Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

trắc nghiệm tố tụng hành chính 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.78 KB, 21 trang )

BÀI 4: CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Câu hỏi ôn tập:
I. Câu hỏi trắc nghiệm:
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?
1. Chủ thể tham gia tố tụng hành chính là đương sự bao gồm có:
Người khởi kiện và người bảo vệ quyền lợi của người khởi kiện.
Sai. Theo điều 47 thì: Những người tham gia tố tụng hành chính
gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch. Như vậy, sửa: Chủ thể tham gia tố tụng hành
chính là đương sự bao gồm có: Người khởi kiện, người bị kiện và
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
2. Chủ thể tham gia tố tụng hành chính là đương sự bao gồm; Người
bị khởi kiện và người bảo vệ quyền lợi của người bị khởi kiện.
Sai. Theo điều 47 thì: Những người tham gia tố tụng hành chính
gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch. Như vậy, sửa: Chủ thể tham gia tố tụng hành
chính là đương sự bao gồm có: Người khởi kiện, người bị kiện và
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3. Chủ thể tham gia tố tụng hành chính bao gồm: Đương sự, người đại
diện cho đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy
định của pháp luật TTHC.
Đúng. Theo điều 47 thì: Những người tham gia tố tụng hành chính
gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch.
4. Chủ thể bị khởi kiện là cá nhân, tổ chức đã ra quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
Đúng. Theo khoản 7 điều 3 thì: Người bị kiện là cá nhân, cơ quan,
tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định


kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
5. Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành chủ thể tham gia tố tụng
hành chính.
Đúng. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật TTHC
như nhau trong việc yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
6. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đương nhiên có năng lực chủ thể tham
gia tố tụng hành chính.
Sai. Năng lực Chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành
vi. Năng lực hành vi của chủ thể tham gia phụ thuộc vào độ tuổi và
nhận thức cuả họ. Theo điều 48, như vậy, Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở
lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính hoặc mất năng
lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố
tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
7. Năng lực pháp luật tham gia tố tụng hành chính của mọi cá nhân là
như nhau.
Đúng. Theo khoản 1 điều 48 thì: Năng lực pháp luật tố tụng hành
chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính
do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực
pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
8. Năng lực hành vi tham gia tố tụng hành chính của mọi cá nhân là
như nhau.
Sai. Khoản 2 điều 48 quy định: Năng lực hành vi tố tụng hành chính
là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính
hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính. Như
vậy, năng lực hành vi của người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ
năng lực hành vi tố tụng hành chính khác với người mất năng lực
hành vi dân sự, khác với người chưa thành niên. Như vậy, Năng lực

hành vi tham gia tố tụng hành chính không phải của mọi cá nhân là
như nhau.
9. Người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi
dân sự phải có người đại diện hoặc giám hộ tham gia tố tụng hành
chính.
Sai. Theo khoản 4 điều 48 thì: đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của
đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo
pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có thể là: - a) Cha, mẹ đối
với con chưa thành niên;
- b) Người giám hộ đối với người được giám hộ;
- c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu
theo quy định của pháp luật;
- d) Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
- đ) Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
- e) Những người khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
phải có người đại diện theo pháp luật tham gia TTHC.
10. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố
tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Đúng. Theo khoản 5 điều 48 thì: Trường hợp đương sự là cơ quan,
tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua
người đại diện theo pháp luật.
11. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố
tụng hành chính thông qua các thành viên trong đơn vị đó.
Sai. Theo khoản 5 điều 48 thì: Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ
chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người
đại diện theo pháp luật.
12. Bất kì ai cũng đều có thể trở thành người làm chứng trong
phiên tòa hành chính.

