Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.24 KB, 11 trang )

Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..................................................................3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT.............................................................................3
i. Khái niệm:..........................................................................................................................3
Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung
cấm dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực
hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ........................................................3
ii. Khái niệm về xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật....................................................4
II. PHÂN TÍCH NGUN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT VÀ CÁC VÍ DỤ LIÊN HỆ...............................................................6
iii. Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích pháp luật theo quy định của Luật Luật sư............6
iv. Những ví dụ liên hệ về xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và nguyên tắc tránh. .8

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................11

1 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến lợi ích, chắc hẳn chúng ta ai cũng khơng phủ nhận cá nhân, tổ
chức đều vì lợi ích của bản thân, của gia đình hoặc của bạn bè khi thực hiện


một công việc nào đó hoặc trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Trong
hoạt động kinh doanh, cá nhân, tổ chức chắc chắn sẽ gặp khơng nhiều thì ít
việc xung đột lợi ích giữa công ty và lợi ích của mình, lợi ích giữa cá nhân và
lợi ích của đối tác. Lợi ích càng lớn thì nguy cơ xẩy ra xung đột càng nhiều.
Xét riêng đến hoạt động nghề nghiệp luật sư, việc xung đột lợi ích là
một điều chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi trong q trình hành nghề của một
luật sư và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đã hội nhập với nền
kinh tế thế giới, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thức rõ tầm quan
trọng của luật sư trong cuộc sống và trong hoạt động kinh doanh của mình.
Điều này đồng nghĩa với việc, vai trò của luật sư ngày càng được xem trọng,
và điều này cũng đồng nghĩa với việc thù lao của luật sư ngày một cao hơn.
Nhưng thù lao càng lớn thì việc gặp những tình huống xung đột lợi ích trong
hoạt động tư vấn ngày càng nhiều hơn. Nếu là một luật sư thực thụ, ắt hẳn
luật sư đó sẽ có những kỹ năng và biết cách tránh những xung đột lợi ích
trong tư vấn pháp luật. Để có thể hiểu rõ vấn đề này, tơi đã chọn đề tài “Phân
tích ngun tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên
hệ” nhằm tạo cho bản thân thêm một trong những kỹ năng trong hoạt động
nghề nghiệp của mình sau này.

2 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT LỢI

ÍCH TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

i.

Khái niệm:

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng
pháp luật, cung cấm dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong
nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Vì vậy tư vấn pháp luật khơng phải là phổ biến, giáo dục pháp luật một
cách chung chung hoặc chuyển tải thông tin pháp lý về các văn bản pháp luật
mới; tư vấn pháp luật cũng không phải là tuyên truyền pháp luật. Tư vấn pháp
luật là một nghề sử dụng trí tuệ của những chuyên gia trong lĩnh vực pháp
luật, là hoạt động mang tính chất lao động trí óc bằng việc sử dụng chất xám,
đòi hỏi phải có kỹ năng tư vấn và sự hiểu biết pháp luật một cách sâu rộng.
Tư vấn pháp luật cũng đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp, lương tâm và
trách nhiệm nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật,
luật sư cũng góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật
nhằm nâng cao văn hóa tư pháp cho các công dân trong cộng đồng xã hội.
Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng
pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và những người là đối tượng
của việc áp dụng pháp luật. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, các luật sư
có thể phát hiện được những lỗ hổng của pháp luật, và trên cơ sở đó sẽ có
những kiến nghị kihp thời để hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, luật sư còn nắm bắt được
nguyện vọng, tâm tư, nhu cầu và thực trạng vi phạm pháp luật, thực trạng áp
dụng pháp luật trong một địa phương, trong một nước và trên cơ sở đó sẽ có

3 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng


Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

những kiến nghị kịp thời đối với việc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
Hay nói một cách khái quát, tư vấn pháp luật theo Luật Luật sư có thể
được hiểu là: Đưa ra một giải pháp pháp lý cho một tình huống cụ thể và
hướng dẫn khách hàng ứng xử đúng pháp luật.
Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật có thể được hiểu như sau:
- Về phía khách hàng, là người mang đến tình huống pháp luật.
- Về phía luật sư, dựa trên những thơng tin và tình huống do khách
hàng cung cấp, luật sư tư vấn cho khách hàng hướng giải quyết một cách phù
hợp nhất, bảo đảm quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tối đa nhất trên
cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp.
Trong quá trình tư vấn, luật sư phải phân tích cho khách hàng biết trước
những điểm mạnh, yếu của khách hàng, dự kiến những rủi ro có thể xảy ra đối
với khách hàng. Trên cơ sở đó, khách hàng sẽ có đầy đủ dữ kiện để lựa chọn
một phương án phù hợp nhất. Ngoài ra, trong quá trình tư vấn, luật sư ngồi
việc phải tn thủ câc quy định của pháp luật, còn phải tuân thủ quy tắc đạo
đức nghề nghiệp của luật sư trong quá trình hành nghề của mình.
ii.

