Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghệ thuật ẩm thực Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.78 KB, 25 trang )

Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
MỞ ĐẦU
Ăn uống có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với đời sống con
người. Chính vì vậy mà người xưa vẫn thường nói: “Dân dĩ thực vi tiên.” Mặc
dù, người xưa rõ biết rằng không ăn uống thì không thể tồn tại, “có thực mới
vực được đạo”, nhưng không vì thế mà tổ tiên ta đã tuyệt đối hóa ăn uống, coi
ăn uống là trên hết, là mục đích duy nhất của cuộc sống này. Việt Nam là một
nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra lãnh thổ
Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc - Trung - Nam. Chính các đặc điểm
về địa lý, văn hóa, dân tộc và khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm
thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp
phần làm ẩm thực Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.
Đến với ẩm thực miền Trung, ta không thể không nhắc tới ẩm thực của
Xứ Huế mộng mơ và cổ kính. Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa
Nguyễn Đàng Trong và Kinh đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả
nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới. Một trong những đặc trưng nổi bật của
văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Món ngon xứ Huế là món ngon Chăm xưa kết
hợp với món ngon Việt, món ngon dân gian Huế và món ngon cung đình do giao
lưu, hòa quyện với linh khí đất Thuận Hóa mà thành. Văn hóa ẩm thực Huế có
một cội nguồn triết lý riêng để mãi trường tồn với thời gian. Đối với người Huế
ẩm thực là một nghệ thuật đã trở thành nét văn hóa cổ truyền, sâu sắc. Triết lí
ẩm thực Huế là một thực thể văn hóa, hòa quyện với tính cách con người và đặc
điểm phong thủy đất Kinh Đô trăm năm mà thành.
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
NỘI DUNG
I. Những yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực xứ Huế
1.1. Lịch sử hình thành
Trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam,
Thừa Thiên Huế - Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời
vùng đất này trong những thế kỷ đầu Công Nguyên (CN) thuộc huyện Tượng


Lâm quận Nhật Nam thời thuộc Hán.
Từ năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó
là vương quốc Champa kéo dài gần 12 thế kỷ. Sau chiến thắng Bạch Đằng của
Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, vua Trần
Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô - Rí.
Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị.
Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9km về phía hạ lưu sông Hương) là trị sở và
trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châu Hóa. Sau hơn hai thế
kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi
“đô hội lớn của một phương”. Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến
Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và
phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa
Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là PHÚ XUÂN, ở vị
trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú
Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời
gian ngắn (1712 - 1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi
lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở “bên tả phủ cũ”, tức góc
đông nam Kinh thành Huế hiện nay. Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại
Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788 - 1801) và là kinh đô của nước Việt
Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945).
Ngày 20/10/1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30/8/1899
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12/12/1929 được
nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp
thành 11 phường). Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực
nội ngoại thành, là tỉnh lị của Thừa Thiên. Năm 1956 Ngô Đình Diệm ban hành
dụ 37A cải tổ hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh
Thừa Thiên nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế. Sau năm 1975 Huế là

tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường, 22 xã. Năm 1989 Thừa
Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên -
Huế gồm 18 phường, 5 xã và hiện nay là 24 phường, 3 xã.
Song, dù là Thủ phủ - Đô thành - Kinh đô - Thị xã hay Thành phố thì Huế
vẫn luôn luôn là một trung tâm quan trọng về nhiều mặt. Ngày nay Huế là thành
phố Anh hùng, thành phố có hai Di sản thế giới, thành phố Trung tâm văn hóa
du lịch, thành phố Festival; một trong những đô thị cấp quốc gia. Và bên cạnh
đó, Huế còn là cái nôi trong văn hóa ẩm thực của miền Trung. Bởi lẽ với bề dày
lịch sử đã từng ba lần là kinh đô cả nước, những nét đẹp ẩm thực của ba miền
cũng hội tụ đủ trong ẩm thực Huế.
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bên cạnh đó vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến ẩm thực Huế. Nằm giữa miền Trung Việt Nam, với tọa độ 16
0
đến 16,45
0
độ
vĩ Bắc, 107,03
0
đến 108,08
0
kinh đông, có diện tích 5.009,2 km
2
, bắc giáp Quảng
Trị, nam giáp thành phố Ðà Nẵng, đông giáp biển Ðông, tây có dải Trường Sơn
hùng vĩ và giáp nước bạn Lào. Biên giới Việt Lào đoạn đi qua tỉnh Thừa Thiên
Huế dài khoảng 88km. Bờ biển có chiều dài 128km với Cảng Thuận An và Cảng
nưóc sâu Chân Mây.
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng


