Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

nghiên cứu, so sánh sự ô nhiễm môi trường giữa thành thị và nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.26 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài:
Trái đất là môi trường chung cho nhiều loài sinh vật, đặc biệt là con
người, họ đã và đang tồn tại trong môi trường này. Quá trình sống của sinh
vật có tác động rất mật thiết với môi trường xung quanh. Nơi đây, chịu ảnh
hưởng hoàn toàn những thay đổi từ tự nhiên mang lại, những biểu hiện của
môi trường sống này phản ánh những hành động của chúng ta đối với trái
đất mà chính chúng ta đang tồn tại.
Ô nhiễm môi trường là tác động mà con người gây ra cho trái đất
những thảm họa mang tính toàn cầu. Ảnh hưởng đầu tiên không ai hết mà
chính là sức khỏe con người, sự tồn vong của sinh vật. Chất lượng sống của
môi trường cũng sẽ giảm, gây ra nhiều hệ lị về hiện tại và mai sau.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, con người đang khai thác và
cố gắng phục hồi tài nguyên môi trường. Trên thế giới, ở đâu cũng vậy, mỗi
một vùng điều có đặc trưng, đặc điểm riêng những ảnh hưởng của môi
trường nơi đó. Môi trường đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là
môi trường chung cho con người nơi đây phát triển tiềm năng về tài nguyên
thiên nhiên. Vùng ĐBSCL xưa và nay có nhiều thay đổi rõ rệt. Đời sống con
người được nâng cao, nhiều nơi đã phát triển mở rộng thành đô thị, thành thị
lớn. Song với sự phát triển này môi trường cũng chịu tác động không nhỏ, sự
biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất. Các chất thải từ sản xuất, từ nhà
máy xí nghiệp, từ sinh hoạt cần phải được con người quan tâm đến.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường
không khí nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt
Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể
dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô
nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường tình trạng ô nhiễm
càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh sự ô
nhiễm môi trường giữa thành thị và nông thôn là rất cần thiết và cấp bách.
II. Nội dung
2.1. Khái quát chung


2.1.1. Vị trí địa lý
- Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Tây Nam.
- Phía bắc giáp sông Tiền, phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam
giáp huyện Lai Vung, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp
huyện Châu Thành.
- Thị xã Sa Đéc có diện tích khoảng 5.785 ha, với dân số trên 110 nghìn
người thuộc các dân tộc Việt, Hoa, Khmer,
- Thị xã Sa Đéc có 09 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 06 phường và 03
xã.
* Tình hình kinh tế xã hội:
- Ngày nay thị xã đang không ngừng phát triển và lớn mạnh. Theo ông
Tống Kim Quảng, Chủ tịch UBND thị xã Sa Đéc, tốc độ tăng trưởng GDP
trong năm 2006 của thị xã tăng 19,04%; trong đó khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng 26,06%, thương mại – dịch vụ tăng 16,87%, nông lâm thủy sản
tăng 6,5%.
- Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình
quân đầu người đạt 100,881 tỷ đồng- mức cao nhất của toàn tỉnh . Nếu như
năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã đạt trên 1.374 tỷ đồng
(tăng 26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 1.899 tỷ đồng
(cao nhất so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, nền kinh tế của thị xã tiếp tục có những diễn
biến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 20,03%, xấp xỉ mục tiêu kế hoạch cả
năm 2008 (20,5%);giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 23,53%, tổng mức
lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 26,5%, kim ngạch
xuất khẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2007,
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 60%), vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thực hiện trên 51%.
- Năm 2011, nền kinh tế thị xã tiếp tục có những bước tiến ổn định. Tổng
giá trị GDP ước đạt trên 11100.696 tỷ đồng tăng 15000,92% so năm 2008
trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,51%, thương mại - dịch vụ tăng

