Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế chủ đề LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.71 KB, 13 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Tình huống thảo luận :
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL
GVHD : Thầy NGUYỄN HÙNG PHONG
Nhóm 7 : LƯU MINH ĐỨC
HỒ TIẾN SINH
NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
2
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG
 Năm 1984, Micheal Dell bắt đầu xây dựng công ty Dell khi đang học ở đại
học Texas.
 Hai thập niên sau Dell trở thành 1 trong những công ty máy tính lớn nhất thế
giới.
 Năm 2004, hầu hết các nhà sản xuất máy vi tính thua lỗ, nhưng Dell vẫn có
doanh thu tăng vọt từ 6 tỉ USD lên 41 tỉ USD, đạt 3.5 tỉ USD lợi nhuận, thị
phần toàn cầu tăng 2%.
 Thành tích ấn tượng có được là do Dell có cơ cấu chi phí thấp nhất trong
ngành.
 Dell có những nhà máy sản xuất tại Brazil, Ireland, Malaysia, Trung Quốc
và 3 nhà máy tại Mỹ, nơi có chi phí nhân công thấp, năng suất cao và vị trí
gần với thị trường khu vực quan trọng.
 Hầu hết đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Dell hoạt động bên ngoài Mỹ, trung
tâm đặt tại Bangalore, Ấn Độ.


 Dell có khoảng 200 nhà cung ứng ở toàn cầu (hơn ½ nằm bên ngoài Mỹ).
 Mô hình kinh doanh của Dell đã dựa trên bán hàng trực tiếp cho khách hàng
(ngoại trừ nhà bán sỉ và bán lẻ). ý tưởng nguyên thủy là bằng cách cắt khoản
trung gian của chuỗi cung ứng.  Dell có thể cung cấp cho khách hàng với
giá rẻ hơn.
 Hầu hết doanh số đến từ phương tiện Internet (bán hàng qua mạng). Khách
hàng của Dell có thể tùy chỉnh sản phẩm.
 Dell quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm thiểu hàng lưu kho (chỉ
lưu kho 3 ngày hàng hóa).
 Dell dùng Internet để cung cấp thông tin cho nhà cung ứng. Nhà cung ứng sử
dụng thông tin thông tin từ Dell để điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
 Dell có hệ thống thu mua và đặt hàng trên Internet nên có thể đồng hóa cung
và cầu ở một phạm vi mà không phải công ty khác nào cũng có thể.
3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Lý thuyết về toàn cầu hóa
1. Định nghĩa toàn cầu hóa:
Quá trình chuyển dịch đến một nền kinh tế thế giới hợp nhất và phụ thuộc lẫn
nhau.Nền kinh tế thế giới không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách đơn
giản mà là một hệ thống các thị trường tương tác lẫn nhau.
Hình thức này sẽ khai thác và tạo ra những phân khúc thị trường, tiêu chuẩn hóa sản
phẩm, đóng gói, marketing….Đồng nhất thị hiếu và xu hướng tiêu dùng .
Cấu trúc tổ chức phân chia theo dạng ma trận
4
2. Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm Nhược điểm
_ Mở rộng sản xuất dẫn đến hiệu quả
kinh tế theo quy mô
_ Tiếp cận và khai thác các nguồn lực
_ Tạo khả năng hạ thấp giá cả

_ Tạo sự tăng trưởng kinh tế
_ Tạo công ăn việc làm
_ Chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản
trị
_ Tạo nên sự thất nghiệp tại các nước đã
phát triển
_ Làm giãm tiền lương thực tế của lao
động không có kỹ năng
_ Sự không an toàn trong công việc
_ Né tránh sự kiểm soát của chính phủ
_ Tình trạng mất tự chủ quốc gia
_ Tàn phá môi trường
II. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Có 3 cấp độ về lợi thế cạnh tranh sau đây:
1- Lợi thế cạnh tranh công ty:
Cơ sở để tạo nên lợi thế cạnh tranh công ty là: (1) Chi phí thấp:lợi thế về giá, có
thể định giá bán thấp và (2) sự khác biệt: khác biệt về tín năng, đặc trưng sản phẩm,
chất lượng, thương hiệu, sự dị biệt.
Để xác định lợi thế cạnh tranh công ty thì một là cần xác định vị thế cạnh tranh
tương đối của công ty so với ngành, hai là xác định nguồn lực bên trong như tài sản
hữu hình, tài sản vô hình, yếu tố tài năng, năng lực quản trị gia.
2- Lợi thế cạnh tranh ngành:
Lợi thế cạnh tranh ngành gắn liền với lợi thế cạnh tranh của các nhóm chiến lược
trong ngành hàng. Đây là lợi thế bên ngoài của nền kinh tế, biểu hiện qua quy mô của
ngành hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh ngành bao gồm: (1)Sự gia tăng và thâm nhập
ngành của các công ty mới, (2) Sản phẩm, dịch vụ thay thế, (3) Vị trí giao kèo với nhà
5
cung ứng, (4) Vị thế giao kèo với người mua, (5)Sức mạnh cạnh tranh của các cơng ty
trong ngành, (6) Chu kỳ của sản phẩm, trình độ cơng nghệ.

