Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

giáo trình môn đun sản xuát cây giống bời lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 118 trang )

DN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
SẢN XUẤT
CÂY GIỐNG BỜI LỜI

MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ TRỒNG CÂY BỜI LỜI
Trình độ: Sơ cấp nghề



2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02


























3
LỜI GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo nghề “Trồng cây bời lời” cùng với bộ giáo trình được
biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất cây giống tại các địa
phương trong cả nước, do vậy giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và
cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ làm nghề trồng cây bời lời.
Có nhiều giống bời lời khác nhau, tuy nhiên trong thực tế sản xuất hiện nay
chỉ có giống bời lời đỏ là có giá trị kinh tế cao và đang được bà con nông dân ở
nhiều địa phương phát triển mạnh, do vậy trong các giáo trình mô đun nghề trồng
cây bời lời sẽ chỉ đề cập tới cây bời lời đỏ.
Bộ giáo trình này gồm 6 quyển:

1) Giáo trình mô đun Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời
2) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống bời lời
3) Giáo trình mô đun Trồng cây bời lời
4) Giáo trình mô đun Chăm sóc và quản lý bảo vệ
5) Giáo trình mô đun Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm
6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ
quản lý của các Trung tâm, các cán bộ khuyến nông và những nông dân trực tiếp
làm nghề sản xuất cây giống, trồng và các cơ sở thu mua, chế biến bời lời, Ban
Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trung tâm, Trường, các cơ sở sản
xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng
góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng cây bời lời”. Các thông
tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy
các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện
và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

4
Giáo trình này là 01 trong số 06 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo
nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 04 bài dạy thuộc
thể loại tích hợp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để

giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Quốc Khánh - Chủ biên
2. Ngô Văn Long
3. Phạm Thị Bích Liễu
4. Lê Thị Nga



















5
MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2

LỜI GIỚI THIỆU 3
Bài 1: Xây dựng vườn ươm cây giống 10
1. Các loại vườn ươm 10
1.1 Vườn ươm tạm thời, quy mô nhỏ 10
1.2 Vườn ươm lâu dài 10
1.3 Vườn ươm tổng hợp 10
2. Chọn địa điểm làm vườn ươm 11
3. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 12
4. Làm rào và cổng ra vào 12
5. Làm luống và đường đi 14
6. Làm các công trình khác 15
6.1. Làm hệ thống tưới 15
6.2 Tạo rãnh thoát nước 18
Bài 2: Làm đất đóng bầu 19
1. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật 19
2. Làm đất 21
3. Đóng bầu 22
3.1. Chuẩn bị túi bầu 22
3.2. Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu 24
3.3. Đóng bầu 27
4. Xếp bầu vào luống 28
5. Áp chặt mép luống 30
Bài 3: Thu hái, xử lý quả giống và bảo quản hạt giống 32
1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 32
2. Xác định cây để thu hái quả giống 32
3. Thu hái quả giống 34
4.1. Lựa chọn quả giống 37

6
4.2. Loại bỏ lớp vỏ thịt 37

4.3. Phơi hạt giống 37
5. Bảo quản hạt giống 38
5.1. Rải hạt giống lên luống cát 38
5.2. Tưới phun 38
6.Chú ý: 38
Bài 4: Xử lý hạt giống 40
1. Thời vụ gieo ươm 40
2. Tác dụng của việc xử lý hạt giống 40
3. Chọn hạt giống 40
4.1. Ngâm hạt vào nước ấm 41
4.2. Vớt hạt và để ráo 43
4.3. Ủ hạt 44
Bài 5: Gieo hạt và cấy cây 46
1. Chọn hạt mầm 46
2. Gieo hạt mầm lên luống 47
2.1 Gieo hạt mầm lên luống đất 47
2.1.1 Lên luống đất 47
2.1.2 Gieo hạt mầm 49
2.2. Gieo hạt mầm trên luống cát 49
2.2.1 Lên luống cát 49
2.2.2 Gieo hạt mầm 51
2.3 Ưu và nhược điểm khi gieo hạt trên luống 51
3. Gieo hạt mầm trong túi bầu 52
3.1 Cách gieo 52
3.2 Ưu và nhược điểm 53
4. Lưu ý: 53
5. Cấy cây vào bầu 54
5.1. Tưới bầu đất trước khi cấy 54
5.2. Nhổ cây mầm 54


