Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

LỊCH SỬ ĐÔ THỊ VIỆT NAM TỪ THỜI LẬP QUỐC ĐẾN THẾ KỈ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 28 trang )

TÊN ĐỀ TÀI
”ĐÔ THỊ VIỆT NAM TỪ THỜI LẬP QUỐC ĐẾN THẾ KỈ 19”
I. Bối cảnh :
I.1. Giới thiệu tóm tắt vị trí địa lý và tự nhiên :
a)Vị trí địa lý:Việt Nam (tên chính thức : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở
phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc,
phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển
Đông .
b)Điều kiện tự nhiên:
• Địa hình: Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và
Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Địa
hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp ven
biển. Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hàng
năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.
• Sông ngòi: Hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam
(Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long. Việt Nam cònc ó h ệ th ố n g s ô n g n g ò i p h â n bổ đ ề u k h ắ p từ bắc
t ớ i n a m v ớ i l ư u vực lớ n , hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt
bản địa.
• Khí hậu:Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao
và độ ẩm lớn,chia ra làm hai đới khí hậu lớn:
- Miền Bắc(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt ,
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
- Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của giómùa nên khí hậu
nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và
mùa mưa).
I.2. Giới thiệu tóm tắt lịch sử giai đoạn xây dựng :
• Giai đoạn nhà nước sơ sử :
1.Nước Văn Lang : cách đây hơn 4000 năm

các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng


nên nhà nước Xích Quỷ ở miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công
nguyên ,người Lạc Việt, lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực miền Bắc Việt Nam, đóng đô
ở Bạch Hạc - Phú Thọ,và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên.
Ghi chú : Lãnh thổ nhà nước Văn Lang
1 | P a g e
Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000
năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan, hoặc chỉ giành độc lập
ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận Bạch Đằng
do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938.
2.Nước Phù Nam: xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông.
Thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt
Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán
đảo Malaixia.Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào
lãnh thổ của Chân Lạp.
3.Vương quốc Lâm Ấp (sau này là vương quốc Cham Pa): tồn tại từ 192 đến 605. Sau năm 605, tình
hình nước Lâm Ấp không rõ cho đến thế kỷ thứ 8. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa và tôn
giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính
lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ 4, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ
• Giai đoạn nhà nước phong kiến :Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân
tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể
chế chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ
15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương
Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần
xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh sống, Việt Nam có ranh giới địa lý gần
như hiện nay vào năm 1757
Vương quốc Chăm Pa(hay Chiêm Thành) :thừa kế nước Lâm Ấp, được thành lập sau cuộc
nổi dậy chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam
(ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
2 | P a g e

Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên Vương quốc Cham Pa
suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh Sau khi quân đội nhà
Minh rút về, vương quốc Chăm Pa được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu
vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-
1832).
• Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt dưới sự chỉ huy của vua Lê Thánh Tông
năm 1471
• Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên
Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn.
4.Nước Chân Lạp( hay còn gọi là Cao Miên) :là nhà nước đầu tiên của người Khmer tồn tại trong
giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm
cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.Các vương quốc láng giềng xung
quanh vào thời kỳ ban đầu là Chăm Pa ở phía đông, Phù Nam ở phía nam và Dvaravati (thuộc Thái
Lanngày nay) ở về phía tây bắc.
Ban đầu Chân Lạp là một nhà nước chư hầu của Phù Nam.Trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-
628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam, nhưng lại hấp thu nền văn hóa của họ.Trong
thế kỷ 8, Chân Lạp bị chia thành hai tiểu quốc là Lục Chân Lạp (với trung tâm của Lục Chân Lạp khi đó
là tỉnhChampasak ngày nay của Lào) và Thủy Chân Lạp (tương ứng với khu vực đồng bằng sông Cửu
Long ở Việt Nam và miền nam Campuchia ngày nay).
Vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758. Nội chiến ở Cao Miên xảy ra . Các vua Cao
Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế là Nặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc
Trăng, Bạc Liêu. Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long
Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.Từ đây chấm dứt cuộc nam tiến của dân tộc Việt
Nam.
3 | P a g e
Ghi chú : Lãnh thổ của Chân LẠp, Phù Nam , Lâm Ấp so với Việt Nam hiện tại
• Giai đoạn thuộc địa đến hết thế kỉ 19 :Đến giữa thế kỷ 19, cùng với các nước ở Đông
Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm
Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng
Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí

Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước tự chủ
đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.
Niên đại Tên nước_ Tên triều đại Tên đô thị tiêu biểu
Trước năm
258 (TCN)
Nhà nước Văn Lang
Vua Hùng Vương
Kinh đô Văn Lang hay còn gọi là
Bạch Hạc (Phong Châu _tỉnh Phú
Thọ)
Thời kì sơ
sử 258-11
(TCN)
Vương quốc Âu Lạc
Vua: An Dương Vương
Thành Cổ Loa( xã Đông Anh_Hà
Nội)
Thời kì Bắc
thuộc
208(TCN)
-938
Trải qua ngàn năm Bắc
thuộc ,năm 939 Ngô
Quyền xưng vương sau
trận chiến lịch sử trên sông
Bạch Đằng trước
quân Nam Hán,
Chủ yếu là các trạm dịch phục vụ
cho tiến cống chính quyền
phương Bắc

968-980
980-1009
• Đại Cồ Việt.Triều Đinh
(Đinh Bộ Lĩnh)
• Đại Cồ Việt .Triều Tiền Lê
Kinh đô Hoa Lư (xã Trường Yên _
Hoa Lư_ tỉnh Ninh Bình)
1010-1225 Đại Việt .Triều Lý Kinh đô Thăng Long(Hà Nội)
1225-1400 Đại Việt .Triều Trần
Đại Ngu.Triều Hồ ( Hồ Quý
• Thành Long Phượng (Hà Nội)
4 | P a g e
1400-1407
1407-1413
1414-1427
Ly)
Triều Hậu Trần
Thời thuộc Minh (Trung
Quốc)
• Thành nhà Hồ hay Tây Đô(Vĩnh
Lộc _Thanh Hóa)
1428-1527 Đại Việt .Nhà Lê Sơ
• Đông Kinh (Hà Nội)
• Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
(Thọ Xuân , Thanh Hóa)
1527-1789 Đại Việt.
Nhà Mạc , nhà Hậu Lê
• Thành Xích Thố (Xã Xích Thố
,Hoành Bồ , Quảng Ninh)
• Thành Cẩm Phả (Cẩm Phả, Quảng

Ninh)
• Phố Hiến( thành phố Hưng Yên)
• Hội An(Quảng Nam )
1778-1802 Đại Việt.Nhà Tây Sơn Thành Hoàng Đế (Bình Định )
Thành Phú Xuân
1802-1945 An Nam hoặc Đại Nam
.Nhà Nguyễn
• Kinh thành Huế
• Hà Nội
• Gia Định(Sài Gòn)
1884-1945 Pháp thuộc Dạng thành Vauban
-Thành cổ Vinh
-Thành cổ Bắc Ninh
-Thành cổ Diên Khánh….
1945-1954 Chiến tranh Đông Dương
Nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa
1954-1975 Chia cắt đất nước
• Nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng
Hòa(miền Bắc)
• Nước Việt Nam
Cộng Hòa(Miền
Nam)
• Hà Nội
• Sài Gòn
Sau 1975 Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam
• Thủ đô Hà Nội
• Thành Phố Hồ Chí Minh

