Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

giáo trình trồng bầu bí dưa chuột mô đun trồng bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 102 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BÍ
MÃ SỐ: 03
NGHỀ: TRỒNG BẦU, BÍ, DƯA CHUỘT
Trình độ: Sơ cấp nghề











2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03


























3
LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu

đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”. Đối tượng người học là lao động nông
thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy,
chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp
những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú
trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện
công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn
trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các
nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích
nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng trồng bầu, bí,
dưa chuột. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ
thuật trồng bầu, bí, dưa chuột.
Chương trình đào tạo nghề “Trồng bầu, bí, dưa chuột” cùng với bộ giáo
trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã
cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất bầu, bí, dưa
chuột tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người
đã, đang và sẽ trồng bầu, bí, dưa chuột .
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng
2) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc bầu
3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc bí
4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc dưa chuột
5) Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa
học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất bầu, bí, dưa chuột.
Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán
bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện,
Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô
giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn
thành bộ giáo trình này.
Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây bí” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo
cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật, xử lý hạt giống, gieo hạt,
trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại.

4
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

5
MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BÍ
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc bí” có thời gian học tập là 90 giờ, trong đó
có 20 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra.
Mô đun trồng và chăm sóc bí cung cấp cho học sinh các kiến thức và kỹ năng
nghề để thực hiện các công việc: Tạo cây giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc vườn ươm,
vườn sản xuất có hiệu quả đối với nhóm cây bí.

BÀI 01: TRỒNG BÍ XANH
Mã bài: MĐ3 - 01
Mục tiêu:
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh;
- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây bí xanh và lựa chọn,

thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;
- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây
đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc bí xanh;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Giới thiệu về quy trình

- Chuẩn bị hạt giống
- Chuẩn bị cây giống
- Chuẩn bị đất trồng
- Lên luống vườn ươm, vườn trồng

- Gieo hạt
- Trồng cây
- Tưới nước giữ ẩm

- Bón phân
- Tưới nước
- Làm cỏ
- Phòng trừ sâu bệnh

- Thời điểm thu hoạch
- Phương pháp thu hoạch

CHUẨN BỊ TRỔNG
TIẾN HÀNH
TRỒNG
CHĂM SÓC
THU HOẠCH


6
- Tiêu chuẩn chất lượng
Hình số 3.1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất bí xanh

B. Các bước tiến hành trồng bí xanh
3.1. Đặc điểm thực vật học cây bí xanh
Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng là loại rau mùa hè. Ngoài giá
trị nấu nướng, quả bí xanh còn là nguyên liệu tốt cho thực phẩm bánh kẹo. Do
có lớp vỏ dày, cứng, hàm lượng nước thấp, bí xanh có khả năng vận chuyển và
bảo quản tốt, là loại rau dự trữ cho thời kỳ giáp vụ và cho các vùng khan hiếm
rau. Trong những năm qua cây bí xanh được mở rộng và cho hiệu quả kinh tế
cao ở các tỉnh ĐBSH (Hải Dương 1.600- 1.800ha/năm, Thái Bình 1.200-
1.500ha/năm, Nam Định 1.300- 1.400 ha/năm ), cho thu 90-150 triệu
đồng/ha/vụ.
Thời gian sinh trưởng 90-120 ngày, tùy vào giống và mùa vụ.
Tên khoa học: Benincasa Cerifira Savi
Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).

Hình số 3.1.2: Cây bí xanh
Bí xanh là cây ưa ấm thuộc họ bầu bí, dây leo, lá mọc cách, thân có màu
xanh, phủ một lớp lông cứng và dày
Lá xanh đậm, dầy phủ lông cứng; phiến lá xẻ 5 thùy; hoa màu vang, đơn
tính cùng gốc thụ phấn nhờ côn trùng.

7
Quả non màu xanh đậm, đặc ruột, cơm dày và ít hạt phủ lớp lông dài
cứng, trái già màu xanh đen, rụng lông phủ một lớp phấn trắng. Hình thù quả
tùy thuộc vào chủng loại giống. Loại quả bí đao nhỏ, thuôn dài, khi già vỏ ngoài
lục xám và cứng, không có phấn trắng. Các loại bí gối có quả to, dày cùi, nhiều
ruột, quả già có phủ phấn trắng.

