Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

luận văn quản trị nhân lực Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Tin học Thiên Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.63 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
1. Khái niệm
2. Nguyên tắc tuyển dụng
3. Nguồn tuyển dụng
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng
5. Quy trình tuyển dụng
5.1 Quy trình tuyển mộ
5.2 Quy trình tuyển chọn
6. Ý nghĩa của công tác tuyển dụng
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH
TIN HỌC THIÊN NAM
I. Giới thiệu về Công ty TNHH Tin học Thiên Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
3. Về tình hình nhân sự của Công ty
4. Đánh giá kết quả và hiệu quả HĐSXKD trong 4 năm gần đây từ 2008 – 2011
4.1 Đánh giá Kết quả HĐKD của Công ty trong 4 năm 2008 – 2011
4.2 Đánh giá Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 4 năm 2008 – 2011
5. Năng lực và kinh nghiệm triển khai dự án
5.1Tích hợp và phát triển ứng dụng
5.2 Cung cấp, lắp đặt và hỗ trợ hệ thống máy tính
5.3 Dịch vụ viễn thông và mạng
5.4 Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ cho các hệ thống bán hàng tự động ATM và
POS
5.5 Dịch vụ đào tạo và tư vấn tin học


5.6 Mạng lưới dịch vụ của Công ty TNHH Tin học Thiên Nam
5.7 Một số khách hàng và đối tác tiêu biểu của Công ty
II. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Tin học Thiên Nam
1. Thực trạng công tác tuyển mộ
1.1 Nguyên tắc tuyển mộ
1.2 Nguồn tuyển mộ
1.3 Phương pháp tuyển mộ
1.4 Quy trình tuyển mộ
1.5 Kết quả của công tác tuyển mộ
2. Thực trạng công tác tuyển chọn
2.1 Nguyên tắc tuyển chọn của Công ty
2.2 Nguồn tuyển chọn
2.3 Quy trình tuyển chọn
2.4 Kết quả công tác tuyển chọn
2.5 Kết quả của công tác tuyển dụng
3. Các nhân tố tác động đến công tác tuyển dụng
3.1 Các nhân tố chủ quan
3.2 Các nhân tố khách quan
4. Đánh giá chung về công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Tin
học Thiên Nam
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN
DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC THIÊN NAM
1. Kế hoạch quản trị nhân sự của Công ty
2. Kế hoạch tuyển dụng của Công ty
3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty
3.1 Thành lập Bộ phận quản trị nhân sự
3.2 Xây dựng kế hoạch nhân sự
3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn
3.4 Đa dạng nguồn tuyển dụng và Phương pháp tuyển dụng
3.5 Xây dựng chính sách nhân sự

3.6 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải thích
PTSX & XNK Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
TNC Công ty TNHH Tin học Thiên Nam
HĐSX-KD Hoạt động sản xuất – kinh doanh
HĐKD Hoạt động kinh doanh
ĐH Đại học
CNTT Công nghệ thông tin
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
Hà Nội, ngày …. tháng 04 năm 2012
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: BGH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Tôi tên là : Bùi Văn Mạnh
Lớp : QTKD TH 1
Khoa : Quản trị kinh doanh
Khóa : 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
tuyển dụng tại Công ty TNHH Tin học Thiên Nam” là sản phẩm của cá nhân tôi
trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tin học Thiên Nam.
Trong quá trình học tập trên cơ sở kiến thức đã học được tại trường và được
sự quan tâm của thầy giáo hướng dẫn Ths. Vũ Hoàng Nam, sự giúp đỡ tận tình của
tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Tin học Thiên Nam đã giúp đỡ
tôi thu thập thông tin, phân tích và phản ánh tương đối đầy đủ về công tác tuyển
dụng nhân sự tại Công ty TNHH Tin học Thiên Nam.
Tôi xin khẳng định và cam đoan toàn bộ nội dung trong chuyên đề này là sản
phẩm của cá nhân tôi thu thập được trong quá trình học tập và đi thực tập thực tế tại
Công ty, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Sinh viên
Bùi Văn Mạnh
7
LỜI MỞ ĐẦU
8
1. Tính cấp thiết của chuyên đề:
Trong quá trình mở cửa và hội nhập nước ta đã bắt tay làm bạn với nhiều
nước, các doanh nghiệp của chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng phải
đương đầu với nhiều khó khăn thử thách để có thể đứng vững được. Trong sự cạnh
tranh gay gắt đó càng ngày người ta càng nhận ra tầm quan trọng của nguồn lực con
người, đó chính là nguồn tài sản quý báu của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một
trong 3 yếu tố đầu vào cơ bản nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng thông