7
5.3. Cấy cây 55
Bài 6: Chăm sóc cây giống và chọn cây xuất vườn 57
1.Dặm cây 57
2. Tưới nước 57
2.1 Nguyên tắc 57
2.2 Kỹ thuật tưới 58
3. Làm cỏ, xới phá váng. 59
3.1 Tác dụng 59
3.2 Kỹ thuật làm cỏ, xới phá váng 60
4. Bón phân thúc 63
4.1 Tác dụng 63
4.2 Loại phân bón thường được sử dụng để bón thúc 63
4.3 Kỹ thuật bón 63
4.3.1 Phân hóa học 63
4.3.2 Phân hữu cơ 63
4.3.3 Phân bón lá 64
4.3.4 Một số lưu ý khi tưới phân thúc 64
5. Đảo bầu phân loại cây 64
5.1 Tác dụng: 64
5.2 Cách làm: 64
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây 66
6.1. Bệnh thối cổ rễ 66
6.1.1.Triệu chứng 66
6.1.2 biện pháp phòng trị 66
6.2 Bệnh thối ngọn 66
6.2.1 Triệu chứng 66
6.2.2 Biện pháp phòng trị 66
6.3 Cháy lá, khô ngọn 67
6.3.1 Triệu chứng 67

6.3.2 Biện pháp phòng trị 67

8
6.4 Bệnh mốc đen 67
6.4.1 Triệu chứng 67
6.4.2 Biện pháp phòng trị 68
6.5. Một số đối tượng gây hại khác 68
6.6 Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại 68
6.6.1 Pha thuốc 68
6.6.2 Phun thuốc bảo vệ thực vật 70
Hình 2.6.13 Những việc không nên làm khi phun thuốc 73
6.6.3. Xử lý thuốc dư thừa 73
6.6.4.Vệ sinh dụng cụ sau khi xử lý thuốc 74
6.6.5. Vệ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV 74
7. Điều chỉnh ánh sáng 74
8. Chọn cây xuất vườn 75
8.1.Chọn cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 75
8.2. Bốc xếp cây giống 76
8.3. Thu dọn vệ sinh vườn ươm 77
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 79
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 79
II. Mục tiêu: 79
III. Nội dung chính của mô đun: 80
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 81
V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập: 100
VI. Tài liệu tham khảo 116
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 117
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 117
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 118
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 118





9
MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BỜI LỜI
Mã số mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun
Mô đun 02:“Sản xuất cây giống bời lời” có thời gian học tập là 100 giờ,
trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Đây là mô đun cơ
sở, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun
trình bày các công việc cần thực hiện để sản xuất được cây giống bời lời đảm bảo
chất lượng như: xây dựng vườn ươm cây giống, làm đất và đóng bầu, thu hái, xử
lý quả giống và bảo quản hạt giống, xử lý hạt giống, gieo hạt và cấy cây, chăm
sóc cây giống và chọn cây xuất vườn. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống
các bài tập trắc nghiệm và bài tập thực hành cho từng bài học để học viên tự rèn
luyện và kiểm tra năng lực của mình sau mỗi bài học. Trong mô đun, chúng tôi có
trình bày phần hướng dẫn giảng dạy, phương pháp đánh giá và các tiêu chí đánh
giá để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập.




