Hoa màu vàng, đơn tính
cùng gốc


Hình số 3.1.3: Hình thái hoa của cây bí xanh


Hình số 3.1.4: Quả bí xanh
Đặc điểm của bí xanh là thân lá phát triển mạnh, nhiều nhánh, phân
nhánh đến cấp 4-5. Rễ rất phát triển và thường ăn rộng ra chung quanh. Trên
các đốt thân có thể ra rễ bất định.
Bí xanh có khả năng chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển. Thời kỳ cây
con đến ra hoa cần yêu cầu độ ẩm đất 65 – 70%, thời kỳ ra hoa kết quả cần độ
ẩm đất 70 - 80 %.

8
Bí xanh chịu úng kém, thời kỳ phát dục ra hoa kết quả gặp độ ẩm lớn do
mưa hoặc tưới không hợp lý sẽ gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20 - 30°C,
ưa ánh sáng mạnh. Ở nhiệt độ thấp, trời âm u cũng dễ gây rụng hoa, rụng quả.
Bí xanh có thể sống được cả ở vùng đất thịt vừa, hơi nặng song tốt nhất ở trên
đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 – 7,5.
3.2. Thời vụ trồng
Bí xanh có thể trồng quanh năm ở tất cả các vùng sinh thái. Tuy nhiên tuỳ
theo chế độ đất và nước của từng vùng, bố trí thời vụ thích hợp để thời kỳ ra
hoa, ra quả tránh bị úng hoặc gặp hạn kéo dài.
- Vụ Xuân gieo trồng vào tháng 1.
- Vụ Hè gieo trồng vào tháng 5-6. Ở vùng không chủ động nước gieo
trồng đầu tháng 4 đến tháng 5.
- Vụ Thu gieo trồng vào tháng 9-10.

- Vụ Đông: Vùng miền núi ấm trồng bí xanh vào đầu tháng 10, sau khi đã
thu hoạch lúa mùa sớm.
3.3. Các dạng giống bí xanh
Bí xanh có nhiều dạng. Các dạng thường trồng là:
- Bí trạch: Quả thon nhỏ,
trọng lượng trung bình mỗi quả là
5 - 7 kg. Quả có cùi dày, đặc ruột,
Thịt quả có tỷ lệ nước ít, ăn đậm,
ngọt thời gian cất trữ được lâu.
Hình số 3.1.5: Bí trạch


- Bí bầu: Quả cong dài,
trọng lượng mỗi quả là 8 - 12 kg.
Quả có cùi mỏng, ruột xốp. Thịt
quả có tỷ lệ nước cao, ăn có vị
chua. Loại quả này có năng suất
cao, nhưng khả năng cất trữ kém.
Hình số 3.1.6: Bí bầu



9
- Bí lông: Quả thẳng dài, quả to
như quả bí bầu, năng suất cao. Cây có
đặc tính chống chịu sâu bệnh khá. Bí
lông có đặc điểm là chín sớm. Sau khi
gieo một tháng cây dài 50 -60 cm. Từ
lá thứ 6-7 đã có quả, sau đó cứ 3-4 lá
lại có quả. Quả nhiều, mỗi cây có 3-5

quả, bình quân mỗi quả nặng 2-5 kg.


Hình số 3.1.7: Bí lông
3.4. Tạo cây giống
3.4.1. Chuẩn bị đất trồng(xem tài liệu MDD01-Chuẩn bị đất trồng)
3.4.2. Xử lý hạt giống
a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp



Hình số 3.1.8: Túi hạt giống bí xanh
- Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống
- Hạt không có mầm mống sâu bệnh
- Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %
- Không lẫn tạp, cỏ dại

10
- Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt / m
2

Chú ý: - Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó
phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 – 1 cm lên trên mặt luống.
- Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt.
b, Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Thời điểm xử lý: trước khi gieo hạt
- Cách xử lý:
Bước 1: Thúc mầm hạt giống
- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35
0

( 2 sôi + 3 lạnh)
Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 8 giờ
Bước 3: Vớt hạt để giáo nước
Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào
bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước
Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 – 29
0
C
Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm
3.4.3. Gieo hạt
a, Gieo trực tiếp ra luống
Bước 1: Xác định lượng hạt
- Lượng hạt giống cần cho 1 ha là 1,2 kg (30g/sào), mỗi lỗ gieo 1 hạt

Bước 2: Gieo hạt
- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng
Bước 3: Lấp hạt
- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm
- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho
đất phủ kín hạt
Bước 4: Phủ luống
- Sau khi lấp hạt xong dùng
+ Trấu, Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống
Bước 5: Tưới nước
- Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm
-Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát
Lưu ý:
- Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài

11

- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu
- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn
hạt với đất bột)
b,Gieo vào bầu
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to)
thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu
+ 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột.
Bước 2: Cho đất vào bầu ươm
Bước 3: Xử lý hạt giống
Bước 4: Bỏ hạt giống vào bầu ươm

Hình số 3.1.9: Cây bí xanh được gieo ở trong bầu
3.4.4. Chăm sóc cây giống
a. Làm giàn che:
- Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt
- Chỉ che khi trời có mưa to
b. Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống
- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm
- Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh

12
+ Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
- Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
c. Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:
+ Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch
+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1
khoảng 5 ngày)
Lưu ý:
- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống
chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém
Tuổi cây con: 10-15 ngày (nhú lá thật đầu tiên) đem trồng là tốt nhất.
d. Phòng trừ sâu bệnh hại
* Bệnh hại:
- Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau:
Bệnh héo chết cây con (bệnh lở cổ rễ, bệnh thối gốc)


Hình số 3.1.10: Bệnh héo chết cây con (bệnh lở cổ rễ, bệnh thối gốc)

13
Triệu chứng
Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũng,
cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc
đến có 1 – 2 lá thật.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
Điều kiện phát sinh, gây hại
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, trên đất
cát nhiều hơn đất thịt.
Nấm không chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái.
Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại,
lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa.
Biện pháp phòng, trừ

+ Xới đất vun gốc kịp thời cho gốc cây thông thoáng.
+ Mật độ gieo không quá dày
+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót
+ Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng
+ Dùng các thuốc gốc đồng hoà nước phun ướt đẫm hố trước khi trồng có
tác dụng diệt nấm hạn chế bệnh rất tốt.
+ Khi bệnh phát sinh phun các thuốc đặc trị nấm như Validacin 5L, Anvil
5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%o; Copper -B 2 - 3%o, Tilt super 250
ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa đều trị được bệnh
này).





Hình số 3.1.11: Nhóm thuốc đặc trị nấm
* Sâu hại
- Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau:
+ Dế
+ Kiến

14
+ Sâu xám



Hình số 3.1.12: Các loại sâu hại gây hại vườn ươm
- Biện pháp phòng
+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo
+ Luân canh cây trồng nước

- Biện pháp trừ: Tungatin 1.8 EC, Vertimec 0,84 SL



Hình số 3.1.13: Nhóm thuốc trừ sâu hại vườn ươm
3.4.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng
- Cây đem ra trồng
+ Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng,
+ Không bị sâu bệnh và dập nát
+ Sau khi cây gieo được 10– 15 ngày

15

Hình số 3.1.14: Tiêu chuẩn cây bí xanh đem trồng
Lưu ý:
- Khi cây con được 2-3 lá thật (lá nhám) có thể đem trồng. Trước khi
đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuốc BVTV như Thane M 80WP,
Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME.
- Nên trồng vào những ngày có mây râm mát hoặc buổi chiều.
4. Trồng ra ruộng sản xuất
4.1. Chuẩn bị đất trồng (Tham khảo giáo trình MĐ01)
Bước 1: Dụng cụ làm đất
Bước 2: Cày đất
Bước 3: Làm đất nhỏ
Bước 4: Lên luống
Bước 5: San phẳng mặt luống
Bước 6: Cuốc hố bón phân lót
- Loại phân được dùng để bón lót
Bảng 1.1. Lượng phân bón lót cho cây bí xanh


Lần bón
Loại phân
Lượng ( kg/360
m
2
)
Cách bón
Bón lót
(trước khi
trồng 3 -7
`- Vôi bột
30
Vãi đều trên mặt
trước khi lên luống
- Phân
300


16
ngày)
chuồng ủ
- Lân lâm
thao
- Kali
15
2
Trộn đều bón hốc
hoặc bón rãnh

Hình số 3.1.15: Bón phân lót

Lưu ý:
- Đất trồng bí xanh tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày
- Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh
4.2. Mật độ, khoảng cách trồng
Nếu làm giàn nên trồng luống rộng: 1,5 - 2,0 m; khoảng cách trồng 40 -
50 x 80 cm (cây cách cây 40 – 50 cm và hàng cách hàng 80cm).
Nếu không làm giàn (cây bò trên mặt luống) lên luống rộng trên 3,5m;
trồng 2 hàng giữa luống, khoảng cách trồng (cây x cây) 40 - 50 cm, hàng trồng
cách mép luống 15 - 20cm (hàng x hàng 2,5 - 3m).
Chú ý nếu trồng bí bò cần có rơm, rạ,… phủ mặt luống cho bí bò và đỡ
quả.
4.3. Trồng cây
- Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm
- Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước


17

Hình số 3.1.16: Cây bí xanh sau trồng
4.4. Phân bón
4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho cây bí xanh
- Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà đã được ủ xử lý)
- Phân hóa học:
+ Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên
chất 46 %
+ Phân kali: Thường dùng phân kali đỏ (kali clorua có hàm lượng kali
nguyên chất là 60%)
+ Phân lân: Có 2 loại phân lân
- Lân nung chảy (14-16% P
2

O
5
)
- Lân super (16-18% P
2
O
5
)
+ Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại:
- BioGro bón qua rễ
- BioGro bón qua lá
4.4.2. Lượng phân bón cho cây bí xanh
Phải đảm bảo lượng phân cân đối giữa N, P, K.
Lượng phân cần cho 1ha:
Phân chuồng hoai mục: 15-20tấn

18
Phân đạm: 250-300 kg
Phân lân: 450-500 kg
Phân kali: 250-300 kg.
Bảng 1.2. Lượng phân bón thúc cho cây bí xanh
( đơn vị tính cho 1ha)
Lần bón
Loại phân
Lượng
( kg/ha)
Cách bón
Bón thúc lần 1
( Sau khi cây mọc
30-40 ngày)

Vi sinh BioGro
30 – 40
Bón xung
quanh gốc rồi
lấp đất
Bón thúc lần 2
(Sau khi cây ra quả
rộ)
Phân đạm
NPK
1
2
Bón xung
quanh gốc
Bón thúc lần 3
( Khi cây ra quả sinh
trưởng phát triển
kém)
Lượng phân còn lại
Lượng phân
còn lại
Lượng phân
còn lại
Chú ý:
- Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch
4.5. Chăm sóc
4.5.1. Trồng dặm:
Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi
chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.


19

Hình số 3.1.17: Trồng dặm cho cây bí xanh
4.5.2.Tưới tiêu nước:
+ Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục
+ Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, nên
chú y cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập
úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông
nghiệp có thể 3 - 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

Hình số 3.1.18 : Tưới rãnh cho cây bí xanh

20
4.5.3. Đôn dây
Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí
quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này
giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền. Khi bí bắt đầu ra hoa thì
ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất.
4.5.4.Làm giàn
+ Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh
thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Có thể làm giàn hình chữ U
ngược hoặc làm giàn hình chữ A cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc
để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.


Hình số 3.1.19: Làm giàn hình chữ A cho cây bí xanh
4.5.5. Sửa dây:
Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc,
nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm
sâu bệnh và tăng đậu trái.

Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều.
Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập
trung dinh dưỡng nuôi trái.
- Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

21

Hình số 3.1.20: Bón phân cho cây bí xanh
4.5.6. Thụ phấn bổ sung
Hoa đực ở bí xanh rất nhiều gấp hơn 20 lần hoa cái, hoa đực có sớm hơn
hoa cái vài ba ngày. Khoảng 35 ngày sau khi trồng hoa cái bắt đầu nở. Hoa nở
vào buổi sáng sớm, thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây nở hoa không
cùng lúc mà hạt phấn chỉ thụ tinh trong vài giờ, vì vậy thụ phấn nhân tạo rất cần
thiết để đảm bảo năng suất. Ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực
lên nướm vòi nhụy. Không nên phun thuốc trừ sâu xông hơi mạnh trong thời
gian chấm nụ. Mỗi cây thường để 1 - 3 trái tùy theo khoảng cách trồng và độ
phì của đất.
Các loại hoa đực, hoa cái thường nở rộ vào khoảng 7-8 giờ sáng đối với
vụ xuân hè và 9-10 giờ sáng với vụ thu đông, đây là những thời điểm thụ phấn
bổ sung tốt nhất(kéo dài trễ hơn thì tỷ lệ đậu trái kém hơn hoặc không đậu). Vào
lúc thời tiết thuận lợi khô ráo ta tiến hành thụ phấn nhân tạo cho rau. Chọn
những hoa cái hoàn chỉnh, nhuỵ hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhuỵ, cánh hoa,
không bị sâu, bệnh hại ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn. Lấy hoa
đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhị đực phân thuỳ có bao phấn to màu vàng sáng ở
cây này để thụ phấn cho hoa cái cây kia phát huy được ưu thế lai, quả sẽ to, đẹp
hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.
Dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5cm, cắt hoặc vặt
hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhị có bao phấn, chấm nhẹ đầu nhị của hoa
đực vào núm nhuỵ của hoa cái sao cho hạt phấn màu vàng mịn từ hoa đực bám
vào núm nhuỵ hoa cái là đạt yêu cầu.


