Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Giáo trình MĐ06 -Thu hoạch và tiêu thụ cá diêu hồng cá rô phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 62 trang )














 














1



Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.




2

Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là nghề được nhiều nông, ngư dân thực hiện
nuôi trong ao, lồng, bè hầu như trên khắp cả nước để phát triển kinh tế gia đình.
Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và
phát triển nghề bền vững thì người nuôi cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan
như: Ao, lồng, bè nuôi; con giống; thức ăn; chăm sóc quản lý; phòng trị bệnh
cho cá …
Thực hiện đề án “Đào tạo Nghề cho Lao động Nông thôn đến năm 2020”,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức, phân công Trường Cao
Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ biên soạn chương trình, giáo trình mô
đun nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” trình độ sơ cấp
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chụp
hình ở các cơ sở nuôi và có sử dụng hình ảnh từ các tài liệu, giáo trình nuôi cá,
sách, báo đài, trên mạng internet, tích hợp những kiến thức, kỹ năng trên cơ sở
sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho
giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học
viên làm nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Bộ giáo trình gồm 6 mô đun:
Mô đun 01. Chuẩn bị ao
Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè
Mô đun 03. Chọn và thả cá giống

Mô đun 04. Chăm sóc và quản lý
Mô đun 05. Phòng trị bệnh
Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ
Giáo trình mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ” là mô đun chuyên môn nghề
nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Nội dung của giáo trình giới thiệu các vấn đề về
thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ và tính hiệu quả nuôi, được phân bổ trong thời
gian 60 giờ, gồm 5 bài:
Bài 1: Tìm hiểu vấn đề về an toàn chất lượng cá thương phẩm
Bài 2: Xác định thời điểm thu hoạch
Bài 3: Chuẩn bị thu hoạch
Bài 4: Thu hoạch và vận chuyển
Bài 5: Đánh giá kết quả nuôi
Ban biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ
kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để
giáo trình này được hoàn thành.

3
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện
hơn.

1. Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi
2. Nguyễn Quốc Đạt
3. Nguyễn Thị Tím






4

 TRANG
Tuyên bố bản quyền . 1
Lời giới thiệu . 2
Mục lục . 4
Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 7
MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ 8
Bài 1. TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CÁ THƯƠNG
PHẨM 9
A. Nội dung 9
1. Chất lượng cá thương phẩm . 9
1.1. Đặc tính bên ngoài 9
1.2. Đặc tính bên trong 8
1.3. Đặc tính ẩn 10
2. An toàn thực phẩm 10
2.1. Chất kháng sinh, hóa chất 10
2.2. Vi sinh vật 10
2.3. Các yếu tố vật lý 10
3. Vai trò, ý nghĩa của chất lượng và an toàn thực phẩm 12
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch 12
4.1. Hoạt động thu hoạch và vận chuyển 12
4.2. Nhiệt độ thu hoạch và vận chuyển 12
4.3. Thời gian thu hoạch và vận chuyển 12
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 12
C. Ghi nhớ 13
Bài 2. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH 14
A. Nội dung 14
1. Tìm hiểu thị trường 14
1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ 14

1.2. Dự báo khối lượng cá thị trường tiêu thụ 14
1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ 14
2. Kiểm tra cá trước khi thu hoạch 15
2.1. Kiểm tra kkối lượng cá 15
2.2. Kiểm tra sức khỏe cá 16
3. Theo dõi thông tin dự báo thời tiết 17

5
4. Quyết định thời điểm thu hoạch 18
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18
C. Ghi nhớ 18
Bài 3. CHUẨN BỊ THU HOẠCH 19
A. Nội dung………………………………………………………………………19
1. Dự tính khối lượng đàn cá thu hoạch 19
2. Chọn nơi tiêu thụ và hợp đồng bán cá 20
3. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch 22
4. Chuẩn bị dụng cụ chứa cá 23
5. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 24
6. Chuẩn bị nhân công 25
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25
C. Ghi nhớ 25

Bài 4. THU HOẠCH VÀ VẬN CHUYỂN 26
A. Nội dung
1. Thu hoạch cá 26
1.1. Thu hoạch cá nuôi trong ao 26
1.2. Thu hoạch cá nuôi trong lồng, bè 28
2. Xác định khối lượng cá thu hoạch 29
2.1. Cân cá 29
2.2. Ghi kết quả các lần cân 29

