Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giáo trình MD01-Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng cá chiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 117 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ CÁ
LĂNG, CÁ CHIÊN


MÃ SỐ: MĐ 01

NGHỀ: NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN

Trình độ: Sơ cấp ngh




Hà Nội, Năm 2014

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.


Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ01




















2


LỜI GIỚI THIỆU

Cá lăng, cá chiên là loài cá có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cá lăng, cá chiên đã
được nuôi trong các ao hay bè đặt trên hồ hay sông ở một số địa phương đã góp

phần mang lại hiệu quả kinh tế, đa dạng hình thức nuôi, mở hướng đi mới cho nghề
nuôi cá nước ngọt mà còn góp phần bảo tồn giống cá quý hiếm này.
Tuy nhiên, rất nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu
biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng
chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi Cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp
là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người
làm nghề nuôi Cá lăng, cá chiên và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro,
hướng tới hoạt động nuôi Cá lăng, cá chiên phát triển bền vững.
Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi Cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp do
Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 10/2013 đến
tháng 12/2013 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-
BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp.
Chương trình dạy nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp gồm các mô đun:
Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên
Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên

Mô đun 03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên

Mô đun 04. Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên
Mô đun 05. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm

Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên được biên soạn theo
Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên của nghề Nuôi
cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp.
Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của
cá lăng, cá chiên, tiêu chuẩn chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá lăng, cá
chiên; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong việc giải phẫu cá, sử dụng
dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi theo

tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức theo dõi xây dựng ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên.
Giáo trình còn giới thiệu các quy định an toàn lao động sông nước cho người
nuôi cá, hướng dẫn thực hiện cấp cứu người bị rơi xuống nước.
3


Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi người
học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc.
Nội dung của giáo trình gồm các bài học:
Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên
Bài 2. An toàn lao động trên sông nước
Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá
Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá
Bài 5. Tổ chức, theo dõi xây dựng ao nuôi cá
Bài 6. Xác định loại hình và lắp đặt bè nuôi cá
Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia,
các hộ nuôi cá lăng, cá chiên, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo
Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những
thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày
càng hoàn thiện hơn./.

Biên soạn
Đặng Thị Minh Diệu











4


MỤC LỤC

Giới thiệu mô đun
7
Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ LĂNG, CÁ
CHIÊN
8
A.Nội dung

1. Mô tả hình dáng
8
2. Mổ cá
12
3. Đặc điểm sinh học
13
3.1 Phân bố
13
3.2 Các yếu tố môi trường sống
14
3.3 Đặc điểm dinh dưỡng
14
3.4 Đặc điểm sinh trưởng
16

B.Câu hỏi và bài tập thực hành
16
C. Ghi nhớ
16
Bài 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC
17
A.Nội dung

1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá
17
2. Trang bị bảo hộ lao động
18
3. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước
21
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
29
C. Ghi nhớ
29
Bài 3.CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ
31
A.Nội dung

1. Chọn địa hình và loại đất
31
2. Chọn nguồn nước
38
5


3. Khảo sát cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội vùng nuôi

53
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
53
C. Ghi nhớ
54
Bài 4: CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ NUÔI
55
A.Nội dung

1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi
55
2. Khảo sát chất lượng nguồn nước
61
3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi
64
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
64
C. Ghi nhớ
65
Bài 5: TỔ CHỨC, THEO DÕI XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ
66
A.Nội dung

1. Xác định loại ao nuôi
66
2. Xác định ao xử lý nước thải, khu chứa bùn thải
73
3. Tổ chức theo dõi thi công
74
B. Câu hỏi và bài tập thực hành

80
C. Ghi nhớ
81
Bài 6: XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH VÀ LẮP ĐẶT BÈ NUÔI CÁ
82
A.Nội dung

1. Xác định loại bè nuôi cá
82
2. Chuẩn bị vật liệu làm bè
87
3. Tổ chức thi công bè nuôi cá
92
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
103
C. Ghi nhớ
103
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun
104
6