Lơi thế cạnh tranh ngành được thể hiện qua “Mơ hình viên kim cương” của Michael
Porter:
Sự phân bố các
yếu tố sản xuất
Các ngành cơng
nghiệp hỗ trợ và
có liên quan
Điều kiện về nhu
cầu tiêu dùng nội
địa
Tính chất của thị
trường, của
ngành
Tuy nhiên, mơ hình này tồn tại những hạn chế như chỉ chú ý đến những nhân tố trong
nước, chưa chú ý đến vai trò của FDI và MNCs, tính khái qt hơi thấp (mơ hình rút ra
từ việc nghiên cứu 10 quốc gia đã phát triển), chỉ chú trọng đến những yếu tố vi mơ
thiếu vắng vai trò Chính phủ, chưa chú trọng đến vai trò của nhà nước.
Để khắc phục các hạn chế trên , Mơ hình viên kim cương có điều chỉnh của Michael Porter
đã ra đời:
Điều kiện
về nhu cầu
Điều kiện về
yếu tố sản xuất
Sự phát triển của
các ngành hỗ trợ
Tính chất của thò
trường, ngành
Vai trò của
nhà nước
6

Trong đó:
- Điều kiện về các yếu tố sản xuất: các yếu tố sản xuất không đồng nhất, giúp
cho một công ty tại quốc gia đó sẽ có lợi thế cạnh tranh về chi phí, hoặc do
sự sẵn có của nguồn lực tài nguyên đó.
- Điều kiện về nhu cầu: nhu cầu của khách hàng càng phức tạp càng đặc thù
thì càng thúc đẩy công ty gia tăng cải tiến, đưa ra quyết định nên tung ra sản
phẩm nào để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Tính chất của thị trường ngành: mức độ cạnh tranh của ngành của thị trường
mà công ty tham gia sẽ thúc đẩy công ty cải tiến liên tục.
- Vai trò của Nhà nước: bằng những chính sách có thể tăng cường lợi thế cạnh
tranh quốc gia thông qua việc đầu tư định hướng các ngành.
- Sự phát triễn của các ngành hỗ trợ: năng lực thực hiện cải tiến công ty luôn
được hỗ trợ và khuyến khích bởi tình trạng hỗ trợ của các nhà cung cấp.
Tất cả các yếu tố này luôn tác động lẫn nhau.
III. Lý thuyết về chuỗi cung ứng
1. Khái niệm về chuỗi cung ứng
• Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một
sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến
người tiêu dùng cuối cùng.
• Mô hình chuỗi cung ứng điển hình như sau:
Các
nhà
cung
cấp
Các
nhà
máy
khách
hàng
Các

nhà
kho
Nhà
bán lẻ
7
• Các yếu tố của chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà sản xuất, nhà phân phối (nhà
bán sỉ), nhà bán lẻ, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ
• Ba điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng:
+ Có tính tương tác cao
+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu
+ Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và
cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả kênh phân phối
2. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:
• Quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Là hoạch
định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung
ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm
hiện tại và trong tương lai.
• Quản trị nhu cầu: là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng; là quản lý nhu
cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý
thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung
đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing.
• Quản trị Logistics : nếu định nghĩa theo nghĩa hẹp thì Quản trị logistic là một
bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng (khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong
và phân phối ra bên ngoài), còn hiểu theo nghĩa rộng thì đó là quản trị chuỗi
cung ứng.
3. Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng
Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên
trong chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch sản
xuất những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới …
Hệ thống đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ

chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ
8
Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên.
Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản
xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết về
các chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về mức độ tương tác
cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng
Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải
suôn sẻ và không gặp trở ngại.
a. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng:
Để có được những cải tiến, cần tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công
ty và giữa các công ty với nhau. Bằng một số cách sau:
+ Lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng,
+ Tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp,
+ Cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn
+ Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn
Cần thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong
chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung
ứng.
9
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước
Mỹ là gì? Những bất lợi tiềm năng là gì?
 Lợi thế của Dell khi có các nhà máy sản xuất tại các nơi hiện tại của công ty là
− Chi phí lao động thấp
− Năng suất cao.
− Gần với những thị trường khu vực quan trọng -> giảm chi phí vận chuyển
và tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng.
− Chấp nhận chi phí khi đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ vì Mỹ là thị trường to

lớn và lực lượng lao động có năng suất rất cao.

 Lợi thế tiềm năng của công ty:
− Dễ xâm nhập vào thị trường mà Dell đặt nhà máy sản xuất-> tăng doanh
số.
− Chuỗi cung ứng ngày càng hoạt động hiệu quả.
− Đội ngũ hỗ trợ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp.

Câu 2: Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là
tự mình sản xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy
tính)?
Dell mua hầu hết các thiết bị để làm máy tính cá nhân từ các nhà cung ứng độc
lập mà không tự sản xuất ( hoặc Dell làm thêm một ít thay vì chỉ lắp ráp các thiết
bị máy tính cá nhân) vì:
− Việc sản xuất các thiết bị để làm máy tính cá nhân, Dell không làm tốt
như các nhà cung ứng -> sử dụng các nguồn cung ứng hàng hóa toàn cầu ->
khai thác những lợi thế có được do những khác biệt giữa các quốc gia về chi
phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất.
10
− Tự sản xuất thì Dell sẽ cần một lượng lớn vốn để đầu tư.
Câu 3: Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi
phí và lợi nhuận của Dell?
 Đảm bảo lượng hàng hóa luôn được cập nhật đúng trong kho.
 Tránh thất thoát và bổ sung hàng hóa kịp thời.
 Tiết kiệm được chi phí cho nguồn nhân lực, kho bãi.
 Giảm lượng hàng hóa tồn kho đến mức thấp nhất.
 Tối thiểu hóa sự dư thừa và lỗi thời của hàng hóa.
Câu 4: Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất
máy tính cá nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác
không?

Mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản suất máy tính cá nhân khác và
các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác vì:
 Ngày càng nhiều các nhà cung cấp độc lập được xây dựng để đáp ứng nhu cầu
cho các công ty lớn.
 Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển nên các công ty sẽ dễ dàng thiết
lập hệ thống dự báo nhu cầu cho công ty mình.
 Các công ty có uy tín cũng sẽ dễ dàng thực hiện liên minh chiến lược đối với
các nhà cung ứng.
 Các đối thủ cạnh tranh của Dell ngày càng mạnh thêm.
Câu 5: Các nhân tố nào có thể là nhân tố cản trở các công ty máy tính cá nhân khác
làm theo mô hình của Dell?
Một là, lợi thế người đi đầu:Dell tiên phong trong việc thực hiện mô hình bán
hàng trực tiếp cho khách hàng và đã thành công. Mô hình này cắt khoản chi phí trung
gian của chuỗi cung ứng, nhờ đó mà sản phẩm Dell chất lượng tốt với giá rẻ hơn nên
doanh số tăng trưởng nhanh, thu hút số lượng lớn khách hàng biết đến thương hiệu
Dell.
11
Hai là, Dell có 1 hệ thống dự báo nhu cầu của khách hàng chính xác đến 85%
nên số lượng sản phẩm thực tế chỉ thay đổi so với kế hoạch đã định trước một lượng rất
ít. Chính vì vậy Dell không cần nhà kho, chỉ trong vòng 3 ngày là có thể cung cấp và
bán hàng cho khách hàng. Do đó các công ty khác muốn làm như Dell thì phải có một
hệ thống dự báo nhu cầu chính xác.
Ba là, Dell quản lý chuỗi cung cấp rất chặt chẽ, đặc biệt là đối với những nhà
cung cấp chủ chốt, không có nhà cung cấp nào giao hàng không đúng kỳ hạn, cũng
không bao giờ quay lưng lại với Dell. Từ đó giúp Dell không bị tồn kho, không bị thừa
sản phẩm nhiều nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng đáng tin cậy. Dell làm được
điều này có lẽ là do Dell đã thực hiện liên minh chiến lược đối với các nhà cung ứng.
Mối quan hệ ràng buộc với các nhà cung ứng này đã cản trở các công ty khác làm theo
mô hình của Dell.
Câu 6: Lợi thế cạnh tranh của Dell từ những nguồn nào? Lợi thế này có mức độ