• Thành phố Đà Nẵng…
5 | P a g e
192-1832 Lâm Ấp _Hoàn
Vương_Chiêm Thành
_Chăm Pa
Tồn tại như một quốc gia
độc lập tại miền Trung
Việt Nam , sau đó bị sáp
nhập vào Đại Việt dưới
thời nhà Nguyễn .
• Kinh đô Trà Kiệu
• Mỹ Sơn
• Khu di tích Đồng Dương
• Thành cổ Châu Sa(Quảng Ngãi),
thành Đồ Bàn(Bình Định),thành
Hóa Châu(Huế)
Bối cảnh hình thành :Các đô thị cổ Việt Nam ban đầu được hình thành trên cơ sở các trung tâm
chính trị và quân sự, ở đó các tòa thành phục vị cho mục đích phòng thủ và bên trong là nơi đồn trú
của các thế lực phong kiến. Bên cạnh phần "đô" còn tồn tại phần "thị"; là nơi tập trung các thợ thủ
công sản xuất ra các hàng hóa tiêu dùng và những cư dân làm nghề buôn bán trao đổi hàng hóa cần
thiết, đó là những người không sản xuất nông nghiệp. Như vậy thành thị đã ra đời, mang tính chất
chính trị quân sự và kinh tế. Các trung tâm này đóng vai trò chủ đạo của cả nước hay chỉ là trung tâm
ở các địa phương. Đó là các kinh đô của các triều đại phong kiến như Cổ Loa, Thăng Long, Huế và
các lỵ sở cuả quan lại địa phương như tỉnh lỵ, huyện lỵ, phủ lỵ như Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển tính chất chính trị quân sự chi phối và trội hơn
tính chất kinh tế thương nghiệp. Đến thế kỷ XVI - XVII do ngoại thương phát triển mạnh làm xuất
hiện một số đô thị mang tính chất kinh tế thương mại thuần túy như Phố Hiến, Hội An, Gia Định và
có cấu trúc đô thị tương đối hoàn chỉnh.
I.3. Giới thiệu quan niệm của xã hội ảnh hưởng đến thiết kế tổng mặt bằng:
• Việt Nam nằm trên hệ tọa độ giao lưu giữa các nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ , trong

không gian văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Do sự bành trướng của Trung Hoa về phương
Nam mang theo sự áp đặt của văn hóa Trung Quốc nên kiến trúc Việt Nam tiếp nhận giao
lưu với văn hóa phương Bắc, trong đó có việc thiết kế đô thị.
• Trong thời kì Bắc thuộc , Phật Giáo đến Việt Nam bằng con đường hòa bình còn văn hóa
Trung Hoa vào Việt Nam bằng nhiều nguồn như : các nho sĩ, chính sách đồng hóa văn
hóa…Vào thời Lê, xu hướng tiếp nhân văn hóa Trung Quốc trở thành chủ đạo .Trong đó ,ảnh
hưởng lớn nhất đối với thiết kế kiến trúc là tư tưởng nho giáo .
• Đến thời Tây Sơn trở về sau , văn hóa Việt Nam giao thoa với văn hóa phương Tây, dẫn
đến sự thay đổi về quan niệm thiết kế đô thị theo phương Tây và sự du nhập của đạo thiên
chúa
II. Đặc điểm chung : mục đích hành chính - chính trị, ít hình thành do mục đích kinh tế.Đô thị
cổ Việt Nam thường chia làm 2 phần :đô và thị
Một số đặc điểm về đô thị cổ Việt Nam:
• Tất cả những đô thị kinh tế Việt Nam đều hưng thịnh rồi lần lượt suy tàn và nông thôn hóa
(Kỳ Lừa, Hưng Hóa , Vân Đồn , Phố Hiến , Hội An trừ Thăng Long)
• Các đô thị cổ Việt Nam có một hiện tượng nổi bật: đô thị kinh tế phát triển mạnh ở những
thời kì nhất định rồi suy thoái hặc biến mất. Đô thị hành chính kinh tế thì lại tồn tại lâu dài
• Các đô thị cổ Việt Nam không có một quá trình phát triển liên tục từ thấp đến cao,quá trình
đô thị hóa diễn ra khó khăn, có những nguyên nhân sâu xa kiềm chế sự phát triển và hạn chế
vai trò của nó
• Sự phân biệt ranh giới giữa làng và đô thị Việt Nam không rõ ràng, mặc dù dân thành phố là
tứ chiếng , nông thôn là nơi cư trú của dân bản địa .Đô thị chịu sự níu kéo đa dạng và dai
dẳng của nông thôn
• Chính quyền quản lý chặt chẽ sổ Đinh và sổ Điền của dân đô thị và làng xã lân cận để đảm
bảo tô thuế lao dịch và binh dịch .Nhà nước luôn kiềm chế sự phát triển của giới công
thương .Thương nhân giàu có không được giao thiệp với thương nhân ngoại quốc.
6 | P a g e
• Hệ thống kinh tế làng xã , kinh tế nhà nước làm công nghiệp không tách ra khỏi nông
nghiệp ,chủ nghĩa tư bản thương nghiệp không ra đời được ,nền kinh tế hang hóa , ngoại
thương bị kìm hãm , đô thị không phát triển .

• Ở đô thị cổ Việt Nam,thị dân không có quyền tự quản trong khi ở nhiều nước Châu Âu thời
trung cổ đều có hội đồng quản hạt .Ở Việt Nam chỉ có tầng lớp có địa vị cao nhất là quý
tộc ,quan lại đại diện cho nhà nước quân chủ.
II.1. Chọn lựa vị trí.
• Theo vị trí địa lý : -Đô thị miền núi (Kỳ Lừa, Hưng Hóa),Đô thị cảng ( Vân Đồn , Phố Hiến , Hội
An),Đô thị nội địa (Thăng Long,Huế, Gia Định )
• Theo giai đoạn phát triển :
- Giai đoạn sơ sử:Do tiềm lực đất nước còn kém nên đô thị mang nặng tính quân sự , vị trí chủ
yếu dựa vào địa hình tự nhiên
- Giai đoạn phong kiến:Ảnh hưởng của Nho giáo và hoàng quyền , vị trí chịu ảnh hưởng của
phong thủy
- Giai đoạn thuộc địa :ảnh hưởng của nghệ thuật quy hoạch tây phương
II.2. Quan niệm tổ chức bố cục tổng thể.
• Đô (thành):nơi ở, nơi thiết triều của vua và bộ máy chính quyền Phần đô thành có bố cục
hình học chặt chẽ .Yếu tố "Đô" trong đô thị Việt Nam luôn gắn liền với "Thành", "Dinh",
"Trấn" là những trung tâm cai trị của chính quyền nhà nước quân chủ,
• Thị: nơi cư trú của cư dân, thường có bố cục tự do.Đây là nơi giao lưu của các luồng hàng
trong quan hệ thương mại, nơi tập trung các cư dân buôn bán, tạo thành các "thị"; sau đó do
nhu cầu quản lý, nhà nước phong kiến đặt các cơ sở kiểm soát, các nhiệm sở của mình, dần
hình thành lên đô thị,
II.3. Giới thiệu nghệ thuật quy hoạch
-nghệ thuật phong thủy Trung Hoa
- nghệ thuật thành quân sự Vauban
- triết lý nho giáo, phật giáo , ấn độ giáo , thiên chúa giáo.
III. Giới thiệu thành phố tiêu biểu :
III.1)Đô thị từ thời lập nước đến hết thời kì Tiền Lê:Thành Cổ Loa
"tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử
xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
• Về mặt quân sự: thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và
chống ngoại xâm,là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh

đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh.
• Về mặt xã hội:với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một
chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách
khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống
bình thường, có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
• Về mặt văn hóa: một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật
cũng như văn hóa của người Việt Cổ.
III.1.a)Tổng thể Cổ Loa cũng được biết đến là một trong những đô thị đầu tiên trong lịch sử nước
ta.Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ
thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.
Vị trí: Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu
quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng
sơn địa.
7 | P a g e
về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi ,nối liền mạng lưới
đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường
thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam.Địa điểm là một vùng đồng bằng
trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp.
Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn
người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng
bằng,chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế ,trong giao thông, nông nghiệp
Vị trí thành Cổ Loa (nguồn:wikipedia)
III.1.b)Bố cục
Thành có 3 vòng,. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới
2 km². Phương pháp xây: đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó.
Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.
Mặt bằng tổng thể thành Cổ Loa
III.1.c)Kiến tạo không gian:
1. Tường thành
a) Tường thành ngoài Cấu trúc của tường thành:

- Các vòng tường thành không phải đều do đắp xây mà nhiều đoạn vốn là gò đất tự nhiên. Tường
thành được đắp nối các gò vốn có hoặc đắp thêm trên các gò theo thế tự nhiên mà thành.
8 | P a g e
- Cách đắp đào đất ngay cạnh tường phía ngoài mà đắp cao dần lên. Phần đất bị đào sâu trở thành
hào ngoài. Khi đắp người ta tất có đập, đầm, nhưng không dùng gậy nhồi kỹ như kiểu trình tường
(một cách đắp thành của Trung Quốc).
b) Tường thành là vòng tường thành còn được bảo vệ chu đáo nhất trong cả ba vòng, đặc biệt là
phần phía bắc Một điểm độc đáo hầu như chưa thấy ở đâu là vòng tường ngoài và vòng tường giữa
được đắp bằng nhau ở phía nam tạo thành một quãng trống làm cửa ra vào.
c) Tường thành trong mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường trên, có hình chữ nhật nghiêm chỉnh.
Đáng lưu ý là quanh tường thành trong có đắp 12 ụ đất nhô ra phía ngoài gọi là "hỏa hồi". Hỏa hồi
được đắp rất cân xứng. Mỗi tường ngang hai chiếc, mỗi tường dọc bốn chiếc (hai dài, hai ngắn). Tính
cân đối còn thể hiện ở cả gián cách giữa các hỏa hồi của các tường đối diện. Hỏa Hồi ở hai tường dọc
đều được bố trí như nhau
d) Những gò đất.Trong phạm vi ba vòng thành cũng như bên ngoài có nhiều gò đất tròn, dài, có khi
thành dải dài.,đây là những ụ, lũy phòng vệ, là những pháo đài tiền vệ.
2.Hào ngoài:Cả ba vòng tường thành đều có hào ngoài.
• Hào thành ngoài phía tây nam và nam, lợi dụng con sông Hoàng chảy gần sát với thành. Phía
tây nam từ gò Cột Cờ, phía đông từ Đầm Cả, người xưa đã đào khắp ven phía ngoài tường
thành. Như vậy nước sông Hoàng có thể chảy thông khắp thành.
• Hào thành giữa nối với hào thành ngoài ở Cột Cờ và Đầm Cả. Ơở quãng Đầm Cả qua cổng
Cửa Song, hào này còn nối liền với năm con lạch chảy tựa bàn tay xòe phạm vi thành giữa.
Như vậy sông Hoàng cũng cung cấp nước cho cả vùng hào thành giữa và hệ thống lạch trong
thành.
• Hào thành ngoài và giữa ngày nay đã bị bồi lấp nông đi và trở thành những dải ruộng chiêm,
rộng trung bình từ 10 đến 30 mét.
• Hào thành trong cũng được đào xung quanh tường thành. Hào thành trong là một vòng hào
khép kín nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa
3.Cửa thành
• Vòng thành trong chỉ mở một cửa chính giữa tường thành phía nam. Thành trong lại được

xây dựng chính hướng nam - bắc, tây - đông.
• Vòng thành giữa mở bốn cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam. Ơở các
cửa, trên mặt thành đều có xây một miếu thờ thành trấn cửa. Riêng cửa Trấn Nam là cửa
chung với thành ngoài và cũng là cửa chính (cửa Tiền) của mình thành nên xây hai miếu hai
bên.
• Vòng thành ngoài mở ba cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Nam.
Vật liệu :Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè
cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn
khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là
những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt
lở.
Nghệ thuật:Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên.
Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành
phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng
theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con
sôngHoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ
thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
III.2 ) Đô thị thời Đinh _Tiền Lê :Cố đô Hoa Lư :đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến
Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống -
dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội Năm 1010
III.2.a)Vị trí :Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của
tỉnh Ninh Bình, Kinh đô Hoa Lư xưa (tức khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay) thời Hồng Bàng thuộc
bộ Quân Ninh. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu.
9 | P a g e
III.2.b)Lịch sử :Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô
ở Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có
6 vị vua (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ) thuộc
3 triều đại đóng đô tại đây.
III.2.c)Bố cục : Đây là khu vực khá bằng phẳng nằm trong hệ thống núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Hòa
Bình xuống. bao gồm:

• Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư, trong
vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh,
lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa
Kim Ngân, hang Bim, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ, sông Sào Khê, một phần khu
sinh thái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất
• Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể Tràng
An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch,
chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động
Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói
• Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò
quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh như chùa Bái Đính, cổng
Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh
Đền Vua Đinh Tiên
Hoàng
Đền Vua Lê Đại Hành Chùa Nhất Trụ Phủ Vườn Thiên
Cổng Đông
QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ
Cổng Nam
Đền Vua Lý Thái Tổ
Tràng An
Đền thờ Phất Kim Chùa Bái Đính
10 | P a g e
Động Am Tiên Động Thiên Tôn Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh Chùa Bàn Long
III.2.d)Nghệ thuật bố cục :
• Thành thiên tạo :Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa
theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư
với diện tích hơn 300 ha. Toàn bộ công trình chủ yếu được các vua Đinh, Lê dựa vào thiên
nhiên hiểm trở làm chỗ dựa, mang nặng tính chất quân sự, không câu nệ vào hình dáng,
kích thước.
• Tại khu vực đền vua Lê, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền cung điện thế kỷ X. Kết