thường khi nhắc đến nguồn nhân lực là chúng ta nghĩ ngay tới những người công
nhân sản xuất, những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm dịch vụ mà quên đi một
bộ phận nguồn nhân lực vô cùng quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty
nào, đó chính là đội ngũ cán bộ quản lý. Tuy họ không phải là người trực tiếp tạo ra
sản phẩm nhưng họ giữ một vai trò quan trọng trong công tác điều hành sự hoạt
động của công ty. Bộ máy quản lý được ví như những người cầm lái hướng con
thuyền sản xuất kinh doanh đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao .
Con người là trọng tâm của tất cả các hoạt động, mọi hoạt động diễn ra cũng
là nhờ con người. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là duy trì
và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cách hiệu quả nhất. Nhân sự sẽ quyết
định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, của xã hội và của quốc gia. Đặc biệt, trong
xu thế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và
khốc liệt các doanh nghiệp để phát triển bền vững cũng là do có nguồn lực con
người vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực.
Xuất phát từ nhận thức của bản thân và vai trò vô cùng to lớn của nguồn tài
nguyên con người đối với sự phát triển của thời đại nói chung, nền kinh tế của một
quốc gia cũng như đối với một doanh nghiệp. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng của
đơn vị thực tập và ý nghĩa vô cùng to lớn của công tác tuyển dụng nhân sự - một
công tác của hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp đó là lý do em chọn đề
tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty
TNHH Tin học Thiên Nam” là chuyên đề tốt nghiệp của mình.
9
2. Phương pháp thực hiện
Đề tài được hoàn thiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp nghên cứu thực tế, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích và vận dụng lý luận quản trị nhân lực.
3. Kết cấu của chuyên đề
Qua chuyên đề này, em mong rằng có thể miêu tả một cách tổng quát nhất về
hoạt động sản xuất - kinh doanh, chi tiết cụ thể hoạt động của quản trị nhân sự của
Công ty TNHH Tin học Thiên Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện

công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Tin học Thiên Nam.
Chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác tuyển dụng nhân sự
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Tin học Thiên
Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty
TNHH Tin học Thiên Nam
10
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG
TÁC TUYỂN DUNG
1. KHÁI NIỆM
Tuyển dụng bao gồm 02 công việc là tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự:
- Tuyển mộ là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ các nguồn khác
nhau đến nộp đơn đăng ký xin việc. Quá trình tuyển mộ kết thúc khi người tuyển
dụng đã có trong tay những hồ sơ của người xin việc.
- Tuyển dụng là quá trình sàng lọc trong số những ứng cử viên và lựa chọn
trong số họ những ứng cử viên tốt nhất theo yêu cầu đề ra. Có thể thực hiện đồng
thời cả tuyển mộ và tuyển chọn.
2. NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG
- Tuyển dụng cán bộ, nhân viên phải xuất phát từ lợi ích chung của doanh
nghiệp và xã hội.
- Phải dựa vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của từng loại công
việc để tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ.
- Khi tuyển chọn phải nghiên cứu thận trọng và toàn diện các yếu tố về lý
lịch các ứng viên, phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng vào các vị trí đề ra.
3. NGUỒN TUYỂN DỤNG
- Nguồn bên trong doanh nghiệp: Nguồn nội bộ khuyến khích nhân viên bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng, có được đội ngũ nhân viên có kiến thức về doanh nghiệp, lòng
trung thành với doanh nghiệp, có đầy đủ thông tin về nhân viên, tiết kiệm đựơc chi
phí tuyển chọn. Tuy vậy, nguồn nội bộ này cũng có những hạn chế như không thu

hút được những người có trình độ cao ngoài doanh nghiệp.
- Nguồn bên ngoài doanh nghiệp
4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG
- Hình ảnh, Uy tín của doanh nghiệp.
- Tính hấp dẫn của công việc: vị trí, uy tín, quan niệm xã hội về công việc,
môi trường làm việc, lương bổng, sự an toàn, tính chất công việc, …
- Các chính sách quản lý nội bộ: lương bổng, đào tạo, thăng tiến, các chế độ
theo quy định của nhà nước, và một số trợ cấp khác.
11
- Chính sách quản lý của chính phủ: Cơ cấu kinh tế, chính sách tiền lương,
tiền công, chính sách bảo hiểm, xu hướng phát triển kinh tế, họp tác kinh tế với
nước ngoài, …
- Chi phí cho tuyển chọn.
5. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
5.1 Quy trình tuyển mộ
5.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển mộ:
* Các yếu tố bên trong:
- Uy tín doanh nghiệp trên thị trường thể hiện qua những yếu tố như: cơ hội
việc làm, cơ hội phát triển, … Doanh nghiệp có uy tín càng lớn càng thu hút được
nhiều lao động có trình độ cao.
- Chính sách nhân sự của doanh nghiệp.
- Các yếu tố khác: Phong cách người lãnh đạo; văn hoá, môi trường và điều
kiện làm việc.
* Các yếu tố bên ngoài:
- Cung – cầu lao động trên thị trường
- Xu hướng, quan niệm xã hội về công việc, nghề nghiệp.
- Dịch chuyển cơ cấu kinh tế
- Pháp luật Nhà nước.
5.1.2. Nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ
Nguồn nội bộ:

Luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc từ vị trí này
sang vị trí khác
* Phương pháp tuyển mộ của nguồn nội bộ:
- Thường là sự đề bạt.
- Tham khảo ý kiến: khi cần người cho 1 vị trí nào đó các cấp sẽ hỏi ý kiến
của những người lao động, người lao động (cán bộ công nhân viên) và những người
có kinh nghiệm
12
- Thông báo công khai: tất cả các thông tin liên quan đến vị trí cần tuyển đều
được thông báo, triển khai đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, những người
nào thấy mình có đủ yêu cầu đều có thể nộp đơn tham gia dự tuyển.
- Lưu trữ các kỹ năng: tất cả các thông tin về nhân sự được lưu lại trên phần
mềm máy tính, khi cần sẽ tìm người đáp ứng nhu cầu, giúp họ tìm được người như
mong muốn.
* Ưu điểm của nguồn nội bộ:
- Cho phép tiết kiệm chi phí tuyển dụng, chi phí hội nhập
- Người lao động sẽ nắm rất rõ điểm mạnh, điểm yếu của ứng cử viên vì thế
họ có định hướng phù hợp tránh được sự nhầm lẫn trong tuyển dụng.
- Sự nỗ lực của những người lao động được đánh giá, đền bù xứng đáng.
* Nhược điểm của nguồn nội bộ:
- Không tận dụng được phương pháp, phong cách của những người làm việc
bên ngoài, những người đựơc lựa chọn trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng
đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Nếu sự đề bạt không khách quan hợp lý sẽ dẫn
đến mâu thuẫn và sẽ tạo thành bè phái trong doanh nghiệp.
- Đảo lộn cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
Nguồn bên ngoài:
- Ứng cử viên là những người đã tốt nghiệp ĐH và trên ĐH hệ tập trung dài
hạn, chính quy các trường ĐH công lập trong nước hoặc ĐH nước ngoài (được quốc
tế công nhân)
- Lao động tự do trên thị trường.

- Những người hiện đang làm trong doanh nghiệp khác.
- Những người hết tuổi lao động có khả năng và mong muốn làm việc
* Phương pháp tuyển mộ từ nguồn bên ngoài:
- Quảng cáo, đăng thông tin tuyển dụng trên Website doanh nghiệp, thông
qua phương tiện thông tin đại chúng, …
- Cán bộ tuyển dụng trực tiếp đến cơ sở đào tạo để tìm kiếm và thu hút ứng
cử viên.
- Các trung tâm, tổ chức giới thiệu tư vấn việc làm.
13
- Thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè.
- Tự ứng cử viên đến doanh nghiệp xin và tìm công việc làm
* Ưu điểm của nguồn bên ngoài:
- Cơ hội lựa chọn rất lớn nên có thể tìm đến người hoàn toàn có khả năng
đáp ứng công việc.
- Không đảo lộn cơ cấu của doanh nghiệp.
* Nhược điểm của nguồn bên ngoài:
- Chi phí tuyển dụng, mất nhiều thời gian hội nhập trong doanh nghiệp
- Nguy cơ về nhầm lẫn người trong quá trình tuyển dụng có thể xảy ra.
5.2 Quy trình tuyển chọn
5.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển chọn
- Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.
- Tính hấp dẫn của công việc: vị trí, uy tín, quan niệm xã hội về công việc,
môi trường làm việc, lương bổng, sự an toàn, tính chất công việc, …
- Các chính sách quản lý nội bộ: lương bổng, đào tạo, thăng tiến, các chế độ
khác.
- Chính sách quản lý của chính phủ: Cơ cấu kinh tế, chính sách tiền lương,
tiền công, chính sách bảo hiểm, xu hướng phát triển kinh tế, họp tác kinh tế với
nước ngoài, …
- Chi phí cho tuyển chọn: sự đầu tư chi phí cho tuyển chọn là rất lớn, đặc biệt
với những nhân viên có hàm lượng chất xám cao, có kỹ năng, kinh nghiệm. Đây là

nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư cho việc tuyển chọn.
5.2.2 Các nguồn tuyển chọn
* Nguồn nội bộ: Nhiều doanh nghiệp nỗ lực phát triển nhân viên từ cấp thấp
nhất của họ cho đến những vị trí cao hơn khác nhau trong tổ chức, việc đó thường
được tiến hành nhờ hệ thống quản lý nhân sự ở doanh nghiệp. Việc tuyển chọn từ
nội bộ có tác dụng:
- Khuyến khích nhân viên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn.
14
- Có được một đội ngũ nhân viên có kiến thức về doanh nghiệp, lòng trung
thành với doanh nghiệp.
- Có đầy đủ thông tin về nhân viên.
Tuy vậy, tuyển chọn từ nguồn này có những hạn chế như không thu hút được
những nguời có trình độ cao ngoài doanh nghiệp.
* Nguồn bên ngoài: thông qua:
- Quảng cáo việc làm: Là những phương tiện thông báo cho toàn xã hội về
công việc còn thiếu người đảm nhận ở doanh nghiệp.
- Qua các văn phòng giới thiệu việc làm.
- Các trường ĐH.
- Những người xin việc tự tìm đến.
5.2.3 Quy trình tuyển chọn
Bước 1:
Nghiên cứu hồ sơ xin việc: Mục tiêu của nghiên cứu hồ sơ xin việc là nắm
bắt những điểm cơ bản của ứng cử viên, trình độ học vấn, loại ngay những ứng cử
viên không đáp ứng yêu cầu đề ra hoặc yếu kém hơn hẳn những ứng cử viên khác
trên cơ sở nắm bắt những thông tin liên quan đến ứng cử viên. Bản yêu cầu công
việc đối với người thực hiện công việc được sử dụng để so sánh nó với khả năng
thực tế của ứng cử viên.
Bước 2:
Phỏng vấn sơ bộ, tiếp xúc sơ bộ: Mục tiêu của phỏng vấn, tiếp xúc sơ bộ là

muốn nắm bắt động cơ làm việc, phong cách của ứng cử viên, đưa ra các tình huống
xem phản ứng nhạy bén của ứng cử viên. Cuộc tiếp xúc sơ bộ diễn ra trong thời
gian ngắn nhưng vẫn có đủ các bước nhỏ:
- Đón tiếp ứng cử viên: là công việc quan trọng vì đây là khâu đầu tiên mà
các ứng cử viên tiếp cận nhà tuyển dụng, việc này giúp ứng cử viên có tư tưởng, độ
nhiệt huyết khi ứng cử vào doanh nghiệp:
- Phỏng vấn ngắn hoặc tiếp xúc với các nhà tuyển dụng: ở đây các nhà tuyển
dụng đưa ra các câu hỏi ứng cử viên để nhìn ra phong cách, khả năng giao tiếp của
ứng cử viên.
15
Hai bước này tuy không quá quan trọng nhưng nhà tuyển dụng và ứng cử
viên có thể nắm bắt qua về doanh nghiệp và ứng viên cần tuyển.
Bước 3:
Kiểm tra trắc nghiệm: Sử dụng các kỹ thuật tâm lý khác nhau để đánh giá
ứng cử viên về nhiều phương diện khác nhau.
Các loại trắc nghiệm:
- Trắc nghiệm về trí thông minh (IQ) để đánh giá sự hiểu biết, mức độ tư
duy, phản ứng nhanh nhạy của ứng cử viên.
- Trắc nghiệm tâm lý: nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân ứng cử viên.
Khi thực hiện tuyển chọn đối với công việc trong môi trường độc hại, ngay hiểm.
- Trắc nghiệm về kiến thức: để biết được đánh giá được trình độ hiểu biết của
ứng cử viên về vấn đề liên quan đến công việc cụ thể.
- Trắc nghiệm về thái độ và sự nghiêm túc trong công việc. Thông qua trắc
nghiệm này có thể đánh giá trách nhiệm thực hiện công việc, thái độ nghiêm túc của
ứng cử viên.
- Trắc nghiệm cá tính: đánh giá những đặc trưng riêng biệt của ứng cử viên
và xem xem chúng có phù hợp công việc hay không.
Bước 4
Phỏng vấn sâu: Là bước tuyển dụng có hiệu quả nhất vì nó cho phép các nhà
tuyển dụng đánh giá được ứng cử viên về nhiều phương diện mà trắc nghiệm, hồ sơ

xin việc không cho phép họ thể hiện rõ.
Có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
* Theo hình thức:
- Phỏng vấn theo mẫu
- Phỏng vấn tự do
- Phỏng vấn kết hợp
* Theo tính chất:
- Phỏng vấn tình huống
- Phỏng vấn căng thẳng
16
* Theo số lượng tham gia:
- Phỏng vấn cá nhân
- Phỏng vấn tập thể
Bước 5
Tiến hành thẩm tra trình độ, tiểu sử nghề nghiệp: Mục tiêu của công việc này
là kiểm tra những thông tin các ứng cử viên thông báo đã chính xác hay chưa và
phát hiện thêm các tiềm năng của ứng cử viên mà các bước trước chưa phát hiện ra.
Bước 6
Kiểm tra sức khoẻ ứng cử viên: Muốn đánh giá sức khoẻ ứng cử viên thì
doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê cán bộ y tế kiểm tra.
Bước 7:
Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp: Mục tiêu là nhằm nâng cao vai trò
của cán bộ trực tiếp trong quá trình tuyển dụng vì họ là người hiểu rõ nhất về ứng
cử viên và tăng thêm tính trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp với nhân viên
mới sau này.
Bước 8:
Các ứng cử viên đã vượt qua các bước trên thì tiến hành cho thử việc: ứng cử
viên sau thời gian thử việc nếu đáp ứng tốt công việc sẽ tiếp tục thử việc.
Bước 9:
Quyết định loại và tiếp tục định hướng.