2.3. Tính khối lượng cá thu hoạch 30
3. Chuyển cá vào phương tiện vận chuyển 31
3.1. Xác định mật độ khối lượng vận chuyển 31
3.2. Bảo quản cá sống 31
4. Vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ 32
4.1. Xác định thời gian vận chuyển 32
4.2. Xử lý trong quá trình vận chuyển 32
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 34
C. Ghi nhớ 34

Bài 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI 35
A. Nội dung………………………………………………………………………35
1. Xác định tỷ lệ sống 35

6
2. Xác định năng suất 35
3. Tính hệ số thức ăn 35
4. Tính hiệu quả nuôi 36
4.1. Xác định tổng chi phí 36
4.2. Xác định lợi nhuận 37
5. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm 38
6. Quản lý hồ sơ nuôi 40
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 40
C. Ghi nhớ 40
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 42
I.Vị trí, tính chất của mô đun 42
II. Mục tiêu 42
III. Nội dung chính của mô đun 42
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 43
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 47

VI.Tài liệu cần tham khảo 50
Phụ lục 51
Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề
trình độ sơ cấp 61
Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ
cấp 61



















7

 Là những sinh vật rất nhỏ, không thấy được bằng mắt thường như
vi khuẩn, vi rút…
Chlorine      Các hóa chất dùng để sát trùng

dụng cụ, thiết bị.
-%: Nồng độ phần trăm
-‰: Nồng độ phần ngàn
- ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m
3
hoặc 1ml/m
3




















8

 06


Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ” được biên soạn theo chương trình
nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi trình độ sơ cấp. Sau khi học mô đun này,
học viên có kiến thức và khả năng thực hiện các công việc như: thu hoạch,
vận chuyển, tiêu thụ và tính được hiệu quả nuôi cá diêu hồng, cá rô phi.
Nội dung giáo trình bao gồm 5 bài, thời lượng giảng dạy và học tập mô
đun là 60 giờ trong đó lý thuyết: 10 giờ, thực hành: 42 giờ, kiểm tra định kỳ: 4
giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ.
Trong quá trình học, học viên được cung cấp những kiến thức cần thiết để
thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với
thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi và đi tham quan thực tế những mô hình
nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đạt hiệu quả.
Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra kiến thức và thực
hành. Người học phải có ý thức học tập tích cực tham gia đầy đủ thời lượng của
mô đun.
























9
Bà

-01

Chất lượng, an toàn thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm
hàng đầu. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, tạo được uy tín trên thị trường thì tiêu
thụ dễ dàng và mang lại lợi nhuận cao. Chất lượng cá diêu hồng, cá rô phi cũng
như các động vật thủy sản khác bị giảm sau khi thu hoạch tập trung ở các khâu:
đánh bắt, xử lý, bảo quản và vận chuyển. Vì vậy, người nuôi cần hiểu biết một
số vấn đề trên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng giảm chất lượng cá
khi thu hoạch.

- 
- .

cá 
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 1994: Chất lượng là tất cả những đặc tính
của sản phẩm tạo cho nó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu được nêu ra đối
với người tiêu dùng. Chất lượng cá được đánh giá qua các đặc tính bên ngoài,
đặc tính bên trong và đặc tính ẩn
1.1. Đặc tính bên ngoài

Đặc tính chất lượng bên ngoài là các đặc tính nhìn thấy được, là ngoại hình
của sản phẩm ví dụ như: màu sắc, kích cỡ, độ tươi….



Hình 6.1. 
1.2. Đặc tính bên trong
Đặc tính chất lượng bên trong là những đặc tính chúng ta không nhìn thấy

10
bên ngoài, ví dụ: mùi, vị, độ săn chắc. Cần phải làm (nấu) chín để đánh giá.
- Cá chất lượng tốt có mùi thơm, thịt săn chắc và vị ngọt.
- Cá chất lượng kém có mùi hôi, thịt bở và vị ít ngọt.
1.3. Đặc tính ẩn
Những đặc tính ẩn là các yếu tố gắn liền với sản phẩm nhưng chúng ta
không nhìn thấy như:
- Mức độ an toàn
- Giá trị dinh dưỡng
- Thời gian giữ được độ tươi sau thu hoạch
- Sản xuất sạch