Bản đồ Huế
Huế có vị trí rất thuận lợi tại miền Trung Việt Nam nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu
khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, thành phố Đà Nẵng,
khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., Huế có hệ thống giao
thông thuận lợi kết nối dễ dàng với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Là điều kiện thuận lợi để giao lưu với các
vùng trong cả nước đặc biệt là về ẩm thực.
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng,
phong phú và diện mạo riêng, tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng
trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An
- Vọng Cảnh. Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ;
tạo nên phong cách thi vị, lãng mãn của người phụ nữ Huế và cũng là nguyên
nhân tại sao trong các món ăn Huế tuy dân dã nhưng lại hết sức thi vị trữ tình.
Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích
đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam nước ta. Chế độ nhiệt: thành phố Huế có mùa khô nóng và
mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C
- 25°C. Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
khô nóng, nhiệt độ cao. Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Với đặc điểm khí hậu
khắc nghiệt như vậy, đã tạo nên tính phong phú trong ẩm thực Huế đó là ăn
uống theo mùa, mùa nào thức ấy và ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe theo
từng thời điểm trong năm.
1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội
Có thể nói, kinh tế Huế trong những năm gần đây rất phát triển với nhiều
nghành khác nhau từ nông nghiệp cho đến công nghiệp và dịch vụ. Chính sự

phát triển này đã mang lại cho Huế một diện mạo hoàn toàn mới và tạo đà cho
những bước phát triển tiếp theo cho thành phố và cũng là điều kiện để nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, số lượng các trang trại trồng cây
không ngừng tăng lên. Diện tích các loại cây trồng cũng khá lớn. Diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản cũng tăng cao. Công nghiệp cũng đang phát triển và đã
hình thành nên nhiều khu công nghiệp trên địa ban thành phố. Hiện tỉnh Thừa
Thiên Huế đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp
đầy các dự án tại các Khu kinh tế - Khu công nghiệp trên địa bàn. Về Cơ sở hạ
tầng - Giao thông vận tải, hạ tầng nông nghiệp nông thôn đã kiên cố hoá hơn 2/3
trong số 1015km kênh mương trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã xây dựng đề án
đầu tư xây dựng các công trình đê bao, thuỷ lợi đến năm 2015 và tầm nhìn đến
2020. Mục tiêu tiêu đến năm 2015 là đầu tư xây mới và nâng cấp hoàn thiện kết
cấu hạ tầng nông nghiệp.
1.4. Văn hóa, con người Huế
Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái
văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước
Việt trong nhiều thế kỷ. Nói đến Huế, không chỉ là Huế trong phạm vi hành
chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên
Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trương Sơn đến đầm phá ra biển
Đông. Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
hình, phong phú và độc đáo về nội dung,
được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh
vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ
thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng
xử, và nhất là trong văn hóa ẩm thực,... Vì
vậy, có thể khái quát một số đặc điểm tiêu
biểu của văn hóa Huế như sau:

Văn hóa Huế, một nền văn hóa của
sự hài hòa và gắn bó giữa môi trường sống
và chủ nhân của nó. Người ta thường nói
văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi
con người trong cuộc sinh tồn của mình,
thì con người Huế trong lịch sử vươn lên phía trước đã ứng xử hợp với tự nhiên,
để rồi tự nhiên hữu tình vì có con người và cho con người. Con người nơi đây đã
biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng tạo nên lịch sử - văn hóa
Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào con người Huế
nhuần nhị và sâu lắng.
Nét riêng của văn hóa Huế còn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn uống,
ăn học và cả ăn chơi của người Huế. Trong ăn nói, người Huế luôn tôn trọng thứ
bậc thể hiện qua cách xưng hô ở làng, họ và gia đình, không phân biệt tuổi tác,
giàu sang, nghèo hèn (có cả một hệ thống xưng hô khác với nhiều vùng). Đối
với xóm giềng, lạ cũng như quen đều căn cứ vào tuổi tác mà ăn nói. Trên địa
bàn Thừa Thiên Huế hiện nay đều có chung một thứ tiếng là tiếng Huế, chung là
thứ giọng là giọng Huế, không phân biệt dân làng hay thành phố. Người ta vẫn
biết đến giọng Huế nhẹ nhàng, có phần e ấp của những cô gái Huế.
Người Huế có bản chất trầm tĩnh, đặc biệt phụ nữ Huế rất nhẹ nhàng, tế
nhị, lãng mạn nhưng luôn giữ gìn khuôn phép. Bản chất nhẫn nhịn, chiều chồng
thương con, cho nên dù bận bịu công việc đến đâu họ vẫn không quên bổn phận
làm mẹ, làm vợ của mình, không sao lãng việc bếp núc, coi trọng hạnh phúc gia
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
đình, xem hạnh phúc của gia đình là hạnh phúc của bản thân. Cái lãng mạn của
người phụ nữ Huế thể hiện qua những món ăn, thức bánh kẹo khéo léo đầy sang
tạo và chứng tỏ sự nết na, trau dồi công dung ngôn hạnh. Đối người phụ nữ Huế,
nấu ăn không chỉ đơn thuần là cách nấu, cách nên, mà còn là đạo lý, đặt chữ
Công trong chữ Hiếu và chữ Thuận, nghĩa là nấu ăn ngon để phụng dưỡng cha
mẹ, chăm sóc chồng con, đem lại vinh dự cho gia đình mình khi đãi khách khứa,