quả đợt khai quật tại khu vực đền Lê Hoàn năm 1997 đã hé mở phần nào diện mạo của kinh
đô Hoa Lư: thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong
cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê đơn giản, khỏe khoắn.
Kết luận: Việc Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư mà không chọn Cổ Loa của nhà Ngô hay Đại La thời Bắc
thuộc được Lê Văn Siêu xem là quyết định khôn ngoan. Với hoàn cảnh đương thời, sau nhiều năm
loạn lạc, Hoa Lư là địa điểm chiến lược, khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra,
sông Đà đổ xuống, thêm địa thế vừa hùng vừa hiểm có thể cầm cự với Trung Hoa,: tính hiểm yếu
của Hoa Lư không chỉ nhờ phần thành lũy, nền điện mà chính bởi hệ thống các thung lũng núi sâu
hơn bên trong có thể liên thông với nhau bởi các khe ngách mà ngày nay do nước biển dâng cao
đã biến thành những lạch nước ngầm
III.3.Đô thị thời Lý(1010-1225) :Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là một quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội,
bắt đầu thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, và sau đó
phát triển mạnh mẽ dưới thời Lý, Trần, Lê. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính đồ sộ, được các
11 | P a g e
triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và nó trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ
thống các di tích ở Việt Nam.
Thăng Long đời Lý Trần có bố cục ba vòng thành: Kinh thành, Hoàng Thành và Cấm Thành. Chức
năng phòng ngự ,ngăn lụt trong khu vực này tập trung các dân cư buôn bán và thủ công nghiệp,
ngoài ra còn có các gia đình quan lại và quân đội ở được tổ chức thành 61 phường và một số chợ
búa. Trong kinh thành là Hoàng thành là nơi dành cho các cơ quan đầu não của bộ máy phong kiến
triều đình. Hoàng thành được xây dựng bằng gạch và mở bốn cửa. Trong cùng là Cấm thành nơi
dành riêng cho vua và hoàng tộc với nhiều cung điện, dinh thự nguy nga
Thời Trần,vòng thành này được đắp thêm kiên cố và có đặt quân canh gác nghiêm ngặt.Vòng thành
đã mang hoàn toàn tính chất quân sự và trở thanh vòng tường thứ ba của công trình kiến trúc quân
sự Thăng Long.Khu Hoàng thành có cửa chính vào thành,hai bên có cửa phụ,trên là gác hay lầu để
vua quan có thể hội họp,ân yến,xem các trò chơi ở phía dưới.Nhà Trần đã tiếp thu toàn bộ tài sản
của kinh đô nhà Lý rồi tiếp tục tu bổ xây dựng theo yêu cầu mới.Nhà Trần đã tiến hành cho đắp
đê,bồi đắp La Thành,tăng cường 4 cửa : Chợ Dừa,Cầu Giấy,Cầu Dền,Vạn Xuân
Thành Đông Kinh(Thời Lê Sơ):Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh,

vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn
bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ.
Thành Đông Kinh về cơ bản vẫn giữ nguyên lối bố cục của Thăng Long Lý – Trần :
-Lớp trong thành là nơi ở và làm việc của vua và triều đình.
-Lớp ngoài là nơi ở của quan lại,sĩ phu và dân chúng
-Các cung điện ,lầu gác được xây dựng nhiều ở Hoàng thành
Thành Đông Kinh(Thời Lê Sơ)
Cấu trúc thành Đông Kinh gồm ba vòng:
-Đại La thành coi như một bộ phận hữu cơ của cả thành Đông Kinh.Bên ngoài vòng thành Đại La
trong thời Lê còn xuất hiện thêm những hào lũy vào thời chiến sự xảy ra tại Đông Kinh.Những phần
làm thêm ngoài thành Đại La sẽ làm tăng thêm mức độ phức tạp cho cấu trúc kinh thành,song không
làm thay đổi nguyên tắc chung của kỹ thuật xây thành.La thành là vòng thứ ba và là vòng ngoài cùng
của Đông Kinh.
-Hoàng thành: là vòng thứ hai của Đông Kinh.Hoàng thành bốn mặt đều được xây bằng đá,chỉ có
đoạn tường từ cửa Đông tới góc Đông Bắc là xây bằng gạch.
+Mặt Bắc là mặt xung yếu,Hoàng thành được xây hai lớp tường song song chạy theo sông Tô
Lịch.Sông Tô Lịch làm nhiệm vụ hào ngoài cho cả mặt tường thành phía Bắc và phía Tây.
+Phía Nam ,thành xây men bờ những hồ nước lớn nên hồ nước lớn cũng giữ vai trò của hào ngoài.
+Góc Đông Nam thành không có hào ngoài sát ngay tường thành.
12 | P a g e
Hoàng thành mở ba cửa:cửa Đông,cửa Nam,cửa Bảo Khánh.Cửa Đông và cửa Nam có xây lầu cửa
bên trên,cửa Bảo Khánh thì không.
Hoàng thành là tuyến phòng thủ chính yếu của Đông Kinh nên đã được bỏ công sức xây dựng kiên cố
nhất.
-Cung thành:là vòng thành trong cùng của Đông Kinh.Cung thành là vòng tường thành nằm lọt giữa
vòng Hoàng thành.Cung thành xây theo hình chữ nhật.
Cung thành chỉ mở hai cửa.Đoan Môn là cửa Nam và cũng là cửa Tiền.Đoan Môn xây cao đẹp và có
lầu cửa bên trên.Cửa Tây xây ở góc Tây Bắc trên mặt tường phía Tây.Cũng có thể gọi đây là cửa
Hậu.Cửa này cũng xây to đẹp,trên có lầu cửa.Cung thành không có hào ngoài.
Kết luận:

-Loại kiến trúc “tam triều thành quách” với đầy đủ tính chất của nó,điển hình cho loại hình này là
Đông Kinh.
-Cấu trúc ba vòng tường bao bọc lẫn nhau trong một tòa thành rõ ràng là một tiến bộ
Thành Hà Nội .(xem thêm bài “ thành cổ Vau ban VN”)
III4 Đô thị thời Trần,Hồ , thời thuộc Minh :Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thành nhà Hồ, còn
được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn. Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ
XIV, đầu thế kỷ XV, là kinh đô của nước Đại Việt - vương triều Trần từ năm (1389 - 1400) và kinh đô
của nước Đại Ngu - vương triều Hồ từ năm (1400 - 1407).
III.4.a) Tổng thể
Thành nhà Hồ được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng nằm giữa hai con sông lớn là sông Mã
và sông Bưởi. Vị trí này còn được bao bọc bởi tứ phía núi non hiểm trở thuận lợi cho việc phòng thủ
quân sự : Bắc: dựa vào núi Voi;Nam : núi Đốn;Tây : núi Hắc Khuyển và sông Bái chạy quanh bao bọc.
Khu vực nội thành có : Điện Hoàng Nguyên, cung Phù Cực, Tây Thái miếu Cách thành chính khoảng
2km, Hồ Hán Thương cho lập đàn tế Nam Giao vào năm 1402 để phục vụ lễ tế trời.Bên trong thành
được qui hoạch thành các khu vực khác nhau có đường đi lát đá,ngoại thành là làng phố của thị dân
và thợ thủ công.Với 7 năm trị vì nhà Hồ chưa đủ thời gian củng cố phát triển để trở thành đô thị sầm
uất.
III.4.b) Bố cục
Thành được xây dựng bao gồm Thành nội, La thành, Đàn tế trên khu đất rộng tới 155,6ha.Thành xây
dựng hình chữ nhật : 900m x 700m.Kinh đô có nhiều vòng thành bao bọc lẫn nhau và mở cửa chính
về phía Nam, chính điện thiết triều ở giữa…với hai bức tường thành phía Bắc - Nam dài 877m, phía
Đông - Tây dài 880m. Toàn bộ tòa thành được lắp ghép bằng những khối đá lớn khổng lồ hình chữ
nhật (2m x 1m x 0,7m)chồng khít lên nhau, tường thành có chiều cao từ 5 - 6m, điểm cao nhất là
10m,bề rộng mặt trên thành 4m. Bốn cổng thành được ghép đá theo hình vòm mở ra ở chính giữa,
riêng cửa phía Nam có 3 vòm cuốn là cổng chính.
13 | P a g e
Vùng lõi
Diện tích vùng lõi:154,22ha . Bao gồm:
+ Thành Nhà Hồ:141.26ha