Các bước trên có thể đảo nhau về thứ tự tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể.
6. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
Công tác tuyển dụng là một hoạt động quan trọng của quản trị nhân lực, có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với chất lượng và số lượng người lao động của một doanh
nghiệp hay một tổ chức. Trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tuyển dụng
sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
17
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH
TIN HỌC THIÊN NAM
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TIN HỌC THIÊN NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tên đầy đủ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIN HỌC THIÊN NAM
Tên giao dịch đối ngoại:
THIEN NAM INFORMATION TECHNOLOGY COMPANY LTD.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do
Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam sở hữu 100%
vốn.
Ngày thành lập: Ngày 11 tháng 04 năm 2000.
Giấy phép thành lập: Giấy phép số 0104000002 do Sở KH-ĐT Thành phố Hà
Nội cấp.
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Số 184-186 Bà Triệu - HN
Điện thoại: (84) 4 8229591 - (84) 4 8228045
Fax. (84) 4 8229227
Vốn pháp định: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng Việt Nam).
Công ty TNHH Tin học Thiên Nam được thành lập ngày 11 tháng 04 năm 2000
trên cơ sở bộ máy tin học trực thuộc trước đây của Công ty Cổ phần PTSX & XNK

Thiên Nam (Giấy phép số 694-GP/TLDN-03 do UBND Thành phố Hà Nội cấp).
Từ trụ sở chính ban đầu là số 184-186 Bà Triệu - HN; Điện thoại: (84)
48229591 - (84) 48228045; Fax. (84) 48229227, Công ty đã nhanh chóng thành lập
thêm Chi nhánh tại Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Số 71-73 Điện
Biên Phủ - Quận Bình Thạch - TP. HCM; Điện thoại: (84) 85142797; Fax. (84)
85142796 và Chi nhánhThành phố Hải phòng: Địa chỉ: 67 Điện Biên Phủ - Quận
18
Hồng Bàng; Điện thoại: 84-31-823596; Fax: 84-31-823596 đã ngày càng khẳng
định vị trí của Công ty TNHH Tin học Thiên Nam trên thị trường.
Với đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về các công
cụ thiết kế, ứng dụng hiện đại, các hệ quản trị CSDL mạnh như ORACLE,
MicroSoft SQL, Lotus Notes, MS Exchange, các công cụ phát triển Borland C++,
Visual C++, Visual Basic, Java , và các kỹ năng cần thiết khác cho thiết kế, phát
triển ứng dụng và quản trị hệ thống, một số cán bộ có 3-4 năm kinh nghiệm làm
việc cho Oracle Việt nam. Bên cạnh đó là sự đoàn kết, sáng tạo, nhạy bén của tập
thể lãnh đạo Công ty, từ khâu định hướng phát triển, xây dựng kế hoạch đến khâu tổ
chức thực hiện. Chính vì vậy, từ khi thành lập đến nay, Công ty TNNH Tin học
Thiên Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt về nhiều mặt, đứng vững trên sự
cạnh tranh gay gắt của thị trường với các lĩnh vực hoạt động chính như:
Một là: Nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh các thiết bị tin học,
điều khiển, tự động hoá, điện, điện tử, điện lạnh, văn phòng.
Hai là: Cung cấp các giải pháp và phát triển phần mềm cho hệ thống Ngân
hàng, may mặc và một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ba là: Tư vấn, đào tạo và dịch vụ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực tin học,
điều khiển, tự động hoá, điện, điện tử, điện lạnh.
Có thể khẳng định, trong tất cả các hoạt động của Công ty TNHH Tin học
Thiên Nam đều mang tính kế thừa và phát huy các hoạt động tin học của Công ty
Cổ phần PTSX & XNK Thiên Nam, với phương châm quyết tâm gìn giữ truyền
thống, nâng cao hình ảnh và phát huy bản sắc của Công ty có nhiều năm kinh
nghiệm và uy tín trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, giải pháp phần mềm, cung cấp