Sai. Khoản 1 điều 56 thì: Người làm chứng là người biết các tình
tiết có liên quan đến nội dung vụ án được Toà án triệu tập tham gia
tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm
chứng.
13. Người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đương sự phải là luật
sư hoạt động theo luật luật sự Việt Nam.
Sai. Theo khoản 1 điều 55 thì Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án
chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Và theo khoản 2 điều 55 thì: Người bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho đương sự không chỉ là luật sư hoạt động theo luật
luật sự Việt Nam. Mà còn: Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham
gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; Công
dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp
lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích,…
14. Đương sự không có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử thay đổi
người tiến hành tố tụng.
Sai. Theo khoản 9 điều 49 thì: Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng là 1 trong những quyền của ĐS.
15. Không có sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ giữa người khởi
kiện và người bị khởi kiện.
Sai. Theo điều 50, 51 thì Người kk có quyền: Rút một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi
kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Đây là quyền mà người bị kk
không có. Và người bị kiện có quyền, nghĩa vụ: Được Toà án thông
báo về việc bị kiện; sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành vi bị khởi
kiện. Đây là quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện không có.
16. Việc ủy quyền người tham gia tố tụng phải được xác lập bằng
văn bản.
Đúng. Theo khoản 8 điều 49 thì: người tham gia tố tụng có quyền

Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho
mình tham gia tố tụng.
17. Phát sinh quan hệ ủy quyền lại lần thứ hai của người tham gia
tố tụng trong tố tụng hành chính.
Sai. Theo khoản 5 điều 54 thì Người đại diện theo ủy quyền trong tố
tụng hành chính thực hiện toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành
chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy
quyền lại cho người thứ ba.
18. Người giám định là người có yêu cầu đặc thù về mặt chuyên
môn.
Đúng. Theo khoản 1 điều 57 thì: Người giám định là người có kiến
thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực
có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thoả thuận lựa
chọn hoặc được Toà án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo
yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Như vậy, Người giám định
là người có yêu cầu đặc thù về mặt chuyên môn là đúng.
19. Người đại diện hoặc người thân thích có thể được Toà án
chấp nhận làm phiên dịch.
Đúng. Xem khoản 5 điều 58 Luật TTHC. Theo đó: Trong trường
hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người câm,
người điếc biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người
thân thích có thể được Toà án chấp nhận làm phiên dịch cho người
câm, người điếc đó. Đây là TH ngoại lệ của việc Người phiên dịch
phải từ chối hoặc bị thay đổi theo điểm a khoản 4 điều 58.
II. Câu hỏi tự luận:
1. Cần phân biệt người đại diện với người giám hộ)
2. Phân biệt các nhóm chủ thể tham gia tố tụng hành chính?
3. Phân biệt đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật ?
4. Phân biệt người khởi kiện với người bị khởi kiện trong vụ án hành
chính?


BÀI 5: KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Câu hỏi ôn tập:
I. Câu hỏi trắc nghiệm:
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?
1. Vụ án hành chính là tranh chấp về quyền lợi ích giữa các cá nhân,
tổ chức với nhau.
Sai. Vụ án hành chính là tranh chấp phát sinh từ hoạt động quản lý
hành chính NN/ giữa chủ thể bị quản lý và chủ thể quản lý /trên cơ
sở tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến QĐHC,
HVHC thuộc nhiệm vụ xét xử của Tòa án. Chủ thể bị quản lý là
Công dân. Chủ thể quản lý là công quyền, bao gồm: cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và người có thẩm quyền
trong cơ quan tổ chức đó ban hành. Cho nên, vụ án hành chính là
không phải chỉ là tranh chấp về quyền lợi ích giữa các cá nhân, tổ
chức với nhau.
2. Trong vụ án hành chính cơ quan nhà nước luôn là chủ thể bị khởi
kiện.
Đúng. Cơ quan nhà nước là thuật ngữ được sử dụng khi nói đến một
bộ phận (cơ quan) cấu thành BMNN (bao gồm cán bộ, công chức
và những công cụ, phương tiện hoạt động…) có tính độc lập tương
đối, có thẩm quyền và thành lập theo quy định của pháp luật, nhân
danh nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Vụ
án hành chính là tranh chấp phát sinh từ hoạt động quản lý hành
chính NN giữa công dân và cơ quan công quyền. Công quyền đây là
cơ quan nhà nước. Cho nên Trong vụ án hành chính cơ quan nhà
nước luôn là chủ thể bị khởi kiện.
3. Việc Tòa án giải quyết vụ án Hành chính thức chất là giải quyết
tranh chấp hành chính trên cơ sở xem xét và phán quyết về tính hợp
lý, hợp pháp các quyết định hành chính và hành vi hành chính.