bạn bè gần xa. Chính vì vậy mà đã tạo nên cho xứ Huế phong cách ẩm thực khác
biệt và mang đậm giá trị văn hóa.
II. Đặc điểm ẩm thực xứ Huế
Khi nói đến miền Trung người ta thường nghĩ ngay đến xứ Huế, là kinh
đô của triều Nguyễn, là nơi có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Đây cũng chính là nơi văn hóa ẩm thực tạo được một nét riêng biệt, có sự kết
hợp nhuần nhị giữa cái dân giã, mộc mạc mang hồn quê dân tộc vừa đậm nét cầu
kì của lối sống cung đình xưa. Tất cả hòa quyện, phát triển đến mức độ tinh tế
đạt đến tầm nghệ thuật trong từng món ăn.
2.1. Ẩm thực Huế mang tính dân giã
Không da dạng như lối ẩm thực Bắc Hà, cũng không được phồn thực như
lối ẩm thực Nam Hà, ẩm thực Huế có một chiều sâu riêng, mang đậm nét bản
sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm.
Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải
đẹp. Một món ăn không đẹp, không phải là một món ăn. Và với những tiêu chí
đã nêu, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm
thực. “Khẩu thực” là cách ăn không dám coi thường nhưng là cách ăn thấp nhất,
vì là ăn bằng... miệng, và ăn để tồn tại. Ðến “nhãn thực”, cách ăn đã cao hơn
một bậc - ăn bằng mắt. Thưởng thức cái đẹp trong sự đắn đo về màu sắc, hình
khối, khả năng bày biện, xếp đặt để tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ cao. Lúc này,
cái đói đã chịu ngồi ở chiếu dưới, nhường chỗ cho những xúc cảm đã chớm
thăng hoa. Nhưng cao hơn hết thảy vẫn là “tâm thực”. Nghĩa là ăn bằng cả tấm
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
lòng mình. Chẳng vì thế mà một bát nước rau muống luộc đánh tí chanh tươi
pha vào một ít nước mắm cốt, lại có thể đánh đổ biết bao sơn hào hải vị.
Trở lại với những chuẩn mực trong ăn uống, người Huế xem ẩm thực gần
như là một nghi lễ. Dù đơn giản hay bày biện phong phú, bữa ăn phải thanh tịnh,
chén đĩa tươm tất, tư thế ngồi đằng thẳng. Không lăng xăng, ồn ào trong lúc ăn.
Ðưa bữa là những câu chuyện gia đình vui vẻ. Hết sức tránh những chuyện

buồn, chuyện đàm tiếu, tranh luận cãi vã trong bữa ăn. Chính trong bầu không
khí có vẻ như tôn giáo ấy, các thành viên trong gia đình ý thức nhiều hơn về sự
bao dung và cẩn trọng trong hành xử hằng ngày.
Văn hoá ẩm thực Huế là sự trả lời cho câu hỏi “ăn như thế nào” chứ
không phải là “ăn cái gì?”. Chính việc xem cách ăn như một nghi lễ đời thường,
người Huế đã xem ẩm thực là nhân cách. Qua cái ăn, con người bộc lộ những
cách nghĩ, cách cảm về cuộc đời. Ðưa cái ăn vốn nằm dưới tầm thấp của bản
năng lên hàng ngũ của cái đẹp, đó là những gì vô ngôn nhất mà người Huế nhân
hậu đã dành cho loài rau dại và chú hến nhỏ một đời vô danh dưới lớp bùn lưu
cửu của Hương Giang.
2.2. Ẩm thực Huế mang tính cung đình
Khi nói đến ẩm thực Huế, chúng ta không thể không nhắc đến ẩm thực
cung đình. Văn hóa ẩm thực cung đình Huế bắt nguồn từ ẩm thực dân gian.
Người Việt từ đồng bằng sông Hồng - Thanh - Nghệ - Tĩnh di cư theo chúa
Nguyễn vào Thuận Hóa mang theo tập quán ăn uống của mình. Rồi tục lệ tiến
cung món ngon vật lạ cho vua, món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người
tài xâm nhập cung vua, phủ chúa, được dọn lên bàn yến tiệc, thành quốc túy
quốc hồn…
Theo sử sách vùng Thuận Hóa trước khi thuộc Đại Việt là đất của người
Chăm.Tập tục sinh họat và ăn uống tinh túy của người Chăm có ảnh hưởng nhất
định đến văn hóa ẩm thực Huế. Nhiều món mắm Huế đều có gốc tích từ món ăn
Chăm. Rồi các tộc người trên mái trường sơn (K’tu,Tà ôi, Mường) là chủ nhân
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
của nước Việt cổ cũng có đặc điểm, nhu cầu ăn uống riêng của họ. Các món
nướng trong ẩm thực cung đình Huế là có nguồn gốc từ các món ăn người Việt
cổ. Rồi người Hoa đền Huế mang theo văn hóa ẩm thực của mình. Đó là các
món nấu, ninh nhừ như các món vịt ninh cả con, chim bồ câu hầm, thịt heo ninh,
thịt giò quay, giò hoa, chân heo ninh… trong thực đơn yến tiệc cung đình Huế.
Ngay cả những món trong bát trân như bàn tay gấu hầm, gân nai hầm… cũng có

