Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

luận văn quản trị nhân lực THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIÊT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.82 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam
Ngày 30/4/1975, Sau giải phóng Miền nam, để tiện cho việc quản lý ngành,
6/1976, Nhà nước ta thành lập Công ty Giấy Gỗ Diêm phía bắc và Công ty Giấy Gỗ
Diêm phía Nam.
Ngày 21/6/1978, theo quyết định 142/CP của hội đồng Chính phủ về việc đổi
mới cơ chế quản lý, Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được hình thành trên cơ sở
hợp nhất của hai công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam.
Ngày 6/10/1982, theo quyết định số 519/CNn – TCCB Liên hiệp các xí nghiệp
Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách thành hai: Liên hiệp các xí nghiệp Giấy số I và
Liên hiệp các xí nghiệp Giấy số II.
Ngày 30/11/1987 các liên hiệp xí nghiệp Giấy số I và Giấy số II được đổi tên trở lại
thành Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm số I và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số II
nhằm đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động.
Ngày 13/08/1990 theo quyết đính số 368/CNn -TCLĐ hợp nhất Liên hiệp
các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm I và Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm II thành
Liên hiệp sản xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc, nhằm thực hiện chủ trương
tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý các liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh, tăng cường
quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở, gắn sản xuất của ngành với thị trường trong và
ngoài nước. Tên thương mại của liên hiệp là ViPimex. Trụ sở liên hiệp đặt tại 18C
Phạm Đình Hổ - Hai Bà Trưng – Hà Nội. Cơ quan thường trực phía Nam đặt tại số
9 – 19 Hồ Tùng Mậu – Quận I – TP HCM.
Ngày 22/03/ 1993 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 104/CNn – TCLĐ để
chuyển đổi tổ chức và hoạt động của liên hiệp sản xuất Xuất nhập khẩu Giấy Gỗ
Diêm thành Tổng Công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam nhằm chuyển mạnh hoạt động
của liên hiệp phù hợp với cơ chế thị trường, mở rộng quyền tự chủ của các thành
viên trong sản xuật kinh doanh va phù hợp với nghị định số 388/HĐBT ngày
1
20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Tên giao dịch đối ngoại là VINAPIMEX . Trụ


sở của tổng công ty đặt tại 25A – Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Văn
phòng đại diện công ty ở phía Nam đặt tại số 9 – 19 Hồ Tùng Mậu – Quận I –
TPHCM .
Đến năm 1995, nghành giấy đề nghị Nhà nước cho tách riêng nghành Gỗ Diêm
là một ngành kinh tế kĩ thuật không gắn liền với ngành giấy. Thực hiện Quyết định
số 91/TTg của thủ tướng Chính phủ về việc thí nghiệm thành lập mô hình tập đoàn
kinh doanh nhằm tích tụ, tập trung tài chính, thu hút các nguồn vốn đầu tư đủ sức
cạnh tranh với sản phẩm các nước trong và ngoài khu vực thế giới.
Ngày 29/8/1995, Tổng công ty Giấy Việt Nam làm lễ ra mắt theo Quyết Định
256/TTg ngày 29/4/1995 của thủ tướng chính phủ và Nghị định số 52 /CP ngày
2/8/1995 của Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty
giấy Việt Nam. Tại thời điểm thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 18 đơn vị
thành viên; trong đó 15 đơn vị thành viên hạch toán độc lập; tổng năng lực sản xuất
152.000 tấn giấy và 112.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 70% năng lực sản xuất giấy
và bột giấy toàn ngành.
Ngày 01/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 29/2005/QĐ - TTg
chuyển Tổng Công ty Giấy Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo
đó Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) là công ty Nhà nước,
được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam và
Công ty Giấy Bãi Bằng, bao gồm 09 công ty con và 05 công ty liên kết. Ngày
20/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2006/QĐ - TTg phê duyệt,
ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con.
Thực hiện Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, ngày 25 tháng 6 năm
2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 983/QĐ - TTg Chuyển Công ty mẹ -
Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 1.213 tỷ đồng, trên cơ sở kế thừa
các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam trước khi
2
chuyển đổi. Hiện nay, Tổng Công ty Giấy Việt Nam bao gồm 28 đơn vị hạch toán