Là khả năng không gây ra ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài
cho người sử dụng. Có 3 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: do chất kháng
sinh, hóa chất bảo quản; do vi sinh vật và do yếu tố vật lý.
2.1. Chất kháng sinh, hóa chất
Các chất kháng sinh, hóa chất bảo quản có trong thực phẩm thủy sản là do:
- Nguyên liệu bị nhiễm trong môi trường sống như nước thải công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt; chất kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng người
nuôi sử dụng trong quá trình nuôi;
- Nguyên liệu bị nhiễm trong quá trình chế biến, bảo quản như các chất sát

trùng, các chất phụ gia…
Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành danh mục hóa chất
kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 

2.2. Vi sinh vật
Trong những yếu tố làm giảm chất lượng của cá thì vi sinh vật là nguyên
nhân chính gây nên sự hư hỏng thực phẩm và gây ngộ độc cho người tiêu dùng
trên 70%. Vi sinh vật hiện diện ở cá nguyên liệu do hai nguồn chính:
- Nguồn vi sinh vật có sẵn trong cơ thể cá khi còn sống ở các bộ phận như:
trên da, vây, mang và nội tạng. Khi cá chết, những vi sinh vật này sẽ xâm nhập
vào thịt cá và phát triển phân giải cơ thịt làm cho cá bị biến đổi, thịt không còn
săn chắc và biến màu. Ngoài ra, quá trình này tạo nên mùi hôi làm giảm đi giá trị
của cá.
- Nguồn vi sinh vật lây nhiễm từ bên ngoài vào nguyên liệu trong quá trình
thu hoạch, bảo quản như: từ nước dùng để rửa cá, môi trường xung quanh và các
bề mặt tiếp xúc trực tiếp với cá trong khi thu hoạch và bảo quản.

11
Sự lây nhiễm vi sinh vật từ bên ngoài vào cá và tham gia quá trình phân
hủy làm giảm chất lượng của cá và có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu
dùng.
Một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như:
+ Salmonella sp gây bệnh thương hàn;
+ E.coli gây bệnh đường ruột;
+ Shigella sp gây bệnh kiết lỵ;
+ Staphylococus aureus gây xuất huyết, mủ da.


Hình 6.1.3

Hình 6.1.4. 


Hình 6.1.5Staphylococus
Hình 6.1.6Shigella
2.3. Các yếu tố vật lý
Cá diêu hồng, cá rô phi trong quá trình thu hoạch nếu bị xây sát tạo điều
kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhâp, dễ dẫn đến chết cá. Cá bị xây
sát do những nguyên nhân sau:
- Thu hoạch kéo lưới, cá mắc lưới
- Cân cá, chuyển vào bể chứa, cá bị cọ sát với nhau
- Vận chuyển với mật độ cao
- Dụng cụ chuyển cá, dụng cụ bảo quản không nhẵn láng

12
 
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
- Đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng
- Tạo được uy tín, thương hiệu sản phẩm
- Tiếp cận thị trường
Như vậy, từ những vai trò trên chất lượng và an toàn thực phẩm có ý nghĩa hết
sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng như sự sống còn của thực phẩm
nhằm tạo được uy tín và thương hiệu cho sản phẩm đó trên thị trường.

Cá diêu hồng, cá rô phi nói riêng và động vật thủy sản nói chung chứa một
lượng nước rất lớn trong cơ thể, môi trường sống có nhiều vi sinh vật bám trên
bề mặt Nếu cá bị trầy xướt cơ thể thì cá rất dễ chết, xem như không còn giá
trị. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá thu hoạch như: thao tác đánh
bắt, nhiệt độ và thời gian thu hoạch, phương pháp xử lý, bảo quản …
4.1. Hoạt động thu hoạch và vận chuyển

Các hoạt động trong thu hoạch, kéo lưới và vận chuyển có thể làm cá bị tổn
thương và chết. Vì vậy, các thao tác như kéo lưới, chuyển cá, cân cá, phân loại
… phải nhẹ nhàng và cẩn thận.
4.2. Nhiệt độ thu hoạch và vận chuyển
Nhiệt độ môi trường càng cao thì cá càng nhanh chết. Vì vậy:
- Thu hoạch cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
- Khi vận chuyển cá sống, cần giữ mát cho cá bằng cách cho thêm nước đá
vào thùng chứa cá để giữ nhiệt độ 26 – 28
o
C. Các phương tiện vận chuyển cần
được che mát.
4.3. Thời gian thu hoạch và vận chuyển
Thời gian thu hoạch, xử lý và vận chuyển càng lâu thì cá càng bị giảm chất
lượng. Vì vậy:
- Không nên kéo lưới quá lâu khi thu hoạch cá.
- Thu cá đến đâu phải nhanh chóng đưa vào bể sục khí được chuẩn bị sẵn
và chở đến nơi tiêu thụ.