Đúng. Nội dung của vụ án hành chính: Là tranh chấp HC giữa đối
tượng quản lí HCNN với chủ thể quản lí HCNN, phát sinh do việc
thực thi quyền hành pháp. Nội dung của vụ án HC thể hiện việc
xung đột về quyền, lợi ích và về sự đánh giá tính hợp pháp của
QĐHC, HVHC giữa chủ thể quản lí HCNN và đối tượng quản lí
HCNN.
4. Quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền Hiến định mang tính
chất tự định đoạt của cá nhân, tổ chức để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình.
Đúng. Quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền tự định đoạt của
cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng các quyền lợi đó bị
xâm hại trái pháp luật và không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại
trong giai đoạn tiền tố tụng. Tại điều 5 Luật tố tụng hành chính quy
định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành
chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
theo quy định của Luật này”.
5. Mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính đều có thể trở
thành đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Sai. Theo điều 28 Luật TTHC thì đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính bao gồm 4 loại.
6. Quyết định giải quyết cạnh tranh là một dạng của quyết định hành
chính nhưng nó là một đối tượng đặc biệt của khởi kiện vụ án hành
chính.
Sai. Quyết định giải quyết cạnh tranh có 2 loại: Quyết định hành
chính và quyết định không phải quyết định hành chính. Luật cạnh
tranh có xử lý 2 hành vi, đó là: hành vi cạnh tranh không lành mạnh
và hành vi hạn chế cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh ra quyết định
liên quan hành vi hạn chế cạnh tranh, quyết định này không phải
quyết định hành chính, quyết định này là đối tượng kk VAHC. Bộ

trưởng Bộ Công thương ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quyết định của
Bộ trưởng Bộ công thương là quyết định hành chính. Như vậy,
Quyết định giải quyết cạnh tranh là có thể không là một dạng của
quyết định hành chính.

7. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính khi đã tiến hành hoạt động
khiếu nại hành chính.
Sai. Đối tượng kk theo điều 28, và theo trường hợp khởi kiện điều
103 thì quy định: Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành
chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
Như vậy, tồn tại đối tượng khởi kiện không được qua hoạt động
khiếu nại. Do đó, có thể khởi kiện vụ án hành chính khi không tiến
hành hoạt động khiếu nại hành chính.
8. Chủ thể có quyền lựa chọn phương thức khiếu nại hoặc khởi kiện
để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bảo vệ
quyền lợi ích của mình.
Đúng. Theo điều 31.
9. Trong trường hợp vừa đơn khởi kiện vừa có đơn khiếu nại thì thẩm
quyền giải quyết do Tòa án quyết định.
Sai. Theo điều 31 thì Trong trường hợp người khởi kiện có đơn
khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có
đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì
thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện.
10. Mọi cá nhân, tổ chức đều có khả năng khởi kiện vụ án hành
chính.
Sai. Người khởi kiện phải thỏa mãn điều kiện về năng lực chủ thể
quy định tại Điều 48:
- Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên: Có đầy đủ năng lực hành