vững chắc như thế nào?
Dell có 2 lợi thế cạnh tranh:
Một là, lợi thế về chi phí thấp, lợi thế này có được từ chiến lược quản trị đầu
vào (quản trị chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu).
Hai là, lợi thế về khác biệt hóa: khách hàng của Dell có quyền tùy biến sản
phẩm, pha trộn và kết hợp các tính năng đa dạng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu và
thị hiếu của họ.
Lợi thế trên hình thành từ những nguồn:
 Năng lực quản trị nguồn đầu vào:
 Chọn nhà máy sản xuất ở những nơi có chi phí lao động thấp, năng suất
cao, gần thị trường khu vực quan trọng;
 Chọn nguồn cung ứng từ toàn cầu;
 Quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu chi phí lưu kho,
cung cấp yêu cầu thời gian thực đến các nhà cung cấp, xây dựng thành
12
công hệ thống chia sẻ dữ liệu chìa khóa trao tay với những nhà cung
ứng chủ chốt
 Hệ thống thu mua và đặt hàng trên Internet giúp Dell đồng bộ hóa cung
và cầu ở một phạm vi đáp ứng mong đợi của khách hàng và tối thiểu
hóa sự dư thừa và lỗi thời của hàng hóa,
 Nhân lực quản lý giỏi.
 Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet vào hoạt động
kinh doanh
 Marketing trực tiếp và bán hàng trực tiếp cho khách hàng.
 Tạo sự khác biệt trong dịch vụ bán hàng và hỗ trợ khách hàng.
Cả hai lợi thế này có mức độ vững chắc không cao. Vì:
 Các đối thủ cạnh tranh của Dell ngày càng mạnh lên và họ hoàn toàn có thể
làm tương tự như Dell khi đó lợi thế cạnh tranh của Dell sẽ không còn.
 Ngành máy tính cá nhân có tính cạnh tranh cao, công nghệ thay đổi như vũ
bão, nếu không cải tiến thì lợi thế cạnh tranh của Dell rất dễ mất đi.

Câu 7: Các mối hiểm họa tiềm ẩn đối với chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của
Dell là gì? Làm thế nào giảm thiểu được các rủi ro đó?
Hiểm họa tiềm ẩn có thể kể đến trước tiên như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, …
làm cho hệ thống chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn. Giảm thiểu bằng cách liên kết
với nhiều nhà cung cấp (NCC), một NCC linh kiện gặp trục trặc và ngừng sản xuất thì
chọn NCC khác bổ sung linh kiện thiếu hụt, cần có mức tồn kho tối thiểu.
Hiểm họa về uy tín của nhà cung cấp (NCC) và sự phụ thuộc vào một số NCC:
NCC có thể vì lợi ích trước mắt làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng (chi phí, chất
lượng, phân phối). Giảm thiểu bằng cách lựa chọn NCC đáng tin cậy, loại bỏ nhà cung
cấp có năng lực kém, tạo sự liên kết với NCC, sử dụng hợp đồng có sự ràng buộc.
Hiểm họa về quy định và luật lệ của các tổ chức quốc tế, quốc gia ngày càng
nhiều do đó hoạt động thương mại quốc tế trở nên phức tạp. Giảm thiểu bằng cách
phải tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện.
13
Hiểm họa tiếp theo đó là sự phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống Internet và phần
mềm hoạt động. Giảm thiểu bằng cách bảo trì hệ thống phần mềm và thông tin hoàn
hảo.
Hiểm họa do nhiều nơi chưa có thói quen mua sắm trực tuyến, chậm chân hơn
đối thủ trong việc tìm kiếm thị trường mới. Chiến lược chỉ bán hàng online chưa phải
là một chiến lược hoàn hảo, vì thế Dell nên tham gia thêm vào các kênh phân phối mới
với các nhà bán lẻ.
Hiểm họạ có thể kể đến nữa là do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ảnh
hưởng đến chi phí và giá cả sản phẩm và ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung
ứng. Giảm thiểu bằng cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Lợi thế cạnh tranh không tồn tại mãi mãi, những điều mà Dell làm được thì đối
thủ cạnh tranh cũng hoàn toàn có thể làm tương tự . Do đó, Dell cần phải luôn cải tiến
hoạt động kinh doanh.

×