10
Bài 1: Xây dựng vườn ươm cây giống
Mã bài: MĐ 02-01

Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm các loại vườn ươm
- Chọn địa điểm để làm vườn ươm hợp lý
- Thiết kế, xây dựng được vườn ươm phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả
A. Nội dung
1. Các loại vườn ươm
Tùy theo điều kiện về vốn, nhân công, diện tích đất đai, của từng gia đình,
nhu cầu về cây giống cụ thể mà có thể xây dựng vườn ươm với các quy mô lớn
nhỏ khác nhau cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế.
1.1. Vườn ươm tạm thời, quy mô nhỏ
- Sản xuất cây giống với số lượng ít, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn chủ
yếu phục vụ cho nhu cầu trồng trong gia đình.
- Có thể gieo cấy cây trực tiếp trên luống hay trong túi bầu.
- Thường dùng các loại vật liệu rẻ tiền mau hỏng như tranh tre, nứa lá.
- Gần nơi trồng, đầu tư ban đầu thấp, có thể tận dụng được mọi diện tích
gieo ươm và ít bị sâu bệnh hại.
- Tốn công khai phá ban đầu nhiều lần ở nhiều địa điểm, khó khăn cho việc

chăm sóc, quản lý và bảo vệ.
1.2. Vườn ươm lâu dài
- Sản xuất cây giống với số lượng lớn, sử dụng trong thời gian dài.
- Cây con có thể gieo cấy cây trực tiếp trên luống hay trong túi bầu.
- Các hạng mục công trình trong vườn ươm như hệ thống tưới, giàn che…
thường được xây dựng kiên cố.
- Sản xuất tập trung và quy mô lớn nên chất lượng cây giống thường tốt và
giá thành cũng thấp hơn.
1.3. Vườn ươm tổng hợp
- Sản xuất nhiều loại cây giống cùng một lúc như các loại cây công nghiệp:
cà phê, chè, hồ tiêu…; các loại cây lâm nghiệp như bạch đàn, thông, sao, muồng
đen…

11
- Cây con có thể gieo cấy cây trực tiếp trên luống hay trong túi bầu.
- Phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau cho từng loại cây giống
nên mức độ rủi ro cao hơn.
- Hạn chế được sự lây lan của sâu bệnh, dễ thành công khi thực hiện ở các
vườn ươm tạm thời và quy mô nhỏ.
- Hạn chế được rủi ro trong việc tiêu thụ cây giống.
2. Chọn địa điểm làm vườn ươm
Khi chọn địa điểm làm vườn ươm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Gần nguồn nước sạch và có đủ nước tưới quanh năm, không được dùng
nước ao tù, nước đọng, nước nhiễm mặn, nhiễm phèn.
- Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp, nơi khuất ánh nắng mặt trời,
thiếu ánh sáng hay đỉnh đồi gió lùa hoặc quá sát mép rừng;
- Thuận tiện giao thông, nơi ven đường, gần nơi lấy đất đóng bầu.
- Đất dễ thoát nước, không bị ngập nước và đất bồi trong mùa mưa.
- Đất tương đối bằng phẳng (độ dốc không quá 5
o

).
- Diện tích vườn ươm đủ lớn để đảm bảo được số lượng cây con cần gieo
ươm;
- Nơi làm vườn ươm thoáng gió nhưng không bị ảnh hưởng của gió lào,
sương muối.
- Gần nơi trồng để có khí hậu tương đồng, không phải chở cây đi xa nên
giảm được chi phí vận chuyển và khi trồng cây ít bị tổn thương nên tỷ lệ sống cao.
-Vườn phải đặt xa nguồn bệnh và tách rời khu canh tác nông nghiệp, an
toàn, dễ bảo vệ, không bị gia súc phá hoại;
- Đất vườn ươm có thành phần cơ giới trung bình, không dùng đất đã qua
canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc màu hoặc đã nhiễm bệnh
Bảng: Tiêu chuẩn điều kiện lập vườn ươm
Chỉ tiêu
Thích hợp
Chấp nhận được
Ghi chú
Địa hình

Bằng phẳng hoặc
Độ dốc ≤ 3
0

Độ dốc không quá
5
0


Đất đai
Tầng đất dày ≥ 50
cm, thành phần cơ

giới nhẹ hoặc trung
Tầng đất dày hơn
30cm, thịt đến sét
nhẹ, úng nước
Chỉ yêu cầu
với loại vườn
ươm trên nền

12

bình, thoát nước
nhanh.
không quá 3-4
tiếng.
đất thấm nước.