phụ thuộc; 10 phòng ban chức năng; 06 đơn vị hạch toán báo sổ; 02 công ty con;
03 đơn vị sự nghiệp và 17 công ty liên kết. Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 9.754
CBCNV- LĐ (trong đó trình độ trên Đại học có: 31 người; Đại học và Cao đẳng:
1.330 người; Trung cấp: 524 người; Công nhân: 7.869 người). Năng lực sản xuất tại
Nhà máy Giấy Bãi Bằng là 78.000 tấn Bột giấy/năm và 125.000 tấn Giấy/năm; tại
Công ty Giấy tissue Sông Đuống: 20.000 tấn Bột Giấy/năm và 10.000 tấn Giấy
Tissue/năm; Nhà máy bột, giấy Thanh Hoá với công suất 100.000 tấn bột giấy và
100.000- 120.000 tấn giấy/năm (gồm giấy in, giấy viết và giấy in báo); Nhà máy
Bột giấy Phương Nam, công suất: 100.000 tấn bột giấy/năm và đang triển khai xây
dựng nhà máy bột giấy 250.000 tấn/năm tại Bãi Bằng - Phù Ninh- Phú Thọ với chất
lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp
và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp, các Bộ, cơ quan trực thuộc chính
phủ , UBND tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng công ty Giấy là doanh
nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân
hàng và có con dấu giao dịch theo quy định của Nhà nước.
- Tên công ty: Tổng Công Ty giấy Việt Nam
- Tên viêt tắt tiếng anh:VINAPACO
- Trụ sở chính : 25A – Lý Thường Kiệt – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Điện thoại: 04 8 247 773
- Fax : 04 8 260 381
- Mã số thuế : 0101439900
1.2 Các đơn vị thành viên và các đơn vị sự nghiệp
1.2.1 Đơn vị hành chính sự nghiệp
- Văn phòng Tổng Công ty
- Công ty giấy Việt Trì
- Nhà máy giấy Vạn Điểm
- Nhà máy giấy Hòa Bình
3
- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

- Viện công nghệ giấy và xenluylo
- Trường đào tạo nghề giấy
- Công ty in và văn hóa phẩm Phúc Yên
- Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy
- Công ty Văn phòng phẩm Hồng hà
- Công ty Diêm Thống Nhất
- Công ty giấy Tân Mai
- Công ty giấy Đồng Nai
- Công ty giấy Viễn Đông
- Công ty Diêm Hòa Bình
- Công ty Gỗ Đồng Nai
- Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú
- Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai
- Nhà máy giấy Bình An
1.2.2 Xí nghiệp vận tải
Xí nghiệp Vận tải thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo
quyết định số 209/QĐ-GVN.HN ngày 5/4/2007 của Hội đồng quản trị Tổng
công ty giấy Việt Nam.
Xí nghiệp vận tải tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả các loại phương tiện
vận tải của XN nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Giấy Việt Nam.
Tổ chức vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ và nguyên nhiên vật liệu từ
các nhà cung cấp về bãi chứa, kho của XN bằng đường bộ, đường thuỷ và
đường sắt theo kế hoạch của Tổng công ty giấy Việt Nam.
Tổ chức vận chuyển, bốc xếp nguyên nhiên vật liệu hoặc phế thải từ bãi chứa,
kho đến nơi sử dụng theo yêu cầu và phân cấp của Tổng công ty Giấy Việt
Nam.
4
1.2.3 Xí nghiệp dịch vụ
Xí nghiệp Dịch vụ là đơn vị hạch toán báo sổ thuộc Tổng công ty Giấy Việt

Nam, được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 2006, gồm 6 đơn vị chuyên môn và bộ
phận nghiệp vụ.
- Phòng Quản trị.
- Phòng Bảo vệ.
- Phòng Y tế.
- Khách sạn Giấy Bãi Bằng.
- Nhà Văn hóa Giấy Bãi Bằng.
- Trường mầm non Giấy Bãi Bằng.
- Bộ phận nghiệp vụ.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Tổng công ty
Giấy Việt Nam: phục vụ bữa ăn công nghiệp, bồi dưỡng chống độc hại bằng
hiện vật, sắp xếp phục vụ nhà ở tập thể; Tổ chức thực hiện công tác y tế doanh
nghiệp, chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho cán bộ công nhân viên;
Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ và công tác dân quân
tự vệ cho doanh nghiệp.
1.2.4 Nhà máy hóa chất
Tổ chức quản lý sản xuất các loại hoá chất cấp cho các đơn vị của Tổng công ty.
Tổ chức công tác xử lý chất thải., vệ sinh công nghiệp trong phạm vi nhà
máy Hoá chất theo quy định của Tổng công ty.
Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 tại
Nhà máy.
Phối hợp với các đơn vị chức năng làm tốt công tác kỹ thuật an toàn, phòng cháy
chữa cháy. Lập biên bản sự cố kỹ thuật, biên bản tai nạn lao động trong đơn vị.
1.2.5 Nhà máy điện
Quản lý thiết bị, tổ chức sản xuất đảm bảo cung cấp toàn bộ nguồn năng
lượng phục vụ cho các nhu cầu sản xuất giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
5
Tổ chức sản xuất đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, có chất lượng các sản
phẩm điện, hơi, điện, dịch xanh, khí nén cho công đoạn sản xuất bột giấy, giấy, hoá
chất tại Bãi Bằng.

