI 2: DỤNG CỤ NUÔI ONG……………………………………………….14
1. Thùng ong 14
1.2. Các loại thùng ong 14
1.3. Kỹ thuật làm thùng ong 16
2. Thùng quay mật ly tâm và dụng cụ thu mật. 19
4. Các dụng cụ khác 21
4.1. Dụng cụ quản lý ong 21
4.2. Dụng cụ gắn tầng chân 22
4.3. Dụng cụ tạo chúa. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30


















5

MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ GIỐNG, DỤNG CỤ NUÔI ONG
Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong cung cấp cho học viên: Biết được
các hình thức bắt ong về nuôi, chọn lựa được các loài thùng đặt tiêu chuẩn và sử dụng
được các dụng cụ chăm sóc, quản lý, nhân giống ong

BÀI 1: CHUẨN BỊ GIỐNG
Mã bài: MĐ2 – 01
Mục tiêu:

- Chọn được đàn ong đạt tiêu chuẩn đem nuôi
- Trình bày hình thức bắt ong ngoài tự nhiên;
- Áp dụng được các hình thức bắt ong ngoài tự nhiên;
- Tuân thủ theo đúng quy trình trình tự bắt đàn ong ngoài tự nhiên.
A. Nội dung:
1. Lựa chọn giống ong
- Hiện nay ở nước ta đang được nuôi phổ biến 2 loại ong;
+ Ong nội ( Apiss cerana)

+ Ong ngoại (Apiss mellifera )
- Nuôi Ong Ý hay ong nội ?
+ Những năm gần đây do việc xuất khẩu mật ong của cả nước ta khá
thuận lợi, mật ong xuất với giá cao nên nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và Nam Bộ
tăng nhanh số đàn ong ngoại. Số lượng đàn ong ngoại cũng được tăng đáng kể
tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Giang, Điện Biên, Nghệ
An, Hòa Bình.
+ Hiện nay số đàn Ong Ý của cả nước có vào khoảng 600.000 nghìn đàn,
cho sản lượng khoảng 14.000 – 15.000 tấn chiếm 80% tổng sản lượng mật của
cả nước và chiếm 100 % lượng mật xuất khẩu. Các sản phẩm của Ong Ý rất đa
dạng, ngoài mật, sáp ong người nuôi ong còn thu được phấn hoa và sữa ong
chúa.
+ Ong Ý còn có tính công nghiệp cao, ít chia đàn bốc bay nên một người
nuôi ong có thể quản lý được 200 – 300 đàn.

6
+ Tuy nhiên ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung là nơi có cây nguồn mật
phân tán, khí hậu hay thay đổi thì hiệu quả kinh tế của ong ngoại có năm chưa
cao, vì phải chi phí cho vận chuyển và đường cho ong ăn nhiều mà giá đường ở
nước ta khá đắt đỏ nên việc nuôi Ong Ý có độ rủi ro khá cao. Trong khi đó
giống ong nội Apis cerana lại có thể phát triển tốt ở cả các vùng có nguồn mật
tập trung cũng như phân tán vì nó là ong bản xứ
+ Ong nội địa có thể nuôi di chuyển theo quy mô lớn như Ong Ý lại có
thể nuôi cố định, quy mô nhỏ. Tuy nhiên do mật ong nội có độ thủy phần cao,
khi bảo quản mật dễ bị lên men nên người nuôi ong quy mô lớn gặp phải vấn
đề khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại người nuôi ong quy mô nhỏ dễ
dàng tiêu thụ lượng mật của mình với giá cao hơn giá xuất khẩu 2 – 5 lần. Do
đó ở mỗi địa phương, trước khi chọn nuôi giống ong nội hay ong ngoại, người
nuôi ong phải cân nhắc về lượng cây, nguồn mật, khả năng đầu tư về thời gian,
tiền vốn của mình để quyết định