+ La thành: 8,64 ha
+ Đàn Nam Giao: 4,32 ha
-Vùng lõi của Thành Nhà Hồ bao gồm phần đất nội thành, tường thành, hào thành và một phần đất
phát triển ra phía ngoài hào thành.
- Đàn Nam Giao: Đây là đàn tế duy nhất may mắn không bị xâm hại bởi các tác nhân tự nhiên cũng
như sự tàn phá của con người sau hơn 600 năm lịch sử .Trong đợt khai quật thứ 4 mới đây, các nhà
14 | P a g e
khai quật đã tìm thấy giếng Ngự Duyên được kè bằng đá, có hình vuông, bốn cạnh bằng nhau. mỗi
cạnh dài khoảng 14m, giếng sâu 9m, được kè bằng đá. Qua việc phát hiện giếng ngọc có thể khẳng
định Nhà Hồ là một trong những triều đại phong kiến sử dụng thành thạo nhất kỹ thuật ghép đá,
gia cố, cắt gọt và lắp ghép. Phát hiện trục đường thần đạo là con đường vua đi lên trung tâm đàn
để làm lễ tế trời cầu cho quốc thái dân an. Con đường thần đạo mới được phát hiện dài khoảng 125
- 130m ở khu vực cấp nền thứ ba. Đường có ba lối đi, lối đi ở giữa nổi cao hơn so với hai lối hai bên.
Vùng đệm :Diện tích vùng đệm:5,480 ha.Vùng đệm thuộc địa phận hành chính của các xã: Vĩnh Long;
Vĩnh Tiến; Vĩnh Quang; Vĩnh Yên; Vĩnh Thành; Vĩnh Phúc; Vĩnh Khang; Vĩnh Ninh và Thị trấn Vĩnh
Lộc.Vùng đệm của khu di sản có diện tích 5.078,5ha; bao gồm cảnh quan tự nhiên (sông, núi và đất
đai), khu dân cư và kiến trúc nhân tạo (nhà cửa, cầu cống, đường giao thông, di tích lịch sử văn hoá,
đầm, hồ)
III.4.c)Đặc điểm nghệ thuật quy hoạch không gian :đặt tòa thành trong (Inner citadel) vào trung
tâm của vùng đồng bằng thung lũng. Hai con sông bao bọc gần như ba mặt phía trước của tòa thành
như hai giải lụa uốn quanh và chính là các yếu tố nước trong thuyết phong thủy của một kinh thành
Phương Đông cổ đại.

• Sông Mã, con sông lớn của tỉnh Thanh Hóa, đi qua miền núi cao Bá Thước, Cẩm Thủy với độ
dốc cao, lòng sông hẹp tạo ra dòng chảy xiết một chiều nhưng khi xuống đến vùng đất Vĩnh
Lộc thì lòng sông rộng mở với nhiều khúc uốn, thủy triều lên xuống Đáng lưu ý trong địa
hình khu vực đệm là các ngọn núi, vừa là những thắng cảnh ngoạn mục, vừa là những yếu tố
thiêng trong thuyết phong thủy khi người xưa lựa chọn xây dựng kinh đô.
• Các núi Đốn Sơn và Thổ Tượng nằm theo trục Tây Bắc - Đông Nam của tòa thành trong (inner
citadel) theo quan niệm phong thủy Trung Hoa cổ đại lại được coi là tiền án và hậu chẩm của

tòa thành.
III.5) Đô thị thời Lê _Mạc(1428-1789) :Thành nhà Mạc – Thành Xích thố:
Lịch sử: Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu thắng thế, phế truất triều Lê,
lập ra triều Mạc. Cuối cùng Nguyễn Kim tập hợp được lực lượng, chiếm lĩnh vùng Thanh - Nghệ;
mang danh nghĩa "triều Lê Trung hưng", lập chính quyền chống lại nhà Mạc.Nhà Mạc nắm quyền
vùng Bắc Bộ, đóng đô tại Đông Kinh gọi là Bắc triều. Họ Trịnh nắm quyền từ Thanh Hóa trở vào gọi
là Nam triều.Từ khi mất Đông Kinh năm 1592, thế lực tuy yếu nhiều, họ Mạc vẫn chiếm cứ nhiều nơi,
tiếp tục chống lại họ Trịnh trong một thời gian. Thời gian này quân Mạc cùng xây dựng nhiều thành
lũy tại các tỉnh phía bắc.Cuối cùng họ Mạc rút lên cố thủ ở Cao Bằng, cũng vẫn xây thành đắp lũy,
thiết lập triều đình, và xưng niên hiệu.
15 | P a g e
III.5.a) Tổng thể:Thành cổ Xích Thổ được xây dựng ngay sát bên bờ vịnh phía Hoành Bồ, đối diện với
Cửa Lục.Sách Đại Nam nhất thống chí chép : "Thành cổ ở xã Xích Thổ, huyện Hoành Bồ, đắp bằng
đất, bốn mặt đều 25 trượng, cao 1 trượng 1 thước, sâu 2 trượng Có thuyết nói do nhà Mạc đắp"
Về kỹ thuật xây dựng, những tòa thành nhà Mạc không có gì đặc biệt so với những tòa thành khác
đương thời. Một điểm nổi bật là hầu như tất cả mọi tòa thành đều nhỏ, giản đơn và đơn thuần
mang tính chất một công trình quân sự.
III.5.b) Bố cục và kiến tạo không gian:
Về cơ bản, thành hình tứ diện, song do phải thuận với địa hình tự nhiên nên mặt đông bắc và tây
nam phải làm đôi đoạn gấp khúc, làm cho bình đồ có dạng không quy chỉnh.
• Tường thành bốn mặt nói chung được đắp bằng đất cao từ 3 đến 4 mét. Mặt tường thành
rộng từ 4 đến 5 mét. Chân thành rộng từ 10 đến 12 mét.Mặt ngoài tường thành đều được
xây kè đá, có dùng vôi vữa làm chất kết dính. Đá xây kè là đá tảng đánh từ các núi đá vôi gần
đó, hoặc là những hòn cuội có sẵn, khá nhiều ở ven vịnh
• Nhìn chung toàn bộ tòa thành có thế dốc ra từ phía bờ vịnh. Tường thành góc đông là đoạn
cao nhất, ở nơi định gò. Từ đây tường thành theo dốc núi xuống thấp dần cho tới góc nam
thì được đắp ngay trên mặt bãi cát biển. Tường thành mặt tây nam hoàn toàn đắp trên bãi
cát ven vịnh.Tương tự như mặt đối diện đông nam, tường thành mặt tây bắc cũng chạy từ
góc tây lên góc bắc theo thế dốc của sườn đồi. Thành mở năm cửa: cửa Nam, cửa Đông, cửa
Chuồng Voi, cửa Bắc và cửa Tây.