1. Trình bày 3 nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm?
2. Nêu vai trò, ý nghĩa của chất lượng và an toàn thực phẩm?

13
 
Bài tập 6.1.1. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu
hoạch

- Chất lượng và an toàn thực phẩm có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng:
bảo vệ sức khỏe người sử dụng, quyết định đến giá trị kinh tế và tạo được uy tín
và thương hiệu cho sản phẩm đó trên thị trường.

- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch là:
+ Hoạt động thu hoạch, bảo quản và vận chuyển
+ Nhiệt độ thu hoạch, bảo quản và vận chuyển
+ Thời gian thu hoạch, bảo quản và vận chuyển





















14

 06-02

Để chọn thời điểm thu hoạch cá diêu hồng, cá rô phi sao cho đạt chất

lượng, hiệu quả và lợi nhuận cao nhất, người nuôi cần tìm hiểu và kết hợp
các vấn đề như: thị trường tiêu thụ, kiểm tra cá đạt chất lượng, theo dõi
thông tin về thời tiết thuận lợi

- 
- 
- 

1. Tìm 
Nguồn thông tin có được bằng cách giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng hoặc gián tiếp từ các kênh phương tiện truyền thông như: tivi, báo, đài,
trên mạng Intrenet….
1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ
- Các cơ sở tiêu thụ cá diêu hồng, cá rô phi ở địa phương và các tỉnh lân cận.
- Giá cả: nếu tính sơ bộ thì giá 1kg cá gấp 3 lần 1kg thức ăn thì người nuôi
sẽ có lãi. Vì hệ số thức ăn của cá khoảng 1,5 – 1,8 cộng với 20% chi phí khác.
1.2. Dự báo khối lượng cá thị trường tiêu thụ
- Nhu cầu của thị trường hiện tại: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ cá diêu hồng,
cá rô phi ở địa phương và trong nước, tình hình xuất khẩu;
- Nguồn cung trên thị trường: Tìm hiểu tình hình nuôi cá ở địa phương, các
tỉnh trong nước và các nước lân cận.
Hiện nay, thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ cá diêu hồng,
cá rô phi rất nhiều, vấn đề quan trọng là người nuôi phải nuôi được cá đạt chất
lượng tốt, tạo thương hiệu sản phẩm cho cơ sở sản xuất của mình.
1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ
Kích cỡ tiêu thụ được ưa chuộng của cá diêu hồng, cá rô phi thường từ là
0,5 - 1 kg/con;
- Nếu cá nhỏ hơn 0,5kg/con được xem là cá nhỏ, thịt ít, ăn chưa ngon, giá
bán thấp.


15
- Nếu cá lớn hơn 1kg/con thường chứa nhiều mỡ và sau giai đoạn này tốc
độ tăng trưởng của cá chậm, nếu tiếp tục nuôi hiệu quả sẽ không cao.

2.1. Kiểm tra khối lượng cá
Cá diêu hồng, cá rô phi đạt khối lượng trung bình từ 0,5 - 1 kg/con sau thời
gian nuôi khoảng 6 - 8 tháng thì tiến hành thu hoạch. Thu cá sớm chưa đạt kích
cỡ sẽ giảm giá trị kinh tế; thu cá giai đoạn muộn thì cá tăng trưởng chậm nhưng
tiêu tốn nhiều thức ăn, làm tăng chi phí sản xuất.
- Thu cá để kiểm tra khối lượng:
+ Đối với ao nuôi, dùng chài
chài ở 3 điểm khác nhau



Hình 6.2.1
+ Đối với lồng, bè nuôi, dùng
vợt để xúc cá lên




Hình 6.2.2
- Tính khối lượng trung bình của cá theo một trong hai cách sau:

16
+ Cách 1: Cân khoảng 3-5 kg
cá lấy ngẫu nhiên rồi chia cho số
con đếm được (hình 6.2.3).


Hình 6.2.3. 
+ Cách 2: Cân riêng từng con
cá (khoảng 10 con) cộng lại rồi chia
lấy bình quân (hình 6.2.4).