* Xác định quy mô nuôi ong
+ Đối với người bắt đầu nuôi ong
Nuôi tăng thu nhập hoặc nuôi giải trí thì nên nuôi ong nội bắt đầu từ 2 –
3 đàn để làm quen với kỹ thuật nuôi ong, sau khi nuôi được 6 tHánh đến 1 năm
có kinh nghiệm thì mới tăng quy mô lên 10 – 15 đàn
Lưu ý: Không lên nóng vội nuôi ngay 10 đàn, sẽ xảy ra tình trạng ong chia đàn
bốc bay, ăn cướp mật của nhau gây thiệt hại về kinh tế
+ Đối với người nuôi ong chuyên nghiệp
Khi mới bắt đầu nuôi ong ( ong ngoại ) thì nên bắt đầu 10 – 15 đàn sau
khi đã nắm bắt được kỹ thuật thì tăng lên 100 – 200 đàn

7
2. Đàn ong đạt tiêu chuẩn
2.1, Đàn ong nội:
+ Phải có số cầu ít nhất là 3 cầu,
quân đông
+ Sức đẻ trứng của ong chúa trung
bình 400 – 600 trứng/ngày đêm
+ Tỷ lệ chia đàn thấp dưới 5%
+ Tỷ lệ bốc bay thấp
+ Năng suất mật 10 – 15
kg/đàn/năm


Hình:1.1. Đàn ong nội
2.2.Đàn Ong Ý
+ Phải có số cầu ít nhất là
5 cầu, quân đông 20.000- 60.000
con
+ Sức đẻ trứng của ong

chúa trung bình 600 – 800
trứng/ngày đêm
+ Tỷ lệ chia đàn thấp dưới
5%
+ Tỷ lệ bệnh thấp
+ Năng suất mật 20 – 30
kg/đàn/năm

Hình:1.2. Đàn Ong Ý
3. Các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi
3.1. Hánh ong ( bẫy ong)
- Hánh ong là việc đặt các thùng, đõ ở những nơi thích hợp để ong tự về
làm tổ.
- Mùa vụ:
+ Ở các tỉnh miền Bắc tHánh 10 – 12 là mùa ong di cư từ vùng núi cao
về vùng núi đồi thấp.

8
+ THánh 3 – 4 là mùa vụ ong chia đàn, ong thường tìm nơi thích hợp để
làm tổ.
- Chuẩn bị đõ: Đõ Hánh ong phải
kín đáo, sạch sẽ và khô ráo.
Những người có kinh nghiệm
thường đun sáp nóng chảy rồi đổ
vào trong đõ để mùi thơm hấp
dẫn ong mau về hơn.


Hình: Đõ ong
- Vị trí đặt đõ:

+ Treo đặt xung quanh
nhà, dưới gốc cây trong vườn.
+ Tốt nhất là đặt dưới gốc
các cây to, đặc biệt là các cây
độc lập ở trong rừng hoặc một số
vách đá, cột điện bê tông nơi có
ong đến soi nhiều. Khi ong đã về
đõ thì mang về nhà nuôi, rồi đặt
đõ khác vào vị trí đó.

Hình:1.3. Đặt đõ ong ở dƣới gốc cây

Chú ý: Nếu đõ ong bị ẩm, mốc có mạng nhện thì ong sẽ không về.
3.2. Bắt ong soi đõ ( ong trinh sát)
Ong soi đõ chính là các ong trinh sát có nhiệm vụ tìm được nơi ở mới,
thích hợp rồi báo cáo cho cả đàn biết để bay tới xây tổ.
- Thời vụ:
+ THánh 10 – 12 ở vùng sẵn có nguồn giống ong tự nhiên sẽ có nhiều
ong soi đõ. Tuy nhiên phải nhận biết và bắt đúng ong trinh sát thì đàn ong mới
bay về tổ.
- Hành vi ong soi đõ: Bay dọc theo cột, vách nhà, gốc cây. Ong bốc bay
chậm nhìn thấy đôi chân thứ 3 thõng xuống, khi bay phát ra âm thanh to hơn
các con khác.

9
- Cách bắt: Dùng vợt may bằng vải xô màn có miệng rộng khoảng 10 –
15 cm để bắt, không nên dùng bằng tay vì dễ làm chết ong.
- Khi bắt được ong soi, nhẹ nhàng thả ong qua cửa tổ vào trong thùng đã
chuẩn bị trước đõ ( đõ khô, sạch, thơm mùi sáp) rồi đậy nút cửa tổ lại khoảng
10 – 20 phút, thả ong ra. Sau một vài giờ đàn ong có thể kéo nhau về làm tổ.