• Cửa Nam là cửa chính (cửa Tiền) của thành. Từ cửa này nhìn thẳng ra vịnh chiếu đúng tới
Cửa Lục phía xa. Cửa được xây dựng theo kiểu thành bao (chữ Hán gọi là ủng thành), nhưng
ở đây ta gặp một cửa thành bao khác. Đoạn thành bao vốn thường được xây vòng ra ngoài
thì ở đây, ngược lại, lại xây lùi vào phía trong. Tường của thành không lệ thuộc vào hướng
của tường thành mặt tây nam này, mà đắp theo đúng hướng nam. Tường thành ở khu vực
cửa Nam được xây kè đá rất vững chắc, có thể nói là vững chắc nhất trong toàn bộ vòng
thành.
• Cửa Đông mở đúng vào chỗ vòng thấp nhất của mặt tường đông bắc. Đây là khe giữa hai quả
đồi. Cửa rộng 2,5 mét. Từ cửa này ra, theo đường khe núi đi vào làng Xích Thổ Cũng có thể
nói đây là con đường rút lui của căn cứ quân sự này
• Cửa Bắc ở ngay cạnh góc bắc rộng 1,5 mét. Ra khỏi cửa, không có lối qua hào mà phải men
đường chân thành đi tới tận góc bắc mới có một chỗ không đào hào để làm lối qua. Xây
dựng theo cách này làm tăng thêm mức độ hiểm trở cho công sự, và có thể coi như một hình
thức sáng tạo của kỹ thuật kiến trúc.
16 | P a g e
• Cửa Tây cũng vậy, ở góc tây của tường thành. Không có lối qua hào để vào thẳng mà phải
men theo chân thành từ góc tây, đi một quãng mới vào được cửa. Cửa rộng 2 mét được làm
qui mô hơn các cửa Đông và cửa Bắc, lối đi lát đá phiến, bậc lên xuống cũng lát bằng đá tảng
lớn.
III.5.c) Giá trị kiến trúc của tòa thành
Trên một địa hình đồi núi gồ ghề, người xưa đã khéo lựa theo thế đất tự nhiên nối các đỉnh gò cao
làm tường thành, lợi dụng khe núi để mở cửa, đào ngòi thông với vịnh để vừa làm hào ngoài vừa làm
đường giao thông. Việc tận dụng và uốn nắn địa hình tự nhiên như vậy quả thật là tài giỏi.Do lợi
dụng tốt địa hình nên tòa thành có thể đẹp và vững chãi phía ngoài tường cao hào sâu nhưng phía
trong nhiều chỗ gần như đất bằng. Xây dựng tòa thành, người xưa đã tính toán chu đáo, phân biệt
mặt mạnh mặt yếu. _mặt yếu có tăng cường công sự, gia cố thân tường, tạo thêm mức độ quanh co
hiểm trở.
Kết luận :Thành Xích Thổ là một căn cứ lớn. Diện tích thành rộng chứng tỏ quân đóng ở đây đông.
Những di tích gạch hoa chứng minh sự có mặt của một kiến trúc sang trọng trong thành. Có thể coi
thành Xích Thổ như một tòa thành điển hình về mặt kỹ thuật kiến trúc của quân đội nhà Mạc.

III.6) Đô thị thời Tây Sơn(1778-1802):Thành Hoàng đế:
Thành Hoàng Đế nằm ở phía Bắc huyện An Nhơn tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 27km.
Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng Đế gồm 3 vòng thành ngoại, thành nội và Cấm thành
Lịch sử: Thành Hoàng đế được xây dựng năm 1776, Nguyễn Nhạc đã cho xây dựng và mở rộng trên
cơ sở thành đồ Bàn. Năm 1778 thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế, giữ vai trò đại bản
doanh của quân tây Sơn. Từ 1786 đến 1793 thành Hoàng đế là cơ quan của trung ương Hoàng Đế
Nguyễn Nhạc cho đến 1799 bị Nguyễn Ánh xâm chiếm.
Bố cục và kiến tạo không gian:
Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, có hình bình hành, các góc uốn cong. Thành hướng Nam chu
vi 7,4 km, cạnh dài trên 2km, cạnh ngắn trên 1,5km.
• Thành ngoại mở 5 cửa: cửa Nam và cửa Tân Khai của cạnh Nam và cửa đông, Bắc của 3 cạnh
còn lại theo thứ tự hay còn gọi là cửa Tả, cửa Hữu và cửa Hậu. Riêng cửa Nam còn được gọi
là cửa Tiền. thành ngoại đắp bằng đất, phía trong và ngoài có bó bằng đá ong. Chân thành
rộng 11m cao 6m rộng 4m. Lớp đá ong bó mặt trong thành từng bậc thoai thoải từ dưới lên
17 | P a g e
cách nhau 1m, dày từ 0,3 đến 0,4m. đá ong được khai thác tại chỗ có kích thước 85x14x24
cm.
• Thành nội còn có tên là Hoàng thành, được xây dựng chệch về phía Tây Nam của thành
ngoại đối diện với cửa Nam. Thành nội có mặt bằng hình chữ nhật mỗi chiều 430 x 370 m,
chu vi 1600m riêng cạnh Bắc đoạn giữa lui vào trong 7m. Thành nội mở 3 cửa : cửa Tiền phía
Nam, cánh cửa Nam 180m. Hai cửa tả và hữu về phía đông, Tây ở vào khoảng giữa thành.
• Cấm thành là vòng thành trong cùng chữ nhật mỗi chiều 126 x 174m, chu vi 600m. Các cạnh
cách đêu2 cạnh của thành Nội. Cấm thành xây toàn bộ bằng đá ong dày khoảng 1m5, cao
1m8 riêng góc đông Nam cao hơn 3m. Thành chỉ mở 1 cửa phía Nam rộng hơn 15m.
Thành Hoàng đế đặc biệt không có hào, nhưng đáng lưu ý là ngoài thành ngoại có sông bao bọc 4
mặt và có một số gò, núi án ngữ, tạo thành 1 địa thế lợi hại, Giữa thành và hệ thống sông trên có mộ
số núi gò và di tích liên quan đến thành Hoàng đế như gò Vân Sơn, gò Tập – nơi luyện tập quân sĩ.
Núi Long xem như tiền án của thành Hoàng đế, trên núi có 3 ngọn tháp Chăm xưa gọi là núi Nhạn
tháp dưới chân là chùa Nhạn tháp. Phía Bắc có gò Thập Tháp xưa có 10 tháp Chăm.Hệ thống sông, gò
núi như những công sự pháo đài bảo vệ bên ngoài.

Kết luận :Thành Hoàng đế không chỉ là căn cứ quân sự mà còn là kinh đô của trung ương Hoàng đế
Nguyễn Nhạc. Trước đây là kinh đô Đồ bàn của Chăm-pa, rồi trụ sở của Quy Nhơn. Quy hoạch thành
thị trung cổ còn để lại dấu vết tổ chức xóm làng, cư dân và nghề nghiệp của vùng ngoại vi thành
Hoàng đế. Bên cạnh phần “ thành” bảo vệ vua quan còn có phần “thị” của nông dân, thợ thủ công
cà thương nhân với những xóm làng, chợ búa và phố phường.So với những kiến trúc quân sự
khác được xây dựng hoặc tu sửa thời Tây Sơn như thành Phú Xuân thì thành Hoàng đế có quy mô
lớn nhất.
III.7)Đô thị thời Nguyễn: cố đô Huế
18 | P a g e
Tổng thể:
Kinh thành xây dựng trong 30 năm (1803-1832)thành có 10 cửa chính để ra vào.Kinh thành nằm bên
bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó .
Năm 1802 vua Gia Long , khởi công xây dựng Hoàng Thành và Tử Cấm Thành .
năm 1805 mới bắt đầu xây dựng kinh thành , quy mô diện tích rất lớn 520ha chu vi 10km .Đặc biệt
vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của Pháp . Phòng thành Huế tạo những đường dích dắc ,
gốm các hệ thống :lũy , pháo đài ,giác bảo , đoạn thành nối hai pháo đài ,tường bắn , phản pháo ,
phòng lô , hào, thành giai…Đây là một loại thành lũy được áp dụng ở nhiều địa phương nước Pháp và
các nước lân cận . …
Bố cục:Khởi công xây dựng năm 1805 , kinh thành Huế được quy hoạch bên bờ bắc sông Hương ,
xoay mặt về hướng nam , với diện tích mặt bắng 520ha có 10 cửa chính gồm :
-Cửa chính bắc (còn gọi là cửa hậu,nằm ở mặt sau kinh thành ).
-Cửa tây bắc (còn gọi cửa An Hòa ,tên làng ở đây).
-Cửa Chính Tây
-Cửa tây Nam9cu7a3 hậu ,bên phải kinh thành )
-Cửa chính nam(còn gọi cửa nhà Đồ ,do gần đó có Võ Khố ,nhà để đồ binh khí , lập thời Gia Long )
-Cửa Quảng Đức
-Cửa Thể Nhơn(tức cửa ngăn , do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua
ra bến sông .
19 | P a g e
-Cửa Đông nam (còn gọi là cửa thượng tứ , do có Viện thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa )

-Cửa Chính Đông (Túc cửa Đông Ba ,tên khu vực dân cư này )
-Cửa Đông bắc ( còn có tên cửa Kẻ trài )Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài
( thành phụ ở góc đông bắc của kinh thành , còn gọi là thành Mang Cá ) có tên gọi là Trấn Bình Môn.
Các di tích trong kinh thành gồm:
• Kỳ ĐàiCòn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo
đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh
dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.
1)Hoàng thành Huế
Sơ đồ các công trình trong Hoàng thành Huế: 1. Ngọ Môn 2. Hồ Thái Dịch 3. Cầu Trung Đạo 4. Sân
Đại Triều 5. Điện Thái Hoà 6. Đại Cung môn 7. Tả vu, Hữu vu 8. Điện Cần Chánh 8a. Điện Võ Hiển
8b. Điện Văn Minh 9a. Điện Trinh Minh 9b. Điện Quang Minh 10. Điện Càn Thành 11. Điện Khôn
Thái 11a. Viện Thuận Huy 11b. Viện Dưỡng Tâm 12. Lầu Kiến Trung 13. Thái Bình Lâu 14. Vườn
Ngự Uyển 15. Vườn Cơ Hạ 16.Phủ Nội Vụ 17. Triệu Miếu 18. Thái Miếu 19. Cung Trường Sanh 20.
Cung Diên Thọ 21. Điện Phụng Tiên 22. Hưng Miếu 23. Thế Miếu 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm Các 26.
Cửa Hiển Nhơn 27. Cửa Hoà Bình 28. Cửa Chương Đức 29. Ngự Tiền Văn phòng 30. Lục Viện 31.
Điện Minh Thận
Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của
triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và
hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.
Các di tích trong hoàng thành gồm:
20 | P a g e
• Ngọ MônNgọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào
năm Minh Mạng 14 (1833). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về
hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên
học, "Ngọ Môn" có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo
Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.
• Điện Thái Hoà và sân Đại Triều NghiĐiện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội
của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi
quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần
chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng

tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước.
• Triệu Tổ MiếuTriệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3
(1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếutrong hoàng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn
Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
• Hưng Tổ MiếuHưng Tổ Miếu còn gọi là Hưng Miếu là ngôi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long
(ông Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn, vị trí ở tây nam
Hoàng thành Huế|hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc).
• Thế Tổ MiếuThế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng
thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua
quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.
• Thái Tổ MiếuThái Tổ Miếu còn gọi là Thái Miếu là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn
Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc đông
nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.
• Cung Diên ThọCung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia
Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng Thái
Hậu của triều Nguyễn.
• Cung Trường SanhCung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung
Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía Tây Bắc Hoàng
thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú
ngoạn cảnh. Về sau cung được được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng
thái hậu và thái hoàng thái hậu
• Hiển Lâm CácHiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời
vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công
trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích
của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.
• Cửu ĐỉnhCửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối
diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng hành Huế. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một
vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài
đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh,
Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh.

• Điện Phụng TiênĐiện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía
trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây
dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng thờ các
vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế.
Ngoài ra, nó còn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn. Tháng 2 năm
1947, toàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn
tương đối nguyên vẹn.
Tử cấm thành
21 | P a g e
Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu
vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
Các di tích trong Tử cấm thành gồm:
• Tả Vu và hữu. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các
quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật
viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.
• Vạc đồngTại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm
nghệ thuật thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được
đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.
• Điện Kiến TrungĐiện Kiến Trung trong Tử Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào
năm 1921-1923 cùng thời gian với xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.
Sau này, vua Bảo Đại cho tu sửa lại điện, tân trang các tiện nghi Tây phương và cùng hoàng
hậu Nam Phương dọn về ở tại đây.
• Điện Cần ChánhĐiện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), được xây dựng năm Gia
Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Điện là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ
bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở
thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947.
• Thái Bình LâuThái Bình Lâu được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921
thì hoàn thành, là nơi để nhà vua có thể nghĩ ngơi lúc rảnh rỗi, cũng là chỗ để nhà vua đọc
sách, viết văn, làm thơ, thư giản.
• Duyệt Thị ĐườngDuyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (năm 1826)

nằm bên trong Tử Cấm Thành, là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các
quan đại thần xem biễu diễn các vở tuồng. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân
khấu Việt Nam.
III.8)Quy hoạch kiến trúc Chăm Pa ở Việt Nam
A.Mô tả tổng thể
A.III.8.1. Vị trí của Vương quốc Chăm pa
- Vương quốc Chăm pa ( 192-1832): Cực thịnh của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi
Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía
Tây của nước Lào ngày nay.( theo Wikipedia)
Lãnh thổ lúc cực thịnh của Chămpa Phân tích đặc điểm miền Trung Việt Nam
A.III.8.2. Các thời kỳ phát triển
- Vương quốc Chăm pa ( 192-1832) tồn tại liên tục qua các tên gọi:
+ Lâm Ấp (tồn tại từ năm 192 - 605) : tại vùng đất Quảng Bình đến Quảng Nam. chịu ảnh hưởng của
Trung Quốc nhiều hơn là ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng cuối giai đoạn phát triển nhà nước đã tổ chức
xã hội theo sự phân quyền của Ấn Độ.
22 | P a g e
+ Hoàn Vương ( tồn tại từ năm 757 đến 859) thủ đô là Virapura ( nghĩa là thành phố hùng tráng): văn
minh và văn hóa Ấn Độ đã được phát triển từ Nam lên Bắc,
+ Chiêm Thành ( tồn tại từ năm 877 đến 1693): đây là giai đoạn từ vương triều thứ 6 đến vương
triều thứ 14, vương quốc Chăm pa bắt đầu suy yếu bị ảnh hưởng của người Việt từ phía Bắc và cuối
cùng vương quốc Chăm pa trở thành một phần lãnh thổ của người Việt.
A.III.8.3. Các đặc điểm văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch kiến trúc
- Trong kiến trúc của người Chăm, tháp Chăm hay Kalang hay đền tháp là nơi thờ các vị thần theo
quan niệm tôn giáo của người Ấn Độ thể hiện nơi Meru nơi ngự trị của các thần thánh, do đó mà các
đô thị hay tập trung ở vùng đồi núi cao hoặc công trình luôn có bệ nền cao để thể hiện tư tưởng ngự
trị đó.
- Trong bộ ba thần thánh thì thần Ấn giáo Silva được đề cao hơn cả, Silva là thần tượng trưng cho
sức mạnh tàn phá của tự nhiên được tượng trưng bằng ngẫu tượng Linga .
- Tuy nhiên, một bản sắc tâm linh văn hóa độc đáo của mẫu hệ Chăm pa mà dù sự Ấn độ hóa có
mạnh đến đâu cũng không xóa được,