Bán điện lên lưới điện Quốc gia theo Hợp đồng kinh tế do Tổng công ty ký.
Thực hiện tốt mối liên hệ với Công ty Điện lực miền Bắc và Điện lực Phú Thọ đảm
bảo sản xuất an toàn, có hiệu quả cao.
1.2.6 Xí nghiệp bảo dưỡng
Quản lý kỹ thuật thuộc lĩnh vực được giao, thực hiện công tác bảo dưỡng và
sửa chữa toàn bộ thiết bị trong dây chuyền sản xuất và hệ thống Điện - Nước -
Thông tin, mang vi tính, các công trình hạ tầng công trình kiến trúc trong khu vực
sản xuất và trong phạm vi được phân công.
Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và đột xuất
toàn bộ các trang thiết bị của Tổng công ty trong khu vực sản xuất và những công
việc khác được Tổng giám đốc giao nhiệm vụ
1.2.7 Nhà máy giấy
Tổ chức sản xuất bột, các loại giấy và các sản phẩm gia công tờ giấy theo kế
hoạch theo tháng, quý, năm và theo kế hoạch của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Thu hồi tái sản xuất xút nấu
Xử lý nước thải công nghiệp khu công nghiệp Bãi Bằng
Tiếp nhận nguyên liệu thô sản xuất bột theo hợp đồng tổng công ty
Điều độ sản xuât trong các nhà máy xí nghiệp, hạch toán báo số của Tổng công ty
1.3 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty giấy Việt Nam
• Chức năng : Trực tiếp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh bên cạnh
chức năng quản lý và đầu tư vốn Nhà nước ở các công ty con công ty liên
kết. Tổng công ty có quyền tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đàm
phán, kí kết với các doanh nghiệp nước ngoài các hợp đồng kinh tế và xuất
nhập khẩu. Tổng công ty có quyền đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ
phần, đồng thời có quyền chuyển nhượng cho thuê các tài sản thuộc quyền
sở hữu của Tổng công ty.
6
• Nhiệm vụ : Không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và
lưu chuyển hàng hóa trong và ngoài nước mà còn tham gia xây dựng kế
hoạch và đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào ngành giấy cho có

hiệu quả hơn. Đồng thời Tổng công ty đàu tư thực hiện các nhiệm vụ chủ sở
hữu, cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết.
1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 - 2011 và phương
hướng kinh doanh tương lai.
Bảng :Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 - 2011
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Giá trị tổng sản lượng công
nghiệp (1000đ)
1,461,752,578 1,634,651,273 1,900,453,221 2,392,754 2,883,2
Doanh thu (1000đ) 1,984,162,785 2,142,562,232 1,800,982 2,100,432,223 2,137,000
Số lượng lao động (người) 8,721 8,830 8,500 8,200 7,915
Thu nhập bình quân
(đ/người/tháng)
4,120,000 4,235,000 4,034,000 4,420,000 4,755,000
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 đạt
kết quả tốt với doanh thu 1,984 tỉ đồng lương bình quân công nhân toàn công ty
4.120 triệu. Tuy nhiên giai đoạn 2008 – 2010 ảnh hương của khủng hoang kinh tế
nên lượng công nhân bị cắt giảm, tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty vẫn khá ổn định. Lương bình quân công nhân toàn công ty năm 2011 đạt
mức khá cao so với các ngành nghề khác.
Năm 2011 mặc dù sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn song Tổng công
ty Giấy Việt Nam từng bước khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế, sản xuât kinh doanh tăng trưởng so với năm trước, đảm bảo đủ việc làm và
ổn định thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tổng công
ty đạt 2,883 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm và bằng 101% so với thực hiện cùng
kỳ năm trước. Doanh thu toàn Tổng công ty đạt 2,137 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch
năm và bằng 127% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận dự kiến đạt 114

tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu đạt 36 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước đạt 216 tỷ
đồng. Bản báo cáo đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ năm 2012 với các chỉ tiêu sát
7
thực tế, trọng tâm 4 nội dung chính: phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác
xã hội từ thiện, tái cấu trúc doanh nghiệp và đầu tư phát triển.
Với vị trí là doanh nghiệp chủ đạo trong ngành công nghiệp giấy, TCT GVN có
trách nhiệm phát triển đầu tư các dự án sản xuất bột giấy và giấy có quy mô lớn.
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2012-2016, TCT GVN đã đặt ra mục tiêu phát
triển TCT GVN trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, để thực hiện mục tiêu trên, bám
sát với quy hoạch phát triển của ngành giấy, TCT GVN đã xác định phương hướng
phát triển trong những năm tới của doanh nghiệp là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trong nước, mở rộng thị
trường xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Về định hướng đầu tư thì TCT GVN tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu giấy
ở tất cả những vùng có nhà máy của Tổng công ty, xác định trọng điểm là vùng nguyên
liệu phía bắc. Đối với đầu tư vào nhà máy sản xuất thì trong giai đoạn trước mắt sẽ chỉ
tập trung đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất bột giấy nhằm cân đối cung – cầu
bột giấy trong Tổng công ty để giảm thiểu khối lượng bột giấy phải nhập khẩu.
Dưới đây là một số chỉ tiêu chính trong tương lai của công ty
Bảng : Một số chỉ tiêu chính trong kế hoạch 5 năm 2012 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm2015
Năm
2016