22
Vào mùa mưa, sau khi thụ phấn nên dời những nụ cái lên chỗ cao ráo
không bị đọng nước tránh bị rụng thối trái, khi trái đã lớn nên dùng rơm rạ, cỏ
khô lót để trái không bị hư và có màu sắc tươi đẹp.
Để đạt tỷ lệ đậu quả cao, trước và sau khi thụ phấn nhân tạo cho bí cần
cung cấp đầy đủ và cân đối các loại phân bón, nước tưới và phòng trừ tốt các
loại sâu, bệnh hại theo qui trình kỹ thuật của cơ quan nông nghiệp địa phương
hướng dẫn.
4.6. Phòng trừ dịch hại
4.6.1. Phòng trừ cỏ dại
4.6.1.1. Đặc điểm và phân loại
Cỏ dại có khả năng lưu tồn rất cao, tồn tại trong điều kiện tự nhiên khí
hậu, đất đai, sinh vật khắc nghiệt. Sự tồn lưu của cỏ dại mạnh mẽ do: Sản xuất
nhiều hạt, tỉ lệ nảy mầm từ 10 – 80 %. Có thể tạo hạt tốt trong điều kiện khắc
nghiệt của môi trường như hạn, côn trùng gây hại; Sinh sản vô tính: Thân ngầm,
củ của cỏ đa niên có thể tồn tại hàng năm khi nằm sâu tới 1m dưới đất; Sự phát
tán: là phương tiện quan trọng cho sự tồn tại của cỏ, sự phát tán của hạt cỏ trong
hệ sinh thái khác nhau, mỗi loài chọn một cách để tồn tại.
Tuy nhiên đôi khi người ta sử dụng cỏ phục vụ mục đích con người như đồng
cỏ cho gia súc, phân xanh, nguyên liệu cho thủ công nghiệp, cây chỉ thị về ô
nhiễm môi trường (cỏ năng, lác – đất phèn), chống xói mòn (cỏ vertiver), bảo
vệ công trình thủy lợi, là nơi trú ngụ của các loài thiên địch của sâu hại sau thu
hoạch
Bên cạnh đó cỏ dại cũng gây không ít tác hại: Cạnh tranh với cây trồng về
không gian, dinh dưỡng, ánh sáng và độ ẩm trong đất làm giảm năng suất cây
trồng; Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, đến sức khỏe con người và gia súc;
Gây ô nhiễm, cản trở nguồn nước; Một số loài cỏ dại là nơi cư trú hoặc ký chủ
của sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng; Lẫn vào trong sản phẩm cây
trồng, trong hạt giống làm giảm giá trị hàng hóa; gây khó khăn cho canh tác,

tăng chi phí sản xuất.
Có nhiều cách để phân loại cỏ như: Dựa vào chu kỳ sống phân chia cỏ đa
niên, cỏ hàng niên; Dựa vào đặc điểm thân phân chia thành cỏ thân gỗ, cỏ bán
thân gỗ, cỏ thân thảo; Dựa vào môi trường sống…
- Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Theo cách phân loại này ta thấy có
hai nhóm cỏ: cỏ hàng năm và cỏ lâu năm.
+ Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm
ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này
thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
+ Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất
khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu,
khả năng sinh sản vô tính mạnh.

23
- Phân loại theo hình thái : Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp
(còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)
+ Cỏ một lá mầm có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên,
mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín
trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi
khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
+ Cỏ hai lá mầm thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường
là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
- Phân loại theo đặc điểm thực vật:
+ Nhóm cỏ hoà bản: Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn. Bản lá hẹp, dài,
gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân: Thường tròn
và rỗng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ: thường là rễ chùm,
ăn nông.
+ Nhóm cỏ chác, lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc
ruột có góc cạnh tam giác. Không phân biệt bẹ lá và phiến lá, lá đính trên thân
theo 3 hàng phía quanh thân. Phần gốc các lá tạo thành ống bao quanh thân.

+ Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá
sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau (gân lá hình mạng lưới đối với cỏ song
tử diệp và gân lá song song với đơn tử diệp).