Khái niệm về xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật

Xung đột có thể được hiểu là sự va chạm, đánh nhau, tranh giành giữa
những nhóm người, tập đoàn người hay giữa những quốc gia, dân tộc vì
những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng, về ý thức hệ, về quyền lợi vật chất, về
tôn giáo, về chủng tộc, về lãnh thổ … (Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt
Nam).
Cũng theo Từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam, lợi ích là một trong

những động lựa quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con người nhằm
thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, của gia đình, của tập thể, của giai cấp, dân tộc

4 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

và của xã hội. Tương ứng với đó, lợi ích cịn được phân ra lợi ích của cá nhân
và lợi ích của tập thể, tổ chức, đồn thể. Lợi ích cũng có thể được phân theo
thứ bậc, lợi ích của xã hội cao hơn lợi ích giai cấp, lợi ích giai cấp cao hơn lợi
ích bộ phận, lợi ích tập thể cao hơn lợi ích cá nhân.
Trong xã hội có giai cấp, lợi ích của cá nhân và gia đình phụ thuộc vào
lợi ích của giai cấp, lợi ích của giai cấp bao giờ cũng được đặt hàng đầu sau
đó mới đến lợi ích của cá nhân. Hay nói một cách khác, lợi ích của giai cấp
thống trị bao giờ cũng được đưa lên vị trí hàng đầu và mọi cá nhân đầu phải
tuân thủ quy định này và coi đó là chân lý.
Lợi ích kinh tế là những lợi ích tạo thành động lực khách quan trong
đời sống kinh tế và trong hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình. Nội dung, hình thức và biểu hiện của lợi ích kinh tế đều do quan hệ
sản xuất quyết định. Những lợi ích kinh tế, cũng như lợi ích nói chung đều
mang tính lịch sử và giai cấp. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nảy sinh sự
mâu thuẫn lợi ích giữa kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất và người lao động không
có tư liệu sản xuất. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng nảy sinh xung đột
về quyền lợi giữa những kẻ tư hữu tư liệu sản xuất với nhau, ai cũng mong
muốn mình sẽ phải sở hữu những tư liệu sản xuất tốt nhất, thậm chí sẵn sàng
ăn cắp bí quyết, cơng nghệ của nhau nhằm đạt được lợi ích kinh tế một cách
nhanh và tốn ít chi phí nhất.

Xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật là sự sung đột về mặt
lợi ích giữa luật sư và khách hàng, giữa luật sư và nhà nước và giữa khách
hàng và nhà nước phát sinh trong hoạt động tư vấn của luật sư. Nói một cách
cụ thể hơn, luật sư sử dụng kỹ năng tư vấn vấn pháp luật cũng giống như sử
dụng tư liệu sản xuất đê kiếm lợi ích. Tuy nhiên, theo quan điểm của pháp
luật hay còn gọi là giai cấp thống trị, lợi ích trong hoạt động tư vấn của luật
sư có thể làm ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước hoặc ảnh hưởng tới lợi ích
của những đối tượng mà pháp luật luật sư khơng cho phép. Vì vậy, luật sư
5 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

trong hoạt động nghề nghiệp của mình cần phải tránh những sự xung đột lợi
ích mà pháp luật luật sư khơng cho phép. Vậy nguyên tắc tránh xung đột lợi
ích trong tư vấn pháp luật là gì, chúng ta hãy cùng nhau đi vào phần tiếp theo
dưới đây.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC TRÁNH XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG

TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ CÁC VÍ DỤ LIÊN HỆ
iii.

Ngun tắc tránh xung đột lợi ích pháp luật theo quy

định của Luật Luật sư
Theo quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư, khi hành nghề, luật sư phải
tuân thủ nguyên tắc:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
3. Độc lập, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan;
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp
pháp của khách hàng;
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư, khi hành nghề, luật
sư sẽ bị nghiêm cấm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau
trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các
việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b. Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu
nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

6 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

c. Tiết lộ thơng tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong
khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc
pháp luật có quy định khác;
d. Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
đ. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng
ngồi khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng
dịch vụ pháp lý;
e. Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng,
cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải

quyết vụ, việc;
g. Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Theo các quy định nêu trên thì chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm
xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư đã thể hiện rõ
nét nhất tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư. Cụ thể , luật sư không
được “cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau
trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự,
các việc khác theo quy định của pháp luật …”. Từ khái niệm này, chúng ta
có thể mở rộng ra rằng, luật sư không được tư vấn pháp luật cho cả hai bên có
quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án
hành chính, việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật. Pháp
luật ở đây có thể hiểu và pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Ví dụ, một luật sư không được phép nhận tư vấn pháp luật cho hai
khách hàng đối lập nhau về mặt lợi ích trong cùng một vụ, việc. Đối lập nhau
7 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