15,36%, nông nghiệp tăng 3,98%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt
26,87 triệu đồng/ người/ năm (giá thực tế). Nằm ở vị trí thuận lợi nên thị xã
có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển, với các trục giao thông
chính như:
- Quốc lộ 80. Đường Vành đai-tuyến tránh Quốc lộ 80 (đường cấp 1 đồng
bằng với 6 làn xe,bề mặt đường rộng 18-20m). Đường ĐT848, ĐT842, Đại
lộ Hùng Vương. Đại lộ Trần Thị Nhượng. Đường Trần Hưng Đạo. Đường
Nguyễn Tất Thành. Đường Trần Phú.
- Sông Sa Đéc, sông Tiền, kênh Mương Khai (hướng đi Cần Thơ).
Và hàng trăm con đường trong nội ô. Đây chính là những trục giao thông
quan trọng , nối liền thị xã với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Bên
cạnh đó, hệ thống giao thông nội thị đang được nâng cấp và mở rộng, tất cả
các tuyến đường đều được trải nhựa và có hệ thống đèn giao thông khá hoàn
chỉnh, phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế, đảm bảo mỹ quan
đô thị. Sa Đéc nằm trên tuyến đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ và cây
cầu Cần Thơ 2 nối Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay thị xã có 3 tuyến xe buýt để phục vụ người dân đi lại trong và
ngoài tỉnh đó là: tuyến bắc Cao Lãnh - Thị xã Sa Đéc - Cái Tàu Hạ, tuyến Sa
Đéc - bắc Vàm Cống (tỉnh An Giang), tuyến Sa Đéc - Tp Vĩnh Long (tỉnh
Vĩnh Long), và các tuyến còn lại sẽ được khai thác trong tương lai.
2.1.2. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây
ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
2.1.3. Đặc điểm của quần cư thành thị và quần cư nông thôn
- Thành thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung
tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong nước,
trong tỉnh hoặc trong huyện.

- Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
- Nhìn chung thành thị và nông thôn đều là nơi để cho con người sinh
sống. Tuy nhiên, về mặt phát triển và diện tích giữa hai nơi có sự khác nhau,
chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi quần cư thành thị
là công nghiệp và dịch vụ, quần cư nông thôn thường phân tán, tuy diện tích
nông thôn lớn hơn diện tích thành thị nhưng lại có mật độ thấp hơn quần cư
thành thị có sự tập trung với mật độ cao, cảnh quan của quần cư nông thôn là
các xóm làng, đồng ruộng, nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư thành
thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…
2.2. Hiện trạng môi trường không khí ở thị xã Sa Đéc
2.2.1. Nguồn gây ô nhiêm không khí.
- Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các
yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối
đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình
phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
- Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các
quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu,
khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội
than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình
vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Nguồn công nghiệp có nồng độ chất
độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy
trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc
hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
- Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí
đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô
nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4
Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng
phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao
thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm

nặng cho hai bên đường.
- Sản xuất gạch ngói
- Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt
động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong
một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu:
CO, bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ, Ngoài ra, trong quá trình sống của
mình con người còn thải ra một lượng chất thải chưa được xử lý ra môi
trường.
- Xử lý chất thải rắn: chất thải sinh hoạt hàng ngày, rác thải bệnh viện và
rác thải của công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc…
- Ô nhiễm do đường xá xuống cấp, thi công không đủ chất lượng,….
- Ô nhiễm do tiếng ồn: Do quá trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp, do các công trình đang xây dựng, mật độ dân cư cao, nhu cầu
đi lại nhiều,….
- Do các công trình đô thị đang xây dựng: Nhà của, siêu thị, khu công
nghiệp,…
2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
2.2.2.1. Ảnh hưởng đến tự nhiên.
Sự xuất hiện của khói, bụi khiến cho cây xanh xung quanh lề đường bị ô
nhiễm, làm các cây bị bao phủ bởi lớp bụi, làm giảm tỉ lệ quang hợp, giảm
điều kiện sinh trưởng của cây, có thể dẫn đến chết cây.
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu,
những biểu hiện hiện ôi bức, nắng
nóng, khiến các sinh vật bị mất nước,
khó thích nghi. Mất đi cảnh quan thiên
nhiên, làm bầu trời không trong lành.
2.3.2.2. Ảnh hưởng đến con người.
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con
người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm
họng, đau ngực, tức thở. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong

thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
Sulfur Điôxít (SO
2
): Nồng độ SO
2
lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm
mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO
2
ảnh hưởng tới
chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim
mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,
Cacbon mônôxít (CO): Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như
hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ
lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,
Gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ăn không ngon, khó thở, rối loạn
cảm giác,
Nitrogen Điôxít (NO
2
): NO
2
là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh
đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già,
người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với NO
2
sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi,
tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi,
mắt, mũi, họng,
Bụi: Hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm xâm nhập và lắng
đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí
động học dưới 5 µm, có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là

vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào
tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh đường hô hấp,
tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư,
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs): gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong
đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene, VOCs có thể gây nhiễm độc
cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu
hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây
kích thích da. VOCs cũng có thể là tác nhân gây suy tủy và ung thư máu.
Chì (Pb): Khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có
chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ
quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất, Chì xâm
nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa
mẹ, Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau
khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh
trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức
năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai
hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
Tiếng ồn: sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa
phát thanh, Thông số tếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời
gian cụ thể. Khi thông số tiếng ồn vượt quá TCCP sẽ gây mệt mỏi thính
giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng
não, tăng nhip thở, giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc, gây viên dạ
dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.
2.3. So sánh sự ô nhiễm không khí giữa thành thị và nông thôn
2.3.1. Đặc điểm giống nhau
Chịu sự ảnh hưởng tác động con người và tự nhiên, là môi trường sống
cho sinh vật. Môi trường không khí chịu tác động trực tiếp các nguồn sống
mà con người mang lại.
Giống nhau về các nguồn gây ô nhiễm không khí, tuy nhiên khác nhau về
nồng độ, hàm lượng của các chất thải vào môi trường.

2.3.2. Đặc điểm khác nhau
Thực tế
* Ở thành thị
Hoạt động giao thông vận tải
Ở địa bàn khảo sát (TX. Sa Đéc) do có tuyến quốc lộ 80 và tỉnh lộ 848
chạy qua nên có mật độ giao thông đông đúc, hàm lượng bụi mà các phương
tiện giao thông gây ra nhiều, gây khó chịu cho người tham gia giao thông
Các phương tiện giao thông vận tải,
đặc biệt với những xe quá hạn sự dụng,
còn là nguồn thải chính của các khí như:
SO
2
, NO
2
, CO
2
,… Làm cho chất lượng
không khí trở nên độc hại cho người
tham gia giao thông và những người dân
xung quanh.

Các phương tiện giao thông, đặc biệt là những phương tiện có giao thông
lớn (xe tải, xe khách,…) gây ra tiếng ồn lớn gây làm xảy ra tình trạng ô
nhiễm tiếng ồn.
Hoạt động công nghiệp
Ở thị xã Sa Đéc, do là nơi tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất
nên thải ra nhiều loại khí thải độc hại trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm
bầu không khí xung quanh.
Hàm lượng bụi trong quá trình sản xuất thải ra khá nhiều (do có nhiều cơ
sở lau bóng gạo, xây xát, các xí nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, các lò

gạch,…) làm ảnh hưởng đến
bầu không khí xung quanh và
sức khỏe của dân cư, đặc biệt
là người lao động khi phải làm
việc trong những xí nghiệp
này.

Các khu công nghiệp, khu
chế xuất, các xí nghiệp trong
quá trình hoạt động gây ra tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sống
của con người xung quanh.
Hoạt động xây dựng
Có nhiều công trình xây dựng đang
được tiến hành ở khắp nơi trong thị xã
Sa Đéc như: Xây dựng các tuyến
đường giao thông, các khu công
nghiệp, khu chế xuất, xây dựng các
trung tâm thương mại – dịch vụ, xây
dựng các công trình an sinh xã hội và
các công trình xây dựng nhà ở của
người dân.

Trong quá trình xây dựng, lượng bụi từ các vật liệu xây dựng sinh ra là
khá lớn, tiếng ồn sinh ra nhiều. Đặc biệt, khi các phương tiện lưu thông trên
các tuyến đường đang trong quá trình thi công sẽ sinh ra một lượng bụi rất
lớn.
Xử lí chất thải
Ở thị xã Sa Đéc nguồn rác thải
sinh hoạt của người dân được tập
trung tại bãi rác Tân Phú Đông với

diện tích khá lớn. Các loại rác thải
ở đây đa phần là chưa được phân
loại, biện pháp xử lí rác thải chủ
yếu ở đây là đốt ngay tại bãi rác
nên sinh ra nhiều khói bụi độc hại
(bao bì nilon). Trong quá trình phân hủy, các loại rác thải có nguồn gốc hữu
cơ thường sinh ra mùi khó chụi. Do đang trong thời điểm mùa khô nên mùi
hôi thối từ bãi rác do quá trình phân hủy kỵ khí không nhiều, nước rỉ ra từ
bãi rác ít nên hiện tại có sự tác động nhỏ đến môi trường.