Hình số 3.1.21: Nhóm cỏ hòa bản
Hình số 3.1.22: Nhóm cỏ lá rộng

Hình số 3.1.23: Nhóm cỏ cói lác

4.6.1.2. Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng

24

Hình số 3.1.24: Cỏ gà

Hình số 3.1.25: Cỏ gấu

Hình số 3.1.26: Cỏ tranh

Hình số 3.1.27: Rau rền cơm
4.6.1.3. Phương pháp diệt cỏ
- Không để cỏ tạo hạt trên đồng ruộng (cắt bông sớm)
- Sử dụng giống không lẩn hạt cỏ.
- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng
- Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ.
- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
- Biện pháp trừ: Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp
và dùng thuốc hoá học. Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ
được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể

sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác
nhau, không cực nhọc, vất vả như các biệp pháp làm cỏ khác.
Chủ yếu là các loại cỏ tranh, cỏ cú, cỏ ống, cỏ lá rộng và các loại cỏ khác
trong vườn cây cao su, cà phê, điều, vườn cây ăn trái các loại cỏ này mọc cao
ở trong vườn, nhiều, rậm rạp. Do đó nên sử dụng các loại thuốc như:
Vifosat 480 DD, Round up 480 SC, Lyphoxim 41 SL, Helosate 48 SL (nhóm
Glyphosat), Mamba 41 SL, Heroquart 278 SL (Paraquat dichloride), Dual 720
EC, Dual gold 960 EC, Ametrex 80 BHN, Sunrice 15 WDG, Vidiu 80 BTN.
Để phát huy hiệu quả của thuốc trừ cỏ cần chú ý:

25
- Pha thuốc với nước sạch, không có cát và bùn. Đảm bảo đúng lượng
nước theo khuyến cáo của nhãn thuốc.
- Nên phun khi cỏ còn thấp khoảng 1 gang tay ( 20 – 25 cm).
- Điều chỉnh vòi phun sao cho lượng nước thuốc phun phủ đều mặt cỏ và
đất cần diệt trừ. Nên dùng béc phun tia mịn để thuốc được trải đều trên thảm cỏ.
- Không phun thuốc dính vào các điểm xanh của cây trồng như lá, ngọn,
búp. (Chúng ta có thể dùng phễu gắn vào đầu béc phun để định hướng các tia
thuốc vào cỏ dại).
Đối với cỏ ruộng lúa: Có 2 loại thuốc để trừ cỏ:
- Trừ cỏ tiền nẩy mầm: có nghĩa là ta phun khi cỏ chưa nẩy mầm (phun từ
0 – 4 ngày sau gieo sạ)
- Trừ cỏ hậu nẩy mầm: khi cỏ mọc được 1 – 7 lá (6 – 20 ngày sau sạ).
Thuốc trừ cỏ chọn lọc( 1 – 2 nhóm cỏ), thuốc trừ cỏ không chọn lọc (diệt cả 3
nhóm cỏ).
- Đối với thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm và hậu nẩy mầm sớm: Virisi 25 SC,
Saturn 6H, Sunrice 15 WDG, Sofit 300 EC, Star 10 WP, Sirius 10WP, Meco 60
EC
- Đối với thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm: Viricet 300 SC, Vibuta 32 ND,
Nominee 10 SC, Ankilla 40 WP, Solito 320 EC, Pyanplus 6 EC, Targa super 5

EC
Để phun thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa cần chú ý:
- Chuẩn bị đất kỹ: ruộng cần phải bừa trục kỹ, mặt ruộng tương đối bằng
phẳng để thuốc phân bố đều và tiếp xúc tốt với cỏ.
- Quản lý nước:
+ Rút cạn nước, đất phải đủ ẩm trước khi phun thuốc.
+ Sau khi phun thuốc 2 – 3 ngày, cho nước vào ruộng, đất cần được giữ
ẩm tốt trong vòng 3 – 5 ngày sau khi phun, không để mặt bị khô, nứt nẻ. Nhằm
đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian tiêu diệt cỏ hữu hiệu.
- Phun càng sớm càng hiệu quả (đối với thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm).
- Phun đúng khuyến cáo trên nhãn của từng loại thuốc trừ cỏ.
- Không phun thuốc khi nhiệt độ ngoài trời dưới 20
0
C.
4.6.2. Phòng trừ sâu, bệnh hại
Thành phần sâu bệnh hại Bí xanh cũng rất phong phú nhưng mức độ gây
hại, thời điểm xuất hiện phụ thuộc nhiều vào giống, mùa vụ.
Một số sâu bệnh hại chính trên Bí xanh:
4.6.2.1. Bọ trĩ (Thrip spp.)

×