Nguồn nước

Cách vườn ≤ 50 m,
đủ nước tưới mùa
khô. Nước ngọt, độ
pH= 6-7, hàm lượng
muối NaCl ≤ 0,2%
Đảm bảo đủ nước
tưới bằng mọi biện
pháp. Độ pH=6-
7,5 Hàm lượng
muối NaCl ≤ 0,3%

Nguồn điện

Có nguồn điện lưới
ổn định.
Máy nổ hoặc thuỷ
điện nhỏ.

Giao thông

Có đường ô tô vào
tận vườn
Có thể vận chuyển
bằng xe cải tiến
đến đường ô tô ≤
1km.

Trong thực tế sản xuất, rất khó khi chọn địa điểm làm vườn ươm có thể thỏa
mãn tất cả các điều kiện trên. Vì vậy tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn
những điều kiện thích hợp nhất để bố trí cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất cho người sản xuất.
3. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
Khi xây dựng vườn ươm cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ, chất lượng
và phù hợp như cuốc, xẻng, kìm, dây kẽm, thang, nguyên vật liệu làm vườn ươm.
Tùy theo nguyên liệu sẵn có tại địa phương, quy mô sản xuất vườn ươm và
điều kiện kinh tế của gia đình, có thể sử dụng rất nhiều loại vật liệu khác nhau để
xây dựng vườn ươm với chi phí thấp và đạt hiệu quả cao nhất:
- Vật liệu làm khung giàn: cọc gỗ, cọc sắt, tre, lồ ô, dây thép,
- Vật liệu lợp mái và che chắn xung quanh: lá lau, lá dừa, cỏ tranh, lá mía,
lưới đen
4. Làm rào và cổng ra vào
- Khu vực sản xuất cây giống cần được làm hàng rào bảo bệ, tránh gia súc
phá hoại.


13

Hình 2.1.1. Hàng rào được làm bằng tre

Hình 2.1.2.Hàng rào bằng cọc bê tông và dây thép gai
- Rào bảo vệ phải chắc chắn. Nên tận dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương để làm rào bảo vệ. Có thể sử dụng cọc gỗ hoặc tre ngâm, rào chắn bằng
cây tre hoặc phên nứa, cọc bê tông… Kết hợp làm hàng rào xanh.

14
- Cổng ra vào: Trụ cổng bằng gỗ hoặc tre ngâm. Cánh cổng bằng tre đan
hoặc kết hợp dây thép gai đan. Bề rộng cổng bằng đường ra vào.
5. Làm luống và đường đi
- Yêu cầu khi thiết kế luống và đường đi:
+ Tiết kiệm diện tích đất
+ Thuận lợi cho việc đi lại, chăm sóc.
- Kích thước luống: rộng từ 1,1 – 1,2m, dài tùy theo chiều dài và địa hình
vườn ươm, nếu quá dài thì cứ khoảng 20 - 25m cắt làm một luống.
- Hướng luống: Làm vuông góc với hướng dốc của vườn để hạn chế xói
mòn, rửa trôi.
- Lối đi giữa hai luống rộng 35 - 40cm
- Lối đi giữa hai đầu luống rộng 50 – 60cm
- Lối đi chính cách nhau 50 - 60m, rộng 1 – 2m;
- Lối đi quanh vườn ươm từ luống đến vách che rộng 0,8 – 1m.

Hình 2.1.3. Luống và đường đi trong vườn ươm
- Giữa các đầu luống nên cắm các cọc nhỏ để khi kéo dây tưới không làm
đổ ngã cây giống.



15

Hình 2.1.4. Cắm cọc đầu góc các luống

6. Làm các công trình khác
6.1. Làm hệ thống tưới
- Nguồn nước tưới: nước giếng, nước ao hồ, sông suối…

Hình 2.1.5. Giếng cung cấp nước tưới cho vườn ươm
- Hệ thống tưới: máy bơm, ống nước, thùng ô doa…

16

Hình 2.1.6. Hệ thống tưới nước trong vườn ươm
- Với vườn ươm quy mô nhỏ, tạm thời có thể bơm nước vào các bể, thùng
chứa nhỏ để tưới trung chuyển hoặc dùng ô doa để tưới:
+ Vị trí bể nước nên để ở giữa khu vườn ươm để thuận lợi cho việc chăm
sóc.