Giá trị sản xuất
CN
Tỷ đồng 2,983 3,146 3,318.60 3,674.80 3,821.60
Doanh thu Tỷ đồng 3,345 3,911 4,229.6 4,773.3 6,031.4
Lợi nhuận Tỷ đồng 130.3 143.1 160.8 196.4 248.4
Sản phẩm giấy Tấn 115,500 131,500 149,511 169,534 249,654
Mặt hàng Tấn
Giấy in viết Tấn 105,000 120,300 130,547 150,871 230,786
Giấy vệ sinh Tấn 10,500 11,000 13,000 16,000 19,000
Giấy khác Tấn
sản phẩm bột giấy Tấn
Sản phẩm khai
thác
Tấn 208,573 326,000 338,000 360,000 390,000
gỗ nguyen liệu
Trồng rừng
nguyên
hecta 3,505 7,550 9,070 9,100 9,100
liệu giấy
(Phòng : Tài chính kế toán)
8
PHẦN II
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIÊT NAM
2.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty giấy Việt Nam
9
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng

Tổ
chức
lao
động
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Xây
dựng
cơ bản
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
XNK

TBPT
Phòng
Lâm
sinh
Tổng kho
Nhà

máy
giấy
Nhà
máy
hoá
chất
Nhà
máy
điện

nghiệp
bảo
dưỡng

nghiệp
dịch
vụ

nghiệp
vận tải
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
3 Chi nhánh
BQLDA Bãi Bằng giai đoạn 2
- 18 Công ty
16 Lâm trường
Văn phòng
P.TG
Đ
P.TGĐ
P.TGĐ

P.TGĐ
P.TGĐ
(Ghi chú:
3 Chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
18 Công ty, Nhà máy
- Công ty giấy Việt Trì
- Nhà máy giấy Vạn Điểm
- Nhà máy giấy Hòa Bình
- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
- Viện công nghệ giấy và xenluylo
- Trường đào tạo nghề giấy
- Công ty in và văn hóa phẩm Phúc Yên
- Trung tâm nghiên cứu nguyên liệu giấy
- Công ty Văn phòng phẩm Hồng hà
- Công ty Diêm Thống Nhất
- Công ty giấy Tân Mai
- Công ty giấy Đồng Nai
- Công ty giấy Viễn Đông
- Công ty Diêm Hòa Bình
- Công ty Gỗ Đồng Nai
- Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú
- Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai
- Nhà máy giấy Bình An
16 Lâm trường: Cầu Ham, Vĩnh Hảo, Ngòi Sảo, Tân Thành, Hàm Yên, Tân
Phong, Đoan Hùng, Thanh Hoà, Sông Thao, Yên Lập, A Mai, Tam Sơn, Xuân Đài,
Tam Thanh, Tam Thắng, Lập Thạch.)
Chức năng của các bộ phận:
- Văn phòng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực: Hành chính, quản lý tài sản,
phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.

10
Thực hiện chức năng pháp chế trong Tổng công ty; rà soát, kiểm tra việc thực
hiện các loại văn bản Tổng công ty được phép ban hành.
- Phòng Tổ chức lao động:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Tổ chức, cán
bộ, đào tạo, lao động tiền lương, thanh tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Phòng Tài chính kế toán:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Tài chính và
kế toán, tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác
kế toán, hạch toán kinh tế ở các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và hạch toán
báo sổ; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo qui định của Nhà nước.
- Phòng kế hoạch:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: kế hoạch sản
xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của Tổng công ty.
- Phòng xây dựng cơ bản:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và thực hiện các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi toàn Tổng công
ty.
- Phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: quản lý kỹ
thuật công nghệ và môi trường, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật an
toàn - bảo hộ lao động; xây dựng chiến lược phát triển sản xuất bột và giấy trong Tổng
công ty; nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: xuất khẩu
các mặt hàng của Tổng công ty; nhập khẩu và mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu
đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới, bảo đảm các dây chuyền sản
xuất của Tổng công ty và các đơn vị thành viênthuộc Tổng công ty.
11

- Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và thực hiện trong các lĩnh vực: tiêu thụ sản
phẩm, cung ứng các loại vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn hạn, dài hạn của Tổng công ty.
- Phòng lâm sinh:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: lâm sinh,
công nghiệp rừng.
- Tổng kho:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tiép nhận
các loại nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm; giữ gìn, bảo quản tốt về số lượng, chất
lượng của vật tư kỹ thuật, sản phẩm trong thời gian lưu kho, cấp phát vật tư kỹ
thuật, sản phẩm cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm của
Tổng công ty.
2.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty
Tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong 5 năm gần đây:
Bảng : Tổng số lao động Tổng công ty giấy Việt Nam từ năm 2007– 2011
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Lao động (người) 8721 8830 8500 8200 7915
Tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam là 7,915 người, trong đó
trình độ đại học và cao đẳng là 1,530 người, trên đại học là 50 người, trình độ trung
cấp là 466 người. Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ lao động có trình độ đại học trong
tổng số lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam còn thấp, nhất là lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có trình độ từ thạc sĩ trở lên còn quá thấp.
12
 Cơ cấu lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo trình độ năm 2011
Bảng : Cơ cấu lao động của Tổng công ty theo trình độ năm 2011
STT Trình độ
Số lượng lao động