2.2. Kiểm tra sức khỏe cá
Kiểm tra sức khỏe cá qua hoạt động bơi lội, bắt mồi
- Cá khỏe bơi lội hoạt bát,
nhanh nhẹn, phản ứng nhanh
với tiếng động



Hình 6.2.5. Quan sát c



17


- Cá khỏe bắt mồi nhanh, ăn
mồi mạnh.



Hình 6.2.6. 
Kiểm tra sức khỏe cá qua hình thái
Cá khỏe trông thân hình mập
tròn, màu sắc tươi sáng tự nhiên, vây

vẩy trơn láng
Cá yếu trông thân hình ốm dài,
màu sắc tối


Hình 6.2.7. cá
Cá khỏe mạnh, không bị bệnh mới đảm bảo cho quá trình thu hoạch. Cá
đang yếu, bệnh dễ bị chết. Vì vậy, khi sắp đến vụ thu hoạch cần thường xuyên
theo dõi sức khỏe của cá.

Thời tiết có ảnh hưởng lớn đến quá trình thu hoạch cá nuôi. Vì vậy, khi sắp
đến vụ thu hoạch, cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để tránh thu hoạch
vào những ngày có mưa, bão hoặc quá nắng nóng Nếu dự báo sắp có bão, lũ
thì nên thu hoạch trước để tránh cá bị chết hoặc thất thoát do bão, lũ, nước tràn.

18


Hình 6.2.8

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu thị trường tiêu thụ cá diêu hồng, cá rô phi, xác
định đầy đủ các điều kiện về sức khỏe, kích cỡ cá, theo dõi thời tiết rồi quyết
định thời điểm thu hoạch.
Thu hoạch cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát cho cá được khỏe


1.1. Nêu các vấn đề cần tìm hiểu về thị trường tiêu thụ?
1.2. Nêu các thông tin về thị trường tiêu thụ cá diêu hồng, cá rô phi mà anh
(chị) biết.


 Kiểm tra sức khỏe của cá qua hoạt động và
qua hình thái.
 Kiểm tra khối lượng trung bình của cá trước
khi thu hoạch
C. G
Chọn thời điểm thu hoạch cá diêu hồng, cá rô phi khi:
- Thị trường tiêu thụ giá cả hợp lý
- Khối lượng trung bình của cá đạt từ 0,5 – 1kg/con
- Cá khỏe mạnh




19
Bài 3. 
 06-03

Trước khi thu hoạch cá diêu hồng, cá rô phi, người nuôi dự tính khối
lượng cá thu hoạch để có cơ sở làm hợp đồng tiêu thụ cá và có kế hoạch
chuẩn bị nhân công, dụng cụ thu hoạch hợp lý. Có được sự chuẩn bị chu đáo
thì các hoạt động thu hoạch diễn ra được thuận tiện, nhanh chóng và đạt
hiệu quả hơn.

- 
- 
- .
A. 

Có thể dự tính khối lượng cá thu hoạch theo 2 cách:
Cách 1: Dựa vào trọng lượng trung bình của cá

Khối lượng cá thu hoạch = khối lượng trung bình x số con
Ví dụ: Khối lượng trung bình của cá là 0,6kg/con, số con là 5000
Khối lượng thu hoạch dự kiến là: 0,6kg/con x 5000 con = 3000kg = 3 tấn
Cách 2: Dựa vào lượng thức ăn hàng ngày
Theo bảng ghi trên bao bì của công ty chế biến thức ăn viên, cá diêu hồng,
cá rô phi nuôi 6 tháng có khối luợng 0,5kg/con trở lên thì lượng thức ăn hàng
ngày là 2% so với khối lượng đàn cá. Như vậy:




Ví dụ: lượng thức ăn viên hàng ngày cho cá ăn là 48kg, thì khối lượng đàn
cá thu hoạch dự kiến là:
Khối lượng cá thu hoạch = 80kg x 100/2 = 4000 kg = 4 tấn
Dự kiến khối lượng cá thu hoạch để làm hợp đồng bán cá, chuẩn bị nhân
công, dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển đầy đủ.
Số lượng thức ăn của cá
Khối lượng dự kiến thu hoạch = x 100
2