* Ở nông thôn
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở
nông thôn, trong quá trình sản xuất, nông
dân thường sử dụng nhiều loại thuốc BVTV
làm ô nhiễm nguồn nước và bầu không khí
xung quanh trong quá trình sử dụng thuốc.
Các chất hữu cơ sau thu hoạch vào mùa khô, đa phần người dân sẽ đốt đi để
thuận tiện cho việc canh tác ở vụ tiếp theo, đây là nguyên nhân chính gây ô
nhiễm không khí vì trong quá trình đốt đồng sẽ sinh ra lượng khói bụi rất lớn
(đốt đồng tập trung) làm ô nhiễm không khí trên diện rộng
Sản xuất ở các làng nghề
Ngày nay, các làng nghề ở vùng nông thôn
phát triển ngày càng nhiều (lò gạch) làm ô
nhiễm không khí cục bộ ở một số nơi. Các làng
nghề thường sinh ra một lượng lớn khói bụi
trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, kèm theo
đó là tiếng ồn sinh ra từ việc vận hành máy
móc.

Sinh hoạt của dân cư
Trong quá trình sinh hoạt, người dân thường
thải ra khói bụi trong quá trình chế biến thức
ăn, đốt ung. Ngoài ra, nước thải trong quá trình
sinh hoạt chưa qua xử lý được thải ra môi
trường thường sinh ra những mùi hôi thối và
làm ô nhiếm nguồn nước xung quanh. Người
dân ở nông thôn đa phần không sử dụng thùng chứa rác thải sinh hoạt, họ
thường vứt rác ở mọi nơi mà theo họ là thuận tiện nhất (tiện đâu vức đó) tuy
nhiên, đa phần rác thải của người dân nông thôn là phân tán và với số lượng
ít (chủ yếu là rác thải hữu cơ) nên ít gây ô nhiễm môi trường (trừ một vài
trường hợp cá biệt).

Ngoài các nguyên nhân trên,ở một số vùng nông thôn hiện nay , do
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên ở vùng nông thôn có hoạt động xây
dựng cũng khá nhộn nhịp, các phương tiện giao thông cũng ngày càng nhiều
làm gia tăng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và các loại khí thải độc hại ở các
tuyến đường giao thông nhưng không nhiều. Bụi do các phương tiện giao
thông gây ra trong quá trình lưu thông trên các tuyến đường chưa được nhựa
hóa, bê tông hóa là rất nhiều làm ảnh hưởng rất lớn đến những người dân
sống ven đường. Tuy nhiên, ngày nay đã có nhiều tuyến đường được đầu tư
xây dựng (nhựa hóa, bê tông hóa) nên đã làm giảm đáng kể tình trạng bụi do
các phương tiện giao thông đi trên các tuyến đường cũ gây ra nhưng vẫn còn
một số nơi phải đang gánh chịu những sự ô nhiễm này.
Từ những khảo sát về thành thị và nông thôn trên ta thấy được những sự
khác nhau như:
+ Trong thành phố, động cơ ô tô, xe máy, các hoạt động sản xuất, buôn
bán, giải trí tạo ra nhiều tiếng ồn. Thành phố lại không có nhiều các dải cây
xanh cản tiếng ồn, mà chỉ có nhiều nhà xây, bê tông, làm cho sóng âm dội
đi, dội lại, hỗn độn và khó chịu hơn.

+ Không khí thành thị thường có nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh hơn ở
nông thôn, bởi vì trong thành phố mật độ dân cao, trao đổi hàng hoá nhiều,
sản xuất và xây dựng phát triển, tạo ra lượng rác lớn gây ô nhiễm môi
trường. Người từ các vùng khác nhau qua lại nhiều, mang mầm bệnh từ
nhiều nơi đến. Không khí lưu thông kém vì vướng nhà cao tầng, cũng tạo cơ
hội cho vi trùng gây bệnh tập trung và tồn tại lâu hơn. Ở nông thôn, mật độ
dân, lưu lượng người và hàng hoá qua lại đều thấp, nên chất thải ít, chủ yếu
là chất hữu cơ, có thể dùng làm phân bón cho cây trồng. Nông thôn người
thưa, nhiều cây xanh tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu.
+ Nhiệt độ không khí thành thị cao hơn ở nông thôn, còn độ ẩm lại thấp
hơn. Ðó là do ở thành thị không khí lưu thông kém, làm giảm sự phân tán
nhiệt. Nhiều xe máy, ô tô đi lại, nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất dùng lò
đốt, thải nhiều nhiệt vào không khí. Gạch, bê tông, đường nhựa hấp thụ bức
xạ mặt trời rất tốt, nóng lên và toả nhiệt vào không khí. Mặt nước ao hồ lại
ít, đất bị bê tông hóa không cho nước trong đất bốc hơi, vừa không tiêu hao
được nhiệt, vừa làm không khí khô hơn.
Ở nông thôn, ngược lại, không khí không bị che chắn nên lưu thông tốt
hơn. Các nguồn thải nhiệt nhân tạo như ở thành thị ít hơn nhiều. Cây cối lại
nhiều, tạo một lớp phủ tốt chắn không cho ánh sáng mặt trời trực tiếp đốt
nóng đất và còn tiêu thụ một phần năng lượng mặt trời cho quang hợp. Mặt
đất và mặt nước đều bốc hơi tốt, tiêu thụ bớt năng lượng từ ánh nắng mặt
trời.
III. Kết luận – Kiến nghị
3.1. Kết luận
- Ô nhiễm không khí ở thành thị có nhiều nguồn với những hoạt động sản
xuất, kinh tế xã hội đã tạo nên môi trường đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và thị xã Sa Đéc nói riêng có những đặc trưng riêng, với nguồn riêng
ô nhiễm, các hoạt động này khiến cho môi trường càng không được trong
lành, so với nông thôn không khí ở đây trong lành hơn do có ít hoạt động
của đô thị hơn, nhưng nhìn chung với sự kiểm soát của pháp luật, hiện trang