- Cách bắt ong soi đõ hiệu quả nhất là dùng đõ mồi ( đõ chuyên để bắt
ong soi đõ). Thường sau các đợt mưa lạnh trời hửng nắng sẽ có nhiều ong soi.
Người bắt ong mang đõ mồi vào rừng tìm ong hoặc khi đi làm trên nương thì
mang đõ theo luôn.
+ Đõ mồi thường được làm bằng gỗ mít.
+ Chiều dài của đõ mồi 40 – 45 cm, rộng 20 cm. Mặt trước có lỗ cho ong
ra vào, mặt sau có cửa và nắp đậy để kiểm tra, kích thước cửa 10 – 15 cm để
cho ong về lấy ong ra dễ dàng. Trên nóc đõ làm gồ ghề để ong xây bánh tổ
được chắc.
+ Từ một đõ mồi có thể bắt từ 3 – 5 đàn ong trong 1 vụ. Để đàn bắt được cuối
cùng nuôi trong đõ mồi luôn cho đõ được khô và thơm. Đến vụ bắt ong năm
sau thì chuyển đàn ong này sang đõ khác, dùng đõ mồi bắt tiếp ong trinh sát,
đàn ong sẽ dễ dàng về hơn. Người nuôi ong ở các huyện Vũ Quang, Hương
Sơn ( Hà Tĩnh) và một số huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc
Giang, Hòa Bình có nhiều kinh nghiệm bắt ong trinh sát.
3.3.Bắt ong bay
- Khi phát hiện thấy đàn ong
bay thấp ngang qua, ta tung đất, cát,
ném quần áo hoặc té nước vào đám
ong làm chúng hạ độ cao, để cho đàn
ong bay dừng lại ở vị trí thấp thuận lợi
cho việc bắt lại đàn ong. Khi đàn ong
tụ lại hẳn giống như một cái mũ cát
cheo ở trên cành cây.


Hình: 1.4. Ong đậu trên cành cây

10
- Xác định vị trí ong chúa.

Ong chúa thường ẩn nấp những nơi
kín, nhiều ong bu xung quanh

Hình: 1.5. Tìm ong chúa
- Khi nhìn thấy ong chúa lấy 2 ngón
tay bắt nhẹ nhàng không làm chết ong
chúa


Hình: 1.6. Bắt ong chúa

- bắt được chúa tiến hành cho ong
chúa vào lồng nhốt chúa.

Hình: 1.7. Nhốt ong chúa

11
- Sử dụng nón bắt ong bay để bắt lại
đàn ong,
- Móc lồng nhốt ong chúa vào bên
trong nón. Khi ngửi thầy mùi
(pheromon) trong ong chúa lập tức
ong thợ sẽ bay đến bu quanh ong chúa.
Để bắt nhanh cần lấy tay bốc ong thợ
ở trên cây đưa về nón có ong chúa,
ong sẽ bu lại

Hình:1.8.Móc lồng chúa vào trong nón

Hình: 1.9. Di chuyển ong từ cây sang nón


Hình: 1.10. Hạ màn rơi xuống
khi ong đã vào hết nón thì đưa xuống
dưới buông màn buộc giữ ong ở trong
nón
Chú ý: Khi chưa chùm màn phải làm
thật nhẹ nhàng và chỉ cần va nhẹ nón
vào cây là ong lại bay ra.
- Sau đó treo nón vào chỗ mát đợi
chiều tối để ổn định đàn ong bắt được.


Hình: 1.11. Buộc nón bắt ong
- Chiều tối chuẩn bị một thùng khô sạch, một ván ngăn, đặt vào chỗ râm
mát rồi rũ ong vào thùng,
- Viện một cầu bánh tổ còn mới có đủ phấn, mật, con lấy từ đàn thùng
vuông hoặc đõ ong lấy phấn về nhiều mới thả chúa ra.
- Cho ong ăn thêm nước đường ( pha thêm ít mật ong).
Cách cho ăn: Cho ong ăn từ 2 đến 3 tối,cho ăn nước đường với tỷ lệ 1
nước + 1 đường , Liều lượng 100 ml/cầu/tối. cho ăn vào buổi tối
- Không nên cắt cánh chúa ngay vì có một đàn ong chia đàn hoặc bốc
bay có chúa tơ chưa giao phối.