II. Mục tiêu

III. Nội dung chính của mô đun
105
IV. Hướng dẫn đánh giá bài tập, bài thực hành
105

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
116



7


MÔ ĐUN
XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN
Mã mô đun: MĐ01

Giới thiệu mô đun
Mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên nhằm hướng dẫn cho học
viên biết được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên liên quan đến kỹ
thuật nuôi cá lăng, cá chiên trong ao hay bè, thực hiện được việc chọn địa điểm xây
dựng ao, đặt bè nuôi cá, thiết kế và tổ chức thi công xây dựng ao, lắp ráp bè nuôi
cũng như các cách cấp cứu người bị nạn sông nước. Mô đun có các bài Tìm hiểu
một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên, An toàn lao động trên sông nước,
Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá, Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá, Tổ chức, theo
dõi xây dựng ao nuôi cá và bài Xác định loại hình và lắp đặt bè nuôi cá.
Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học và học viên được thực
hành tại các khu vực nuôi cá ao, khu vực sông nuôi cá bè và cơ sở lắp ráp bè nuôi
cá. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc xây dựng ao, lắp đặt
bè.
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng
thực hành các bước công việc chọn địa điểm nuôi cá, thiết kế và tổ chức thi công

ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên và an toàn lao động trên sông nước.
Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học
đầy đủ thời lượng của mô đun.












8



Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN

Mã bài: MĐ01-01

Ở Việt Nam có khá nhiều loại cá lăng thường được nuôi là cá lăng chấm, cá lăng
nha, cá lăng vàng, cá lăng nghệ,…
Cá lăng chấm sống ở tầng đáy, có kích thước lớn, tối đa tới 40kg/con, thường
gặp cỡ 1 - 4kg. Cá phân bố ở các sông lớn ở phía Bắc như sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Lam tới sông Trà Khúc.
Cá lăng nha phân bố rộng ở Ấn Độ Dương và ở các nước Đông Nam Á. Tại

Việt Nam chúng sống ở các sông như sông Mêkông, sông Đồng Nai.
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt
và lợ nhẹ thuộc miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long.
Cá chiên sinh sống tại khu vực nam và đông nam châu Á. Phân bố ở lưu
vực sông Ấn ở Pakistan và Ấn Độ, kéo dài về phía đông tới lưu vực sông
Hồng ở Việt Nam và về phía nam bán đảo Mã Lai và Indonesia.
Việc tìm hiểu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của 2 loài cá này và sự khác
nhau giữa chúng là cần thiết cho người học nghề.
Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên;
- Nhận biết được cá lăng, cá chiên qua hình dạng ngoài của cá;
- Mổ và nhận biết được nội tạng của cá lăng, cá chiên.
A. Nội dung
1. Mô tả hình dạng ngoài
Cá lăng và cá chiên là cá da trơn (thân không có vẩy).
9



Hình 1.1.1 Hình dạng ngoài của cá chiên

Cá lăng chấm là loài cá quý, có giá trị kinh tế cao, thịt ngon. Cá đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) với mức độ đe doạ bậc V và danh sách các loài
cần bảo vệ của ngành Thuỷ sản từ năm 1996. Cần nghiên cứu kỹ hơn về loài cá
này và sớm tạo được cá giống phục vụ cho các vùng nuôi và bổ sung phục hồi
nguồn lợi tự nhiên.






Hình 1.1.2. Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus)

Trong các loài cá nước ngọt bản địa có giá trị kinh tế thì cá lăng nha (Mystus
wyckiioides) là một loài đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cá thích nghi
với môi trường nước ngọt hoặc lợ nhẹ thuộc lưu vực các sông Đồng Nai, Sài Gòn
và sông Cửu Long.