xử lý các chất thải ra, con người đang có nhiều nổ lực trong việc gìn giữ môi
trường chung.
- Thành thị là khu vực phát triển với nhiều khu công nghiệp, tập trung
đông dân cư, đa dạng các loại hình sản xuất…. Trái lại, nông thôn là nơi có
nhiều cây xanh, dân cư thưa thớt, nông dân lấy sản xuất nông nghiệp làm
chính…. Từ đó, qua quá trình khảo sát cùng với sự so sánh, nông thôn là
vùng mang lại nhiều cảnh quan tự nhiên, thoáng mát trong lành, ít bị ảnh
hưởng bới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, ở thành thị
và nông thôn điều có nhưng đặc trưng khác nhau về nguồn cũng như các
chất thải có trong nguồn thải. Tùy vào nồng độ các chất ô nhiễm mà một
chất được đánh giá là có gây ô nhiễm hay không.
- Sự phát triển các cơ sở còn thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường,
nguồn thải trực tiếp đến môi trường xung quanh, đây là tác động không nhỏ
đến với chất lượng không khí của môi trường. thể hiện khuyết điểm của con
người, phát triển không đi đôi với bảo vệ, họ chỉ nhằm mục đích riêng cho
mình, họ chưa đặt các chỉ tiểu môi trường lên hàng đầu trong việc kinh
doanh này.
- Đây là một môi trường đầy tiềm năng, phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật
chất, nhưng hạn chế về mặt tiêu cực, đó là vấn đề về môi trường không khí.
3.2. Kiến nghị
- Môi trường là của chung, con người cần có ý thức gìn giữ và bảo vệ.
Đây là nhiệm vụ rất cần thiết hiện nay
- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, phát động các phong
trào bảo vệ môi trường, vì môi trường xanh từ nông thôn đến thành thị, từ
địa phương đến trung ương.
- Khuyến khích, ưu tiên có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xã hội,
thúc đẩy mọi nguồn trồng cây xanh để bảo vệ môi trường trong lành. Góp
phần cho các công trình, cơ sỡ mà vừa sản xuất vừa đảm bảo chất lượng môi
trường.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường vào chương trình dạy học, giúp

học sinh, sinh viên nhận thức sâu rộng về môi trường, vì đây là lớp thế hệ có
vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường chung thêm xanh,
sạch, đẹp.
Củng cố và thiết lập các quy định cụ thể về chất lượng môi trường ngay
tại địa phương đến trung ương kịp thời xử lí các tình trạng vi phạm luật về
môi trường.
Đẩy mạnh công tác quản lí nhà nước đối với các công trình, cơ sở, doanh
nghiệp, có kế hoạch theo dõi, dám sát quy trình sản xuất của người dân.
Cải thiện, nâng cấp các công trình thiếu chất lượng
Xử lí nguồn thải thích hợp, nhằm giảm lượng thải ra môi trường.
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất nhanh gọn kịp tiến trình, không để kéo
dài gây ra các tình trạng như đình trệ, không để gây ô nhiễm.
Tạo điều kiện cho mọi người luôn giữ gìn nếp sống văn minh, luôn có ý
thức về môi trường, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, thường xuyên dọn dẹp,
đun nấu hợp vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định

×