Hình 2.1.7. Bể chứa nước tưới bằng xi măng

+ Số lượng bể tùy theo quy mô vườn ươm lớn hay nhỏ. Đối với các vườn có
diện tích lớn (>5.000 m
2
) cần 4 – 6 bể và mỗi bể 5 – 6m
3
, còn các vườn có diện
tích nhỏ (<500 m

2
cần từ 1 – 2 bể)

17
+ Tạo bể chứa nước tưới bằng cách đào các hố sâu khoảng 1,0 – 1,5m; rộng
1,5 – 2m; dài 2 – 3 m; dưới đáy và thành hố láng xi măng chống thấm hoặc trải
các tấm bạt nilon không thấm. Mép bạt phủ rộng trên mặt hố và dùng đất nén chặt
để cố định.

Hình 2.1.8. Dùng bạt nilon không thấm để làm bể chứa nước tưới
- Đối với vườn ươm cố định có thể lắp đặt hệ thống tưới phun để tưới trực
tiếp vào luống.
Bảng: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống tưới nước vườn ươm
Hạng mục
Loại tạm thời
Loại lâu bền
Nguồn nước
Nguồn nước mặt đạt
tiêu chuẩn (sông suối,
hồ ao) hoặc giếng đào.
Nguồn nước mặt đạt tiêu chuẩn
(sông suối, hồ ao) hoặc giếng khoan
đã qua xử lý.
Phương pháp
cấp nước
Thủ công (ô doa, thùng
tưới, bình phun tay)
hoặc máy bơm đẩy
nước vào bể chứa đặt
trên mặt đất.

Máy bơm đẩy nước lên bể chứa trên
cao hoặc lắp đặt hệ thống điều khiển
tự động phun.

Ống dẫn
Ống dẫn cao su hoặc
nhựa mềm hoặc ống
nhựa cứng lắp vòi tự
chảy.
Ống dẫn nhựa chịu lực hoặc ống
kẽm có lắp các đầu pép phun hoặc
thiết bị điều khiển tự động phun.

18
Bể chứa
Xây gạch trát vữa xi
măng
Xây gạch, xi măng cốt thép có hệ
thống xử lý nước (nếu cần) hoặc bể
inox.
6.2. Tạo rãnh thoát nước
Tùy theo điều kiện địa hình có thể tạo các rãnh để thoát nước trong vườn
ươm. Tuyệt đối không được để vườn ươm bị úng ngập.
Bảng: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống tiêu thoát nước trong vườn ươm
Loại tạm thời
Loại lâu bền
Trường hợp vườn ươm đủ điều kiện tự
tiêu thoát nước (độ dốc, địa hình cao và
thành phần cơ giới đất nhẹ) không cần
xây hệ thống tiêu nước hoặc chỉ đào hệ

thống mương đất ở những chỗ cần thiết.
Xây mương gạch trát vữa xi măng
bao quanh vườn, chiều rộng mương
20 – 50cm, sâu 20 – 30 cm, độ dốc
1-2%. Những chỗ qua đường đặt
cống chìm.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1. Trong vườn ươm có thể áp dụng các phương pháp tưới nào?
1.2. Khi chọn địa điểm làm vườn ươm cần chú ý các yêu cầu gì?
1.3. Khi chọn địa điểm làm vườn ươm:
a. Đất tại đó rất tốt thì mới được chọn
b. Đất tại đó không tốt thì không chọn
c. Đất tại đó không tốt vẫn có thể chọn, nhưng phải chở đất từ nơi khác đến
để đóng bầu.
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Chọn địa điểm để làm vườn ươm
2.2. Bài thực hành số 2.1.2: Làm bể chứa nước tưới
C. Ghi nhớ
- Tùy theo quy mô diện tích vườn ươm và điều kiện cụ thể của từng vùng,
từng gia đình mà thiết kế các hạng mục trong vườn ươm cho phù hợp.
- Khi xây dựng vườn ươm cần xác định nguồn nước để sử dụng tưới cho
cây giống.