10





Hình 1.1.3 Cá lăng nha (Mystus wyckiioides)

Cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus) là một trong những loài cá lăng hiện diện ở
các thủy vực thuộc miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong
những loài cá bản địa có thịt thơm ngon và bổ dưỡng thường bị khai thác nghiêm
trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm thấp.




Hình 1.1.4 Cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus)

Cá chiên là một trong số các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, được
xếp vào dạng “ngũ quý” cùng với cá lăng chấm, cá bỗng, cá anh vũ, cá rầm
xanh. Những năm gần đây, do việc khai thác cá chiên quá mức và sử dụng dụng
cụ không đúng quy cách như xung điện, đánh bắt cá bằng lưới mau, lưỡi câu

nhỏ nên nguồn lợi cá chiên suy giảm nghiêm trọng.

11







Hình 1.1.5. Cá chiên ( Bagarius yarrelli)
Bảng 1.1.1 Phân biệt cá lăng và cá chiên
Chi tiết
Cá lăng
Cá chiên
Đầu
Đầu rộng, bẹt và tương đối
dài.
Đầu rộng, bẹp vừa phải hoặc
bẹp nhiều
Râu
Có 2 râu hàm trên màu trắng
kéo dài đến vây hậu môn. 2
râu hàm dưới cũng màu
trắng.

Có 4 đôi râu (1 đôi râu mũi, 1
đôi râu hàm, và 2 đôi râu cằm).
Râu hàm phát triển rộng bẹt và
có chiều dài lớn nhất

Miệng
Miệng rộng.
Miệng rộng, hình cung rõ ràng.
Răng
Răng thuộc loại răng lá mía
Răng nhọn, hình dùi. Mút răng
hàm dưới thành dải rộng, mút
hai bên hướng về phía sau và
kéo dài. Đai răng hàm trước
tương đối hẹp. Xương vòm
không có răng.
Hình dạng
thân
Có hình dáng giống cá trê,
thân thuôn dài về hướng đuôi
Phía trước thân thô lớn và dẹp
bằng, phía sau tròn.
Màu sắc
Thân màu xám, phần lưng
Ở môi trường nước trong cá có
màu nâu đen, trong môi trường
12


thân
thẫm hơn phần bụng.
nước đục cá có màu vàng nâu.

2. Mổ cá
2.1. Mổ quan sát xoang bụng cá

- Dụng cụ:
Bộ dao, kéo, kẹp giải phẫu
Khay nhựa
Khăn vải sạch

Hình 1.1.6. Bộ dao, kéo, kẹp giải phẫu
- Thực hiện:
Bước 1:
Tay trái giữ thân cá ở phần lưng, bụng cá hướng về phía người mổ.
Lau khô thân cá bằng khăn vải sạch.
Dùng kéo thẳng cắt một đường từ hậu môn dọc theo bụng về phía đầu đến gần
mang cá. Không đưa mũi kéo vào quá sâu để tránh cắt vào ruột cá.
Bước 2: Dùng kéo cong cắt từ hậu môn lên phía lưng cá thành đường cong theo
xoang bụng đến cột sống. Cắt sát cột sống về phía trước đến gần mang thành
đường cong kết thúc ở điểm cuối của đường cắt trước.
Bước 3: Đặt cá vào khay nhựa. Dùng khăn vải thấm bớt máu cá trong xoang
bụng.
Bước 4: Nhẹ nhàng gỡ khối nội tạng (gan, ruột, khối mỡ …) và quan sát các bộ
phận.
2.2. Nội tạng của cá

13



Hình 1.1.7. Sơ đồ các bộ phận bên trong của cá
Trong xoang bụng của cá có tim, dạ dày, gan, mật, ruột, bóng bơi, tuyến sinh
dục (buồng trứng, túi tinh). Sát và dọc theo xương sống là thận cá.
3. Đặc điểm sinh học
3.1. Phân bố