(người)
Tỷ lệ
(%)
Lao động nữ
(người)
Tỷ lệ
(%)
1 Tổng số 7,915 100 3,256 41,14
2 Trên đại học 50 0.63 15 30,0
3 Đại học và Cao đẳng 1,530 19,33 675 44,12
4 Trung cấp 466 5,88 119 25,5
5 Công nhân kỹ thuật bậc 2 - 5 3,419 43,19 1,018 29,77
6 Công nhân kỹ thuật bậc 6 - 7 863 10,9 242 28
7 Lao động phổ thông 1,587 20,05 1,187 74,79
(Nguồn : phòng tổ chức lao động)
Hiện nay Tổng công ty Giấy Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao
động trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu, có đủ trình độ ngoại ngữ và chuyên môn
để đảm nhận công việc tại các dự án mới đã và đang được triển khai của Tổng công
ty. Sau khi nền kinh tế đang dần trở lại ổn đinh sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, việc phát triển sản xuất kinh doanh là điều tất yếu, do vậy việc thu hút thêm lao
động là rất cần thiết cho Tổng công ty trong giai đoạn tới.
Do cơ chế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp Giấy nói riêng và của các ngành kinh tế khác nói
chung mà một số cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật và quản
lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã chuyển sang làm việc cho các đơn vị bên
ngoài với mức thu nhập cao hơn, gây ra không ít xáo trộn về mặt nhân lực cho đơn
vị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam nói
riêng và của ngành giấy nói chung thường đặt tại các tỉnh gần vùng nguyên liệu
(thường là các vùng sâu vùng xa, kinh tế chưa phát triển, điều kiện cuộc sống khó
khăn) nên chưa thật sự hấp dẫn trong việc thu hút lực lượng lao động có trình độ

cao về công tác tại địa bàn này. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng
chảy máu chất xám nhân lực của Tổng công ty phải kể đến là Tổng công ty Giấy
13
Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, do vậy mà cơ chế lương hoạt động theo cơ
chế lương của Nhà nước nên chưa thể có một cơ chế thoáng thực sự theo thị trường
để thu hút lao động trình độ cao bằng cơ chế lương bổng.
2.2 Mô hình và hoạt động của phòng Tổ chức lao động của Tổng công ty
2.2.1 Nhiệm vụ
2.2.1.1 Tổ chức nhân sự
- Ngiên cứu đề xuất hoạch định mô hình tổ chức, nhân sự của tổng công ty
bao gồm thành lập, tách, nhập, giải thể và định biên lao động trình Tổng giám đốc.
- Tham mu, xây dựng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trình Tổng giám
đốc ban hành.
- Tham mưu đề xuất quy hoạch cán bộ, đào tạo, điều động, bổ nhiệm, miễn
nhiệm cán bộ.
- Tham mưu xây dựng mô tả công việc chức danh trưởng các đơn vị và cơ
quan điều hành của Tổng công ty trình Tổng giám đốc.
2.2.1.2 Công tác quản trị lao động và phân phối thu nhập
- Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn tuyển dụng lao động phù hợp với kế hoạch
phát triển và yêu cầu phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh trình Tổng
giám đốc. Đồng thời tổ chức thực hiện tuyển dụng theo đúng quy trình và kế hoạch
đã được phê duyệt.
- Chủ trì việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh và bậc thợ trong toàn Tổng
công ty.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng và sử
dụng lao động đối với các đơn vị thành viên hạch toán độc lập theo đúng quy trình
và quy định của Tổng công ty.
- Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức đào tạo, phổ biến các kiến
thức về thỏa ước lao động, nội quy, quy chế, chính sách của Tổng công ty, an toàn
và bảo hộ lao động đối với lao động mới tuyển dụng. Đồng thời lưu trữ bằng chứng

của việc đào tạo phổ biến này trong hồ sơ nhân sự.
14
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, chươgn trình và tổ chức đào tạo nâng cao
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên trong
toàn Tổng công ty.
- Thống kê, tổng hợp báo cáo tình hình lao động, đánh giá chất lượng lao
động trên cơ sở đó tham mưu đề xuất trong việc tuyển dụng, khai thác, bố trí sử
dụng lao động hiệu quả.
2.2.1.3 Trả công lao động
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất, xây dựng các qui chế phân phối thu nhập,
chế độ tiền công, tiền lương tiền thưởng trình Tổng giám đốc ban hành áp dụng
đồng bộ trong toàn Tổng công ty. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thực
hiện các quy chế trên tại tất cả các đơn vị thanh viên Tổng công ty.
- Quản trị hệ thống phần mềm nhân sự , chấm công lao động, tiền lương.
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tính lương hoặc quản lý nghiệp vụ tính lương ở các
đơn vị thep phân cấp đã được Tổng giám đốc phê duyệt
- Tham mưu đề xuất và thực hiện các chế độ phúc lợi, đãi ngộ vật chất khác
ngoài tiền lương, tiền công đối với người lao động.
2.2.1.4 Quan hệ lao động
- Ngiên cứu xây dựng thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động trình
Tổng giám đốc và Công đoàn Tổng công ty phê duyệt, đăng ký với các cơ quan
chức năng quản lý. Đông thời phối hợp với các công Đoàn tuyên truyền, phổ biến,
tổ chức thực hiện đúng thỏa ước và nội quy đã ban hành.
- Tham mưu với lãnh đạo Tổng công ty trong việc thực hiện các chế độ
chính sách ( hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, BHTN ) đối với người lao động
theo đúng luật và các quy địnhcủa Nhà nước, chính sách của Tổng công ty. Hướng
dẫn các đơn vị, người lao động và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
giải quyết chế đọ chính sách đối với người lao động.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc giải quyết các
tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi có phát sinh.