12
- Đàn ong bắt được rất tích cực xây bánh tổ mới, cần tích cực cho ong
xây tầng, tạo điều kiện cho ong chúa để nhiều đàn ong phát triển nhan, giúp tạo
ra đàn ong mạnh, đông quân, và có chất lượng tốt
- Chú ý: Một số người nuôi ong sau khi bắt được các đàn bay rũ thì luôn
vào đõ lúc ban ngày nên nhiều đàn sẽ bốc bay luôn vì đõ ẩm, mốc lại không có
bánh tổ ong.

3.4. Bắt ong trong hốc cây, hốc đá.
- Khi phát hiện được tổ ong
trông hốc cây, hốc đá, dùng rìu, búa
mở rộng cửa tổ.


Hình: 1.12. Đàn ong trong hốc đá
- Dùng khói phun nhẹ vào tổ để ong dạt vào một góc.
- Cắt từng bánh tổ ra buộc vào khung cầu. Bốc ong có cả chúa cho vào
thùng có khung cầu. Bịt cửa tổ cũ lại để ong bay hết vào thùng mới. Trường
hợp không có thùng và khung cầu nên cho bánh tổ ong vào giỏ, cho ong vào
khăn hoặc quấn áo gói lại mang nhanh về nhà.
- Khi mang ong về nhà xử lý như sau: Bánh tổ được cắt bớt phần mật,
phần con được buộc vào thanh xà hoặc khung cầu dây thép cho vào thùng rồi
rũ ong vào.
- Nếu có đàn nuôi khác đã ổn định nên mượn cầu bánh tổ đủ tiêu chuẩn
cho đàn mới bắt được. Tối cho ong ăn thêm.
- Ba ngày sau kiểm tra, nếu thấy ong đã gắn bánh tổ vào khung cầu hoặc
thanh xà cầu ta cởi dây buộc ra.
- Trường hợp tổ nằm ở vị trí sâu trong cây to hoặc vách đá không bắt
được. Dùng đất ướt trát bịt kín cửa tổ và các khe hở lại. Sau 2 – 3 ngày đến mở
lỗ tổ, ong sẽ tuôn ra, dùng nón bắt ong bay ra hứng lấy. Cũng có thể thổi băng
phiến vào rồi nút chặt cửa tổ 10 – 15 phút, khi mở cửa tổ ong sẽ tuôn ra bắt
quân vào nón.
- Một cách bắt khác là bịt kín các khe hở nơi ong ra vào, lấy 1 ống nứa
nhỏ cắm vào lỗ tổ ong rồi trát đất xung quanh. Ong ra được nhưng không vào

13
được, đậu ở ngoài khu vực cửa tổ, một số đàn có chúa cũng bò ra, ta sẽ dùng
nón bắt về cho vào thung mới, nếu không có chúa thì nhập với đàn yếu.

- Một vài người có kinh nghiệm mang cả tổ kiến vống tới đặt sát cửa tổ,
kiến vống sẽ tự bò vào tổ để ăn mật, 5 phút sau đàn ong và ong chúa sẽ bay ra.
Chú ý: Nên bắt từng đàn một đến khi ong đi làm ổn định, vài ngày sau mới bắt
đàn khác. Nếu bắt nhiều đàn một lúc, đàn này bốc bay sẽ kích động đàn khác
mới bắt được bay theo làm mất nhiều đàn ong.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu 1: Phân tích đặc điểm vùng nuôi ong và lựa chọn giống ong nuôi ?
Câu 2: Đánh giá đàn ong nội, Ong Ý đạt tiêu chuẩn ?
Câu 3: Bắt ong soi đõ
Câu 4: Bắt ong bay
Câu 5: Bắt ong trong hốc cây, hốc đá





















14
BÀI 2: DỤNG CỤ NUÔI ONG

Mục tiêu:

- Nhận biết được thùng nuôi ong, dụng cụ quản lý, nhân giống, khai thác
mật đúng tiêu chuẩn;
- Biết được chức năng của từng dụng cụ quản lý, nhân giống, khai khác
mật;
- Tiết kiệm vật tư, vật liệu và đảm bảo an toàn trong lao động.
A. Nội dung:
1. Thùng ong
Thùng nuôi ong là dụng cụ quan trọng nhất, là nơi ở của đàn ong, bảo vệ
ong khỏi nắng mưa và các kẻ thù.
1.1. Yêu cầu về thùng nuôi ong
- Thùng phải kín để địch hại không xâm nhập được
- Thùng nuôi ong phải thuận tiện cho viêc quản lý, chăm sóc đàn ong
+ Dễ dàng mở, đóng nắp thùng kiểm tra
+ Thuận tiện cho ăn, uống nước, làm vệ sinh, thu mật.
+ Tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như khúc gỗ rỗng, ván
thùng, thân cọ, lá dừa, …
+ Chọn gỗ làm thùng, đõ phải khô, không mùi, nhẹ, bền, không vênh,
nứt như gỗ sao, thông, mít, gạo, xoan, sung…
1.2. Các loại thùng ong
- Loại thùng, đõ có bánh tổ cố
định.


Hình: 2.1.Thùng ong có bánh tổ cố định


15
- Loại thùng đõ có thanh xà

Hình: 2.2. Thùng ong có bánh tổ cố định
- Thùng ong nội hiện đại có
khung cầu

Hình: 2.3. Thùng ong nội hiện đại
- Thùng Ong Ý hiện đại

Hình: 2.4. Thùng Ong Ý hiện đại



16
1.3. Kỹ thuật làm thùng ong
1.3.1. Kỹ thuật làm thùng ong ngoại làm bằng gỗ kích thước tiêu chuẩn
- Đối với Ong Ý, thùng ong có kích thước lớn hơn thùng ong nội. Người
nuôi ong thường dùng thùng có cầu di động.
- Thùng ong được làm bằng gỗ có kích thước đã được tiêu chuẩn hóa dựa
theo kích thước khung cầu.
- Thùng có kích thước bên trong là 47cm x 43 cm x 25 cm
+ Có hai cửa sổ có thể đóng mở hai đầu để tiện cho việc di chuyển.
+ Có lỗ to và sàn bay để ong ra vào.
+ Có nắp đậy để chống nắng mưa
+ Có chiều dài khung cầu là 483 mm.
+ Chiều rộng thanh xà là 27 mm
+ Chiều dài thanh xà dưới 448 mm
+ Hồi cầu cao 232 mm,.

+ Hồi cầu trên rộng 35 mm.
+ Hồi cầu dưới rộng 27 mm.
+ Tai cầu 17,5 mm
+ Chiều rộng thanh xà dưới và hồi cầu
là 9 mm
+ Kích thước trong lòng khung cầu là
430 x 200 mm



Hình: 2.6. Thùng nuôi ong ngoại
- Để đảm bảo các khung cầu được đặt cố định với khoảng cách giữa 2 xà
cầu trên là 35 mm người ta làm phần trên hồi cầu rộng 35 mm, hoặc làm các
đai bằng kim loại hoặc nhựa đóng cố định vào hồi cầu bên.
Hình:2.5. Khung cầu ong Ý

17
- Sơn thùng nhằm làm cho thùng đẹp và bền. Người nuôi ong thường
dùng sơn có màu xanh, trắng, vàng, không dùng sơn màu đỏ, hồng, đen làm
thùng có nhiệt độ cao.
- Chân thùng: nếu nuôi cố
định số lượng đàn ít đóng giá 3
đến 4 chân hoặc xây bằng trụ xi
măng có máng chứa nước để
chống kiến. Người nuôi ong di
chuyển thường dùng chăn sắt,
chân gỗ đã đóng sẵn.


Hình: 2.7. Chân thùng ong

1.3.2. Kỹ thuật làm thùng ong nội đạt tiêu chuẩn
* Thùng làm bằng gỗ

Hình: 2.8. Thùng ong nội

- Thùng được làm bằng gỗ có kích thước dựa trên kích thước khung cầu
đã được tiêu chuẩn hóa toàn quốc.