- Cá lăng sống ở tầng đáy, có kích thước lớn, tối đa tới 40kg/con, thường gặp cỡ 1
- 4kg. Ở Việt Nam cá phân bố trên các sông lớn ở phía Bắc như sông Hồng, sông
Thái Bình, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Lam tới sông Trà Khúc - Quảng Ngãi.
Trên thế giới cá thường gặp ở Trung Quốc và Lào.
- Cá Chiên sống ở đáy của những nơi nước chảy xiết, có nhiều ghềnh thác. Cá
chiên phân bố rộng trong hệ thống sông Hồng, giới hạn hạ lưu xuống tận Hưng
Yên nhưng có nhiều ở khu vực thượng lưu và trung lưu các con sông, suối. Hiện
nay, vùng phân bố của cá Chiên bị thu hẹp chỉ còn chủ yếu ở vùng thượng lưu, nơi
có nhiều ghềnh thác hiểm trở như Lai Châu trên sông Đà, Lào Cai trên sông Thao,
Hà Giang trên sông Lô, ở sông Hồng. Nơi có nhiều cá Chiên hơn cả là thượng
nguồn sông Gâm từ Na Hang tới Bắc Mê.

14





Cá lăng được nuôi trong bè ở
miền Đông Nam bộ.

Hình 1.1.8. Cụm bè nuôi cá trên hồ



Cá được nuôi trong lồng ở
miền Bắc.
Hình 1.1.9. Cụm lồng nuôi cá trong hồ
3.2. Các yếu tố môi trường sống
Cá sinh trưởng tốt ở nước ngọt, pH nước từ 7 – 8. Do cá không có cơ quan hô

hấp phụ nên đòi hỏi hàm lượng oxy hòa tan phải cao (> 3mg O
2
/l).
Nhiệt độ thích hợp là 26 - 32
0
C.
Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp để cá phát triển tốt là 5 - 8mg/l.
3.3. Đặc điểm dinh dưỡng
3.3.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Cơ thể cá muốn hoạt động bình thường phải có nguồn thức ăn cung cấp liên tục.
Thức ăn đó là nguồn năng lượng, là vật liệu xây dựng được sử dụng trong quá trình
sinh trưởng, phát triển, sinh sản. Quá trình tiêu hóa được thực hiện nhờ vào cơ
quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Cá bắt mồi bằng miệng và sau đó bị phân tách nhỏ
một phần trong thực quản. Khi thức ăn vào tới dạ dày, nó bị phân giải tiếp. Tại ruột
15


quá trình tiêu hóa được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành
ruột cung cấp cho cơ thể, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua lỗ hậu
môn.
Cơ quan nội tạng của cá gồm:




Hình 1.1.10. Nội tạng của cá lăng, cá chiên
3.3.2. Tính ăn
Cá lăng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, cá thường chui rút vào các hốc cây
để tìm thức ăn. Trong tự nhiên cá thích ăn các loài cá nhỏ và giáp xác, trong quá
trình nuôi có thể tập cho cá ăn thức ăn nổi.

Cá Chiên lúc còn nhỏ ăn các loại côn trùng sống dưới nước, khi lớn lên chúng
ăn chủ yếu là cá. Cá chiên từ 7cm đã bắt đầu ăn cá con. Trong thực tế ngư dân
dùng các loại cá cỡ từ 100g – 200g làm mồi để câu cá chiên. Trong nuôi dưỡng thử
16