15
2.2.1.5 Hồ sơ nhân sự
- Tham mưu với lãnh đạo Tổng công ty, hướng dẫn các đơn vị thực tập và
trực tiếp tổ chức quản lý, lưu trữ, cập nhật, bổ sung hồ sơ nhân sự theo đúng quy
định của pháp luật và chính sách Tổng công ty.
- Quản lý cập nhật và lưu trữ hồ sơ khác liên quan đến người lao động.
2.1.1.6 Quản lý khen thưởng, kỷ luật
- Thường trực hội đồng thông đua, khen thưởng, kỷ luật của Tổng công ty.
Tham mưu đề xuất với Hội đồng tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua khen
thưởng, kỷ luật theo đúng luật thi đua khen thưởng, luật lao động và các văn bản
hướng dẫn của cấp trên.
- Chịu trách nhiệm lập các hồ sơ khen thưởng của Tổng công ty, hướng dẫn
các đơn vị lập hồ sơ khen thưởng, kỷ luật của đơn vị mình, kiểm tra toognr hợp
trình Hội đồng xem xét.
- Tổ chức thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kết luận của ²
耀 i đồng
2.1.1.7 Công tác hành chính văn phòng
- Tổ chức hoạt động lễ tân theo đúng hướng dẫn của vụ lễ tân Bộ ngoại giao
và quy định của tổng công ty.
- Đại diện làm việc hoặc xây dựng chương trình làm việc cho lãnh đạo Tổng
công ty với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan báo chí theo phân
công. Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Tổng công ty giải quyết các đơn thư
khiếu nại, tiếp dân.
- Soạn thảo các văn bản phục vụ hoạt động của cơ quan điều hành. Hướng dẫn
các đpn vị thực hiện ký thuật soạn thảo văn bản theo đúng quy định của nhà nước.
- Xây dựng lịch làm việc hàng tuần của ban giám đốc gửi các đơn vị, bộ
phận liên quan.
- Quản lý khuân dấu của Tổng công ty, theo dõi công văn đi văn bản đi, đến
Tổng công ty và các văn bản phát hành trong nội bộ theo đúng quy định.
16

- Quản lý hồ sơ, văn bản của Tổng công ty và các văn bản có đăng ký lấy số,
đóng dấu Tổng công ty. Đồng thời tham gia hội đồng hủy hồ sơ, văn bản theo đúng
quy định Nhà nước.
- Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức các chuyến đi công tác vủa lãnh đạo
Tổng công ty và các đoàn thể cán bộ quản lý do Tổng công ty cử.
- Quản lý cơ sở vật chất các phòng làm việc của lãnh đạo Tổng công ty các
phòng chuyên gia, phòng họp, phòng khách đảm bảo luôn luôn sạch đẹp. Phục vụ
vật chất tiếp khách tại phòng làm việc của ban giám đốc và phòng khách của Tổng
công ty.
- Quản lý phòng truyền thống, lưu trữ và trưng bày các hiện vật, hình ảnh
- Lưu trữ các loại giấy tờ gốc hiện vật của Tổng công ty
2.1.1.7 Quản trị đời sống
- Quản trị, khai thác có hiệu quả các công trình có sẵn được Tổng giám đốc
giao theo quy định của Tổng công ty và pháp luật của nhà nước.
- Quản lý và thực hiện các công tác vệ sinh môi trường cảnh quan
chung của Tổng công ty
2.1.1.8 Thường trực hội đồng bảo hộ lao động
- Tham mưu cho Tổng giám đốc hoạch định các chính sách an toàn bảo hộ
lao động, môi trưởng của Tổng công ty phù hợp với các quy định pháp luật hiện
hành.
- Thường xuyên định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thự hiên công tác
bảo hộ lao động tại tất cả các đơn vị trong toàn Tổng công ty.
Bảng Mô Hình hoạt động Phòng Tổ chức lao động Tổng công ty giấy Viêt Nam
17
2.3 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty
2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
• Việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty
được tiến hành như sau:
Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của người lao động, khối lượng công
việc cần hoàn thành, nhu cầu học tập của người lao động, nhu cầu cán bộ chuyên

môn. Các đơn vị tập hợp và cho ý kiến đối với các vị trí công việc và ngành nghề
Tổ chức
nhân sự
Phát
triển
nhân sự
Trả
công
lao
động
Hồ sơ
nhân
sự, sổ
BHXH
Quan
hệ lao
động
QH điều
động,
bổ/miễn
nhiệm
CB
CCTC,
chức
năng,
nhiệm
vụ
Tiêu chuẩn
chức danh,
bậc thợ,