vi tố tụng hành chính với tư cách là người khởi kiện. Trừ người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác (Ví dụ: bị
tâm thần, Tòa án quyết định mất hoặc hạn chế NLHV).
- Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự là người khởi kiện
trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
- Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện thông qua
người đại diện theo pháp luật.
11. Chủ thể có thể khởi kiện trực tiếp ra tòa án sau khi đã tiến
hành khiếu nại hành chính lần 1 đối với loại việc bắt buộc phải qua
giai đoạn khiếu nại.
Đúng. Theo điều 103 thì: Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành
chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại
với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn
giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được
giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách
giải quyết khiếu nại.
12. Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều thỏa mãn điều kiện có
năng lực hành vi hành chính tham gia việc khởi kiện vụ án hành
chính.
Sai. Theo khoản 3 điều 48 thì Người khởi kiện phải thỏa mãn điều
kiện về năng lực chủ thể quy định tại Điều 48:
- Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên: Có đầy đủ năng lực hành
vi tố tụng hành chính với tư cách là người khởi kiện. Trừ người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác (Ví
dụ: bị tâm thần, Tòa án quyết định mất hoặc hạn chế NLHV).
- Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự là người khởi kiện
trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên không có đầy đủ năng lực
hành vi tố tụng hành chính với tư cách là người khởi kiện.
13. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện thông qua
người đại diện theo pháp luật.
Đúng. Theo khoản 5 điều 48 thì: Đương sự là cơ quan, tổ chức thực
hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật. 14.
Công chức nhà nước có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Sai. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng của VAHC.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức
quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình
thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý
của mình.
Nhưng quyền khởi kiện vụ án hành chính không phải là công chức
vì Khi khởi kiện, cá nhân này không là công chức nữa. Người khởi
kiện là công chức là sai.
15. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là một quyết định
hành chính.
Sai.
16. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh là một quyết định hành chính thuộc đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính.
Sai.
17. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính luôn là một năm.
Sai. Theo điều 104 thì:
Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như
sau:
a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại
mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Như vậy, Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là một năm đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc.
18. Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
luôn được tính từ thời điểm biết được hoặc nhận được
QĐHC, HVHC.
Đúng.
19. Đơn khởi kiện vụ án hành chính phải được nộp trực tiếp
tại Tòa án nhân dân không qua con đường bưu điện.
Sai. Việc gửi đơn khởi kiện có 2 phương thức, theo điều 106:
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Toà án
có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: a)
Nộp trực tiếp tại Toà án;
b) Gửi qua bưu điện.
Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án
hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
20. Việc trả lại đơn khởi kiện phải được Tòa án lập thành
văn bản và chuyền cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đúng. Theo khoản 2 điều 109 quy định về trả lại đơn khởi kiện thì
Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi
kiện, Toà án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn
bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng
cấp.
21. “Trong mọi TH khoản 2 điều 28, Cá nhân, tổ chức CÓ
QUYỀN KHÔNG khiếu nại mà khởi kiện ngay ra TA.”

Đáp án: Sai, không đúng với TH này. Bởi TH này pháp luật vẫn bắt
buộc phải gì ạ? Khiếu nại rồi mới khởi kiện. (Khiếu nại là bắt
buộc). Xem khoản 3 điều 103.
(Ý TƯỞNG: Chuỗi câu hỏi: cho 1 đối tượng kk, hỏi TH này sẽ
được: Khiếu nại rồi mới được Kiện? Hay phải Kiện luôn? Được
Khiếu nại mấy lần trước khi kiện?)
22. Chủ thể có quyền kiện có quyền quyết định kiện và cái
hình thức thể hiện người này định đoạt điều kiện khởi kiện
chính là việc người này tự mình kí hoặc điểm chỉ vào đơn
khởi kiện.
Đáp án: Đúng, việc kiện ấy, đầu tiên là phải có quyền kiện, thứ hai
phải có quyền quyết định kiện và cái hình thức mà để thể hiện cái
người nào định đoạt điều kiện khởi kiện chính là gì ạ? Chính là việc
tự những người này, gì ạ, kí vào đơn khởi kiện. Đúng không? Đấy.
Và tất nhiên không biết chữ thì chúng ta có thể điểm chỉ.
23. Mọi công văn, thông báo, tờ trình, kết luận là đều là đối
tượng kk.
Đáp án: Sai. Chúng ta lưu ý cho tôi là Công văn, thông báo, tờ trình,
kết luận không phải là VB áp dụng pháp luật mà nó được gọi là VB
hành chính thôi ạ. Nhưng ở đây người ta vẫn nêu đây là đối tượng
kk ạ. Bởi vì căn cứ vào điều 2 của NQ 02 ạ. 2011. Của Hội đồng
thẩm phán. (10.09). Thì họ nói rằng là TH CÔNG VĂN, THÔNG
BÁO, TỜ TRÌNH ĐẤY Ạ. Mà nó lại chứa đựng mệnh lệnh hành
chính cá biệt giống như 1 quyết định thì cũng cho phép người dân
kiện CV.
Như vậy, không phải mọi thông báo công văn, tờ trình, kết luận đều
là gì ạ? Đối tượng kk. Chỉ những Thông báo, công văn nào mà nó lẽ
ra là 1 cái quyết định, nội dung của nó là quyết định. Nhưng hình
thức nó lại mang tên gọi của 1 Thông báo, mang tên gọi là tờ trình
kết luận thì lúc đó, Thông báo, công văn tờ trình kl đó mới được coi