dịch vụ công nghệ thông tin. Quyết tâm duy trì và đẩy mạnh hoạt động trong khu
vực thị trường các bộ ngành chính phủ, các tổng công ty, các tổng cục, các doanh
nghiệp có đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng chiến lược như: Bộ Tài
chính và các Bộ, Ngành trực thuộc, Tổng cục Thống kê, các Ngân hàng quốc doanh,
Hàng không, Bưu điện, Bảo hiểm,…
Để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, đem lại lợi nhuận tối đa, việc
định hướng cụ thể, chi tiết các dịch vụ kinh doanh theo đúng chức năng, nhiệm vụ
là vô cùng quan trọng, đưa Công ty đi vào hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, chấp
hành đúng quy định của Nhà nước về nội dung kinh doanh đã đăng ký. Công ty
19
TNHH Tin học Thiên Nam đã làm rất tốt công việc này trên cơ sở định hướng phát
triển như sau:
* Kinh doanh phần cứng, phần mềm máy tính, thiết bị viễn thông và mạng.
* Phát triển, tích hợp và thiết kế các hệ thống tin học.
* Phát triển ứng dụng và địa phương hoá các sản phẩm phần mềm.
* Các dịch vụ tin học bao gồm bảo hành, bảo trì phần cứng/phần mềm thiết kế
và triển khai mạng, giáo dục, đào tạo, tư vấn tin học.
Các hoạt động kinh doanh của Thiên Nam tập trung vào các lĩnh vực công
nghệ thiết yếu sau:
* Các giải pháp tổng thể tin học về quản lý thông tin và các hệ thống xử lý
giao dịch cho các ngành: ngân hàng và tài chính, bảo hiểm, an ninh, bưu chính
viễn thông, hàng không và vận tải, quản lý doanh nghiệp và tự động hoá.
* Các máy chủ tốc độ cao trên cơ sở Unix, giải pháp lưu trữ và sao lưu thông
tin, các thiết bị thanh toán ngân hàng: ATM, CD, POS.
* Giải pháp Internet/Intranet: thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, chính
phủ điện tử.
* Công nghệ viễn thông và mạng dữ liệu.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn nhưng
cho đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, dần từng bước khẳng
định vị trí trên thị trường, không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn ngày

càng phát triển với hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ
bão của thời đại công nghệ thông tin, việc chuẩn bị cho mình một đội ngũ cán bộ có
trình độ cao, không ngừng mở rộng thị trường, nhạy bén và linh hoạt là vấn đề vô
cùng quan trọng được đặt lên hàng đầu, nó đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của tập thể lãnh
đạo, công nhân viên trong Công ty và thực sự Công ty đã và đang tích cực giải
quyết tốt những vấn đề đó. Với thu thập hàng năm cao, mạng lưới khách hàng rộng
lớn; với chức năng vừa nghiên cứu, phát triển sản xuất, vừa tư vấn, đào tạo và triển
khai, đã ngày càng khẳng định tên tuổi của Công ty TNHH Tin học Thiên Nam
trong làng doanh nghiệp Việt Nam. Công ty hy vọng sẽ ngày càng thu hút được
nhiều hơn nữa khách hàng trong và ngoài nước.
20
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, mỗi Công ty
muốn tồn tại và phát triển thì không những phải nắm bắt được nhu cầu thị trường
mà còn phải không ngừng hoàn thiện về mọi mặt, trong đó bộ máy tổ chức quản lý
vô cùng quan trọng giúp Công ty hoạt động có hiệu quả, tránh chồng chéo. Công ty
TNHH Tin học Thiên Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó với bộ máy tổ chức
đầy khoa học, sáng tạo:
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty:
TRUNG TÂM CÔNG
NGHỆ MẠNG VÀ
VIỄN THÔNG
TRUNG TÂM KINH
DOANH – DỊCH VỤ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
VĂN PHÒNG
PHÒNG KT VIỄN
THÔNG

CHI NHÁNH HẢI
PHÒNG
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KỸ
THUẬT MẠNG
PHÒNG DỊCH VỤ
KỸ THUẬT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TRUNG TÂM PHẦN
MỀM VÀ GIẢI PHÁP
HỆ THỐNG
NHÓM PHÁT
TRIỂN ỨNG DỤNG
NHÓM TƯ VẤN
THIẾT KẾ
NHÓM HỖ TRỢ HỆ
THỐNG
NHÓM QUẢN LÝ
DỰ ÁN
CHI NHÁNH TP. HỒ
CHÍ MINH
21
2.2 Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận
Theo sơ đồ trên thì cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Hội đồng quản trị,
Ban giám đốc, Trung tâm công nghệ mạng và viễn thông, Trung tâm phần mềm và
giải phát, Trung tâm kinh doanh - dịch vụ.
*Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quyền hành cao nhất của Công ty, biểu
hiện ở các đặc điểm:
Một là: Quyết định các phương hướng và đường lối hoạt động của Công ty.