nguồn gốc từ cung đình Trung Hoa được Huế hóa.
Như vậy, bản chất văn hóa ẩm thực cung đình Huế là sự kế thừa ẩm thực
cung đình các triều đại trước, tổng hợp và nâng cao văn hóa ẩm thực dân gian
vùng Thuận Hóa - Phú Xuân, Huế hóa ẩm thực cung đình Trung Hoa mà thành.
Như vậy, khi nhắc đến ẩm thực Huế là nhắc đến một khía cạnh văn hóa
phát triển rất bền vững, riêng biệt, không thể lẫn lộn với bất cứ vùng nào khác.
Cũng dễ hiểu bởi đây xưa từng là chốn kinh đô hoa lệ, là nơi mà mọi thế kỉ đã
hội tụ biết bao tinh hoa khắp mọi miền đất nước để đạt tới đỉnh cao của văn hóa
ẩm thực. Bởi vậy, có thể khẳng định, ẩm thực Huế là một bức tranh tổng thể đa
sắc màu trong từng phương diện thể hiện. Và cũng chính sự phong phú và đa
dạng trong phong cách ẩm thực Huế đã tạo nên một dấu ấn không thể phai nhạt
trong lòng người.
III. Sự phong phú và đa dạng của trong ẩm thực Huế
Sự phong phú và đa dạng của ẩm thực Huế được thể hiện trên nhiều
phương diện, có thể khái quát lại ở những nội dung chính như sau:
+ Bữa ăn và các món ăn
+ Nguyên liệu, gia vị sử dụng trong món ăn
+ Cách chế biến các món ăn
+ Cách trình bày món ăn
+ Cách thưởng thức
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH
Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
3.1. Các nhóm món ăn và bữa ăn của người Huế
3.1.1. Các nhóm món ăn Huế
Nhiều yếu tố về lịch sử, địa lý, xã hội đã tập hợp lại để hình thành nền văn
hóa ăn kiểu Huế, như sự xuất hiện của đẳng cấp quý tộc và trung lưu, sự hội tụ
của nhiều dân tộc khắp cả nước mang theo những món ăn đặc sản, sự phong phú
đa dạng của các loại thủy sản ở sông, đầm, phá, biển... trên địa bàn vung Huế.
Cùng điểm qua di sản văn hóa ẩm thực của Huế, theo con số của nhà nghiên cứu
Trần Đình Giản, Việt Nam có 1700 món ăn, trong đó Huế chiếm 1300 món, hiện

còn lưu truyền trong dân gian 700 món.
Theo bà Hoàng Thị Kim Cúc, tác giả sách “Nghệ thuật nấu ăn Huế” thực
đơn cho một gia đình trung lưu ở Huế cho mỗi bữa có 4 món (không kể món
tráng miệng), gồm có: món canh, món tôm cá cua, rau quả và thịt. Nếu dùng cho
cả ăn sáng, ăn chính và ăn dặm, có thể xếp món ăn Huế thành các nhóm như
sau:
- Nhóm món mặn
- Nhóm món chay
- Nhóm cháo xúp
- Nhóm nem chả
- Nhóm dưa mắm
- Nhóm bánh mặn
- Nhóm bánh ngọt
- Nhóm mứt
- Nhóm món ăn làm thuốc
- Nhóm món ăn cung đình.
Nhóm SVTH: Nhóm 4 - Lớp 07CVNH

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×