là đối tượng kk.
24. Người kk luôn là người nộp tiền tạm ứng án phí.
Đáp án: Sai. Xem điểm i khoản 1 điều 109. Người kk phải Xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí là 1 điều kiện để TA thụ lí vụ
án, đưa vụ việc ra xét xử. Nhưng điều kiện này có ngoại lệ:
Đó là miễn án phí VAHC cho người kk, có nghĩa là khi đó xuất
trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí không là điều kiện thụ lý. 2
TH miễn án phí VAHC: Thứ nhất, Người kk có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, có xác nhận của UBND xã phường thị trấn. Thứ 2, đó là
người đại diện kk cho người chưa thành niên thì không phải nộp
tiền tạm ứng án phí.
NOTE: Người bị kiện thua kiện phải chịu án phí hành chính ST
200.000 đ (người bị kiện hoàn trả lại 200.000đ án phí đã nộp theo
biên lai số cho người khởi kiện).
NOTE 2: TH người kk có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì người
kk không phải chịu án phí Dân sự trong mọi TH, thắng kiện hay thua
kiện. II. Câu hỏi tự luận:
1. Anh(chị) hãy làm rõ khái niệm vụ án hành chính và phân biệt vụ án
hành chính với các loại vụ án khác.
2. Khởi kiện vụ án hành chính là gì? Phân biệt khởi kiện với khiếu nại
hành chính.
3. Làm rõ các điệu kiện về khởi kiện vụ án hành chính. Theo Anh(chị)
điều kiện nào là quan trọng nhất.
4. Trong việc nộp tiền tạm ứng án phí, người kk có yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại trong vụ án hành chính thì phải nộp án phí dân sự
không?
Đáp án: Đối với việc nộp tiền tạm ứng án phí, TH này, người kk
không phải nộp tiền án phí dân sự trong mọi TH, dù thắng kiện hay
thua kiện. Vậy tồn tại việc nộp án phí hành chính trong việc nộp
tiền tạm ứng án phí này của Đương sự không? Người kk nộp hay

người bị kiện nộp hay người có quyền và nghĩa vụ liên quan nộp?

BÀI 6: THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Câu hỏi ôn tập:
I. Câu hỏi trắc nghiệm:
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?
1. Trong mọi trường hợp có đơn khởi kiện của đương sự về vụ án
hành chính thì Tòa án đều tiến hành thụ lý vụ án.
Sai. Căn cứ thụ lý, có 3 căn cứ. Thứ nhất: điều kiện kk. Thứ hai:
Đối chiếu điều 109. Thứ ba: Người kk phải xuất trình nộp tiền tạm
ứng án phí (điểm i k1 điều 109). Nếu tranh chấp hành chính thỏa
mãn 3 căn cứ thụ lý thì TA sẽ tiến hành thụ lý. Như vậy, không phải
trong mọi trường hợp có đơn khởi kiện của đương sự về vụ án hành
chính thì TA đều tiến hành thụ lý vụ án.
2. Vụ án hành chính chỉ được thụ lý khi người khởi kiện đã nộp án
phí.
Sai. Khi tính đến căn cứ thụ lý, nộp án phí là 1 điều kiện thụ lý. Nói
đến việc nộp án phí, người khởi kiện có thể: phải nộp đủ án phí,
được miễn án phí hoặc không phải nộp án phí dân sự.
Người kk phải xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí là 1 điều
kiện để TA thụ lí vụ án, đưa vụ việc ra xét xử. Nhưng điều kiện này
có ngoại lệ: Đó là miễn án phí VAHC cho người kk, có nghĩa là khi
đó xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí không là điều kiện thụ
lý. 2 TH miễn án phí VAHC: Thứ nhất, Người kk có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, có xác nhận của UBND xã phường thị trấn. Thứ 2,
đó là người đại diện kk cho người chưa thành niên thì không phải
nộp tiền tạm ứng án phí.
3. Người đại diện cho đương sự khởi kiện vụ án hành chính phải nộp
án phí thay cho người được đại diện.
Sai. Có hai trường hợp khi người kk nộp tiền tạm ứng án phí. Thứ