ở đây có thể được hiểu là một khách hàng là nguyên đơn và một khách hàng
là bị đơn trong một vụ án.
Khi có mâu thuẫn về mặt lợi ích hay cịn gọi là xung đột về mặt lợi ích
phát sinh, luật sư ngay từ đầu phải ngưng ngay hoạt động tư vấn pháp luật của
mình, nhưng ngưng như thế nào, từ chối như thế nào, chúng ta hãy đi vào các

ví dụ liên hệ và phân tích các ví dụ ở phần tiếp theo sau đây.
iv.

Những ví dụ liên hệ về xung đột lợi ích trong tư vấn

pháp luật và nguyên tắc tránh
1.1. Tình huống khách hàng đến gặp luật sư yêu cầu tư vấn hợp đồng
nhưng đối tác của khách hàng cũng là khách hàng của luật sư
Trong tình huống này, luật sư phải từ chối không tư vấn cho khách
hàng đến sau cho dù thù lao mà vị khách hàng đến sau có thể trả cao hơn
khách hàng trước nhưng từ chối như thế nào và làm cách nào từ chối mà
khách hàng của luật sư vẫn tìm đến luật sư là cả một vấn đề trong thực tế.
Giải thích theo quy định của luật luật sư cho khách hàng hiểu rằng đối tác của
khách hàng đang là khách hàng của mình. Điều này sẽ thật sai lầm nếu khách
hàng hiểu điều này, vì ngay lúc đó, khách hàng khi biết được sẽ tìm đến một
luật sư khác để tư vấn về hợp đồng này, và nếu luật sư đó tư vấn hợp đồng đó
tốt, đồng nghĩa với việc khách hàng đó sẽ nghĩ khả năng của luật sư không
cao và điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ từ bỏ luật sư. Vì lý do đó,
cách tốt nhất là luật sư phải từ chối khéo mà không cần giải thích cho khách
hàng biết nguyên nhân thật sự của việc từ chối của mình, vừa bảo đảm
nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật, vừa giữ
được mối quan hệ với khách hàng của luật sư.
1.2. Tình huống luật sư cùng làm việc cho người bán và người mua
trong một cuộc mua bán tài sản
Nếu luật sư chỉ đơn giản nghĩ rằng mục đích của hợp đồng mua bán tài
sản là mục đích của hợp đồng là bán được tài sản (đối với bên bán) và mua
8 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng


Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

được tài sản (đối với bên mua) trên cơ sở hai bên cùng có lợi, luật sư vừa giúp
được khách hàng, vừa có thù lao từ cả hai phía. Tuy nhiên, điều này thật là sai
lầm vì vơ hình chung, luật sư đã vi phạm nguyên tắc tránh xung đột lợi ích
trong tư vấn pháp luật theo quy định của luật luật sư bởi, trong hợp đồng mua
bán tài sản, mục đích của các bên đều là lợi nhuận và các bên luôn cố gắng
tìm đủ mọi cách để cho lợi nhuận của mình đạt được cao nhất. Thiệt hại của
người này chính là lợi ích của người kia nên mâu thuẫn, xung đột lợi ích là
điều tất yếu có thể xảy ra. Hay nói một cách chung nhất như đã phân tích tại
phần I, đã liên quan đến lợi ích, tất có mâu thuẫn, có mâu thuẫn tức là có xung
đột về mặt lợi ích. Có xung đột lợi ích tức là sẽ vi phạm điều cấm của luật luật
sư nếu luật sư cùng làm việc cho người bán và người mua trong một cuộc
mua bán.
1.3. Tình huống khách hàng yêu cầu luật sư tư vấn về một tài liệu mà
văn phòng luật sư đã soạn thảo cho một khách hàng khác
Tài liệu mà văn phòng luật sư đã soạn thảo cho khách hàng của mình
có thể là hợp đồng mua bán, thỏa thuận phân chia tài sản chung, đơn khiếu
nại… nếu xét về phương diện lợi ích của luật sư thì rõ ràng, nếu một khách
hàng đến yêu cầu luật sư tư vấn, soạn thảo tài liệu liên quan đến một khách
hàng mà luật sư đang hoặc đã từng tư vấn thì rõ ràng, hiệu quả sẽ cao hơn
nhiều, khách hàng mới sẽ cảm thấy luật sư rất giỏi, thậm chí coi luật sư là
người có tài năng. Nhưng, nếu luật sư nhận tư vấn vụ, việc này thì luật sư sẽ
vi phạm quy định của pháp luật luật sư về ngun tắc tránh xung đột lợi ích.
Ngồi ra, luật sư cịn vi phạm thêm ngun tắc tiết lộ bí mật khách hàng theo
quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Rõ ràng, tình huống này cho thấy, nếu luật sư nhận lời tư vấn thì luật sư
sẽ vi phạm nguyên tắc xung đột lợi ích và quy tắc tiết lộ bí mật thông tin
khách hàng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư.