18
Bảng: 2.1. Kích thƣớc thùng ong ( tính bằng cm)
Các chi tiết
Dài
Rộng
Dày
Ghi chú
1. Khung cầu




- Xà trên
42,0
2,2 – 2,5
1,0

- Xà dưới

36,0
1,0
1,0

- Hồi cầu
22,0
2,2 – 2,5 ( đầu trên)
1,0 – 1,5 ( đầu dưới)
1,0

2. Thùng ong




- Thành bên
42,5
26,0
2,0
KT không thủy
- Hồi trước
30,0
23,0
2,0
KT không thủy
- Hồi sau
30,0
23,0
2,0
KT không thủy

3. Ván ngăn




- Xà trên
42,0
2,5
1,0

- Vàn
38.0
22,0
1,0

4. Thước ong
42
1,0
0,7

5. Các chi tiết khác




- Sân ong
30,0
5,0
2,0


- Chắn cửa
30,0
5,0
1,0

- Cửa tổ
5,0
1,0
1,0

- Giá đỡ cầu
29,0
2,0
1,0

- Đai thùng



Phủ bì
- Nắp thùng



Phủ bì
Ghi chú: Chọn gỗ đóng thùng khô, không mùi, nhẹ, bền, không vênh, nứt như:
thông, mít, gạo, xoan…


19

- Sơn thùng nhằm làm cho thùng đẹp và bền. Người nuôi ong thường
dùng sơn có màu xanh, trắng, vàng, không dùng sơn màu đỏ, hồng, đen làm
thùng có nhiệt độ cao.
- Chân thùng: nếu nuôi cố định số lượng đàn ít đóng giá 3 đến 4 chân
hoặc xây bằng trụ xi măng có máng chứa nước để chống kiến. Người nuôi ong
di chuyển thường dùng chăn sắt, chân gỗ đã đóng sẵn.

Hình: 2.9.Ván ngăn

Hình: 2.10. Thƣớc cữ

2. Thùng quay mật ly tâm và dụng cụ thu mật.
- Máy quay mật: Là dụng cụ
lấy mật ra khỏi bánh tổ mà
không làm hỏng bánh tổ. Có
hai loại máy quay mật
+ Máy quay mật ly tâm
thường chứa từ 2- 3 cầu là khi
xếp vào máy khung cầu bánh
tổ song song với vỏ thùng.
+ Máy quay mật xuyên
tâm chứa từ 6 – 50 cầu, các
khung cầu được xếp vuông
góc với vách thùng quay

Hình: 2.11. Máy quay mật
- Thùng nên làm bằng vật liệu không gỉ để tránh làm giảm chất lượng
mật, thùng cần gọn nhẹ, dễ tháo ra tiện lợi cho việc vận chuyển và dùng được
nhiều mục đích.
- Cấu tạo:

+ Vỏ thùng bằng thép không gỉ, nhựa, nhôm hoặc bằng tôn, nếu bằng
tông phải được tráng sáp.

20
+ Ruột thùng: Có 2 hoặc 3 khung thép được hàn cố định vào trục quay để
chứa bánh tổ. Với ong ngoại có 6, 8, 10 khung cầu với loại quay tay và 50
khung nếu quay bằng động cơ điện.
+ Bộ phận quay: Có 2 bánh răng khế vát được nối vào tay quay và trục
quay. Để máy quay nhẹ và nhanh còn có ổ bi hoặc bạc.
- Nuôi ong quy mô nhỏ thường dùng loại thùng quay có 2 – 3 khung cầu,
nuôi ong quy mô nhỏ dùng loại có 6 – 12 khung cầu để có năng suất lao động
cao hơn, quay êm hơn, ấu trùng ít bị văng ra lại không phải đảo cầu.
- Lưới ngăn chúa làm bằng kim loại hoặc nhựa, khoảng cách giữa khe hở
giữa các dây là 4 mm, ong thợ có thể chui qua nhưng ong chúa không qua
được. Nuôi ong ngoại thường dùng lưới ngăn chúa để cho chúa chỉ đẻ ở tầng có
mật, còn các bánh tổ có ấu trùng và nhộng không bị ảnh hưởng. Lưới ngăn
chúa còn được dùng trong thùng một tầng để hạn chế ong chúa đẻ trứng ở một
số cầu nhất định.
- Dao cắt vít nắp được làm
bằng thép mỏng, dùng để hớt
phần sáp vít nắp trên bánh tổ
khi quay mật.