nhất, người kk được miễn tiền tạm ứng án phí. Thứ hai, phải nộp
tiền tạm ứng án phí. Đối với TH được miễn tiền tạm ứng án phí thì
Người đại diện cho đương sự khởi kiện vụ án hành chính không
phải nộp án phí thay cho người được đại diện. Như vậy, Người đại
diện cho đương sự khởi kiện vụ án hành chính phải nộp án phí thay
cho người được đại diện khi người kk phải nộp tiền tạm ứng án phí.
4. Đương sự là tổ chức, khởi kiện vụ án hành chính không phải nộp án
phí.
Sai. Tổ chức không là đối tượng được miễn án phí cho nên Đương
sự là tổ chức, khởi kiện vụ án hành chính phải nộp án phí.
5. Tòa án sẽ không thụ lý đơn khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện không
còn.
Đúng. Theo điểm c khoản 1 điều 109 thì: Tòa án sẽ không thụ lý
đơn khởi kiện nếu Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do
chính đáng. Như vậy, thời hiệu khởi kiện không còn thì TA sẽ
không thụ lý đơn kk.
6. Sau khi bản án sơ thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu
đương sự không thỏa mãn với bản án đó thì có thể tiến hành khởi
kiện lại vụ án hành chính theo thụ tục sơ thẩm lần hai.
Sai. Sau khi bản án sơ thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu
đương sự không thỏa mãn với bản án đó thì có thể tiến hành theo
điều 211 Luật 2010 đó là: Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản
án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi
phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền đề
nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định
tại Điều 212 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm.
7. Nếu sự việc khởi kiện không thuộc thẩm quyền của TA thì TA sẽ
trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Đúng. Theo điều 109 quy định trả lại đơn kk, ghi rõ: tại điểm e

khoản 1 là: e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án. Như vậy, Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án thì TA sẽ trả lại đơn kk cho người kk.
8. Nếu sự việc khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án hành
chính thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Sai. Theo điểm e khoản 1 điều 109 quy định Sự việc không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án thì TA sẽ trả lại đơn kk cho người kk. Mặt
khác, chúng ta biết Tòa án hành chính được thành lập ở Tòa án cấp tỉnh
và Tòa án NDTC. Tòa hành chính không được thành lập ở TA cấp huyện.
Vì vậy, nếu sự việc khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án hành
chính thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện là sai. Câu
đúng là: Nếu sự việc khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì
Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
9. Khi trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện Tòa án không phải
giải thích lý do về việc trả lại đơn.
Sai. Tại khoản 2 điều 109 quy định: Khi trả lại đơn khởi kiện và các
tài liệu kèm theo cho người khởi kiện, Toà án phải có văn bản ghi
rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được
gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
10. Nếu đương sự đã có đơn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời thì không thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành
chính nữa. Sai. Theo khoản 2 điều 60 thì: Trong trường hợp do tình
thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền
nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho
Toà án đó.
11. Thời hạn thụ lý vụ án hành chính luôn là 5 ngày kể từ ngày
nhận được đơn khởi kiện của người khởi kiện.
Sai. Trong luật tố tụng hành chính không có khái niệm thời hạn thụ

lý. Vậy, TA thụ lý VAHC khi nào? Theo khoản 2 điều 111 thì Toà
án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền
tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày
thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết
việc thụ lý.
12. Thời hạn phân công Thẩm phán thụ lý vụ án hành chính là 03
ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của tòa án.
Sai. Theo khoản 2 điều 107 thì Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một
Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trường hợp đặc biệt, vì yêu cầu
nhanh gọn của nó, Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện về danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân, Chánh án Toà án phân công một Thẩm
phán thụ lý ngay vụ án. Như vậy, khẳng định sai.
13. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu Thẩm phán được phân
công mà không thể tiếp tục xét xử thì vụ án đó phải hoãn để xét xử
lại từ đầu.
Sai. Theo khoản 2 điều 112 thì Trong quá trình giải quyết vụ án,
nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được
nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán khác tiếp tục
nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự
khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Trong xét xử phúc
thẩm, theo Khoản 2 điều 193 thì Trường hợp có Thẩm phán vắng
mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm
phán dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì người này được thay
thế Thẩm phán vắng mặt tham gia xét xử vụ án. Như vậy, Trong
quá trình giải quyết vụ án nếu Thẩm phán được phân công mà
không thể tiếp tục xét xử thì vụ án đó phải hoãn để xét xử lại từ đầu
nếu không có Thẩm phán dự khuyết.