định biên

Tuyển
dụng và
bố trí
lao
động
Thống
kê,
phân
tích lao
động
Đánh
giá
thành
tích lao
động
Đào
tạo, bồi
dưỡng
lao
động
k/soát
thực
hiện
trả
lương
Định
mức
lao

động
QLHT
NS cơ
cấu tiền
lương
Phúc
lợi,
đãi
ngộ
khác
Thỏa
ước,
nội
quy
lao
động
HĐLĐ,
BHXH,
BHYT
HD
giải
quyết
CĐC
S
Thủ
tục
các
đoàn
công
tác

Quản
lý cập
nhật
hồ sơ
Quản
lý,
cập
nhật
hồ sơ
18
Trưởng
phòng
N.cứu
xây
dựng
trả
lương
cần đào tạo, gửi lên Ban lãnh đạo Tổng công ty. Sau đó Ban lãnh đạo Tổng công ty
có trách nhiệm xem xét, cân nhắc nhu cầu đào tạo cho phù hợp với mục đích kinh
doanh trong thời gian tới. Từ đó Ban lãnh đạo sẽ ra quyết định đào tạo.
• Hàng năm, Tổng công ty thường xác định nhu cầu đào tạo như sau:
 Nhu cầu đào tạo cán bộ, nhân viên:
• Đào tạo nâng cao cho cán bộ:
- Dựa vào nhu cầu cán bộ chuyên môn trong từng ngành nghề; khả năng biến
động cán bộ do một số cán bộ sẽ chuyển công tác, mất sức lao động, đến tuổi về
hưu,… mà Tổng công ty cử một số cán bộ theo học một số lớp học nghiệp vụ ngắn
hạn và các lớp lý luận chính trị.
- Căn cứ vào các quy định của Nhà nước và quy định của Tổng công ty, tháng
3 hoặc tháng 4 hàng năm phòng Tổ chức lao động thông báo các tiêu chuẩn, điều
kiện để được dự thi nâng ngạch cho cán bộ, nhân viên. Trên cơ sở đơn đề nghị xin

dự thi nâng ngạch của cán bộ, nhân viên; các đơn vị tiến hành xem xét các tiêu
chuẩn và lập danh sách gửi phòng Tổ chức lao động. Những người đủ điều kiện dự
thi nâng ngạch sẽ được cử đi đào tạo.
• Đào tạo Đại học tại chức: Là hình thức mà Tổng công ty khuyến khích tự
người lao động tham gia vào các khoá đào tạo để nâng cao trình độ, chuyên môn
của mình. Khi tham gia các khoá đào tạo đó người lao động sẽ được Tổng công ty
hỗ trợ một phần kinh phí.
Việc xác định nhu cầu đào tạo Đại học tại chức của Tổng công ty chủ yếu xuất phát
từ phía người lao động. Tổng công ty tạo điều kiện về mặt thời gian để họ tham gia các
khoá học một cách tốt nhất.
 Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật:
• Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân kỹ thuật:
- Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của người lao động do người lãnh
đạo trực tiếp đánh giá để xem người lao động có hoàn thành công việc hay không.
Những người có kết quả thực hiện công việc không đạt yêu cầu sẽ được cho đi học
19
các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Hoặc khi Tổng
công ty nhập những máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến thì Tổng công ty cũng
tiến hành xem xét và tổ chức lớp học để đào tạo cho công nhân.
- Cũng căn cứ vào các quy định của Nhà nước và quy định của Tổng công ty,
tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm phòng Tổ chức lao động thông báo các tiêu chuẩn,
điều kiện để được dự thi nâng bậc cho công nhân. Từ những đơn đề nghị xin dự thi
nâng bậc của công nhân, các đơn vị tiến hành xem xét các tiêu chuẩn và lập danh
sách gửi phòng Tổ chức lao động. Những công nhân đủ điều kiện dự thi nâng bậc sẽ
được cho đi đào tạo.
• Đào tạo mới, đào tạo thêm nghề:
Được áp dụng đối với những lao động mới được tuyển dụng vào do nhu cầu
lao động thiếu hoặc những người từ bộ phận khác chuyển sang chưa quen với công
việc. Nhu cầu đào tạo mới được xác định thông qua việc cân đối số lao động qua
các năm.