A.III.8.5. Vật liệu sử dụng của người Chăm paGạch được xếp trùng khít lên nhau mà không dùng
vữa hay mạch hồ.Gạch được liên kết theo một dạng đặt biệt mà không rõ là dùng nhựa cây hoặc một
chất keo nhân tạo từ hòa trộn từ nhiều loại nhựa cây thiên nhiên.
B.Phân tích bố cục và phân tích kiến tạo không gian
BIII 1. Vị trí thành phố của người Chăm pa: Luận cứ theo giái sư Trần Quốc Vượng
- Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, vì đặc điểm vị trí địa lý đặc biệt của vùng đất Chăm pa là hẹp và dài
về 2 hướng Bắc- Nam và Tây là núi, Đông là biển nên quy hoạch một vùng, một “tiểu quốc” của
người Chăm pa theo dạng như sau:
( nguồn GS Trần Quốc Vượng - Việt Nam - Cái nhìn địa- văn hóa )
3 ngọn núi Bửu Châu của kinh đô Trà Kiệu( Simhapura), ngọn núi Chúa ( dưới chân là thánh địa Mỹ
Sơn), Cù Lao Chàm gần như nằm trên một đường thẳng, đồng thời theo đặc điểm địa hình núi ở
phía Tây và cảng ở phía Đông.
Sau đó tác giả đã đưa ra một số mô hình quy hoạch của người Chăm pa mà tác giả cho là hợp lý với
phân tích trên.
Vị trí của thành Cao Lao
Theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Thành ở vị trí khá hiểm yếu, núi bọc
phái Tây - Nam vòng sang Đông -
Nam, sông lớn (sông Gianh) chảy ở
phía Tây - Bắc sang Đông - Bắc
(nguồn )
( nguồn GS Trần Quốc Vượng - Việt Nam - Cái nhìn địa-
văn hóa )
23 | P a g e
Thành Kèn còn có tên gọi là thành
Cựu, ở đó người Chăm pa đã xây
dựng kinh thành với cả hệ thống cống
ngầm phía dưới. Nhưng thời Nguyễn
đã bị phá bỏ và xây thành Biên hòa
ngày nay.

Hệ thống phòng thành Cổ Lũy có ba
vòng thành:
Luỹ Cổ Luỹ
Thành Bàn Cờ
Thành Hòn Yàng.
( nguồn Wikipedia)
Thành Hoàng đế hay Tra thành là nơi
đóng đô của quân Tây Sơn trên nền
móng của thành Vijaya của người
Chăm pa cổ, hiện nay dấu vết thành
Chăm pa không còn nữa mà chỉ còn di
tích của thành thời Tây Sơn
B.III.2 Bố cục thành Chăm pa:
- Xuất phát từ ảnh hưởng của Ấn Độ giáo nên mặt bằng công trình của kiến trúc Chăm thường bố
cục theo hướng thẳng đứng trục Bắc Nam, cửa chính mở ở hướng Đông, trong đó tháp giữa thờ
thần Siva, tháp phía Bắc thờ thần Visnu , tháp phía Nam thờ thần Brahma ( như tháp Dương Long,
tháo Hòa Lai, tháp Chiên Đàn,…).
- Một đặc điểm quy hoạch kiến trúc nổi bật của tháp Chăm nữa là, thay vì xây dựng trên những lớp
nền cao, các tháp Chăm thường xây dựng trên những quả đồi cao có vị trí chế ng cả một vùng.
Trong bố cục tổng thể đa số bố cục theo kiểu trung tâm, các tháp phụ bố trí đố xứng hoặc không đối
xứng ở xung quanh, các tháp không có cùng một bệ chung ( hoặc có ít trường hợp) mà gần như mọc
thẳng từ dưới đất lên.
a. Giai đoạn cổ điển: thế kỷ V-VIII:
- Khu thánh địa Mỹ Sơn có kiểu bố cục đặc trưng như sau:Các nhóm tháp đều có một ngôi đền nằm
ở chính giữa,Trước mặt đền là một cổng vào có 2 cửa trổ hướng Đông-Tây nối liền một căn nhà dài
để đón khách hành hương chuẩn bị tế lễ.Bên cạnh công trình chính là những công trình phục vụ tế
lễ, cất chứa lễ vật hoặc có bễ nước chứa làm lễ thánh tẩy.Mỗi nhóm tháp đều có những bức tường
dày tạo nên sự khác biệt của nhóm này với nhóm khác.
b. Giai đoạn từ thế kỷ thứ IX đến thế kỹ thứ XII
b.1Khu di tích Đồng Dương:

24 | P a g e
Quy mô và tầm vóc của Trung tâm Phật giáo Đồng Dương qua mô hình phục chế của Henry
Parmentier ( nguồn )
Bố cục công trình rất chặt chẽ. Quần thể kiến trúc bố trí theo một trục dọc chiều Đông-Tây. Tổng
thể kiến trúc chính nằm trên quả đồi cao 50m, chạy dọc 1330m. Khu miếu thờ nằm trong vành đai
hình chữ nhật dài 326 rộng 5m. Chung quanh có tường bao bọc và đượ chia ra là 3 sân nối tiếp
nhau
Từ ngoài vào lần lượt có:
Trụ biểu đứng cân đối 2 bên tháp cổng với kiểu kiến trúc độc đáo, bệ hình vuông, với góc giật cấp,
phần trên vươn cao và có nhiều tầng.
Sân thứ 1: dành cho sân hành lễ gồm 4 dãy cột đặt trên một nền cao, 2 dãy trong có cạnh hình 4 sao
to hơn 2 dãy ngoài. Sân này có tất cả 9 gian, chiều dài 32m rộng 15m. Kiến trúc theo kiểu không gian
mở và cuối không gian có đặt bệ thờ. Ngoài ra gần với tường 2 bên lại xây thêm 2 dãy cột nhỏ nữa
làm cho không gian ở đây dường như muốn kéo dài thêm.
Sân thứ 2: dành cho nhà khách thập phương có mặt bằng hình chữ nhật nằm dọc theo trục chính , có
2 cửa mở ở 2 đầu, còn lại là cửa sổ và cửa giá ở 2 bên. Kích thước 11,3m x 4,6m. Cũng giống như giải
pháp ở sân thứ 1, nhà khách thập phương đứng giữa 2 hàng cột biên sát tường ngoài tang thêm vẻ
trang trọng. Trước khi vào sân thứ 3 lại có trụ biểu và cổng có kiến trúc mặt bằng giống cổng ngoài.
Sân thứ 3: có kích thước 45x33m trong sân gồm có tháp chính và 2 tháp phụ đứng 2 bên đề quay về
hướng đông trong cùng một hệ với tháp chính. Chung quanh có một số tháp phụ bố trí theo kiểu bố
cục tự do. Trên trục chính còn có tháp trung tâm ở vị trí như cổng chào, bốn mặt đều mở cửa và
phía Nam còn có nhà ở với 2 phòng nhỏ.Trong 4 góc sân và chính giữa tường rào đều bố trí tháp nhỏ
cân đối theo trục Đông Tây Nam Bắc.
b.2 Tháp Ponagar – Nha Trang:
25 | P a g e

×