14. Ngày thụ lý vụ án hành chính được tính từ ngày nộp đơn khởi
kiện.
Sai. Có 2 TH cho ngày thụ lý VAHC.
TH thứ nhất, đối tượng khiếu kiện không là về danh sách bầu cử
QH, bầu cử HĐND thì theo khoản 2 điều 111, Toà án thụ lý vụ án
vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án
phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án
là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.
Ngày thụ lý vụ án hành chính được tính từ ngày người khởi kiện
xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp không
phải nộp án phí hoặc được miễn nộp án phí.
TH hai, đối tượng khiếu kiện là về danh sách bầu cử QH, bầu cử
HĐND thì theo điều 168: Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện về
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân, Chánh án Toà án phân công một Thẩm
phán thụ lý ngay vụ án.
Như vậy, Ngày thụ lý vụ án hành chính được tính từ ngày nộp đơn
khởi kiện nếu đối tượng khiếu kiện là về danh sách cử tri bầu cử
QH, danh sách cử tri bầu cử HĐND.
15. Ngày thụ lý vụ án hành chính được tính từ ngày người khởi
kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp
không phải nộp án phí hoặc được miễn nộp án phí.
Đúng. Khoản 2 điều 111 quy định: Toà án thụ lý vụ án vào ngày
người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trường
hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không
phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm
phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.
16. Trong trường hợp tòa án đã trả lại đơn khởi kiện thì vụ việc
đó không thể được thụ lý lại.

Sai. TA trả lại đơn kk sau đó, đương sự khởi kiện lại và thỏa mãn
điều kiện khởi kiện, thỏa mãn điều 109 thì Tòa án thụ lý lại VAHC.
17. Người khởi kiện không có quyền khiếu nại về việc tòa án trả lại
đơn khởi kiện khi có căn cứ hợp pháp về việc trả lại đơn khởi kiện.
Sai. Theo điều 110 của luật TTHC thì Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người
khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn
khởi kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại
về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các
quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương
sự,
Viện kiểm sát cùng cấp biết;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ
lý vụ án.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của
Chánh án Toà án thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khởi kiện có
quyền khiếu nại với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời
hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án
Toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết. Quyết định của Chánh án
Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng.
Như vậy, Người khởi kiện có quyền khiếu nại về việc tòa án trả lại
đơn khởi kiện khi có căn cứ hợp pháp về việc trả lại đơn khởi kiện.
18. Việc khiếu nại về việc tòa án trả lại đơn khởi kiện chỉ
được tiến hành một lần duy nhất.
Sai. Theo điều 110 của luật TTHC quy định về Khiếu nại, kiến nghị
và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện thì
Việc khiếu nại về việc tòa án trả lại đơn khởi kiện có thể được tiến

hành 2 lần.
19. Có hai biện pháp KCTT.
Sai. Theo điều 62, 63, 64, 65 thì có 3 biện pháp kc TT đó là:
- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ
luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
- Cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định.
20. TA có thể áp dụng BPKCTT trong bất kỳ giai đoạn nào
của TTHC.
Đúng. Giai đoạn của TTHC là: khởi kiện và thụ lý, chuẩn bị xét xử,
giai đoạn xx sơ thẩm, giai đoạn xx phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm và thi hành án. Theo điều 60 thì: Trong quá trình giải quyết vụ
án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Toà án
đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn
cấp tạm thời và Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải
bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể
xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà
án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó. Như vậy,
TA có thể áp dụng BPKCTT trong bất kỳ giai đoạn nào của TTHC.
II. Câu hỏi tự luận:
1. Anh (chị) hãy trình bày các trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện.
2. Làm rõ các căn cứ để thị lý vụ án hành chính.
3. Trình bày hình thức thụ lý vụ án hành chính.

×