Hai là: Bầu cử hay bãi miễn các chức năng quản lý như Tổng giám đốc, Giám
đốc, kế toán trưởng
Ba là: Giám sát các hoạt động của Tổng Giám đốc, Giám đốc và một số chức
năng nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ Công ty.
* Ban giám đốc gồm: Giám đốc và Phó giám đốc
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động, kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty; Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty có hiệu quả; Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn
theo phương án được công ty duyệt; Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài
hạn và hàng năm; Quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng
công nhân viên trong Công ty; Phân công trách nhiệm và quyền hạn trong Ban giám
đốc và trưởng các bộ phận trong Công ty; trực tiếp điều hành các trung tâm.
Phó giám đốc là giúp việc trực tiếp cho Giám đốc. Phó giám đốc là người do
giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kinh doanh
của Công ty, phụ trách điều hành công ty khi được Giám đốc ủy quyền; Lập kế
hoạch đánh gián nội bộ hàng năm; đảm bảo các quá trình cần thiết cho sự hoạt động
của Công ty; theo dõi trình tự và tiến độ của các công việc báo cáo giám đốc công
ty.
Trung tâm công nghệ mạng và viễn thông được chia làm 2 phòng riêng biệt,
mỗi phòng có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế sơ đồ về mạng và viễn thông.
Trung tâm phần mềm và giải pháp hệ thống có trách nhiệm thiết kế, viết giải
pháp về phần mềm, lập mô hình hệ thống và phần mềm ảo để giới thiệu khách hàng
Trung tâm kinh doanh – dịch vụ được chia làm 2 phòng:
22
Phòng dịch vụ kỹ thuật có trách nhiệm quản lý chung về kỹ thuật cho các sản
phẩm của Công ty, triển khai các dự án đã được phê duyệt, ký kết.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm của Công ty,
nghiên cứu và mở rộng thị trường, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc, thiết
kế hồ sơ dự thầu, đàm phán thương thảo và ký kết hợp đồng mua và bán, theo dõi

các dự án bên Trung tâm kinh doanh và dịch vụ.
Văn phòng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động phong trào đoàn viên,
thanh niên là nơi phổ biến tới toàn thể Công ty các quy định, quy chế của công ty,
Văn phòng có trách nhiệm thực hiện các chính sách phúc lợi theo quy định, lưu trữ
Hợp đồng lao động, các loại giấy tờ về hành chính văn phòng,
Phòng kế toán có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý tình hình
tài chính của Công ty. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh và thực hiện các quy
định của Nhà nước về tài chính kế toán, …
Qua đó chúng ta có thể thấy được một cách tổng quát cơ cấu bộ máy quản lý
của Công ty TNHH Tin học Thiên Nam hết sức khoa học, thống nhất, chặt chẽ, các
bộ phận đều có mối liên hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau từ Giám đốc đến các
phòng ban.
23
3. Về tình hình nhân sự của Công ty
Vấn đề nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến
sự hoạt động, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vì, con người là chủ thể của mọi
hoạt động, không có con người thì không có hoạt động. Con người càng được đào
tạo cơ bản, có chất lượng càng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động và
phát triển của công ty và ngược lại, nếu một công ty có đội ngũ cán bộ công nhân
viên vừa yếu về chất lượng, vừa thiếu về số lượng thì công ty đó rất khó tồn tại và
phát triển. Thực tế cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp thành đạt nhờ đội ngũ nhân
viên lành nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và cũng không ít doanh
nghiệp không hoạt động được, thậm chí phá sản vì tình hình nhân sự bất ổn, không
đảm bảo cho hoạt động điều hành, quản lý, sản xuất. Công ty TNNH Tin học Thiên
Nam tuy mới được thành lập từ năm 2000, nhưng tiền thân của nó là Công ty
PTSX&XNK Thiên Nam Cổ phần với bề dày kinh nghiệm và thành tích trong kinh
doanh nên có thể khẳng định rằng, công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
rất chuyên sâu với trình nghiệp vụ cao.
Hiện tại Công ty có 64 nhân viên:
Trong đó:

- Trình độ Tiến sỹ : 5 người
- Trình độ thạc sỹ : 3 người
- Trình độ đại học : 51 người
- Cao đẳng, Trung cấp : 05 người
Cơ cấu nhân sự (bao gồm cả các chi nhánh):
- Ban Giám đốc: 02 người
- Văn phòng: 03 người
- Phòng kế toán: 04 người
- Trung tâm công nghệ mạng và viễn thông: 12 người
- Trung tâm Kinh doanh - Dịch vụ: 17 người
- Trung tâm Phần mềm và giải pháp hệ thống: 15 người
- Chi nhánh HCM: 07 người
- Chi nhánh Hải Phòng: 04 người.
24
Có thể nói rằng, với đội ngũ cán bộ vững mạnh trên cơ sở phân công hợp lý
giữa các bộ phận, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Tin học Thiên
Nam đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, hàng năm lợi nhuận của Công ty tăng rõ rệt.
Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần quyết định vai trò, vị trí của công ty, là
tiền đề để công ty vững bước đi lên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do
vậy, trong quá trình hoạt động của mình, TNC luôn đặc biệt quan tâm vấn đề nhân
sự, từ khâu đào tạo đến chế độ đãi ngộ, đảm bảo phát huy tốt nhất nguồn nhân lực.
4. Vấn đề nguồn vốn
Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu, hoạt
động kinh doanh sẽ không diễn ra nếu không có vốn. Vốn kinh doanh càng lớn
càng tạo điều kiện cho chủ DN đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và
thực hiện các hoạt động có liên quan. Thực tế cho thấy, có không ít Công ty hoạt
động trì trệ, không mở rộng sản xuất được do lợi nhuận thấp vì nguồn vốn pháp
định ít ỏi và cũng có không ít công ty nhờ có nguồn vốn pháp định lớn, đã mạnh
dạn đầu tư, xâm nhập vào các thị trường khó tính đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Công ty TNHH Tin học Thiên Nam được thành lập với vốn pháp định là 3 tỷ Việt

Nam đồng. Đây là một số vốn không phải là lớn nhưng cũng không phải là nhỏ đối
với một Công ty TNHH. Nhờ có số vốn ban đầu, kết hợp với năng lực kinh doanh
tốt của đội ngũ lãnh đạo công ty, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có những
bước đi vững chắc. Từ khi thành lập đến nay, số vốn kinh doanh của Công ty đã
không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đầu tư
phát triển có chiều sâu với những máy móc thiết bị công nghệ hiện đại hàng đầu thế
giới. Do đó, lợi nhuận công ty đạt được hàng năm rất cao, chẳng hạn như năm 2009
lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng tới 123% so với năm 2008.
Vốn kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng nếu mỗi công ty
không biết sử dụng hợp lý có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh thì nó lại trở nên
vô nghĩa. Đây là vấn đề mỗi doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm trong quá trình
hoạt động của mình. Do vậy, yêu đặt ra đối với các Công ty TNHH nói chung,
Công ty TNHH Tin học Thiên Nam nói riêng là phải có kế hoạch sử dụng hợp lý
nguồn vốn sẵn có trong sản xuất kinh doanh.
5. Chính sách của Nhà nước
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong lịch sử dân tộc, chưa
bao giờ như bây giờ quyền công dân lại được đề cập quan tâm đến thế. Tuy nhiên,
25
bên cạnh quyền lợi được hưởng, Nhà nước cũng yêu cầu mọi công dân phải sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng
vậy, mỗi một Công ty ra đời đều phải có giấy phép hoạt động kinh doanh, phải hoạt
động theo lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký, nếu vi phạm sẽ bị xử lý bằng pháp luật.
Nói tóm lại, chính sách Nhà nước như thế nào thì mọi cá nhân, cơ quan tổ chức
phải chấp hành nghiêm chỉnh. Nếu như trước đây, Nhà nước còn áp dụng cơ chế
bao cấp, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, các hoạt động kinh doanh bị giới hạn
trong khuôn khổ nhất định, thì hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước đẩy
mạnh quá trình CNH - HĐH, cơ chế chính sách của nhà nước có những thay đổi
đáng kể, nhà nước mở rộng kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo mọi điều kiện cần thiết cho
các doanh nghiệp phát triển. Đây là một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam,

trong đó có Công ty TNHH Tin học Thiên Nam. Tập thể lãnh đạo Công ty đã chủ
động nắm bắt tình hình và hết sức linh hoạt sáng tạo trong công tác để nhanh chóng
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chú trọng những thiết bị hiện đại đang được ưa
chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình mới cũng đặt ra cho tập thể lãnh đạo
Công ty và cán bộ công nhân viên nhiều khó khăn, thách thức, đó là vấn đề vốn,
trình độ, sự nhạy bén, Do đó, hơn bao giờ hết, rất cần sự cố gắng, tinh thần đoàn
kết, sáng tạo, đầy trách nhiệm của mỗi thành viên để từng bước đưa công ty đi qua
trở ngại, đạt tới thành công.
6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HĐSX-KD TRONG 4 NĂM
GẦN ĐÂY TỪ 2008 – 2011
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những thông tin tài chính
quan trọng không chỉ cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn cần cho rất nhiều
đối tượng khác quan tâm như: Các nhà đầu tư, khách hàng, các tổ chức của nhà
nước và của chính cán bộ công nhân viên trong Công ty bởi nó tác động trực tiếp
đến đời sống của họ. Điều này càng làm cho mục tiêu kinh doanh sinh lời, kết quả
của hoạt động kinh doanh trở thành yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát
triển.

×