nghiệm trong lồng, cá Chiên ăn mạnh các loại thức ăn như: giun đất, tôm, cá vụn,
bì lợn luộc.
3.4. Đặc điểm sinh trưởng
- Cá lăng năm thứ nhất cá lớn chậm hơn năm thứ hai, cá 1 năm tuổi đạt trọng
lượng 0,7 - 1 kg, 2 năm tuổi đạt 1,5 – 3kg.
- Cá Chiên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong 3 năm đầu cá Chiên đực lớn
nhanh hơn sau đó cá cái lớn nhanh hơn. Cá Chiên tăng nhanh khối lượng từ sau
năm thứ 3, từ 3 - 7 tuổi trung bình đạt từ 700 - 1200g/năm, trong giới hạn 13 tuổi,
cá càng lớn tăng trọng càng nhanh, 13 tuổi cá đạt 30kg. Cá chiên có tốc độ tăng
trưởng sai khác nhau nhiều, sự sai khác lớn này có thể do cá Chiên bắt mồi thụ
động, ít di chuyển xa nên nơi nào có thức ăn phong phú thì cá lớn nhanh, nơi có
thức ăn nghèo nàn thì cá lớn chậm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên.
Bài thực hành 1.1.1. Mổ và nhận biết được cơ quan bên ngoài và nội tạng của cá
lăng, cá chiên.
Mục tiêu:
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc
nhận biết các bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá.
C. Ghi nhớ
Cá lăng, cá chiên thích hợp trong nuôi ao, lồng bè.
17



Bài 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC
Mã bài: MĐ01-02

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mà công nhân, cán bộ phải
thường xuyên làm việc trên sông nước hoặc thường xuyên phải qua lại các sông,
ngòi, khe, suối ở sông, hồ, đầm được xếp vào nhóm nghề đặc biệt nặng nhọc,
nguy hiểm.
Nghề nuôi cá lăng, cá chiên trong ao, bè phải làm việc trên môi trường sông
nước với thời gian bất kỳ trong ngày. Những khi có sự cố cho cá hoặc bất thường
về thời tiết, dù là ban đêm, người nuôi cá phải có mặt tại ao, bè để xử lý.
Trong những điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó, ý thức về an toàn
và tuân thủ các quy định an toàn lao động, thành thạo cách cấp cứu ngạt nước là rất
cần thiết.
Mục tiêu:
- Nêu được quy định an toàn lao động trong nghề nuôi cá;
- Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động và thực hiện được việc cấp cứu tại
chỗ người bị nạn;
A. Nội dung
1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá
1.1. Quy định đối với người sử dụng lao động
- Đảm bảo ao, bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ an toàn cho người lao động.
- Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc người lao động trên ao, bè nuôi cá thực hiện các
quy định về an toàn lao động, nhất là người mới làm việc.
Phân công người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc trên sông
nước.
- Bố trí nhóm ít nhất hai người để thực hiện các công việc trên sông nước.
- Khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị phương tiện

bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
18


- Không sử dụng lao động nữ, có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi vào các
việc phải ngâm mình trong bùn, nước, nhất là bùn, nước dơ.
1.2. Quy định đối với người lao động
- Phải có đủ sức khỏe để làm việc trên sông nước.
- Chấp hành các quy định an toàn lao động ở cơ sở nuôi cá.
- Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, ao, bè cá không đảm
bảo an toàn.
- Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc.
- Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn.
2. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động nghề cá
2.1. Trang bị bảo hộ lao động
- Quần áo lao động phổ
thông
- Quần áo chống rét
- Áo mưa
- Áo phao
- Ủng cao su
- Giày vải thấp cổ
- Găng tay (vải dầy, cao su)
- Mũ, nón chống rét, mưa
nắng
- Mũ bảo hộ
- Khẩu trang






19


Hình 1.2.1. Một số trang bị bảo hộ lao động
2.2. Cách sử dụng áo phao
Áo phao được làm từ vải không thấm nước, bên trong được lót các tấm xốp để
tạo lực nâng cho áo.
Vòng quanh thân áo là các dây đai với khóa ở đầu dây. Dây đai để giữ chặt áo
quanh thân người khi mặc.
Một số loại áo có thêm dây đai choàng qua đùi ở phía dưới áo.
Áo phao còn trang bị thêm còi, đèn chớp sáng cấp cứu.

Thao tác mặc áo phao như sau:
- Dùng ngón cái và ngón trỏ ấn mạnh
vào phần giữa khóa trước ngực để mở
khóa.