Hình: 2.12. Dao cắt vít nắp
- Chổi quét ong làm bằng lông
ngựa, cây chít, rơm để quét
ong non khỏi bánh tổ trước
khi quay mật.



Hình: 2.13. Chổi quét ong
- Dụng cụ lọc mật: Làm bằng lưới inox, nếu nuôi ít dùng khăn voan, vải
tuyn, xô màn để lọc xác ấu trùng, xác ong, sáp vụn và bụi bặm khỏi mật sau
khi quay.

21
- Dụng cụ chứa mật: Dùng để bảo quản mật trong thời gian lâu mà không
ảnh hưởng đến chất lượng mật như thùng bằng thép không gỉ, can nhựa, phuy
đựng thực phẩm, chum vại có nắp đậy kín, chai lọ thủy tinh,….
3. Các dụng cụ khác
3.1. Dụng cụ quản lý ong
- Bình phun khói là dụng cụ tạo khói
dùng để phun vào đàn ong làm cho
ong hiền lành không đốt người nuôi
ong. Bình phun khói sử dụng khi thao
tác với đàn ong như kiểm tra, lấy
mật. ( có thể dùng hương đốt, giẻ,
ống bơ đựng củi )

Hình: 2.14. Bình phun khói

- Máng cho ong ăn để cho đàn
ong ăn vào thời vụ không có mật
tự nhiên. Máng làm bằng nhôm,
tôn, sứ, nhựa…


Hình: 2.15. Máng cho ong ăn
- Lưới che mặt: Được làm bằng

tuyn đen nhằm để bảo vệ phần
mặt của người nuôi ong khi thao
tác trên đàn ong, giúp người nuôi
ong thao tác dễ dàng và chính xác
hơn.
- Nón bắt ong bốc bay: làm bằng
nón nhỏ khâu với vải xô màn để
bắt ong bốc bay hoặc chia đàn
được nhanh chóng dễ dàng và an
toàn mà không cần bắt chúa.

Hình: 2.16. Nón bắt ong bay

22
3.2. Dụng cụ gắn tầng chân
- Ghế gắn tầng chân làm băng gỗ để
kê tầng chân khi hàn dây thép vào
tầng chân.


Hình: 2.17.Ghế gắn tầng chân
- Dây thép 0,5 ly dùng để căng trên
khung cầu rồi vùi vào giữa tầng chân
giúp cho bánh tổ vững chắc không bị
vỡ khi quay mật hoặc nhấc cầu lên
kiểm tra.


Hình: 2.18. Dây thép
- Mỏ hàn: Làm bằng dây thép 3 ly

được uốn cong cách mũi 2 – 3 cm, ở
phần mũi có xẻ rãnh nhỏ nhằm để
vùi dây thép vào tầng chân, có chuôi
hoặc dùng mỏ hàn điện


Hình: 2.19. Mỏ hàn
- Thước cữ: Giữ cho tâng chân nằm
vào chính giữa xà cầu trên khi đổ
sáp nóng cố định tầng chân vào xà
cầu.



Hình: 2.10 Thƣớc cữ





23
3.3. Dụng cụ tạo chúa.
- Khung cầu tạo chúa: Làm bằng
gỗ như khung cầu ong ( chiều
rộng xà trên nhỏ hơn 1,5 cm)
nhưng gắn 2,3 thang gỗ trên đó
có gắn các mũ chúa bằng sáp ong
hoặc nhựa.

Hình: 2.21.Khung tạo chúa

- Khuân mũ chúa ( quản chúa):
được làm bằng gỗ để làm mũ
chúa nhân tạo ( chén sáp)


Hình: 2.22. Quản chúa
- Kim di trùng; làm bằng sừng,
bằng bạc, nhôm, thép hoặc lông
ngỗng dùng để múc ấu trùng đặt
vào chén sáp khi tạo chúa.


Hình: 2.23. Kim di trùng
- Sáp làm mũ chúa là các loại sáp
tốt như sáp lưỡi mèo, sáp vít nắp
hoặc sáp mới nấu được đun cách
thủy để làm chén sáp.

Hình: 2.24 Sáp ong

×