20

- 
+ Việc chọn nơi bán cá về cơ bản căn cứ vào 2 yếu tố là khoảng cách từ
cơ sở nuôi đến nơi bán và giá bán. Khoảng cách càng xa thì chi phí cho vận
chuyển càng lớn tỷ lệ cá chết khi đi xa… Người nuôi cần cân nhắc chọn nơi bán
sao cho chi phí và thời gian vận chuyển là nhỏ nhất nhưng có giá bán cao nhất.
+ Để giải quyết bài toán về tiêu thụ cá hiện nay cho các hộ nuôi là nhanh
chóng liên kết với các doanh nghiệp để phát triển nghề ổn định, bền vững theo
định hướng thị trường sẽ tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu

của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- 
Hợp đồng mua bán sản phẩm là sự thỏa thuận qui định giữa người mua và
người bán có tính pháp lý.
Thông thường, giữa người bán và người mua sản phẩm giao kèo bằng
miệng, không làm giấy tờ ghi lại rõ ràng, đến khi có vấn đề xảy ra rất khó giải
quyết và thiệt thòi luôn về phía người bán. Vì vậy, để tránh xảy ra những rắc rối
trong quá trình mua và bán, đăc biệt là sản phẩm có giá trị tương đối lớn, hai bên
nên làm bản hợp đồng.
Dưới đây là một bản hợp đồng về việc mua bán cá thương phẩm, người
nuôi có thể tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
p   


v/v  

- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương
mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày … tháng …. năm……, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A <Bên bán>
- Do ông:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
CMT số: Ngày cấp: ,Nơi cấp:
BÊN B <Bên mua>

21

- Do ông:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
CMT số: Ngày cấp: ,Nơi cấp:
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
  
Bên A bán cho bên B:
- Tên hàng: cá diêu hồng, cá rô phi thương phẩm
- Số lượng:
- Đơn giá:
  Quy cách  
- Cá sống
- Khối lượng: 0.5 – 1kg/con

- Địa điểm giao nhận:
- Bốc xếp bên nào bên đó chịu trách nhiệm
- Thời gian giao nhận: Từ ngày đến ngày , khi đến
nhận cá, bên B báo trước cho bên A từ 3 đến 5 ngày.

Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
- Bên B đặt cọc trước cho bên A:
- Bên B thanh toán cho bên A theo từng đợt nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng
trước sẽ khấu trừ vào tất toán chuyển nhận cuối cùng.

Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều kiện khoản ghi trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì trở ngại, hai bên cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết.
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.









22

Tùy theo diện tích ao, lồng, bè, sản lượng cá dự tính mà người nuôi cần
chuẩn bị lực lượng nhân công, dụng cụ thu hoạch cho phù hợp.
- Chuẩn bị máy bơm nước trước
khi thu hoạch, nên vận hành kiểm tra sự
hoạt động của máy.


Hình 6.317. 
- Chuẩn bị lưới kéo, nếu lưới cũ
thì kiểm tra lại xem có bị thủng, rách
thì vá lại


Hình 6.3.1


Hình 6.3.3. S
Hình 6.3.4. Cân - 100kg



23


Thùng nhựa, bể composite, bể lót bạt, máy sục khí. Mỗi m
3
bể chứa khoảng
200 kg cá


Hình 6.3.5 composite
Hình 6.3.6. 
- Bình Acquy (hình 6.2.8) luôn giữ
cho đủ điện


Hình 6.3.7. Bình acquy


Hình 6.3.8
Hình 6.3.9. 


24

Trước khi vận chuyển cá cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nhiên liệu phục
vụ cho quá trình vận chuyển như dụng cụ khuân vác, bạt che, dụng cụ sửa chữa
phương tiện, xăng dầu…
Tùy theo điều kiện giao thông và số lượng cá mà chọn các phương tiện vận
chuyển cho phù hợp như:
- Chuẩn bị xe có hệ thống làm
lạnh để vận chuyển các thùng, bể
chứa cá đi xa, thời gian trên 4 giờ.


Hình 6.3.1
- Chuẩn bị xe tải thường để
vận chuyển các thùng, bể chứa cá.
- Có thể làm khung lót bể bạt
trên xe

Hình 6.3.11. 
- Ghe, thuyền chở cá thường sử
dụng loại ghe hai đáy (ghe đục). Bên
trong ghe có khoang chứa cá, hai bên
thân ghe có lỗ thông cho nước ra vào
khoang cá. Loại ghe này dùng chở cá
đường dài với số lượng nhiều

Hình 6.3.12. G

×