9 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

1.4. Tình huống tư vấn cùng lúc cho ngân hàng cho vay tiền và người
cho vay tiền
Khi ký hợp đồng cho vay tiền, mục đích của ngân hàng là thu hồi được
vốn và lãi từ người vay trong thời gian ngắn nhất; còn mục đích của người
vay là vay được tiền và trả lãi suất theo mức thấp nhất có thể và vay được
trong thời gian dài nhất với mức lãi suất thấp nhất.
Tương tự như những phân tích ở những tình huống trên, khách hàng
vay tiền và ngân hàng là hai đối tượng có thể đồng thời là khách hàng của luật
sư, hai đối tượng này có sự xung đột lợi ích một cách rõ ràng nhất, cụ thể nhất
vì khi nhắc đến tiền bạn, hầu như ai cũng hiểu rõ đây là hai đối tượng có
quyền và lợi ích xung đột với nhau theo quy định của luật luật sư và vì vậy,
luật sư sẽ phải từ chối một trong hai bên, nếu một trong hai bên đã hoặc đang
là khách hàng của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp vơ
tình luật sư đã vi phạm ngun tắc xung đột lợi ích này mà khơng biết. Cụ
thể, luật sư đã giúp cho khách hàng tư vấn thường xuyên là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Trong một dự án
mà công ty liên kết với đối tác là một ngân hàng để kết hợp việc cho vay với
việc bán nhà trả góp trong dự án của doanh nghiệp, mà cụ thể là giúp khách
hàng soạn thảo một hợp đồng 3 bên. Một thời gian sau, cũng có một khách
hàng khác là cá nhân lại gặp luật sư để tư vấn về việc muốn mua một căn nhà
trả góp nhưng không biết mua tại dự án nào. Nhân tiện luật sư giới thiệu đến
dự án của doanh nghiệp đang là khách hàng tư vấn thường xuyên của luật sư,

vừa giúp khách hàng quảng bá thương hiệu, vừa giúp cho khách hàng cá nhân
đạt được mục đích. Tuy nhiên, trong trường hợp này, luật sư cũng đã vi phạm
nguyên tắc tránh xung đột lợi ích pháp luật một cách vơ ý (khơng phải chủ ý).
Vì vậy, trong quá trình hành nghề của mình, luật sư luôn luôn phải nhớ những
quy tắc đạo đức nghề nghiệp, những việc không được là cũng như những việc
cấm không được làm theo quy định của pháp luật luật sư.
10 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên
hệ


Kỹ tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng

Trần Phi Đại sbd: 056 Lớp B lsk12-MN

PHẦN KẾT LUẬN
Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật là một trong
những nguyên tắc mà luật sư phải tuân thủ, thậm chí phải hiểu thật rõ và thấu
đáo vì như những phân tích ở trên, có những tình huống mà luật sư vơ tình
phạm phải ngun tắc này. Điều này nếu có xảy ra thì thật là đáng tiếc cho
những luật sư giỏi, có đạo đức nhưng vô tình lại bị tước chứng chỉ hành nghề
hoặc nếu bị xử lý nhẹ hơn là xử lý kỷ luật theo quy định của luật luật sư. Mở
rộng ra, trong quá trình hành nghề của mình, ngồi việc phải nắm rõ, am hiểu
pháp luật, am hiểu mọi kỹ năng liên quan đến việc hành nghề, luật sư còn
phải nắm vững quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và đặt biệt nguyên tắc
tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật. Liên quan đến lợi ích, chắc hẳn
phần lớn khơng ít người sẽ không vượt qua được cám dỗ của bản thân và điều
này chúng ta cũng có thể hiểu rằng, là một luật sư phải có ý chí, có đạo đức
nghề nghiệp, bảo vệ lẽ phải
Ngồi ra, cũng khơng loại trừ khả năng có những kẻ xấu muốn hủy
hoại thanh danh của luật sư bằng việc cố tình tạo ra những tình huống xung

đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật nói riêng và trong hoạt động nghề
nghiệp của luật sư nói chung. Vì vậy, một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định
tầm quan trọng của việc am hiểu nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích trong tư
vấn pháp luật” của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Học viên

TRẦN PHI ĐẠI

11 | Phân tích nguyên tắc tránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật và các ví dụ liên
hệ



×