Hình 1.2.2 a



- Nới rộng phần dây choàng qua đùi.

Hình 1.2.2 b
20





- Điều chỉnh khóa ở hai bên hông bằng
cách kéo phần dây còn thừa ở đầu khóa ra
phía trước hoặc sau.

Hình 1.2.2 c


- Mặc vào người.

Hình 1.2.2 d



- Dùng hai tay ấn đầu khóa lại.

Hình 1.2.2 e
21





- Vòng hai dây qua đùi và ấn khóa lại.
Điều chỉnh dây cho vừa với đùi.
Thực hiện cho cả hai đùi.

Hình 1.2.2 f




- Dùng còi thổi để kêu hỗ trợ.



Hình 1.2.2 g
Hình 1.2.2. Cách mặc áo phao
3. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước
3.1. Đưa người bị nạn vào bờ
- Hô to khi phát hiện có người rơi xuống nước để nhờ người hỗ trợ.
- Đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ:
Là cách tốt nhất nếu người cứu nạn bơi chưa giỏi.


- Quăng dây kéo người bị nạn
vào bờ.

Hình 1.2.3 a
22





- Kéo người bị nạn bằng
nhánh cây.

Hình 1.2.3 b



- Ném can nhựa rỗng cho
người bị nạn.

Hình 1.2.3 c



- Đưa người bị nạn lên ghe.

Hình 1.2.3 d


- Nắm tay nhau để kéo người
bị nạn vào bờ.
Người đứng đầu hàng cần
bám chắc vào gốc cây trên bờ.
Hình 1.2.3 e
Hình 1.2.3. Các cách đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ
23


- Bơi dìu người bị nạn vào bờ
Chỉ thực hiện khi người cứu nạn bơi giỏi và sức khỏe tốt.
- Xốc nách
Nạn nhân nằm ngửa, người
cứu nạn bơi ở một bên, một tay
giữ chặt nách bên kia nạn nhân,
một tay bơi vào bờ.
Người bị nạn phải còn tỉnh

táo và có thể quạt tay hỗ trợ
người cứu nạn

Hình 1.2.4. a
- Nâng cằm
Nâng cằm để người bị nạn
ngửa hẳn mặt lên, mũi ở trên
mặt nước.
Người cứu hộ có thể dùng
tay còn lại để bơi vào bờ.
Áp dụng cho những người bị
nạn có cơ thể hơi to, mập.

Hình 1.2.4. b

- Nắm tóc trán
Từ phía sau, người cứu nạn
dùng tay nắm ngay chùm tóc
phía trên trán, giật ngửa đầu
người bị nạn ra đằng sau.

Hình 1.2.4. c
24


- Nắm cổ áo
Nắm cổ áo, nếu người bị nạn
còn mặc đầy đủ quần áo.

Hình 1.2.4. d

- Nâng đầu
Người cứu nạn dùng hai tay
nâng đầu người bị nạn đã bất
tỉnh nổi lên mặt nước, bơi ngửa
bằng 2 chân và kéo vào bờ.

Hình 1.2.4. e
- Nâng người
Người bị nạn có thể trạng
nhỏ, đã bất tỉnh.
Người cứu nạn dùng ngực để
đỡ đầu, hai tay xốc dưới nách
cho người bị nạn nằm sải với tư
thế thoải mái, bơi bằng hai chân
đưa nạn nhân vào bờ.

Hình 1.2.4. f
Hình 1.2.4. Các cách bơi dìu người bị nạn
3.2. Hà hơi thổi ngạt
Ngạt nước (đuối nước) là tình trạng nước tràn vào phổi làm cho các cơ quan bị
thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Do vậy, cần xử trí
khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm đầu thấp cho nước
thoát ra. Lấy khăn mềm bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng nạn nhân. Thay
quần áo, ủ ấm, xoa nóng người. Sau đó, cho uống nước trà đường nóng.

×