19
Bài 2: Làm đất và đóng bầu
Mã bài: MĐ 02-02

Mục tiêu

- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật và làm
đất.
- Nêu được các bước công việc đóng bầu để ươm cây như chuẩn bị túi bầu,
trộn hỗn hợp đất phân, đóng bầu và xếp bầu vào luống, áp chặt mép luống.
- Xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật và làm đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn lựa được loại đất, phân phù hợp để đóng bầu
- Trộn đều được hỗn hợp đất phân
- Đóng bầu đất và xếp bầu vào luống đúng kỹ thuật, áp chặt được mép
luống
A. Nội dung
1. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật
- Trên đất đã làm vườn ươm cũ:
+ Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật


Hình 2.2.1 Thu gom cỏ dại


20
+ Thu gom túi bầu nilon
+ Xử lý vôi bột
- Trên đất mới khai hoang:
+ Tiến hành khai hoang sớm vào đầu mùa khô.
+ Dọn sạch gốc rễ đưa ra ngoài lô hoặc gom lại thành đống rồi đốt. không
nên rải đều cỏ dại và tàn dư thực vật trên toàn bộ khu đất để làm vườn ươm mà đốt
vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến vi sinh vật có lợi trong đất.


Hình 2.2.2. Phát dọn cây bụi, cỏ dại



Hình 2.2.3. Đào gốc rễ

21



Hình 2.2.4. Dọn mặt bằng
2. Làm đất
- Sử dụng đất tại chỗ:
+ Cày bừa, cuốc xới kỹ cho đất tơi xốp
+ Thu gom gốc rễ còn sót đưa ra ngoài lô


Hình 2.2.5. Đất được cuốc, xới kỹ

22
- Nếu lấy đất từ nơi khác đến:
+ Đất phải được làm kỹ, nhỏ
+ Không lẫn tàn dư thực vật, cỏ dại
+ Không có đá sỏi và các tạp chất khác
+ Đất lấy từ tầng đất mặt, đất tốt, hàm lượng mùn cao.
+ Nếu chưa làm kịp, cần che đậy để không bị rửa trôi.

Hình 2.2.6. Che, đậy đất phân để không bị rửa trôi
3. Đóng bầu
3.1. Chuẩn bị túi bầu
- Túi bầu nilon trắng hoặc đen, phải bảo đảm độ bền để khi đóng bầu, trong
quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư
hỏng.

- Kích thước túi bầu: (8x16)cm, (12 x 18) cm
- Túi bầu được cắt góc 2 đáy hoặc được đục 4-6 lỗ thoát nước có đường
kính 3 – 4 mm, phân bố thành 2 hàng ở nửa dưới của bầu, các lỗ phía dưới cách
đáy bầu 2cm để tránh úng cho bộ rễ.

23

Hình 2.2.7. Dụng cụ đục lỗ túi bầu


Hình 2.2.8. Đục lỗ túi bầu

24

Hình 2.2.9. Túi bầu ươm được đục lỗ
3.2. Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu
- Đất mặt dưới tán rừng: 88%, thành phần cơ giới: Thịt nhẹ (sét vật lý 20 -
25%). Trường hợp không có đất dưới tán rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán tế
guột hoặc cỏ lào, le, lồ ô.
- Phân chuồng hoai: khoảng 10%, phân khô và phải qua ủ hoai.

Hình 2.2.10. Ủ hoai phân chuồng

25

Hình 2.2.11. Làm tơi nhỏ phân chuồng đã được ủ hoai

- Phân lân: 2 %, phân không bị vón cục, có thể sử dụng phân Supe lân hoặc
phân lân nung chảy.




Hình 2.2.12. Phân lân super

×