Khi xác định được số lao động tuyển mới thì có những chính sách đào tạo đối với
lượng lao động này (những người này sẽ được đào tạo ngay sau khi được tuyển).
Mặt khác, căn cứ vào số lao động làm việc trong các phòng ban để phát hiện ra
số lao động thừa, thiếu qua đó có biện pháp sử dụng lao động hợp lý nhất. Từ đó,
chuyển lao động ở phòng thừa sang phòng thiếu để cân đối nhân lực trong các
phòng ban. Do đó, phải tiến hành đào tạo cho số lao động này để họ thích nghi với
công việc mới.
Lựa chọn phương pháp đào tạo là một trong những bước quan trọng quyết
định đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển. Trên cơ sở chương trình đào
tạo đã được xây dựng để lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp. Tổng công ty
thường áp dụng một số phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau:
 Đối với đào tạo tại Tổng công ty:
• Đối với cán bộ, nhân viên: Đào tạo theo kiểu hội nghị, hội thảo và các bài
giảng, đây thường là những khoá đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
20
vụ, đào tạo ngoại ngữ, vi tính, kiến thức về thị trường chứng khoán và đầu tư chứng
khoán, …. Chương trình học sẽ do các giáo viên, chuyên gia xây dựng dựa trên cơ sở
trao đổi với ban lãnh đạo Tổng công ty để đảm bảo đúng yêu cầu mà Tổng công ty đề
ra. Các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị cho việc giảng dạy như: máy móc, tài liệu, máy
chiếu do các trung tâm đào tạo cung cấp. Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách đào tạo của
Tổng công ty có trách nhiệm theo dõi, điểm danh số lượng cán bộ, nhân viên theo học.
Đây cũng là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả đào tạo sau này.
Đào tạo theo kiểu này, học viên sẽ luôn cập nhập được các kiến thức mới, có
những kinh nghiệm thực tế hơn, không ảnh hưởng bởi việc đi lại xa vì học tại Tổng
công ty và việc quản lý đào tạo là rất thường xuyên.
•Đối với công nhân kỹ thuật: Tổng công ty đang áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn: Phương pháp này được áp dụng đối với
những người mới được tuyển dụng vào Tổng công ty, chủ yếu là những công nhân kỹ
thuật mới được đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện. Đối với
những người này do chưa quen việc và chưa có kinh nghiệm nên thường được giao cho

những cán bộ có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm kèm cặp, chỉ bảo.
- Phương pháp kèm cặp học nghề: Đây là phương pháp dùng để đào tạo thêm
nghề cho những người công nhân vận hành máy móc đã có trình độ từ bậc 2 trở lên
và có số năm vận hành thiết bị từ 4 năm trở lên tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc của
đơn vị. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng để đào tạo thi nâng bậc cho công
nhân trong Tổng công ty. Giáo viên là những kỹ sư và công nhân có trình độ cao và có
nhiều kinh nghiệm của Tổng công ty sẽ giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành
ngay tại đơn vị. Sau khoá học công nhân sẽ được thi cả lý thuyết lẫn thực hành.
- Mở lớp trong Tổng công ty: Đây là phương pháp đào tạo được áp dụng chủ
yếu ở Tổng công ty. Các học viên sẽ được học tại các phòng học do Tổng công ty
xây dựng với các trang thiết bị phục vụ cho học tập dưới sự giảng dạy của giảng
viên của: trường Đại học Bách khoa, trường Cao đẳng Công nghệ Giấy và Cơ điện,
các trung tâm,…
21
 Đối với phương pháp đào tạo bên ngoài Tổng công ty, bao gồm các chương
trình học ngắn hạn và dài hạn tại các trường Đại học, các trung tâm mà do Tổng
công ty hoặc học viên lựa chọn. Tổng công ty sẽ tạo điều kiện cho người học về
thời gian và hỗ trợ một phần chi phí trong suốt thời gian tham gia học tập. Với
phương pháp này, học viên sẽ được học một cách có hệ thống hơn, nắm bắt được
những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và xã hội. Nhưng việc quản lý đào tạo
rất khó khăn, đòi hỏi sự tự giác của mỗi cá nhân người học. Tổng công ty thường
hay sử dụng các phương pháp sau:
•Gửi đi học ở các trường chính quy và các trung tâm. Hàng năm Tổng công ty
đều cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Những người được cử đi học theo
hình thức này chủ yếu là cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ quản lý và các kỹ sư.
Ngoài ra, những ai có nguyện vọng được đi học tại chức tại các trường Đại học
chính quy cũng được Tổng công ty xem xét và phê duyệt.
•Tổng công ty còn tổ chức thực hiện đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài: Phương
pháp này được áp dụng để đào tạo cán bộ quản lý và những kỹ thuật viên có trình
độ chuyên môn cao nhằm nâng cao trình độ của người lao động, với các chuyến đào

tạo ngắn hạn này người lao động có thể được tiếp xúc và học tập với các công nghệ
tiên tiến trên thế giới.
Nhìn chung, các phương pháp đào tạo ở Tổng công ty là phù hợp với chương
trình đào tạo và đối tượng đào tạo. Với quy mô đào tạo hàng năm của Tổng công ty
là rất lớn nên phương pháp mở lớp trong Tổng công ty là hoàn toàn hợp lý, cung
cấp cho người học những kiến thức hệ thống và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so
với việc cử người đi học. Tuy nhiên phương pháp đào tạo tại Tổng công ty chủ yếu
là giáo viên thuyết trình, còn học viên ngồi nghe và ghi chép. Như thế giúp giáo
viên truyền đạt được toàn bộ kiến thức trong nội dung chương trình, nhưng không
tạo ra sự hứng thú trong việc tiếp thu bài giảng của học viên. Trong thời gian tới
Tổng công ty nên áp dụng đa dạng hơn nữa các phương pháp đào tạo cả trong công
việc và ngoài công việc để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng
mang lại hiệu quả hơn nữa.
22

×